II. Thìa tròn kiểu Tàu
Em gọi luôn kiểu thìa này thuộc về Tàu, vì đa số cao thủ xài kiểu này xuất phát từ Tàu, nổi tiếng nhất phải kể bác Liu Goliang (Lưu Quốc Lượng) hiện đang là đại tổng quản đám CNT. Nếu cây vợt thìa vuông đại diện cho bản tánh võ sỹ đạo của dân Nhật cứng cõi vuông vức, lấy sức thắng người; thì cây vợt thìa Tàu cũng đại diện cho bản sắc Tung Quở: mềm dẽo lắc léo, lấy trí địch nhơn. Thìa vuông từ thế kỷ trước đến nay vẫn thế, chỉ có một rơ chính, trong khi thìa tròn TQ đã qua mấy thế hệ phát triển, cải tiến và vượt xa hơn kiểu xưa. Thìa tròn TQ phát triển đột phá từ rơ đánh một mặt nay đã đánh được hai bên, từ rơ cũ xài vợt cứng 7 lớp nay đã có kiểu đánh vợt mềm năm lớp với sự thành công rực rỡ của lứa Ma Lin và Wang Hao. Từ rơ đánh gai công nay đã phát triển qua thế mạnh mút bám cứng hoặc chuyển qua gai thủ,…nói chung vợt thìa TQ đa dạng còn hơn là vợt ngang, chỉ vì lợi thế cách cầm thìa.
Nhưng nếu chỉ nói cách cầm thìa thì khó giải thích tại sao rơ này luôn vượt dẫn trước loại vợt thìa vuông, như bác Kim thành tựu chả mấy sáng chói nếu so với bác Liu, còn đám Mã-Wang thì ăn đứt Ryu về mọi mặt. Có gì khác nhau giữa hai loại đầu tròn và vuông? Vâng, có một “cái gì đó” mà các bác cứ theo dõi có thể sẽ tìm ra, còn cá nhân em thì suy nghĩ: nếu chọn đánh thìa thì em sẽ chơi thìa tròn, dù ngày xưa em tập thìa vuông.
1. Ưu điểm
Thứ nhất làtính đại chúngcủa vợt thìa tròn ăn đứt thìa vuông. Chỉ cần lấy vợt ngang cầm theo kiểu thìa là có ngay thìa tròn, trong khi thìa vuông phải xài vợt đặc chế. Các bác có thể chỉ ra cái cán vợt thìa thực sự nó ngắn hơn vợt ngang mà chỗ má vợt nơi ngón tay bấu vào phải bị cắt khuyết khá nhiều để cầm cho tiện lợi, nhưng đều có thể dùng cây vợt ngang mà cưa cán hoặc cắt gỗ (dù là sau này khi sản xuất, các hãng vợt có làm thêm loại cán CP cho một số loại vợt hiện đại). Giá thành vợt thìa tròn tương đương vợt ngang, trong khi thìa vuông khá mắc vì cấu tạo phức tạp hơn, lại buộc phải làm dầy. Điều làm thìa vuông bị phân biệt đối xử là khi dán mút vào rồi thì chỉ có họ nhà chúng nó đổi với nhau, trong khi mút dán cho thìa Tàu vẫn cùng hình dạng với các loại vợt ngang, có thể trao đổi qua lại. Do tính đại trà, dân TQ chơi kiểu thìa khá nhiều, so với rơ chơi thìa vuông ở các nước Hàn Nhật, nên tỉ lệ tài năng được phát hiện cho vào tuyển cũng cao hơn.
Thìa tròn có thể là bất cứ cốt vợt ngang nào, nên chúngrất đa dạng trong phối hợp cốt mút, không phải chỉ là cốt dầy cứng đi chung mút mềm nãy như loại thìa vuông. Học đòi cốt cứng mút mềm thì lúc đầu Tàu cũng có, nhưng tránh phải xài hàng Nhật mắc tiền nên chúng nghĩ ngay tới gai công, cũng tốc độ và uy lực chẳng kém gì. Thìa tròn lại có thể đổi tư thế đầu vợt để đổi xoáy khi tấn công bằng gai, vừa có thể phản xoáy vừa cho bóng nãy thấp hơn thìa vuông rất nhiều, nhất là không quá yếu Bh trước những cú giật Bh dứt điểm của Châu Âu (vì chúng trả bóng bằng gai công bắn thẳng chuội tuốt xuống chứ không có hơi nãy lên như rơ thìa vuông mút tension). Dầu có thành tích chói sáng của bác Liu nhưng khi vừa đổi bóng lớn thì bọn Tàu cũng cải tiến ngay cây vợt thìa, áp dụng rơ vợt mềm kết hợp mút cứng của 729, G999 hoặc sau này là DHS. Nghiên cứu vợt của Mã-Wang-Xu ta thấy toàn dùng chung lõi Ayous kết hợp lớp đệm sprouce rất dai, bác Mã chơi lớp ngoài là Walnut, chú Wang chơi Koto còn chú Xu cũng lòng vòng họ nhà Rosewood hay Ebenholz. Với cải tiến này thì vợt thìa TQ đã hoàn toàn khác xa thìa Nhật, vì đi theo cấu trúc vợt offensive classic của Châu Âu. Với cấu trúc cực kỳ lợi thế về tạo xoáy này, cộng với mút Tàu cứng bám nữa thì rơ thìa Tàu hoàn toàn thích nghi với loại bóng lớn, khi mà vợt thìa vuông phải chới với thoái trào.
Một lợi điểm của thìa tròn TQ so với thìa vuông Nhật làcú Bh, cú này chỉ chính thức xuất hiện cách nay hơn 10 năm, từ khi Wang Hao chính thức trình làng (trước đó họ Liu cũng xài nhưng bị cảnh cáo thẻ vàng vì chơi….thiếu nghiêm túc). Nghĩ cũng đúng, chơi vợt Châu Âu mà không đánh Bh thì phí quá, thế là từ chú Mã dè đặt lâu lâu mới làm một phát thì chú Wang xài như vũ khí chính, đánh flick trả cú giao bóng và đôi công cứ như Tây! Đây là một đặc điểm mà chỉ có rơ thìa Tàu mỏng đánh mút Tàu làm được, còn rơ thìa Nhật thì có ứng dụng cũng chẳng ích lợi gì. Thứ nhất, vì vợt mỏng nên thìa Tàu buộc phải dán mút bên Bh làm đối trọng, để vợt có trọng lượng mới giật mút Tàu hiệu quả. Dán mà không đánh thì phí, hơn nữa vì vợt mỏng đi chung mút bám chậm nên cú chặn bóng Bh kiểu xưa rất yếu, buộc phải di chuyển ôm Bh đánh Fh luôn hoặc xoắn đẩy xé góc như Ma Lin. Nhưng nếu có cú chưởng lại như vợt thìa vuông thì quá đã, thế là chú Mã chơi ngay miếng Bryce vào, thỉnh thoảng đổi mặt bắn lại, chết khá nhiều chim sẽ. Hay cái chỗ là có thể biến hóa giữa hai rơ khác nhau trên cùng một góc Bh, lại có cú giật Fh chết người nữa, nên chú Mã cũng lên đỉnh một thời gian lâu. Chú Wang nhìn mặt ngây thơ không ma giáo như lão Ma Đầu kia, nên không thèm chơi mút Tàu bên càng trái nữa, xoay hết mặt kia đánh rơ Châu Âu luôn. Thế là từ đây vợt thìa TQ có càng trái mạnh và xoáy khủng: xoáy nhờ mặt Sriver mà mạnh nhờ lót Bryce, lại do cách cầm thìa nên xoáy ngang cực quái dị nữa. Trùm Châu Âu như chú Boll hay chú Săm-soi-lốp mà gặp chú Wang là đi nhanh như điện, vì hễ ép Bh thì sẽ đụng cú bắn giật xoáy đủ kiểu, mà chỉ cần hãm lực lại là đối đầu với Bh thì ăn ngay cú Fh uy lực của mút Tàu kết hợp vợt thìa.
Sự xuất hiện của Xu Xin khẳng định tính đa dạng của vợt thìa Tàu, khi chú này lấy vợt thìa chơi rơ đánh xa bàn kiểu Châu Âu chứ không ôm bàn như truyền thống Á Châu. Chú Xu chơi tay trái lại khoái bắn Bh xé góc hơn là ôm bàn flick như chú Wang, chú này nhờ sinh sau đẻ muộn nên biết xài T64 lại có một chút gì đó của cú Bh Tàu nên cũng là một cái đinh trên sàn đấu quốc tế. Trong đội CNT nữ cũng có một em xài vợt thìa mỏng đánh hai gai đang lên (Zhou Xintong), làm đối trọng với rơ ôm bàn đều, thống trị từ thời Zhang Yining. Rơ thìa tròn vẫn thấy bên phía nữ của Hàn và Nhật, đa số là đánh gai công, cũng còn một số lợi thế nhất định vì trong đám nữ ít ai có những cú giật uy lực để xoáy vào điểm yếu Bh của vợt thìa.
Một lợi thế đặc biệt của vợt thìa tròn là kết hợp với mút Tàu, nhờ chúc đầu vợt xuống nên cú giật với mút xếp gai dọc trở nên uy lực và xoáy hơn một cấp. Cú Fh của thìa Tàu vừa có tính đột biến khó đoán điểm rơi như họ nhà cầm thìa, lại có độ xoáy khủng của mút Tàu nữa nên trở nên lợi hại hơn xưa rất nhiều. Hơn nữa, vợt thìa Tàu còn sử dụng cốt rất đàn hồi với cấu trúc lõi ayous kết hợp lớp đệm sprouce cực già, lớp ngoài cùng được xử lý đặc biệt với nhiều lớp seal-coat nhằm tăng độ cứng và nãy. Nghĩa là cái cốt thìa tuy mỏng và dai nhưng cũng rất nặng và uy lực, tạo cho cú đánh cực kỳ “có trọng lượng”. Mặt khác, cấu trúc này rất có lợi về lực khi lùi xa bàn, nên dầu có bị đẩy vào thế đối giật xa bàn thì các chú thìa Tàu vẫn trội hơn rơ vợt ngang Tàu. Hồi đó em cứ nghĩ mãi, tại sao thìa Tàu không chơi loại cốt 7 lớp như vợt ngang cho nó…bạo lực? Thực ra đánh cốt 7 lớp với mút Tàu lại mất sức nhiều hơn, bóng lại đi thiếu tính biến dị uyển chuyển như cốt dai 5 lớp. Vì có xoáy khủng nên chúng chả ngại gì tính chất cầu vồng cao của loại phối hợp này, ngược lại chúng lợi dụng kiểu trợ lực của cốt để đánh ngắn tay, vừa mạnh vừa qua lưới an toàn. Khi thuận tiện thì chúng phang hết tay bóng qua lưới cao nhưng cúp xuống ngay, chả sợ bóng nãy cao như rơ vợt mỏng dán mút bọt khí Châu Âu. Cú Fh của vợt thìa TQ cho tới nay vẫn trụ vững, dù xài loại vợt mút lạc hậu ngần mấy chục năm. Lợi thế này khiến rơ thìa Tàu đối giật Fh mạnh vô địch, khiến Wang Liqin phải xài cốt giãm xóc TBS và H2, từ khi nguyên đám thế hệ sau học đòi chơi Vis và ZLC thì vợt thìa mới hết chiếm thế độc tôn trong đối giật.
Nhờ mút Tàu và có được hai mặt nên cú giao bóng của thìa Tàu cũng biến hóa hơn thìa vuông, độ xoáy khó đoán hơn rất nhiều, dù đã cấm che chọi nhưng lúc chạm bóng nhanh quá chả đọc được xoáy gì và bao nhiêu – nhất là những kiểu phối hợp giao tung bóng cao kết hợp tung bóng rất thấp. Nếu có điều kiện em sẽ viết về các cú giao bóng, trong đó em ngưỡng mộ nhất là vợt thìa Tàu: nhiều bác Tàu cầm thìa với Tenergy, trình èo uột mà giao bóng thôi cũng khiến mình phát hoảng rồi. Nhưng nếu chỉ nói cú giao bóng khó là chưa hết một phần trăm vấn đề, cú giao bóng này khó hơn nữa vì nó quá khôn ngoan đầy chiến thuật, có khi cực kỳ đơn giãn nhưng lại hiệu quả. Các kiểu giao bóng của Tàu đã tính hết các cửa đở lại, nên cho dù ta có trả giao bóng thành công bao nhiêu cũng ngay cú Fh dứt điểm chờ sẵn – mà cú Fh này khoái nhất là đánh bóng ngắn lưng lửng trong bàn. Thời chú Mã Lâm hoàng hành chưa có trò ép trái đối giật như bây giờ, thỉnh thoảng chú Wang Liqin có bắn trái đường thẳng cạnh mới làm chú Lâm ngỡ ngàng đứng ngó, chứ chú Hao chơi kiểu flick moi xoáy Bh lên chả ăn nhằm gì.
Nhìn chung thì thìa tròn TQ có nhiều ưu điểm hơn thìa vuông Nhật, hơn cả vợt ngang. Thìa Tàu kiểu mới thích nghi hoàn toàn với bóng lớn nhờ có mút Tàu và phát triển được cú Bh lật mặt vợt với nhiều kỹ thuật của vợt ngang. Nhờ có mút tension nên thìa Tàu vẫn có tốc độ trong thời kỳ “quá độ” giữa speed glue và booster. Nhờ hai mặt và mút Tàu nên luật cấm che tay cũng chả ăn nhằm gì các bác thìa Tàu. Nhờ các ưu điểm trên nên thìa Tàu vẫn tồn tại đến ngày nay, sau bao lần ITTF đổi luật, khi mà thìa vuông đã bị đánh knock-out ngay từ vòng gởi xe. Nhưng khi làn sóng Tenergy ồ ạt với đám trẻ trâu có cú Bh súng máy thì rơ thìa tròn này mới bắt đầu lộ ra những yếu điểm, kéo theo một loạt quân xanh tấn lên CNT chả còn ai chơi thìa nữa. Vợt thìa tròn là “linh hồn” của Tàu nên dầu có bị xếp sau, họ nhà Khổng-Lượng vẫn tìm cách cải tiến tiếp, để nó không bị xếp…xó. Chúng ta sẽ chờ xem bọn Tàu sẽ còn giở trò gì ra, nhưng trong thời kỳ này thì em thấy rất rõ là rơ thìa đang bị ăn hiếp đến tội nghiệp, nhất là xem Ma Lin đánh gần đây hoặc Wang Hao đánh với đám trẻ trâu thế hệ Fang Zhen Dong.