Đặng Á Bình – dị nhân làng bóng bàn

nhimpitt

Trung Sỹ
Đặng Á Bình (Deng Yaping) được coi là một trong những tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại. Người ta nhớ đến chị không chỉ bởi 18 danh hiệu vô địch thế giới và Olympic mà bởi tình yêu bóng bàn đến bỏng cháy.

Về mặt thể hình, Đặng Á Bình là một trong những tay vợt thấp nhất. Chị chỉ cao 150 cm, nặng 53 kg nhưng có lối đánh tấn công cực kỳ dũng mãnh. Luôn ôm sát bàn, tấn công dữ dội ngay từ quả séc vít của đối thủ nên Đặng luôn khiến các đối thủ phải e dè. Với lối đánh này, Đặng nhiều năm là bà hoàng của bóng bàn Trung Quốc và cả bóng bàn thế giới. Đặng giành được chức vô địch thế giới lần đầu tiên vào năm 1989 ở nội dung đôi nữ khi mới chỉ 16 tuổi, 2 năm sau cô vô địch đơn. Thực sự điều Đặng gây ấn tượng hơn cả chính là nụ cười thơ ngây nhưng không kém phần tự tin – đây là “thương hiệu” của Đặng, biến cô thành một ngôi sao thể thao hàng đầu.

Đặng nhanh chóng vươn lên hàng ngũ những ngôi sao bóng bàn hàng đầu thế giới. Cô gái sinh ngày 6-2-1976 tại Zhengzhou, Henan này rất được ngài Juan Antonio Samaranch, cựu chủ tịch IOC (Ủy ban Olympic Quốc tế) ngưỡng mộ, mỗi khi Đặng thi đấu, ông luôn tới xem với niềm thích thú. Ông từng hứa rằng sẽ tới dự lễ trao giải của Đặng Á Bình nếu cô vô địch đơn Olympic Barcelona 1992 và đã giữ lời. Cần nhấn mạnh rằng đây là chức vô địch đơn đầu tiên của Trung Quốc tại một kỳ Olympic.

1994 trở thành kỷ niệm buồn với Đặng khi cô để thua Koyama Chire (Nhật) tại Asian Games lần thứ 12. Nhưng cô đã nhanh chóng bỏ lại sau lưng tất cả để giành 3 chức vô địch tại WTTC 1995 và tiếp tục bảo vệ thành công ngôi vô địch tại Olympic Atlanta. Cô cũng giành thêm một chức vô địch đôi với Qiao Hong (người thua Đặng tại chung kết đơn nữ). Đặng Á Bình đi vào lịch sử với tư cách là người đầu tiên trong lịch sử bóng bàn vô địch cả đơn và đôi trong 2 kỳ Olympic liên tiếp. Cho đến nay dù Trung Quốc đã sản sinh ra vô số tay vợt xuất sắc, vẫn chưa có ai lặp lại được thành công này.

Đặng Á Bình gác vợt năm 1997 sau khi giành cả chức vô địch đơn và đôi nữ trong năm đó. Trong vòng 8 năm, cô đã kịp mang về 14 chức vô địch thế giới (đơn, đôi, đồng đội) và 4 huy chương vàng Olympic, một thành tích đáng nể đảm bảo cho Đặng một vị trí trang trọng trong cuốn sổ vàng của thể thao Trung Quốc. Năm 2002, cô được trao giải thành tựu Laureus Award, giải thưởng giành cho các nhà thể thao xuất sắc nhất, giải thưởng mà những Zidane, Ronaldo, Federer, Tiger Woods đã vinh dự được nhận.

Tuy nhiên, khác với nhiều VĐV thể thao khác, thành tựu của Đặng Á Bình không chỉ đạt được trên bàn bóng. Cô khiến tất cả mọi người ngạc nhiên khi quyết định chuyên tâm học tập tiếng Anh. Sau khi giải nghệ, Đặng theo học tại đại học Tsinghua (Thanh Hoa) trước khi lấy bằng tiến sĩ tại trường đại học danh tiếng Cambridge. Cô trở thành thành viên của IOC rồi được Ủy ban tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 mời về giúp đỡ vào năm 2003. Đặng nhanh chóng nhận lời bởi cô luôn hy vọng mình sẽ đóng góp công sức giúp đỡ đất nước tổ chức một kỳ Olympic tốt nhất trong lịch sử. Cô phát biểu "Các chuyên gia ngoại quốc không thể hiểu hết mọi khía cạnh của thể thao cũng như con người Trung Quốc. Tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm thông tin cho người phương Tây biết những gì tôi đã từng trải qua để họ hiểu hơn về Trung Quốc."

Dù luôn bận rộn với công việc nhưng Đặng cho biết cô không bao giờ quên được bóng bàn. “Tôi có một niềm tin mãnh liệt rằng Trung Quốc sẽ thống trị bóng bàn thế giới bởi chúng tôi có đội ngũ những tay vợt xuất sắc”. Rõ ràng niềm tin ấy là có cơ sở bởi với những gì đã đạt được, cả trên và ngoài bàn bóng, Đặng Á Bình thực sự xứng đáng là một dị nhân của làng bóng nhựa. Lớp đàn em của Đặng như Trương Di Ninh, Vương Nam, Quách Diệu, Lí Cúc, Lí Hiểu Hà cũng đang thống trị bóng bàn nữ thế giới giống như những gì Đặng đã làm hơn 10 năm trước.

(St)
 

luanvuong2910

Trung Uý
nhảy nhảy để chân nó linh hoạt... nhìn đặng á bình di chuyển nhanh dễ sợ. ko biết gai công bên trái là đệm mỏng hay dày, gai ngang hay gai dọc vậy ta
 

Bình luận từ Facebook

Top