Theo mình cảm giác bóng sẽ hình thành qua quá trình tập luyện, thi đấu, ... nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời gian hơn là cốt, mút.Chào các bạn,
Xin hỏi, cảm giác bóng là gì vậy? Cảm giác bóng xuất phát từ cách đánh, từ cốt vợt hay từ mút vậy?
Tôi bối rối quá, mong các bạn giúp dùm.
Cảm giác bóng của các bác phủi thì em k dám nói. Chia sẻ cá nhân em: đầu tiên tập đánh bóng bằng kỹ thuật, sau đó tập phán đoán quả bóng và điều chỉnh cú đánh cho phù hợp, em nghĩ đấy là cảm giác bóngChào các bạn,
Xin hỏi, cảm giác bóng là gì vậy? Cảm giác bóng xuất phát từ cách đánh, từ cốt vợt hay từ mút vậy?
Tôi bối rối quá, mong các bạn giúp dùm.
Em xin quỳ trước câu hỏi của bác. Nó rõ ràng như thế rồi. Thôi thì cắt nghĩa theo từ điển tiếng việt vậy. Cảm :cảm nhận. Giác : giác quan. Bóng là quả bóng. Vậy cảm giác bóng là cảm nhận về quả bóng qua xúc giác,thị giác,và thính giác. Bác cũng có thể dùng thêm 1 số giác quan khác nếu bác muốn cảm nhận sâu sắc hơn. Kết bài e xin lạy bác 1 lần nữa ạ.Chào các bạn,
Xin hỏi, cảm giác bóng là gì vậy? Cảm giác bóng xuất phát từ cách đánh, từ cốt vợt hay từ mút vậy?
Tôi bối rối quá, mong các bạn giúp dùm.
Các bạn diễn giải rất có lý, nhưng mình vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn, vẫn còn lùng bùng. Mình xem qua clip Thuận lác có đề cập đến cảm giác bóng khi hướng dẫn đôi công và giật bóng cùng với bạn Thành thì nhận ra một vài điều hơi khác.
Mình cho rằng cảm giác là phản ứng của các giác quan/hệ cơ/hệ thần kinh khi cảm nhận các tác động từ bên ngoài. Cùng 1 sự việc/hiện tượng, nếu một (các) giác quan không cảm nhận được hoặc cảm nhận chậm hoặc cảm nhận sai lệch thì phản ứng sẽ khác nhau. Ở vị trí/đẳng cấp/trình độ/hoàn cảnh khác nhau, cảm giác cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ:
Từ đó cho thấy cảm giác là thứ khó hiểu, không ổn định và không có quy luật chung nhưng luôn có, sẽ không bao giờ bị cái gọi là "mất cảm giác", có điều, hệ quả có được chấp nhận, hài lòng hay thỏa mãn không thôi.
- khi 1 người phát biểu câu gì đó, sẽ có 1 số người cười, 1 số người bực bội và 1 số người không phản ứng gì hết (không phải là che dấu cảm xúc đâu), hoặc
- khi 1 đứa trẻ được sinh ra, nó thì khóc oe oe, mẹ nó thì vừa cười vừa khóc còn ba nó thì cứ trố mắt ra nhìn.
Do hạn chế về thâm niên, trình độ và kiến thức bóng bàn, mình chỉ nghĩ "cảm giác bóng" là cảm nhận về bóng (có sự phân tích bóng một cách nhanh chóng và sâu sắc về độ xoáy, chiều xoáy, tốc độ, độ cao, độ dài, điểm rơi thông qua mắt và tai) ngay sau khi bóng ra khỏi mặt vợt của đối phương (lần 1) và ra khỏi mặt bàn của chúng ta (lần 2), sau đó là hành động ngay 1 trong các động tác như gò, chặn, đẩy, hất hay đánh bóng.
Nếu như bóng qua được bàn của đối phương thì coi như là thành công, không qua là không thành công; có khi chúng ta chỉ biết đứng nhìn theo bóng là do chúng ta không phản xạ kịp mà thôi, hoàn toàn không có chuyện mất hay không có cảm giác bóng. Còn việc đối phương có thể làm gì sau khi bóng qua bên đó thì là chuyện khác. Nếu ta luôn có thể gây khó khăn hoặc dứt điểm tốt thì ta có cảm giác bóng tốt, còn nếu ta đánh hỏng hoặc tạo điều kiện cho đối phương thắng điểm thì ta có cảm giác bóng không tốt.
Một người mới chơi cũng sẽ có cảm giác bóng nhưng khác với người đã chơi lâu.
Chất lượng cú đánh thì phụ thuộc rất nhiều vào phản xạ, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, thâm niên và vũ khí đang sử dụng, không liên quan gì đến cảm giác bóng. Cảm giác với cốt/mút (như nảy, rung, đầm, bám, bung, ...) cũng không có liên quan gì đến cảm giác bóng. Khi đánh bóng hỏng, chúng ta thường đổ lỗi do cốt/mút (kể cả khi gặp đối thủ dùng mặt gai, anti) hoặc đổ lỗi do mất/không có cảm giác bóng. Hãy chuẩn bị vũ khí tốt và phù hợp hơn, rèn luyện nhiều hơn, kiên trì hơn thì kết quả sẽ tốt hơn.
Mình rất tự tin về việc có thể thích ứng rất mau và hiệu quả với rất nhiều loại cốt/mút khác nhau (chỉ cần có ma sát, ngoại trừ gai và anti) nhưng cảm giác bóng thì chỉ mới tiến bộ được đôi chút, tiếc là do mình không còn trẻ, khỏe, nhanh, bền, rất ít có đkiện tập & bạn tập chứ nếu không thì có thể hạ khối cao thủ tên tuổi đấy (đùa thôi).
Rất mong các bạn đóng góp thêm.
Bác tổng kết rất chuẩn.Theo mình cảm giác bóng sẽ hình thành qua quá trình tập luyện, thi đấu, ... nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời gian hơn là cốt, mút.
Hay đấy!Cảm giác bóng, thực ra giống như bóng đá thôi, là bao gồm
1. nhìn ra xoáy
2. biết điểm rơi
3. đánh ra xoáy
tại sao em nói thế, bởi vì:
1. trình cao hơn hẳn, thì chả cần tập trung, quả nào cũng xử lý được, bởi vì quả nào cũng nhìn ra + biết điểm + đánh ra
cảm giác chỉ nên nói khi đánh với người cùng giơ và ngang trình thôi, chứ không thể áp dụng cho bất cứ trường hợp nào khác, ví dụ như lạc jeu, trình bóng quá chênh lệch, .... Ví dụ thì đơn giản quá, các bác lạc jeu, hay gọi là kỵ jeu, chả nhẽ cảm giác bóng nó sợ ma đối thủ ? mà cứ gặp là biến mất, đánh không có cảm giác toàn thua. Bởi vì kỵ jeu tức là kỵ 1 trong 3 cái em nói ở trên, nên không thể đánh bóng cho tròn pha bóng được, mà luôn thiếu hụt cái gì đó khiến các cú đánh thiếu hẳn độ AN TOÀN và SẮC SẢO
Phải nói kỹ hơn về 3 cấu thành của cảm giác chi tiết, nhưng thôi, em trình D gà lại đi dạy đời, nói đến đây là ... em đi xạc pin đã
Tôi hay mượn lực , xoáy của đối thủ đề khống chế bóng , khi cầm giao bóng , tay cầm bóng ướt mồ hôi , giao xoáy xuống vừa phải , hơi nhú ra khỏi bàn , mời đối thủ giật ... . Luôn thay đổi mặt vơt cũng như cách giao bóng ... để vô hiệu hóa cảm giác bóng cuả đôi thủ ... thấy rất hiệu quả .Hay đấy!
Qua thời gian, a nghĩ điểm số 3 nên là: xử lý bóng qua bàn của đối hợp lý, vd: trả ngược xoáy, trả thêm xoáy (y như ta giao bóng lại cho đối), khởi công hoặc tấn công dứt điểm luôn.
em có anh bạn trình gà trong đó, muốn cho theo đuôi bác được không ?Hay đấy!
Qua thời gian, a nghĩ điểm số 3 nên là: xử lý bóng qua bàn của đối hợp lý, vd: trả ngược xoáy, trả thêm xoáy (y như ta giao bóng lại cho đối), khởi công hoặc tấn công dứt điểm luôn.
A nói đc làm đc. Chưa làm thần gió đc.em có anh bạn trình gà trong đó, muốn cho theo đuôi bác được không ?
Anh ấy người Sing, muốn cho làm đệ bác với @lamtq tập làm thần gió luôn
dạo này nó có chiến đều không anh ?A nói đc làm đc. Chưa làm thần gió đc.
Còn a bạn e thích nâng trình bóng thì ghé bên clb a hay chơi tập chung với đệ tử a vào tối ngày thường. Trình lên nhanh hay chậm tùy năng khiếu và time có thường xuyên hay ko+ nhiều yếu tố...; Muốn học làm thần gió thì cuối tuần ghé trưa T7 và CN. Nhậu chung với đám bạn bb của a là thành thần gió nhanh lắm, 1 tháng(8 buổi) là tốt nghiệp