Cầm vợt và kỹ thuật đôi công cơ bản

1. LỰA CHỌN CÁCH CẦM VỢT NGANG HAY DỌC:
Ý kiến của HLV Ma Kaixuan (Một trong những chuyên gia hàng đầu Trung Quốc, cựu huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Trung Quốc – Người từng đào tạo Ma Long) đối với trẻ em bắt đầu luyện bóng bàn:

Hiện nay có hai lối cầm vợt chủ yếu là vợt ngang và vợt dọc. Đối với lối chơi vợt dọc, để hạn chế nhược điểm của cú đánh trái, các VDV TQ đã phát minh ra lối chơi Cầm vợt dọc đánh vợt ngang, có thể giật trái (Reverse Penhold Backhand RPB).

Tuy nhiên, sau 20 năm kể từ khi được phát minh sử dụng đến nay, hệ thống huấn luyện của lối chơi này vẫn chưa được hoàn thiện, số VĐV thành công cũng rất ít. Đến nay mới chỉ có Wang Hao có thể coi là người chơi hoàn thiện nhất. Ở thời điểm này, giới chuyên môn đều có đồng quan điểm là lối chơi RPB khó luyện, tỉ lệ thành công thấp.

Thêm nữa, đặc biệt là đối với trẻ em, cho dù dùng vợt chuyên dụng cho thiếu nhi, nguy cơ chấn thương cổ tay vẫn là rất cao. Ý kiến cá nhân của tôi là nên luyện tập vợt ngang. Cùng thời gian và công sức luyện tập, vợt ngang dễ đạt thành tích hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ thích thú , và HLV tâm đắc với lối chơi RPB thì vẫn có thể lựa chọn lối chơi này.

Ngoài ra cũng nên nhớ kỹ rằng dù là tập luyện với mục đích thi đấu chuyên nghiệp hay rèn luyện thân thể, các em bắt đầu tập luyện khi còn nhỏ, chiều cao, thể hình chưa đạt đến mức lí tưởng, phụ huynh cũng như HLV không nên quá nôn nóng đòi hỏi yêu cầu về thành tích.

2. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐÔI CÔNG:


Đôi công là kỹ thuật cơ bản nhất của bóng bàn. Nắm vững và sử dụng thành thạo kĩ thuật đôi công là nấc thang không thể bỏ qua trên con đường trở thành cao thủ bóng bàn của người mới nhập môn.
Đối tượng luyện tập : người mới tập chơi, người chơi lâu năm không cơ bản hoặc mất gốc.

Giai đoạn 1. Tư thế đứng:đứng cách bàn 40-50cm, hai chân mở rộng ngang vai hoặc dài hơn vai một chút, chân trái (đối với người cầm vợt tay phải) tiến về phía trước khoảng nửa bàn chân so với chân phải, dồn trọng tâm xuống hai đầu gối ( hai gối hơi khuỳnh), hơi hóp bụng, gót chân hơi nhấc rời khỏi mặt đất.

Giai đoạn 2. Khi bóng đang bay tới, dùng hông kéo cánh tay về phía sau (chú ý khuỷu tay không vượt quá mặt phẳng lưng), cánh tay trước song song với mặt bàn (mặt đất), góc tạo bởi cánh tay trên và cơ thể khoảng 35-45 độ, chuyển trọng tâm về chân phải, mặt vợt hơi nghiêng về phía trước.

Giai đoạn 3.Chuyển trọng tâm về chân trái, xoay hông, đánh bóng ở điểm cao nhất, khi tiếp xúc bóng, cánh tay trước gấp nhanh dần đều ( chú ý không nhấc khuỷu tay, không lật cổ tay), sau khi đánh bóng, theo quán tính, kéo vợt về phía nửa thân bên trái.

Giai đoạn 4. Nhanh chóng chuyển về tư thế ở bước 2, chuẩn bị đánh cú đánh tiếp theo.
 

thich-bongban

Trung Sỹ
1. LỰA CHỌN CÁCH CẦM VỢT NGANG HAY DỌC:
Ý kiến của HLV Ma Kaixuan (Một trong những chuyên gia hàng đầu Trung Quốc, cựu huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Trung Quốc – Người từng đào tạo Ma Long) đối với trẻ em bắt đầu luyện bóng bàn:

Hiện nay có hai lối cầm vợt chủ yếu là vợt ngang và vợt dọc. Đối với lối chơi vợt dọc, để hạn chế nhược điểm của cú đánh trái, các VDV TQ đã phát minh ra lối chơi Cầm vợt dọc đánh vợt ngang, có thể giật trái (Reverse Penhold Backhand RPB).

Tuy nhiên, sau 20 năm kể từ khi được phát minh sử dụng đến nay, hệ thống huấn luyện của lối chơi này vẫn chưa được hoàn thiện, số VĐV thành công cũng rất ít. Đến nay mới chỉ có Wang Hao có thể coi là người chơi hoàn thiện nhất. Ở thời điểm này, giới chuyên môn đều có đồng quan điểm là lối chơi RPB khó luyện, tỉ lệ thành công thấp.

Thêm nữa, đặc biệt là đối với trẻ em, cho dù dùng vợt chuyên dụng cho thiếu nhi, nguy cơ chấn thương cổ tay vẫn là rất cao. Ý kiến cá nhân của tôi là nên luyện tập vợt ngang. Cùng thời gian và công sức luyện tập, vợt ngang dễ đạt thành tích hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ thích thú , và HLV tâm đắc với lối chơi RPB thì vẫn có thể lựa chọn lối chơi này.

Ngoài ra cũng nên nhớ kỹ rằng dù là tập luyện với mục đích thi đấu chuyên nghiệp hay rèn luyện thân thể, các em bắt đầu tập luyện khi còn nhỏ, chiều cao, thể hình chưa đạt đến mức lí tưởng, phụ huynh cũng như HLV không nên quá nôn nóng đòi hỏi yêu cầu về thành tích.

2. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐÔI CÔNG:


Đôi công là kỹ thuật cơ bản nhất của bóng bàn. Nắm vững và sử dụng thành thạo kĩ thuật đôi công là nấc thang không thể bỏ qua trên con đường trở thành cao thủ bóng bàn của người mới nhập môn.
Đối tượng luyện tập : người mới tập chơi, người chơi lâu năm không cơ bản hoặc mất gốc.

Giai đoạn 1. Tư thế đứng:đứng cách bàn 40-50cm, hai chân mở rộng ngang vai hoặc dài hơn vai một chút, chân trái (đối với người cầm vợt tay phải) tiến về phía trước khoảng nửa bàn chân so với chân phải, dồn trọng tâm xuống hai đầu gối ( hai gối hơi khuỳnh), hơi hóp bụng, gót chân hơi nhấc rời khỏi mặt đất.

Giai đoạn 2. Khi bóng đang bay tới, dùng hông kéo cánh tay về phía sau (chú ý khuỷu tay không vượt quá mặt phẳng lưng), cánh tay trước song song với mặt bàn (mặt đất), góc tạo bởi cánh tay trên và cơ thể khoảng 35-45 độ, chuyển trọng tâm về chân phải, mặt vợt hơi nghiêng về phía trước.

Giai đoạn 3.Chuyển trọng tâm về chân trái, xoay hông, đánh bóng ở điểm cao nhất, khi tiếp xúc bóng, cánh tay trước gấp nhanh dần đều ( chú ý không nhấc khuỷu tay, không lật cổ tay), sau khi đánh bóng, theo quán tính, kéo vợt về phía nửa thân bên trái.

Giai đoạn 4. Nhanh chóng chuyển về tư thế ở bước 2, chuẩn bị đánh cú đánh tiếp theo.
Sửa động tác thì mất bao lâu hả bác? hi
 

hungvotdoc

Thượng Tá
1. LỰA CHỌN CÁCH CẦM VỢT NGANG HAY DỌC:
Ý kiến của HLV Ma Kaixuan (Một trong những chuyên gia hàng đầu Trung Quốc, cựu huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Trung Quốc – Người từng đào tạo Ma Long) đối với trẻ em bắt đầu luyện bóng bàn:

Hiện nay có hai lối cầm vợt chủ yếu là vợt ngang và vợt dọc. Đối với lối chơi vợt dọc, để hạn chế nhược điểm của cú đánh trái, các VDV TQ đã phát minh ra lối chơi Cầm vợt dọc đánh vợt ngang, có thể giật trái (Reverse Penhold Backhand RPB).

Tuy nhiên, sau 20 năm kể từ khi được phát minh sử dụng đến nay, hệ thống huấn luyện của lối chơi này vẫn chưa được hoàn thiện, số VĐV thành công cũng rất ít. Đến nay mới chỉ có Wang Hao có thể coi là người chơi hoàn thiện nhất. Ở thời điểm này, giới chuyên môn đều có đồng quan điểm là lối chơi RPB khó luyện, tỉ lệ thành công thấp.

Thêm nữa, đặc biệt là đối với trẻ em, cho dù dùng vợt chuyên dụng cho thiếu nhi, nguy cơ chấn thương cổ tay vẫn là rất cao. Ý kiến cá nhân của tôi là nên luyện tập vợt ngang. Cùng thời gian và công sức luyện tập, vợt ngang dễ đạt thành tích hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ thích thú , và HLV tâm đắc với lối chơi RPB thì vẫn có thể lựa chọn lối chơi này.

Ngoài ra cũng nên nhớ kỹ rằng dù là tập luyện với mục đích thi đấu chuyên nghiệp hay rèn luyện thân thể, các em bắt đầu tập luyện khi còn nhỏ, chiều cao, thể hình chưa đạt đến mức lí tưởng, phụ huynh cũng như HLV không nên quá nôn nóng đòi hỏi yêu cầu về thành tích.

2. HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐÔI CÔNG:


Đôi công là kỹ thuật cơ bản nhất của bóng bàn. Nắm vững và sử dụng thành thạo kĩ thuật đôi công là nấc thang không thể bỏ qua trên con đường trở thành cao thủ bóng bàn của người mới nhập môn.
Đối tượng luyện tập : người mới tập chơi, người chơi lâu năm không cơ bản hoặc mất gốc.

Giai đoạn 1. Tư thế đứng:đứng cách bàn 40-50cm, hai chân mở rộng ngang vai hoặc dài hơn vai một chút, chân trái (đối với người cầm vợt tay phải) tiến về phía trước khoảng nửa bàn chân so với chân phải, dồn trọng tâm xuống hai đầu gối ( hai gối hơi khuỳnh), hơi hóp bụng, gót chân hơi nhấc rời khỏi mặt đất.

Giai đoạn 2. Khi bóng đang bay tới, dùng hông kéo cánh tay về phía sau (chú ý khuỷu tay không vượt quá mặt phẳng lưng), cánh tay trước song song với mặt bàn (mặt đất), góc tạo bởi cánh tay trên và cơ thể khoảng 35-45 độ, chuyển trọng tâm về chân phải, mặt vợt hơi nghiêng về phía trước.

Giai đoạn 3.Chuyển trọng tâm về chân trái, xoay hông, đánh bóng ở điểm cao nhất, khi tiếp xúc bóng, cánh tay trước gấp nhanh dần đều ( chú ý không nhấc khuỷu tay, không lật cổ tay), sau khi đánh bóng, theo quán tính, kéo vợt về phía nửa thân bên trái.

Giai đoạn 4. Nhanh chóng chuyển về tư thế ở bước 2, chuẩn bị đánh cú đánh tiếp theo.
Về " lựa chọn cách cầm vợt ngang hay dọc" Hỏa châu khuyên thế thì bảo sao vợt dọc lại chẳng bị càng ngày càng hiếm, giảm đi sự phong phú đa dạng của lối đánh trong bóng bàn, giảm bớt sự hấp dẫn của bóng bàn (hehe). Phải nói thế này này: Ưu điểm của vợt dọc là bạn không phải lưỡng lự đánh mặt phải hay mặt trái. Bạn nào hay bị lưỡng lự hoặc đánh bên trái cảm thấy ngường ngượng thì chơi vợt dọc rất thích- tất nhiên là tôi đang nói đến vợt dọc cổ điển (chỉ chơi một mặt). Còn khi đã dán Bh để chơi RPB gì đó thì sẽ mất đi ưu điểm của vợt dọc thì thà chơi vợt ngang còn hơn!
 
Về " lựa chọn cách cầm vợt ngang hay dọc" Hỏa châu khuyên thế thì bảo sao vợt dọc lại chẳng bị càng ngày càng hiếm, giảm đi sự phong phú đa dạng của lối đánh trong bóng bàn, giảm bớt sự hấp dẫn của bóng bàn (hehe). Phải nói thế này này: Ưu điểm của vợt dọc là bạn không phải lưỡng lự đánh mặt phải hay mặt trái. Bạn nào hay bị lưỡng lự hoặc đánh bên trái cảm thấy ngường ngượng thì chơi vợt dọc rất thích- tất nhiên là tôi đang nói đến vợt dọc cổ điển (chỉ chơi một mặt). Còn khi đã dán Bh để chơi RPB gì đó thì sẽ mất đi ưu điểm của vợt dọc thì thà chơi vợt ngang còn hơn!
Thực ra vợt dọc ngày càng ít người chơi, ngay cả tại nền bóng bàn số 1 thế giới là Trung Quốc. Lý do là vì lối chơi này ít sự biến hoá, ít đa dạng kỹ thuật hơn kiểu cầm vợt ngang.

Để duy trì sự đa dạng, Liên Đoàn BB TQ còn phải bắt buộc mỗi đội phải duy trì 1 thành viên chơi gai hoặc chơi vợt dọc.

Ở Trung Quốc thì ngoài việc ra quy định để bảo tồn lối chơi được coi là truyền thống này, họ còn cố gắng nghĩ ra các phương án để tăng sự biến hoá và đa dạng kỹ thuật như phát minh ra lối đánh RBP.

Tuy nhiên đó chỉ là đỉnh cao. Sự thực là ở tầm phong trào hoặc đỉnh cao phong trào lối chơi này lại rất hiệu quả chính vì sự đơn giản của nó.

Nếu là một người chơi chuyên nghiệp, có thể tập luyện hàng chục năm từ sáng, chiều, tối, mài sắc các kỹ thuật thì chơi vợt ngang rất lợi thế. Nhưng nếu là nghiệp dư hoặc đỉnh cao nghiệp dư thì chúng ta chỉ có ít thời gian tập luyện, vì vậy lối chơi ít kỹ thuật hơn, đơn giản, hiệu quả vẫn là lợi thế hàng đầu. Như trong võ học có câu đại loại là không sợ 1000 cú đá luyện 1 lần, chỉ sợ 1 cú đá luyện 1000 lần.

Ví dụ đơn giản như He Zhiwen của Tây Ban Nha, ông này chơi vợt dọc gai công, vốn là lối đánh ít biến hoá nhất của vợt dọc rồi nhưng vẫn thắng rất nhiều cao thủ bóng bàn trên thế giới mặc dù đã loanh quanh ở tuổi 50. Lối chơi của ông rất đơn giản: Phi dài ép vào thế đẩy sâu 2 góc để đôi công hoặc chặn đẩy.

Bên em cũng không khuyên nên theo lối đánh nào cả vì cái gì cũng sẽ có sự phát triển tự nhiên. Nền bóng bàn ở Việt Nam phât triển đến 1 mức độ nào đó sẽ tự khắc có sự đa dạng trong lối chơi (vợt dọc, vợt ngang, mút, gai ngắn, gai dài...).

Tuy nhiên em vẫn nghĩ chúng ta khó tiến bộ vì tâm lý bầy đàn, có sự rập khuôn quá nhiều. Ví dụ điển hình là cây vợt Sardius chính là biểu tượng của sự tụt hậu về bóng bàn và hủ lậu trong tư duy phát triển của chúng ta. Thấy vài người chơi cây này là những người mới chơi bắt chước mua theo, chưa biết là có hợp hay không. Bên cạnh đó không ít người tự huyễn hoặc rằng đây là cây vợt tốt nhất và ra sức tuyên truyền điều đó.

Gần đây chúng ta có sự tiến triển và tư duy Sardius là số 1 không còn thâm căn cố đế như cũ. Đây là điều tốt.

Em rất thích những người lựa chọn lối chơi mới, khác biệt và hiệu quả, đơn giản nữa thì càng tốt. Những người theo lối chơi đơn giản, hiệu quả thường trụ vững rất lâu trong giới bóng bàn.

Chưa kể khi bóng bàn phát triển sâu rộng hơn, những lối chơi và cách sử dụng loại vợt đúng đắn sẽ giúp những tầng lớp thu nhập rất ít cũng có thể chơi được bóng bàn.

Ví dụ nếu là người chơi amateur, mỗi tuần chỉ đánh vài ba buổi và cũng không muốn sử dụng quá nhiều kinh tế vào bóng bàn thì chọn lối chơi vợt dọc gai công là cực kỳ hiệu quả và phù hợp. Trước đây chúng ta hay tiếp cận không hợp lý là tận dụng mút cũ hoặc mua mặt vợt rất rẻ tiền để dùng, dùng đến khi nào chuội vẫn cố dùng tiếp.

Hy vọng là tương lai chúng ta sẽ có nhiều tiến bộ hơn nữa ạ.
 

Bình luận từ Facebook

Top