Krishtea
Thượng Sỹ
KIM TAEK SU
TAY VỢT THÌA SỐ MỘT THẾ GIỚI
Kim Taek Su sinh năm 1970, người Hàn Quốc, vận động viên bóng bàn, nhiều lần vô địch thế giới, đoạt giải quán quân đôi nam và á quân đơn nam thế giới.
Lúc nhỏ, Kim Taek Su vốn không thích bóng bàn, ước mơ của anh là trở thành giáo viên. Nhưng 2 người bạn của anh đều đi học bóng bàn, và anh cảm thấy mình lẻ loi nên đã cùng đi tập với họ. Tập bóng bàn cũng không phải là chuyện dễ dàng, nên lúc bắt đầu anh đánh không tốt lắm, thường hay đánh trúng vào người của thầy.
Kim Taek Su có được mệnh danh là “Tay vợt thìa số một thế giới”. Nhưng hầu như anh chỉ có duyên với giải Hàn Quốc, lại không có duyên với giải quán quân thế giới. Anh là một nhân vật đáng thương của làng bóng bàn thế giới, đối thủ của anh toàn là những tay vợt sừng sỏ của Trung Quốc. Từ Giang Gia Lương cho đến Vương Đào, rồi đến Lưu Quốc Chính, và Kim Taek Su đã nhiều lần vụt mất chức vô địch từ những đối thủ này. Điều đáng tiếc lớn nhất của anh là trận đối đầu với Lưu Quốc Chính tại giải thế giới năm 2001. Trong thế dẫn trước, nhưng lại bị Lưu Quốc Chính gỡ lại đến 7 điểm, và cuối cùng một lần nữa lại mất đi chức vô địch trong tầm tay. Có lần, Kim Taek Su uống rượu, đột nhiên rượu vào lời ra: “Các cầu thủ Trung Quốc ơi, đừng có tranh với tôi nữa, tôi rất muốn đoạt chức vô địch, sao không đến với tôi một lần.” Kim Taek Su đã từng một thời phong độ, năm đó đường bóng vòng của anh rất lợi hại, anh đã chạm trán với Waldner, đã gặp Lưu Quốc Chính với 7 điểm đáng tiếc, bị mất quyền thi đấu vì dùng keo tăng lực, gặp phải đối thủ Cái Đình luôn ép càng trái của anh. Đã qua rồi cái thời oanh liệt, và giấc mơ vô địch thế giới của anh hầu như thật xa vời.
Tại giải trong nước nhằm tuyển chọn vào đội Olympic Hàn Quốc, anh tung hoành ngang dọc, nhưng vì thế hệ trẻ, anh đã bỏ cơ hội cuối cùng cho giấc mơ của mình, nay thì học trò của anh Lee Jung Woo đã làm rạng danh cho thầy, đã đăng quang tại thế vận hội Athens năm 2004, hoàn thành giấc mộng xưa của thầy.
Kim Taek Su theo nghề bóng bàn hơn 20 năm, đã cống hiến rất nhiều cho môn bóng bàn. Trong nhiều năm thi đấu với các tuyển thủ Trung Quốc, Kim Taek Su thua nhiều thắng ít, nhưng anh càng thua thì càng chiến đấu, càng bại thì dũng cảm. Tháng 12 năm 2004, Kim Taek Su chính thức giã từ sự nghiệp, và đảm nhiệm chức vị huấn luyện viên kiêm vận động viên tuyển nam Hàn Quốc, có lần anh đã đấu giao hữu với đệ tử ruột Lee Jung Woo của mình, Lee Jung Woo đã trang trọng nhận lấy cây vợt có khắc 3 chữ “K” của thầy, Kim Taek Su mong rằng Trường Giang đợt sóng sau xô đợt sóng trước, có thể “phát dương quang đại” bóng bàn Hàn Quốc.
Bóng bàn là niềm đam mê của Kim Taek Su, anh đã thành lập “Quỹ bồi dưỡng tài năng trẻ”, anh dự tính lấy một nữa tiền thù lao huấn luyện dành dụm của mình để thành lập quỹ, dùng số tiền đó bồi dưỡng cho những năng khiếu bóng bàn ưu tú. Để cho quỹ không ngừng lớn mạnh, anh còn dự định lấy một phần quỹ để trao học bổng cho những học sinh tiềm năng, để các em có thể đến với bóng bàn một cách bài bản.
Thử nghĩ xem: trên dường đời, có khi chúng ta không thể đạt đến đỉnh điểm của vinh quang, nhưng có vì như vậy mà phải đánh mất ý chí không?
TAY VỢT THÌA SỐ MỘT THẾ GIỚI
Kim Taek Su sinh năm 1970, người Hàn Quốc, vận động viên bóng bàn, nhiều lần vô địch thế giới, đoạt giải quán quân đôi nam và á quân đơn nam thế giới.
Lúc nhỏ, Kim Taek Su vốn không thích bóng bàn, ước mơ của anh là trở thành giáo viên. Nhưng 2 người bạn của anh đều đi học bóng bàn, và anh cảm thấy mình lẻ loi nên đã cùng đi tập với họ. Tập bóng bàn cũng không phải là chuyện dễ dàng, nên lúc bắt đầu anh đánh không tốt lắm, thường hay đánh trúng vào người của thầy.
Kim Taek Su có được mệnh danh là “Tay vợt thìa số một thế giới”. Nhưng hầu như anh chỉ có duyên với giải Hàn Quốc, lại không có duyên với giải quán quân thế giới. Anh là một nhân vật đáng thương của làng bóng bàn thế giới, đối thủ của anh toàn là những tay vợt sừng sỏ của Trung Quốc. Từ Giang Gia Lương cho đến Vương Đào, rồi đến Lưu Quốc Chính, và Kim Taek Su đã nhiều lần vụt mất chức vô địch từ những đối thủ này. Điều đáng tiếc lớn nhất của anh là trận đối đầu với Lưu Quốc Chính tại giải thế giới năm 2001. Trong thế dẫn trước, nhưng lại bị Lưu Quốc Chính gỡ lại đến 7 điểm, và cuối cùng một lần nữa lại mất đi chức vô địch trong tầm tay. Có lần, Kim Taek Su uống rượu, đột nhiên rượu vào lời ra: “Các cầu thủ Trung Quốc ơi, đừng có tranh với tôi nữa, tôi rất muốn đoạt chức vô địch, sao không đến với tôi một lần.” Kim Taek Su đã từng một thời phong độ, năm đó đường bóng vòng của anh rất lợi hại, anh đã chạm trán với Waldner, đã gặp Lưu Quốc Chính với 7 điểm đáng tiếc, bị mất quyền thi đấu vì dùng keo tăng lực, gặp phải đối thủ Cái Đình luôn ép càng trái của anh. Đã qua rồi cái thời oanh liệt, và giấc mơ vô địch thế giới của anh hầu như thật xa vời.
Tại giải trong nước nhằm tuyển chọn vào đội Olympic Hàn Quốc, anh tung hoành ngang dọc, nhưng vì thế hệ trẻ, anh đã bỏ cơ hội cuối cùng cho giấc mơ của mình, nay thì học trò của anh Lee Jung Woo đã làm rạng danh cho thầy, đã đăng quang tại thế vận hội Athens năm 2004, hoàn thành giấc mộng xưa của thầy.
Kim Taek Su theo nghề bóng bàn hơn 20 năm, đã cống hiến rất nhiều cho môn bóng bàn. Trong nhiều năm thi đấu với các tuyển thủ Trung Quốc, Kim Taek Su thua nhiều thắng ít, nhưng anh càng thua thì càng chiến đấu, càng bại thì dũng cảm. Tháng 12 năm 2004, Kim Taek Su chính thức giã từ sự nghiệp, và đảm nhiệm chức vị huấn luyện viên kiêm vận động viên tuyển nam Hàn Quốc, có lần anh đã đấu giao hữu với đệ tử ruột Lee Jung Woo của mình, Lee Jung Woo đã trang trọng nhận lấy cây vợt có khắc 3 chữ “K” của thầy, Kim Taek Su mong rằng Trường Giang đợt sóng sau xô đợt sóng trước, có thể “phát dương quang đại” bóng bàn Hàn Quốc.
Bóng bàn là niềm đam mê của Kim Taek Su, anh đã thành lập “Quỹ bồi dưỡng tài năng trẻ”, anh dự tính lấy một nữa tiền thù lao huấn luyện dành dụm của mình để thành lập quỹ, dùng số tiền đó bồi dưỡng cho những năng khiếu bóng bàn ưu tú. Để cho quỹ không ngừng lớn mạnh, anh còn dự định lấy một phần quỹ để trao học bổng cho những học sinh tiềm năng, để các em có thể đến với bóng bàn một cách bài bản.
Thử nghĩ xem: trên dường đời, có khi chúng ta không thể đạt đến đỉnh điểm của vinh quang, nhưng có vì như vậy mà phải đánh mất ý chí không?