Chuẩn bị vợt để chơi với bóng 44mm

veryluxubu

Binh Nhì
Đậu ma Tây mũi lõ..đánh éo lại người ta thì lo về mà luyện tập kỹ năng chứ..Ai lại đi thay đổi luật chơi và khí cụ. con người ta luôn tìm kiếm cái gì đó để chinh phục chứ đâu có cái kiểu làm cho nó dễ chinh phục...Hèn chi tụi nó bị khủng khoảng hoài...tớ thấy mấy bác tây đánh cũng hay quá đấy chứ, VD: Timo-boll, ovcharov, Batrick baum, Safilou, ,,...còn nhiều không nhớ hết...cũng nắm trong top không chứ bộ...vậy thay đổi bóng 40->44mm làm chi cho mệt..tưởng rằng vì thế mà họ sẽ lợi thế ư...mấy ông đầu đất nên về mà nặn lại bộ óc đi...Cái hấp dẫn của môn bóng bàn là sao mấy ông chắc biết rõ. Nhưng tui cũng xin mạn phép nhắc lại cho mấy ông được rõ là: hấp dẫn ở chỗ : bóng quá xoáy khó kiểm soát,,,quá nhanh để mà theo kịp tốc độ bóng,,,quá đẹp cho một cú đánh hoặc cú phản đòn tốc độ, quá hay cho những pha phòng thủ đỉnh cao,và quan trọng là người ta muốn chinh phục những yếu tố trên...đấy mới làm cho môn bóng bàn tồn tại và phát triễn tới đỉnh điểm như ngày nay...Xin mấy ông đừng phá vỡ sự hấp dẫn của môn bóng bàn hiện tại và thay vào đó là sự nhàm chán khi nhìn quả bóng bàn bay chậm chậm sang bàn đối phương, mà lại dễ kiểm soát nữa...chán lắm mấy ông ơi...

Suy nghĩ lại đi nha mấy ông...Thanks for your reading!:p:D:rolleyes::eek::mad:o_O:);):(
 

veryluxubu

Binh Nhì
chắc tui chuyển sang môn bóng râm cho rùi...khỏi phải lăn tăn..Mấy bác ơi...có ai theo em không? đổi sang chơi môn bóng râm cho sướng
 

bachikho

Đại Tá
thật ra tui thấy giờ tụi tàu ko thiên về tốc độ nữa mà thiên về xoáy, đều và điểm rơi, thế thì có thay đổi kích thước bóng cũng chả ảnh hưởng mấy, TG vẫn phải chạy theo tụi nó dài thôi, tụi nó đã chuẩn bị cho ra H8, H9 để phù hợp với loại bóng plastic mới ko có đường nối rồi đó
 

xukaka

Đại Tá
Vấn đề là khán giả xem nhiều những pha biểu diễn giằng co qua lại các bác ah. Còn Trung Quốc đã có bề dày lịch sử phát triển bóng bàn thì ai qua lại họ được. Một sec 11 nhiều khi xem nhanh kết thúc quá, cần có nhiều pha giằng co hấp dẫn hơn.
Khi đó em cũng mừng là không bị các bác Sar đập 1 phát ăn ngay nữa...
 

phungducthang

Đại Tá
38 lên 40 mm, giờ lại muốn tăng lên 44... Chả nhẽ cứ 1 bài tăng kích thước quả bóng lên mãi ?
ITTF hơi bị... bí sách!
Giống như kiểu các cụ nghĩ ra môn thể thao "Bóng Chuyền Hơi". Đánh như đánh Bóng Bay, lại còn cấm nhảy đập ở trong vạch 2m
 

Mabumap2k6

Đại Uý
Sắp tới sẽ thay quả bóng bàn to bằng quả tennis và anh em cũng xài vợt tennis để chơi bóng bàn luôn. Đỡ tốn tiền :))
 

son_canloc

Đại Tá
38 lên 40 mm, giờ lại muốn tăng lên 44... Chả nhẽ cứ 1 bài tăng kích thước quả bóng lên mãi ?
ITTF hơi bị... bí sách!
Giống như kiểu các cụ nghĩ ra môn thể thao "Bóng Chuyền Hơi". Đánh như đánh Bóng Bay, lại còn cấm nhảy đập ở trong vạch 2m

Tăng kích thước bóng chỉ thử nghiệm thôi , hiện nay liên đoàn BB đang chuẩn bỉ thử nghiệm bóng mới BÓNG CÓ MỘT LỚP GAI MỊN BAO BỌC PHÍA NGOÀI . Dự định ASIAD 18 sẻ chính thức áp dụng thi đấu tại Việt Nam , nhưng điêu làm ITTF đau đầu hiện nay là Việt nam chính thức xin rút đăng cai ASIAD 18 . ACE trước mắt cứ yên tâm với bóng 40mm . Vợt + Bóng rẻ là múc đừng sợ
 

phungducthang

Đại Tá
Tăng kích thước bóng chỉ thử nghiệm thôi , hiện nay liên đoàn BB đang chuẩn bỉ thử nghiệm bóng mới BÓNG CÓ MỘT LỚP GAI MỊN BAO BỌC PHÍA NGOÀI . Dự định ASIAD 18 sẻ chính thức áp dụng thi đấu tại Việt Nam , nhưng điêu làm ITTF đau đầu hiện nay là Việt nam chính thức xin rút đăng cai ASIAD 18 . ACE trước mắt cứ yên tâm với bóng 40mm . Vợt + Bóng rẻ là múc đừng sợ
Ban dự án Asiad VN có lên kế hoạch thuê bàn thi đấu của bác son_canloc...
Suýt nữa thì bác Sơn giàu to.
 

o3ma

Đại Tá
"Bóng" này kích thước đo bằng ... gang hay sao ý! Haha ! Không tốn tiền mua vợt !! Tui theo bạn !
Môn bóng này không phải đến CLB nào cũng giao lưu, sinh hoạt được mà phải sinh hoạt tại CLB "hàng Chiếu". Môn này phải có nền tảng thể lực tốt, mỗi trận thi đấu tốn một lượng năng lượng tương đương với năng lượng bỏ ra để xúc 3 tấn than.
 

phungducthang

Đại Tá
Môn bóng này không phải đến CLB nào cũng giao lưu, sinh hoạt được mà phải sinh hoạt tại CLB "hàng Chiếu". Môn này phải có nền tảng thể lực tốt, mỗi trận thi đấu tốn một lượng năng lượng tương đương với năng lượng bỏ ra để xúc 3 tấn than.
Môn này không cần vợt, bóng, hay giày tất gì cả... Tuy nhiên em khuyến cáo các bác vẫn nên đem theo đồ nghề bóng bàn để nghi binh.
(Mà chắc chả phải xui, các bác chắc ma gấp mấy lần em)
 

phungducthang

Đại Tá
Môn bóng này không phải đến CLB nào cũng giao lưu, sinh hoạt được mà phải sinh hoạt tại CLB "hàng Chiếu". Môn này phải có nền tảng thể lực tốt, mỗi trận thi đấu tốn một lượng năng lượng tương đương với năng lượng bỏ ra để xúc 3 tấn than.
Chiều nay đi xúc than mệt quá O3ma ơi, tương đương 3 tấn thật chứ chả chơi.
 

D'Artagnan

Đại Uý
Mình đọc qua 5 trang này của diễn đàn, cộng với việc tham khảo các nguồn ở các diễn đàn có uy tín thì xin tóm tắt (và có thể đính chính) một số ý:

1. Bóng 44mm, theo như mình hiểu là loại bóng này được sản xuất để nhắm tới những người chơi... cao tuổi, mắt kém, di chuyển chậm. Chứ mình không nghĩ là sẽ mang ra để thi đấu đâu. Đường kính mở rộng tới 4mm như vậy là quá nhiều nên không thể có lộ trình áp dụng vào ngay. Loại vợt để chơi với bóng 44mm thường có chữ "large" ở đầu như Large Spear (Nittaku) hay Large Shake (Butterfly).

2. Chuyện chuyển sang chất liệu plastic thay vì celluloid có nhiều "uẩn khúc". Celluloid là chất liệu độc hại gì gì đó đó thực ra chưa có gì kiểm chứng một cách rõ ràng minh bạch. Với trình độ sản xuất như hiện nay thì các nhà sản xuất có thể xử lý được. Nên nhớ là bóng bản làm từ celluloid đã được sản xuất từ hàng chục năm nay rồi. Mọi người xem clip sản xuất bóng của Nittaku trên youtube rồi đấy! Chả có gì là độc hại đối với các công nhân của nhà máy cả! Với việc sản xuất chất liệu celluloid gây ra cháy nổ... thì mình không nghĩ là nó nguy hiểm như sản xuất thuốc nổ hay pháo hoa gì đó đâu mà phải hạn chế ???!?? Bác nào ở đây giỏi hoá học có thể phân tích giúp.

Một số thành viên của các diễn đàn có đặt ra một số nghi vấn là việc chuyển sang plastic có yếu tố tư lợi ở đây. Công nghệ làm bóng plastic có 2 loại là "có viền" (with seam) giống như công nghệ làm bóng celluloid và loại "không viền" (seamless). Công nghệ bóng sản xuất bóng plastic "không viền" được đăng ký bản quyền bởi một người nhà của một thành viên của ITTF. Ban đầu, ITTF dự định sẽ đưa loại "không viền" vào luật thì gặp phải sự phản ứng và từ chối từ hiệp hội các nhà sản xuất dụng cụ bóng bàn với mối lo ngại về phí "bản quyền" không minh bạch kia. ITTF phải nhượng bộ và cho phép sử dụng song song 2 loại bóng trên. Vì những "uẩn khúc" trên, các bác có thể thấy những bài early review (cảm nhận sớm) bóng plastic từ 2012 đều là các loại bóng "không viền", nhưng đến nay đa số là bóng "có viền" được đăng ký và sản xuất hàng loạt để phục vụ cho thi đấu từ tháng 7/2014. Xem thông tin các loại bóng được cấp phép ở đây: http://www.ittf.com/_front_page/ittf1.asp?category=balls.

3. Việc chuyển sang bóng plastic nhằm gây bất lợi cho Trung Quốc cũng không hẳn là như vậy. Thậm chí là ngược lại! Các nhà sản xuất bóng plastic chủ yếu là của Trung Quốc và họ là người bắt đầu trước tiên. Trong một bài phát biểu của Sahara có nhắc đến việc các nha máy của DHS đang chủ động trong việc sản xuất đại trà. Các tuyển thủ Trung Quốc cũng được cung cấp bóng plastic để tập trước tiên. Theo mình người Trung Quốc được hưởng lợi nhiều nhất từ thay đổi này!

4. Ký hiệu bóng plastic để phân biệt với bóng celluloid là "40+". Theo như mình đọc ở thì ITTF đã sửa đổi quy định về đường kính bóng, cho phép dung sai lớn hơn 40mm một chút để phù hợp với loại bóng plastic này. Thực tế là các loại bóng plastic đều có đường kính lớn hơn 40mm (do công nghệ sản xuất có hạn chế chăng??!!??)

Xin lỗi là chưa đưa được nguồn dẫn chứng, tất cả là ở trong trí nhớ. Để thư thư mình tìm lại đường link các nguồn trên.
 

QuangHung

Đại Tá
Những ý tưởng mới của Sharara (Chủ tịch LĐBBTG – ND) về bóng bàn



Tại Giải Trung Quốc mở rộng tổ chức ở Tô Châu, Chủ tịch ITTF Adham Sharara đã nói chuyện với giới truyền thông về sự cạnh tranh và một số phát triển mới cho môn thể thao bóng bàn. Đầu tiên, Sharara có một câu trả lời hài hước về tình trạng khó xử của ITTF trước sự thống trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Chủ tịch đã trở lại vấn đề nghiêm túc của mình và nói về kế hoạch của ITTF để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan đó. Ngoài ra, Sharara muốn thay đổi khái niệm của môn thể thao này và kích thước cũng như chất liệu của trái bóng bàn.

Khi Giải Trung Quốc mở rộng năm 2011 ở Suzhou kết thúc cách đây không lâu, các tay vợt Trung Quốc - một lần nữa - cho thấy sự thống trị của họ trong môn thể thao này. Hầu như tất cả các huy chương trong giải đấu đã được thâu tóm bởi người Trung Quốc, bao gồm tất cả các danh hiệu vô địch của giải đơn nam và đơn nữ, và giải đôi nam, đôi nữ.

Trước thực tế này, Chủ tịch ITTF Sharara tiếp tục bị ám ảnh bởi tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Và phản ứng ban đầu của ông ấy là gì? "Tôi cần phải cắt chân của các cầu thủ Trung Quốc!" Đây là câu trả lời của Sharara về mối quan tâm tiếp tục của họ (ITTF – ND) nhằm phá vỡ sự độc quyền của các cầu thủ Trung Quốc, nói theo cách đùa vui.

"Trước hết, ITTF không muốn hạn chế một hiệp hội cụ thể. Tôi hy vọng rằng sẽ có một sự phát triển chung và các nước khác sẽ học hỏi từ Trung Quốc" - Saharara giải thích. Ông cũng nói rằng có hai cách để phá vỡ sự thống trị trong môn thể thao này. "Đầu tiên, chúng tôi khuyến khích các cầu thủ nước ngoài đến Trung Quốc để được đào tạo hoặc cho phép các huấn luyện viên (Trung Quốc - ND) đi ra nước ngoài đào tạo các tay vợt các nước sở tại. Tuy nhiên, tùy chọn thứ hai là khá thách thức vì nó đòi hỏi sự hợp tác của Trung Quốc. Trung Quốc có thể sẽ do dự chấp nhận điều này vì nó sẽ làm tăng cơ hội cho các cầu thủ nước ngoài giành chiến thắng. Tuy nhiên, điều này cần phải được thực hiện".

"Đề nghị thứ hai của tôi là tôi hy vọng một cầu thủ nào đó sẽ được coi như một thực thể độc lập. VĐV quần vợt Trung Quốc Li Na hiện ở trong một điều kiện thi đấu rất tốt. Tuy nhiên, nhiều khán giả không nhận ra cô ấy là đại diện của Trung Quốc, mà là cho chính bản thân Li Na. Tôi hy vọng rằng Wang Liqin hoặc Wang Hao có thể được đại diện cho chính mình. Trong đội tuyển và trong các giải đấu lớn, họ sẽ đại diện cho Trung Quốc nhưng trong những trận đấu thông thường, họ sẽ đại diện cho chính bản thân mình" – Sharara bổ sung.

Sharara cũng kêu gọi các phương tiện truyền thông và khán giả hãy tạo ra một dấu hiệu rõ ràng cho sự bắt đầu. "Trong trường hợp này, khán giả sẽ có khuynh hướng cổ vũ cho các cầu thủ chứ không phải là cho các quốc gia", Sharara kết luận.

Cuối cùng, một lần nữa Sharara cũng cho biết ý định của mình sửa đổi kích thước và thành phần cấu trúc trái bóng. "Kế hoạch hiện nay của ITTF là cấm việc sử dụng bóng bằng nhựa cellulo. Trái bóng nhựa cellulo sẽ bị loại bỏ vì hai lý do. Một là cellulo là chất độc hại và nó sẽ có tác động xấu đối với những công nhân nhà máy (sản xuất bóng – ND). Thứ hai là nó khá nguy hiểm trong vận chuyển vì nó rất dễ cháy. Trái bóng mới sẽ được đúc liền mảnh (không có đường nối – ND) và Trung Quốc đã sẵn sàng với hai nhà máy sẽ sản xuất các trái bóng mới, thuộc sở hữu của DHS, và Double Fish. Nó sẽ hoạt động ngay sau Thế vận hội London kết thúc".

Quan tâm đến kích thước, Adam Sharara cho rằng kích thước quả bóng mới sẽ được tăng lên. Điều này là để tạo cơ hội cho các VĐV phòng thủ có thể vượt qua các cầu thủ tấn công. Khi quả bóng lớn hơn, các loạt đánh qua lại sẽ trở nên chậm hơn vì thế VĐV phòng thủ sẽ có nhiều cơ hội để thắng điểm.

Các pingpong thủ, bạn nghĩ gì về những phát kiến mới của ITTF của môn thể thao này?

(Patrick Tan - 31 tháng 8, 2011, 6:49 a.m
Ảnh lấy từ nguồn: Official Weibo Account of the Harmony 2011 China Open)
Mấy thằng rỗi hơi này..cũng là như vậy khó người khó ta..dễ người dễ bản thân..38,40,44..100 thì cả thế giới đều fang 1 cái gọi là bóng bàn..k lẽ đổi bóng rồi thì thế giới đánh bóng bàn còn người trung quốc đánh bóng râm..làm bóng mới để thắng điểm cho VDV phòng thủ..rồi ng tàu sẽ làm ra mặt H4 Black spong để đập quả 44mm =)) ITTF lại nghĩ cách tăng kích thước Bàn luôn !
 

Bình luận từ Facebook

Top