Đặc sắc ẩm thực ba miền Tết Đoan Ngọ

drmatchetzoola

Đại Tá
Mới ST bài ni hay và thời sự, mời cùng đọc và Bia

Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết vì thế ẩm thực trong ngày này rất quan trọng trong văn hóa người Việt. Và điều mỗi vùng miền lại có một nét ẩm thực rất riêng.




Khi cơm đã nguội thì lấy rá, lót một lớp lá chuối tươi đã khía ở đáy để không bị ứ nước khi cơm nếp lên men thành rượu sau đó. Cho từng lượt cơm vào rá, rồi rắc một lượt men lên, đan xen với nhau, rắc hết thì đậy kín miệng rá bằng lá chuối. Sau đó để rá cơm rượu lên một chiếc bát trong khoảng 2 ngày.
Khi ấy, men rượu sẽ ngấm vào cơm làm cho những hạt cơm căng mọng, hơi men kết hợp với cái nóng của cơm nếp đang ủ sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất chảy xuống chiếc bát phía dưới rá.
Cơm rượu nếp để 2 ngày sẽ ngấu, dừ và ăn được. Khi ăn thì trộn đều với đường trắng (nước đường). Nước rượu nguyên chất (dung dịch rượu vữa có mùi thơm lừng) có thể chắt vào chai dành để uống như rượu bình thường. Món cơm rượu sẽ có hơi men, vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp.
Cơm rượu miền Trung: Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn.Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt để ráo. Đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng, để ráo trong 3 phút.
Nếp được hấp hai lần đến độ chín hoàn toàn. Xới xôi ra để nguội. Lót tấm lá chuối vào khay, cho xôi vào, đậy thêm tấm lá nén xôi thật chặt trong lòng khay, dùng vật nặng đè lên xôi.
Cứ một dung lá gói ba viên xôi. Ta bóc lá chuối, sắp viên xôi ra bát hay thẩu, đổ nước rượu hứng được vào. Đậy nắp lại, sau một ngày là có thể đem ăn. Để tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn. Món cơm rượu thường ăn kèm xôi vò.
Cơm rượu nếp miền Nam: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.
Ngon nhất là loại cơm rượu làm từ gạo nếp cẩm (nếp than). Trong gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng khá cao một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Gạo nếp cẩm chứa ít đường đồng thời có nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin E hơn gạo nếp thường.
Bánh men rượu có vị ngọt, tính ấm, không độc. Tác dụng làm khoan khoái trong lòng, khai vị, trừ đàm tích, giáng khí nghịch, tiêu hòn cục, kích thích tiêu hóa, chữa hoắc loạn (đau bụng, khi nóng khi lạnh có kèm tiêu chảy, nôn ói).
Khi làm cơm rượu nếp, sự kết hợp giữa xôi nếp và bánh men qua quá trình ủ đã tạo ra hương vị thơm ngọt, chất đường tăng lên, tính chất bổ dưỡng của món ăn này cũng được gia tăng. Do tác dụng làm ấm tì vị, thăng khí, trừ đàm, trừ thấp, nên món cơm rượu nếp dễ làm cho tinh thần chúng ta vui vẻ, phấn chấn, tăng sức đề kháng.
Cơm rượu nếp ngon nhất là loại được làm bằng gạo nếp cái, chỉ xay tróc vỏ trấu mà không giã tróc lớp cám bao quanh hạt gạo (còn gọi là nếp lứt, nếp lật). Khi racơm rượu nếp, các hạt có màu vàng như màu hoa ngâu. Nhiều nơi còn dùng xôi gấc để chế biến cơm rượu nếp gấc có màu đỏ đẹp mà giá trị dinh dưỡng cũng tăng thêm.
Bánh trú tro Đà Nẵng không thể thiếu trong giỏ chợ
Bánh tro có nhiều tên khác nhau như bánh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.



Chiếc bánh có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bên ngoài gói lá. Bánh được bán nhiều trong các ngôi chợ vào những ngày này. Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Để làm bánh tro, đầu tiên lấy rơm nếp đốt lấy tro, hòa với nước cho tan và để lắng. Chắt lấy phần nước trong đem ngâm với gạo nếp. Không nên ngâm quá lâu để tránh mùi nồng của bánh, thường chỉ nên ngâm trong khoảng từ nửa ngày đến một ngày. Nếp ngâm xong, vớt ra xả lại bằng nước sạch, để ráo. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân. Đậu xanh ngâm qua đêm cho nở, nấu chín và tán nhuyễn với đường cát.
Lá để gói bánh trong truyền thống là lá tre, ngày nay, một số nơi người ta dùng lá chuối để thay cho lá tre. Cuốn một đầu lá thành hình chiếc phễu, cho vào một ít nếp, nhân, bên trên thêm một lớp nếp nữa và gói lại thành một hình tam giác cho thật kín, dùng dây chuối buộc chặt bên ngoài. Xếp bánh vào nồi và đem luộc, khi bánh chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh cho bánh nguội, sau đó buộc bánh thành từng chùm vào trên lên sàn cho bánh nhanh khô lá. Bánh thường để cúng và làm quà cho người thân trong gia đình vào ngày tết Đoan Ngọ.
Miền Bắc rộn rã thịt vịt đầu tháng
Thường thì người ta kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng. Tuy nhiên, tới dịp tết Đoan ngọ, thịt vịt lại vô cùng đắt hàng. Ngay từ đầu tháng 5 âm lịch, khắp các chợ đã bày bán thịt vịt để chuẩn bị cho ngày tết này.



Theo kinh nghiệm của ông cha ta, sở dĩ thịt vịt được ưa chuộng là do vào tháng 5 Âm lịch (lập hạ), tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương.
Mùa hè cũng là mùa gặt, nên vịt được ăn no, thịt dày, béo. Trước kia, khi chưa có những nạn dịch cúm thì món tiết canh vịt được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng nay, để đảm bảo vệ sinh và phòng ngừa bệnh tật, các món vịt thường được chế biến kỹ.
Ở miền Bắc, trong mùa hè ngoài các món vịt truyền thống còn có món vịt om sấu cực kỳ ngon và dễ ăn. Sấu cũng là thứ quả đặc trưng chỉ có ở miền Bắc, chỉ cần khéo léo một chút, thêm vài ba lạng sấu vào nồi nấu vịt, ra được món vịt om thanh mát, bổ dưỡng, ăn kèm với bún.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến các món như vịt luộc, vịt hấp, vịt nướng, vịt rang me…. Phần cổ cánh có thể nấu thành nồi cháo vịt ăn cũng rất đã.

Từ Website truongtansang.net
 

Sobat

Trung Uý
Ngoài món Rượu nếp quê em còn nấu chè Hoa Cau, thổi Xôi và ăn một số hoa quả như Mận, Vải, Chanh
Không biết bây giờ còn tục lệ này nữa không? hồi còn nhỏ ở quê, thấy các cụ còn bôi vôi ở cổ tránh sâu bọ, mặt trời chưa mọc đi tắm sông, tắm biển tránh rôm sảy, lấy cây chìa vôi (chắc bây giờ nhiều người không biết cây này) quấn quanh thắt lưng để khỏi bị đau lưng.
 

pingpingpongpong

Trung Sỹ
Mới ST bài ni hay và thời sự, mời cùng đọc và Bia

Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết vì thế ẩm thực trong ngày này rất quan trọng trong văn hóa người Việt. Và điều mỗi vùng miền lại có một nét ẩm thực rất riêng.




Khi cơm đã nguội thì lấy rá, lót một lớp lá chuối tươi đã khía ở đáy để không bị ứ nước khi cơm nếp lên men thành rượu sau đó. Cho từng lượt cơm vào rá, rồi rắc một lượt men lên, đan xen với nhau, rắc hết thì đậy kín miệng rá bằng lá chuối. Sau đó để rá cơm rượu lên một chiếc bát trong khoảng 2 ngày.
Khi ấy, men rượu sẽ ngấm vào cơm làm cho những hạt cơm căng mọng, hơi men kết hợp với cái nóng của cơm nếp đang ủ sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất chảy xuống chiếc bát phía dưới rá.
Cơm rượu nếp để 2 ngày sẽ ngấu, dừ và ăn được. Khi ăn thì trộn đều với đường trắng (nước đường). Nước rượu nguyên chất (dung dịch rượu vữa có mùi thơm lừng) có thể chắt vào chai dành để uống như rượu bình thường. Món cơm rượu sẽ có hơi men, vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp.
Cơm rượu miền Trung: Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn.Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt để ráo. Đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng, để ráo trong 3 phút.
Nếp được hấp hai lần đến độ chín hoàn toàn. Xới xôi ra để nguội. Lót tấm lá chuối vào khay, cho xôi vào, đậy thêm tấm lá nén xôi thật chặt trong lòng khay, dùng vật nặng đè lên xôi.
Cứ một dung lá gói ba viên xôi. Ta bóc lá chuối, sắp viên xôi ra bát hay thẩu, đổ nước rượu hứng được vào. Đậy nắp lại, sau một ngày là có thể đem ăn. Để tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn. Món cơm rượu thường ăn kèm xôi vò.
Cơm rượu nếp miền Nam: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.
Ngon nhất là loại cơm rượu làm từ gạo nếp cẩm (nếp than). Trong gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng khá cao một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Gạo nếp cẩm chứa ít đường đồng thời có nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin E hơn gạo nếp thường.
Bánh men rượu có vị ngọt, tính ấm, không độc. Tác dụng làm khoan khoái trong lòng, khai vị, trừ đàm tích, giáng khí nghịch, tiêu hòn cục, kích thích tiêu hóa, chữa hoắc loạn (đau bụng, khi nóng khi lạnh có kèm tiêu chảy, nôn ói).
Khi làm cơm rượu nếp, sự kết hợp giữa xôi nếp và bánh men qua quá trình ủ đã tạo ra hương vị thơm ngọt, chất đường tăng lên, tính chất bổ dưỡng của món ăn này cũng được gia tăng. Do tác dụng làm ấm tì vị, thăng khí, trừ đàm, trừ thấp, nên món cơm rượu nếp dễ làm cho tinh thần chúng ta vui vẻ, phấn chấn, tăng sức đề kháng.
Cơm rượu nếp ngon nhất là loại được làm bằng gạo nếp cái, chỉ xay tróc vỏ trấu mà không giã tróc lớp cám bao quanh hạt gạo (còn gọi là nếp lứt, nếp lật). Khi racơm rượu nếp, các hạt có màu vàng như màu hoa ngâu. Nhiều nơi còn dùng xôi gấc để chế biến cơm rượu nếp gấc có màu đỏ đẹp mà giá trị dinh dưỡng cũng tăng thêm.
Bánh trú tro Đà Nẵng không thể thiếu trong giỏ chợ
Bánh tro có nhiều tên khác nhau như bánh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.



Chiếc bánh có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bên ngoài gói lá. Bánh được bán nhiều trong các ngôi chợ vào những ngày này. Bánh ú nước tro là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Để làm bánh tro, đầu tiên lấy rơm nếp đốt lấy tro, hòa với nước cho tan và để lắng. Chắt lấy phần nước trong đem ngâm với gạo nếp. Không nên ngâm quá lâu để tránh mùi nồng của bánh, thường chỉ nên ngâm trong khoảng từ nửa ngày đến một ngày. Nếp ngâm xong, vớt ra xả lại bằng nước sạch, để ráo. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân. Đậu xanh ngâm qua đêm cho nở, nấu chín và tán nhuyễn với đường cát.
Lá để gói bánh trong truyền thống là lá tre, ngày nay, một số nơi người ta dùng lá chuối để thay cho lá tre. Cuốn một đầu lá thành hình chiếc phễu, cho vào một ít nếp, nhân, bên trên thêm một lớp nếp nữa và gói lại thành một hình tam giác cho thật kín, dùng dây chuối buộc chặt bên ngoài. Xếp bánh vào nồi và đem luộc, khi bánh chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh cho bánh nguội, sau đó buộc bánh thành từng chùm vào trên lên sàn cho bánh nhanh khô lá. Bánh thường để cúng và làm quà cho người thân trong gia đình vào ngày tết Đoan Ngọ.
Miền Bắc rộn rã thịt vịt đầu tháng
Thường thì người ta kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng. Tuy nhiên, tới dịp tết Đoan ngọ, thịt vịt lại vô cùng đắt hàng. Ngay từ đầu tháng 5 âm lịch, khắp các chợ đã bày bán thịt vịt để chuẩn bị cho ngày tết này.



Theo kinh nghiệm của ông cha ta, sở dĩ thịt vịt được ưa chuộng là do vào tháng 5 Âm lịch (lập hạ), tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương.
Mùa hè cũng là mùa gặt, nên vịt được ăn no, thịt dày, béo. Trước kia, khi chưa có những nạn dịch cúm thì món tiết canh vịt được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng nay, để đảm bảo vệ sinh và phòng ngừa bệnh tật, các món vịt thường được chế biến kỹ.
Ở miền Bắc, trong mùa hè ngoài các món vịt truyền thống còn có món vịt om sấu cực kỳ ngon và dễ ăn. Sấu cũng là thứ quả đặc trưng chỉ có ở miền Bắc, chỉ cần khéo léo một chút, thêm vài ba lạng sấu vào nồi nấu vịt, ra được món vịt om thanh mát, bổ dưỡng, ăn kèm với bún.
Ngoài ra, bạn có thể chế biến các món như vịt luộc, vịt hấp, vịt nướng, vịt rang me…. Phần cổ cánh có thể nấu thành nồi cháo vịt ăn cũng rất đã.

Từ Website truongtansang.net

Thịt vịt ngon quá anh ui!hihi...chiu ni chen vit thoi!kiki...
 

Bình luận từ Facebook

Top