Cốt vợt bóng bàn có phân biệt mặt phải, trái?

Ohoaitai

Thượng Sỹ
Chiều qua, cao thủ Tùng teo (em anh Cương gai) có mượn vợt của mình đánh một lúc. Lúc trả lại vợt anh Tùng có nói mình dán nhầm mặt vợt. Ý anh ấy là mình nên tráo đổi bên dán của 2 miếng mút vì cốt vợt cũng phân biệt mặt phải, trái. Mình có hỏi lại nhưng bác Tùng đang vội nên chưa được rõ nguyên nhân tại sao.
Cái vụ cốt vợt phân biệt mặt phải, trái đây là lần đầu tiên mình nghe nói. Không biết có đúng vậy không? Nếu đúng thì dấu hiệu để phân biệt là gì? 2 mặt khác nhau thế nào? Nhờ các cao thủ tư vấn giúp nhé.
Thanks
 

dvdbka

Trung Uý
Không có chuyện đó đâu bạn ơi, bạn thử xem lại cấu trúc của một cốt vợt xem, bao giờ các lớp cũng đối xứng nhau qua tâm mà! Có thể theo thói quen bác ấy dán mặt vợt tấn công theo chiều của Logo chính trên cán vợt, vợt của bác dán ngược chiều nên bác ấy ko quen.
 

dvdbka

Trung Uý
Bác xem thêm cái này để biết người ta làm một cây vợt ntn nhé:
[video=youtube;SozRZAxg6vk]http://www.youtube.com/watch?v=SozRZAxg6vk[/video]
 
Last edited:

xadieu

Trung Sỹ
Không có chuyện đó đâu bạn ơi, bạn thử xem lại cấu trúc của một cốt vợt xem, bao giờ các lớp cũng đối xứng nhau qua tâm mà! Có thể theo thói quen bác ấy dán mặt vợt tấn công theo chiều của Logo chính trên cán vợt, vợt của bác dán ngược chiều nên bác ấy ko quen.

có một số vợt cấu tạo 2 mặt khác nhau đó b.
 

leqd

Đại Uý
Chiều qua, cao thủ Tùng teo (em anh Cương gai) có mượn vợt của mình đánh một lúc. Lúc trả lại vợt anh Tùng có nói mình dán nhầm mặt vợt. Ý anh ấy là mình nên tráo đổi bên dán của 2 miếng mút vì cốt vợt cũng phân biệt mặt phải, trái. Mình có hỏi lại nhưng bác Tùng đang vội nên chưa được rõ nguyên nhân tại sao.
Cái vụ cốt vợt phân biệt mặt phải, trái đây là lần đầu tiên mình nghe nói. Không biết có đúng vậy không? Nếu đúng thì dấu hiệu để phân biệt là gì? 2 mặt khác nhau thế nào? Nhờ các cao thủ tư vấn giúp nhé.
Thanks

Mặt cốt vợt thì không phân biệt, nhưng cán vợt thì có phân biệt một chút, vì trên cán vợt có gán nhãn hiệu. Ví dụ cán vợt Nittaku Violin em đang cầm

Miếng nhãn này làm bằng nhựa, trơn hơn so với gỗ, nên cầm cho nó hướng về phía trước, lúc đó lòng bàn tay sẽ áp vào phần cán gỗ, cho cảm giác tốt hơn. Như vậy bác nên dán mặt FH ở phía có nhãn. Khi cầm vợt nhãn hướng ra ngoài, chỉ có ngón út áp vào nhãn, tức là ảnh hưởng của nhãn đến cảm giác là bé nhất.
Chi tiết nhỏ thôi, nhưng quan trọng đối với nhà sản xuất cốt vợt, chủ yếu là các loại vợt cho cảm giác tốt, dễ điều khiển.
 

Ohoaitai

Thượng Sỹ
Không có chuyện đó đâu bạn ơi, bạn thử xem lại cấu trúc của một cốt vợt xem, bao giờ các lớp cũng đối xứng nhau qua tâm mà! Có thể theo thói quen bác ấy dán mặt vợt tấn công theo chiều của Logo chính trên cán vợt, vợt của bác dán ngược chiều nên bác ấy ko quen.
Uh. Mình cũng đang nghĩ như bạn nhưng vì cao thủ nói vậy nên phải kiểm tra lại xem.
Cám ơn bạn nhé.
 

Ohoaitai

Thượng Sỹ
Mặt cốt vợt thì không phân biệt, nhưng cán vợt thì có phân biệt một chút, vì trên cán vợt có gán nhãn hiệu. Ví dụ cán vợt Nittaku Violin em đang cầm

Miếng nhãn này làm bằng nhựa, trơn hơn so với gỗ, nên cầm cho nó hướng về phía trước, lúc đó lòng bàn tay sẽ áp vào phần cán gỗ, cho cảm giác tốt hơn. Như vậy bác nên dán mặt FH ở phía có nhãn. Khi cầm vợt nhãn hướng ra ngoài, chỉ có ngón út áp vào nhãn, tức là ảnh hưởng của nhãn đến cảm giác là bé nhất.
Chi tiết nhỏ thôi, nhưng quan trọng đối với nhà sản xuất cốt vợt, chủ yếu là các loại vợt cho cảm giác tốt, dễ điều khiển.
Bạn rất chi là tinh tế. Ý của bạn rất hay. Nhiều người có thể áp dụng được.
Vợt của mình thì quấn cán vợt rồi nên cũng không phải lo vụ này.
 

Piing poong

Thiếu Uý
Bác nói rõ cốt vợt của bác là loại nào thì ae mới ý kiến í cò nó chuẩn được ;)
Một số loại cốt có phân biệt 2 mặt đới - Như em TSP này là 1 ví dụ Bia





 

Trau_CoDoc

Trung Uý
Vợt thìa kiểu Nhật - Hàn thì không đổi được mặt, nhưng thìa Tàu thì đổi thoải mái bác nhé
Bác ơi. Cốt vợt dọc và cốt thìa khác nhau mà. Vợt thìa có gờ lồi lên ở 1 nửa cán để tỳ ngón trỏ vào thường chỉ đánh 1 mặt bên FH. Còn cốt vợt dọc thì cán tròn như cốt vợt ngang nhưng ngắn hơn mà đánh đc cả 2 càng. Hi. E nói có gì sai mong bác sủa và bỏ qua cho ạ.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Có cây Darker 7p-2a point carbon cấu tạo 2 mặt khác nhau đó bác, bên thuận đc rải các hạt point carbon nhiều và dày hơn bên kia thì phải.
 

bimbomis

Thượng Sỹ
có một số vợt cấu tạo 2 mặt khác nhau đó b.

Một số vợt có cấu tạo 2 mặt khác nhau, thường là khác nhau về độ cứng FH>BH. ví dụ cây Gegerly anpha e đang chơi có 2 lớp gỗ ngoài cùng rồi đến 2 lớp cacbon rồi đến lớp gỗ ở lõi, quan sát kỹ một chút thì thấy lớp gỗ ngoài cùng của mặt FH mỏng hơn lớp gỗ ngoài cùng của BH.Điều này làm cho độ cứng của FH>BH vì bản chất lớp cacbon nhằm tăng độ cứng và tăng lực. Ban đầu nhìn tưởng do lỗi NSX nhưng khi xem các cốt cùng loại đều thấy thế, (quan điểm của riêng cá nhân)Thanks
 

dung6934atp

Đại Uý
Nếu cốt thông thường thì việc coi FH và BH là để chỉ bên thuận và bên không thuận tay. Cũng như vậy, chẳng ai quy định phải dán mặt vợt bên FH màu đỏ, BH là màu đen. Còn một loại cốt nữa là cốt 2 tốc độ dùng để cơ bản phục vụ cho những người chơi 1 mút 1 phản xoáy (gai, anti). Với cốt này (như chữ ký của mình là 1 ví dụ), các lớp gỗ không đối xứng nên tạo ra đặc tính khác nhau (speed, control) giữa 2 mặt. Cái này dán mút đánh cũng rất hay. Không hiểu cốt của chủ thớt là loại gì?
 

Bình luận từ Facebook

Top