Trắng Đen
Thượng Tá
Dạo này chiến thuật phòng ngự phản công lên ngôi. Em lang thang đọc bài này bên bongban.vn thấy triển khai một trận đấu khá hay, Copy paste cho các bác tiện xem
Một ví dụ về chiến thuật phòng thủ trong bóng bàn của danh thủ Panagiotis Gionis
Tại một vài thời điểm tôi đang tìm cách để hiểu sâu và cụ thể hơn về những kiểu phòng thủ, đặc biệt phòng thủ kết hợp tấn công một cách hợp lý. Tại thời điểm hiện tại tôi đang tập trung vào sự độc lập giữa bộ chân và sự sắp đặt chiến thuật, điều mà đối với tôi có vẻ là một trong những phần quan trọng nhất ảnh hưởng tới một lối đánh nào đó. Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng diễn đạt điều này qua cách quan sát lối đánh của Panagiotis Gionis, người mà theo tôi là một ví dụ tuyệt vời về lối đánh phòng thủ hiện đại.
Trận đấu của tay vợt người Hi Lạp dựa trên việc đánh lừa đối phương và lôi kéo anh ta theo cách mà họ không ngờ tới, để rồi khi họ nhận ra thì đã quá muộn, trận đấu đã bị cuốn theo lối đánh của anh chàng này rồi.
Nguyên tắc cơ bản của Gionis về tấn công: phòng thủ giúp anh lập kế hoạch để tấn công. Theo tôi, gồm 4 phần.
Phần đầu tiên là về cú đánh cực mạnh ngay tại thời điểm bắt đầu trận đấu và diễn ra hầu hết ở mọi trận đấu; không cần biết là anh hoặc đối thủ giao bóng, anh sẽ tấn công hết tay để dứt điểm, ngay bóng đầu (first ball). Không quan trọng là anh thắng điểm hay không (mặc dù việc thắng điểm có thể giúp ích nếu tỉ số trận đấu khá ngang ngửa), anh đang đưa ra lời cảnh báo: bất cứ trái bóng bắt ngắn nào đều sẽ bị tấn công lại. Bằng cách này, anh sẽ bắt đối thủ suy nghĩ kĩ về việc trả bóng cắt về.
Bằng cách ngăn chặn đường thoát của đối phương- điều rất quan trọng với lối đánh phòng thủ hiện đại- anh đã chuẩn bị sẵn sàng để dựng nên bức tường thành của mình.
Để nhập cuộc anh sẽ cắt một vài lần (2, đôi khi là 3, 4 lần) từ bên góc trái chéo sang góc phải nửa bàn bên kia. Anh sẽ đều thực hiện điều này đối với người thuận tay trái hoặc phải. Nếu anh đỡ giao bóng và bóng được đưa trực tiếp vào giữa người anh, anh sẽ bước sang phải để đỡ bằng trái tay. Nếu bóng qua sâu bên phải, anh sẽ tân công, nhưng thường là đối thủ sẽ không đưa bóng qua bên FH của anh nữa sau khi anh đã tấn công những trái bóng đầu tiên, anh sẽ có thể yên tâm rằng bóng sẽ được đưa về bên BH. Cú cắt thứ 2, thứ 3 có thể chậm, thấp, xoáy xuống nhiều, và đưa thật sâu nên đối thủ chỉ còn 1 phương án: giật bóng vồng cao lên. Điều này sẽ tạo nên nhịp độ trận đấu.
Tiếp theo, anh ta sẽ phá vỡ nhịp này- anh sẽ cắt bóng thứ 3, thứ 4 dọc xuống biên bên trái.cả ngừoi thuận tay phải hay tay trái đều phải di chuyển để dùng FH đánh bóng tiếp. Những cú cắt lúc trứoc đã làm cho đối thủ nghĩ rằng bóng trả lại quá nặng để tấn công ngay , nên anh ta buộc lòng phải giật lên. Nhưng họ không đủ thời gian để làm việc đó, vì họ sẽ phải tránh việc giật bóng đang rơi, họ sẽ phải giật khá vội, vì họ phải di chuyển để đến đựoc bóng, thời điểm đánh bóng sẽ không còn thuận lợi như trứơc nữa. Một vài ngừoi trong số họ sẽ bị ảnh hửong bởi điều này và sự phá nhịp trận đấu sẽ làm họ trở nên lúng túng, di chuyển không hợp lý và dễ làm điều gì đó khác đi lúc này và cố gắng tấn công thật nhanh (ở trình độ trung bình và thấp hơn, ngừoi chơi có thể rúc lứơi vì lí do này, thật ra, ngay cả ở đẳng cấp quốc tế, VĐV Zhang Yinin lặp lại lỗi này liên tiếp khi cô thi đấu với Park Mi Young), nhưng dù giật cầu vồng cao hay thấp (thấp thì dễ vào lứoi hơn) thì họ sẽ có xu hứong giật về phía FH của Gionis.
Đây là điều mà anh ta đã chờ đợi từ lâu, anh sẽ giật hết tay dọc biên phải và hầu hết là thắng điểm.
Đây là một phưong án nhìn có vẻ đơn giản và rõ ràng, do nó hoạt động khá hiệu quả và làm cho đối thủ không còn lựa chọn nào khác. Đối phưong không thể dễ dàng gò những loạt bóng đầu (first balls) vì xoáy xuống quá nhiều nên bóng sẽ trồi lên và chắc chắn sẽ bị Gionis phản công. Bên cạnh đó, cú giật sát thủ của anh- một phần của tâm lý chiến- sẽ đập tan ý định gò bóng về này của đối thủ. Nếu cú gò đựoc thực hiện, và quá nhiều xoáy xuống bị trả về và anh không tấn công đựơc, anh sẽ chỉ cắt và bắt đầu lại từ đầu. Khi anh phá nhịp trận đấu và ép đối phuơng về bên trái, trả bóng dọc biên không phải lựa chọn đúng đắn của đối phương, vì trả bóng chéo sang bên kia có vẻ an toàn hơn nhiều. trong trừong hợp họ có thể trả bóng dọc biên, Gionis sẽ trả bóng chéo sang bên kia, cắt tiếp, và đơn giản chờ đợi những pha bóng tiếp theo. Và nếu vì một vài lí do gì đó anh quyết định ở phút cuối rằng anh không thể ra cú dứt điểm, anh sẽ chỉ lốp bóng qua bằng FH và bắt đầu lại. Quá trình này có vẻ khá đơn giản, nhưng cũng khá hiệu quả.Để thực hiện điều này Gionis cần có một bên BH thật tốt, và một cú giật FH sát thủ, nhưng anh cũng cần phải có bộ chân tốt để phối hợp bên FH và BH với nhau.
Đầu tiên, anh cần đứng gần bàn, nếu không anh sẽ mất đi khả năng ra đòn tấn công đối với bóng gò. Vì vậy, điều quan trọng là biết rằng không thể nào thực hiện một cú đánh tốt nếu bạn không ở đúng chỗ tại đúng thời điểm và đứng thật thằng bằng.
Vị trí cơ bản của Gionis là ở phía trái bàn, gần đường kẻ giữa, ở cách xa 3 hoặc 4 feet sau bàn, vì thế với tới nhiều hoặc ít anh cũng có thể dễ dàng cắt bóng sát lứơi. Bất cứ khi nào anh đưa bóng sâu, anh sẽ đứng ở vị trí này, chỉ di chuyển đôi chút về phía trái để đưa bóng về phía phải, và di chuyển về phía phải đôi chút khi muốn đưa bóng về phía trái, bao quát hầu như toàn bộ các góc. Anh hầu như không bao giờ lùi xa hơn, vì khoảng cách khoảng nửa bàn tính từ mép bàn là khoảng cách tối đa mà anh còn có thể tấn công; nếu anh lùi xa hơn, anh sẽ mất đi lợi thế này, nhưng nếu anh tiến về gần hơn, anh sẽ khó cắt bóng hơn.
Thế đứng của anh cũng có sự liên quan tới mục đích cắt và tấn công. Anh sẽ thừong đặt chân trái hơi đưa về phía sau, vì thế lưng anh sẽ hơi nghiêng một tí so với đừơng mép bàn; bằng cách này anh có thể chuẩn bị cắt bóng bằng bên BH. Bât cứ ai muốn theo phong cách của Gionis nên biết rằng tư thế này là quan trọng nhất, bạn không thể cắt tốt nếu bạn không hạ thấp trọng tâm hoặc không chuẩn bị để đón bóng.
Nếu anh muốn tấn công hoặc lốp bóng qua với bên FH, anh sẽ thực hiện thật nhanh, nhưng nếu cần ra đòn mạnh, anh sẽ thu chân phải về đôi chút, như mọi attacker khi muốn giật. Do vậy anh không cần điều chỉnh nhiều, anh có thể thực hiện thật nhanh, không tốn nhiều thời gian để chuyển từ thủ thành công và ngược lại.
Anh giữ khoảng cách chân khá rộng, ngay cả khi di chuyển từ bên này sang bên kia, điều này giúp anh giữ thăng bằng và phản ứng nhanh được. Khi anh di chuyển, anh di chuyển ngang, ngay cả khi di chuyển ngang chéo xuống góc trái hoặc phải. Ngoại lệ duy nhất là khi anh vừa giao bóng hoặc trả bóng sang mà đối phưong sẽ tấn công, anh sẽ lùi lại thật nhanh, anh lùi ngay lại đằng sau, đặt chân phải đầu tiên, đứng bằng mũi chân. Nhưng điều này chỉ được thực hiện khi sự việc đã xảy ra ngoài tầm tay. Hầu hết các tay vợt đẳng cấp cao nhất thường cố gắng điều tiết trận đấu của họ, vì thế nên họ sẽ có thời gian để duy chuyển. Như 1 thành viên đã chỉ cho tôi thấy rằng Chen Weixing có 2 kiểu giao để thực hiện điều này. Ngay cả khi anh giao bóng rất ngắn với ít xoáy xuống, ép đối thủ gò trả bóng chậm lại, làm anh đủ thời gian để lùi ra xa hơn; hoặc anh sẽ giao bóng thật dài với xoáy xuống khá nặng, làm đối phưong giật moi vồng cao lên (vì khó thực hiện cú gò dài an toàn lúc này được), 1 lần nữa giúp anh có thêm thời gian để đến được vị trí mong muốn.
Anh sẽ lùi về góc phải nhiều hơn hoặc góc trái nhiều hơn khi cần, nhưng không bao giờ quá nhiều- ngoài trừ về phía phải, khi anh cần phản công một cú trả bóng ra mang cá, điều không thường xuyên xảy ra vì hầu hết các cú cắt bóng của anh đều khá tốt. Vì vậy nên có vẻ anh không di chuyển nhiều, nhưng thật ra là anh di chuyển liên tục. Vì anh đi đến đúng vị trí cần thiết, bao quát các góc cần thiết, anh không cần phải bước tới quá nhiều để đón bóng trả về vì anh đã có khả năng bước về gần bàn với bộ chân khá tốt. Và anh không cần phải suy nghĩ nhiều, chỉ việc thực hiện theo các nguyên lý như vậy và biết rằng bóng sẽ qua như thế nào; vì vậy hầu như ta thấy anh chơi bóng khá thoải mái, như đang “tận hưởng” trận đấu vậy. anh cũng đứng ở vị trí “hình chữ nhật” sau phần trái bàn, hình chữ nhật này có chiều dài bằng nửa chiều dài bàn, rộng cũng bằng một nửa chiều rộng bàn, vì đó phù hợp với chiến thuật di chuyển của anh.
Gionis không xếp hạng cao như Chen Weixing hoặc Joo Sae Huyk, nhưng anh có một nét riêng, vẻ đẹp riêng và đó là thương hiệu của anh. Phong cách của anh dựa trên tính toán và có đôi chút khó hiểu trong đó (đôi khi là đôi chút sáng tạo) hơn phong cách của Joo và Chen, điều đó cho ta thấy rõ là phòng thủ hiện đại phức tạp như thế nào.
Huy Huy (Sưu tầm và Biên dịch)
http://www.bongban.vn/chien-thuat-phong-thu-trong-bong-ban/
BOnus phong cách phòng thủ
Một ví dụ về chiến thuật phòng thủ trong bóng bàn của danh thủ Panagiotis Gionis
Tại một vài thời điểm tôi đang tìm cách để hiểu sâu và cụ thể hơn về những kiểu phòng thủ, đặc biệt phòng thủ kết hợp tấn công một cách hợp lý. Tại thời điểm hiện tại tôi đang tập trung vào sự độc lập giữa bộ chân và sự sắp đặt chiến thuật, điều mà đối với tôi có vẻ là một trong những phần quan trọng nhất ảnh hưởng tới một lối đánh nào đó. Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng diễn đạt điều này qua cách quan sát lối đánh của Panagiotis Gionis, người mà theo tôi là một ví dụ tuyệt vời về lối đánh phòng thủ hiện đại.
Trận đấu của tay vợt người Hi Lạp dựa trên việc đánh lừa đối phương và lôi kéo anh ta theo cách mà họ không ngờ tới, để rồi khi họ nhận ra thì đã quá muộn, trận đấu đã bị cuốn theo lối đánh của anh chàng này rồi.
Nguyên tắc cơ bản của Gionis về tấn công: phòng thủ giúp anh lập kế hoạch để tấn công. Theo tôi, gồm 4 phần.
Phần đầu tiên là về cú đánh cực mạnh ngay tại thời điểm bắt đầu trận đấu và diễn ra hầu hết ở mọi trận đấu; không cần biết là anh hoặc đối thủ giao bóng, anh sẽ tấn công hết tay để dứt điểm, ngay bóng đầu (first ball). Không quan trọng là anh thắng điểm hay không (mặc dù việc thắng điểm có thể giúp ích nếu tỉ số trận đấu khá ngang ngửa), anh đang đưa ra lời cảnh báo: bất cứ trái bóng bắt ngắn nào đều sẽ bị tấn công lại. Bằng cách này, anh sẽ bắt đối thủ suy nghĩ kĩ về việc trả bóng cắt về.
Bằng cách ngăn chặn đường thoát của đối phương- điều rất quan trọng với lối đánh phòng thủ hiện đại- anh đã chuẩn bị sẵn sàng để dựng nên bức tường thành của mình.
Để nhập cuộc anh sẽ cắt một vài lần (2, đôi khi là 3, 4 lần) từ bên góc trái chéo sang góc phải nửa bàn bên kia. Anh sẽ đều thực hiện điều này đối với người thuận tay trái hoặc phải. Nếu anh đỡ giao bóng và bóng được đưa trực tiếp vào giữa người anh, anh sẽ bước sang phải để đỡ bằng trái tay. Nếu bóng qua sâu bên phải, anh sẽ tân công, nhưng thường là đối thủ sẽ không đưa bóng qua bên FH của anh nữa sau khi anh đã tấn công những trái bóng đầu tiên, anh sẽ có thể yên tâm rằng bóng sẽ được đưa về bên BH. Cú cắt thứ 2, thứ 3 có thể chậm, thấp, xoáy xuống nhiều, và đưa thật sâu nên đối thủ chỉ còn 1 phương án: giật bóng vồng cao lên. Điều này sẽ tạo nên nhịp độ trận đấu.
Tiếp theo, anh ta sẽ phá vỡ nhịp này- anh sẽ cắt bóng thứ 3, thứ 4 dọc xuống biên bên trái.cả ngừoi thuận tay phải hay tay trái đều phải di chuyển để dùng FH đánh bóng tiếp. Những cú cắt lúc trứoc đã làm cho đối thủ nghĩ rằng bóng trả lại quá nặng để tấn công ngay , nên anh ta buộc lòng phải giật lên. Nhưng họ không đủ thời gian để làm việc đó, vì họ sẽ phải tránh việc giật bóng đang rơi, họ sẽ phải giật khá vội, vì họ phải di chuyển để đến đựoc bóng, thời điểm đánh bóng sẽ không còn thuận lợi như trứơc nữa. Một vài ngừoi trong số họ sẽ bị ảnh hửong bởi điều này và sự phá nhịp trận đấu sẽ làm họ trở nên lúng túng, di chuyển không hợp lý và dễ làm điều gì đó khác đi lúc này và cố gắng tấn công thật nhanh (ở trình độ trung bình và thấp hơn, ngừoi chơi có thể rúc lứơi vì lí do này, thật ra, ngay cả ở đẳng cấp quốc tế, VĐV Zhang Yinin lặp lại lỗi này liên tiếp khi cô thi đấu với Park Mi Young), nhưng dù giật cầu vồng cao hay thấp (thấp thì dễ vào lứoi hơn) thì họ sẽ có xu hứong giật về phía FH của Gionis.
Đây là điều mà anh ta đã chờ đợi từ lâu, anh sẽ giật hết tay dọc biên phải và hầu hết là thắng điểm.
Đây là một phưong án nhìn có vẻ đơn giản và rõ ràng, do nó hoạt động khá hiệu quả và làm cho đối thủ không còn lựa chọn nào khác. Đối phưong không thể dễ dàng gò những loạt bóng đầu (first balls) vì xoáy xuống quá nhiều nên bóng sẽ trồi lên và chắc chắn sẽ bị Gionis phản công. Bên cạnh đó, cú giật sát thủ của anh- một phần của tâm lý chiến- sẽ đập tan ý định gò bóng về này của đối thủ. Nếu cú gò đựoc thực hiện, và quá nhiều xoáy xuống bị trả về và anh không tấn công đựơc, anh sẽ chỉ cắt và bắt đầu lại từ đầu. Khi anh phá nhịp trận đấu và ép đối phuơng về bên trái, trả bóng dọc biên không phải lựa chọn đúng đắn của đối phương, vì trả bóng chéo sang bên kia có vẻ an toàn hơn nhiều. trong trừong hợp họ có thể trả bóng dọc biên, Gionis sẽ trả bóng chéo sang bên kia, cắt tiếp, và đơn giản chờ đợi những pha bóng tiếp theo. Và nếu vì một vài lí do gì đó anh quyết định ở phút cuối rằng anh không thể ra cú dứt điểm, anh sẽ chỉ lốp bóng qua bằng FH và bắt đầu lại. Quá trình này có vẻ khá đơn giản, nhưng cũng khá hiệu quả.Để thực hiện điều này Gionis cần có một bên BH thật tốt, và một cú giật FH sát thủ, nhưng anh cũng cần phải có bộ chân tốt để phối hợp bên FH và BH với nhau.
Đầu tiên, anh cần đứng gần bàn, nếu không anh sẽ mất đi khả năng ra đòn tấn công đối với bóng gò. Vì vậy, điều quan trọng là biết rằng không thể nào thực hiện một cú đánh tốt nếu bạn không ở đúng chỗ tại đúng thời điểm và đứng thật thằng bằng.
Vị trí cơ bản của Gionis là ở phía trái bàn, gần đường kẻ giữa, ở cách xa 3 hoặc 4 feet sau bàn, vì thế với tới nhiều hoặc ít anh cũng có thể dễ dàng cắt bóng sát lứơi. Bất cứ khi nào anh đưa bóng sâu, anh sẽ đứng ở vị trí này, chỉ di chuyển đôi chút về phía trái để đưa bóng về phía phải, và di chuyển về phía phải đôi chút khi muốn đưa bóng về phía trái, bao quát hầu như toàn bộ các góc. Anh hầu như không bao giờ lùi xa hơn, vì khoảng cách khoảng nửa bàn tính từ mép bàn là khoảng cách tối đa mà anh còn có thể tấn công; nếu anh lùi xa hơn, anh sẽ mất đi lợi thế này, nhưng nếu anh tiến về gần hơn, anh sẽ khó cắt bóng hơn.
Thế đứng của anh cũng có sự liên quan tới mục đích cắt và tấn công. Anh sẽ thừong đặt chân trái hơi đưa về phía sau, vì thế lưng anh sẽ hơi nghiêng một tí so với đừơng mép bàn; bằng cách này anh có thể chuẩn bị cắt bóng bằng bên BH. Bât cứ ai muốn theo phong cách của Gionis nên biết rằng tư thế này là quan trọng nhất, bạn không thể cắt tốt nếu bạn không hạ thấp trọng tâm hoặc không chuẩn bị để đón bóng.
Nếu anh muốn tấn công hoặc lốp bóng qua với bên FH, anh sẽ thực hiện thật nhanh, nhưng nếu cần ra đòn mạnh, anh sẽ thu chân phải về đôi chút, như mọi attacker khi muốn giật. Do vậy anh không cần điều chỉnh nhiều, anh có thể thực hiện thật nhanh, không tốn nhiều thời gian để chuyển từ thủ thành công và ngược lại.
Anh giữ khoảng cách chân khá rộng, ngay cả khi di chuyển từ bên này sang bên kia, điều này giúp anh giữ thăng bằng và phản ứng nhanh được. Khi anh di chuyển, anh di chuyển ngang, ngay cả khi di chuyển ngang chéo xuống góc trái hoặc phải. Ngoại lệ duy nhất là khi anh vừa giao bóng hoặc trả bóng sang mà đối phưong sẽ tấn công, anh sẽ lùi lại thật nhanh, anh lùi ngay lại đằng sau, đặt chân phải đầu tiên, đứng bằng mũi chân. Nhưng điều này chỉ được thực hiện khi sự việc đã xảy ra ngoài tầm tay. Hầu hết các tay vợt đẳng cấp cao nhất thường cố gắng điều tiết trận đấu của họ, vì thế nên họ sẽ có thời gian để duy chuyển. Như 1 thành viên đã chỉ cho tôi thấy rằng Chen Weixing có 2 kiểu giao để thực hiện điều này. Ngay cả khi anh giao bóng rất ngắn với ít xoáy xuống, ép đối thủ gò trả bóng chậm lại, làm anh đủ thời gian để lùi ra xa hơn; hoặc anh sẽ giao bóng thật dài với xoáy xuống khá nặng, làm đối phưong giật moi vồng cao lên (vì khó thực hiện cú gò dài an toàn lúc này được), 1 lần nữa giúp anh có thêm thời gian để đến được vị trí mong muốn.
Anh sẽ lùi về góc phải nhiều hơn hoặc góc trái nhiều hơn khi cần, nhưng không bao giờ quá nhiều- ngoài trừ về phía phải, khi anh cần phản công một cú trả bóng ra mang cá, điều không thường xuyên xảy ra vì hầu hết các cú cắt bóng của anh đều khá tốt. Vì vậy nên có vẻ anh không di chuyển nhiều, nhưng thật ra là anh di chuyển liên tục. Vì anh đi đến đúng vị trí cần thiết, bao quát các góc cần thiết, anh không cần phải bước tới quá nhiều để đón bóng trả về vì anh đã có khả năng bước về gần bàn với bộ chân khá tốt. Và anh không cần phải suy nghĩ nhiều, chỉ việc thực hiện theo các nguyên lý như vậy và biết rằng bóng sẽ qua như thế nào; vì vậy hầu như ta thấy anh chơi bóng khá thoải mái, như đang “tận hưởng” trận đấu vậy. anh cũng đứng ở vị trí “hình chữ nhật” sau phần trái bàn, hình chữ nhật này có chiều dài bằng nửa chiều dài bàn, rộng cũng bằng một nửa chiều rộng bàn, vì đó phù hợp với chiến thuật di chuyển của anh.
Gionis không xếp hạng cao như Chen Weixing hoặc Joo Sae Huyk, nhưng anh có một nét riêng, vẻ đẹp riêng và đó là thương hiệu của anh. Phong cách của anh dựa trên tính toán và có đôi chút khó hiểu trong đó (đôi khi là đôi chút sáng tạo) hơn phong cách của Joo và Chen, điều đó cho ta thấy rõ là phòng thủ hiện đại phức tạp như thế nào.
Huy Huy (Sưu tầm và Biên dịch)
http://www.bongban.vn/chien-thuat-phong-thu-trong-bong-ban/
BOnus phong cách phòng thủ