cách đỡ giao bóng xoáy ngược về bên phải

Chào cả nhà, tại hạ có thắc mắc xin cả nhà giải thích dùm là khi đỡ cú giao bóng ngược qua bên phải các cao thủ ( thuận tay phải) thường né qua đánh trái hoặc cũng né qua đánh trái khi đỡ giao bóng của người tay trái khi giao bóng ngược ( kiểu đồng chí Timoboll hay sử dụng ) không biết tại sao không đánh luôn quả phải mà phải đánh trái cho rườm rà
Mong cả nhà góp chí cho sáng dạ, rất cám ơn
 

Trainee

Đại Tá
Chào cả nhà, tại hạ có thắc mắc xin cả nhà giải thích dùm là khi đỡ cú giao bóng ngược qua bên phải các cao thủ ( thuận tay phải) thường né qua đánh trái hoặc cũng né qua đánh trái khi đỡ giao bóng của người tay trái khi giao bóng ngược ( kiểu đồng chí Timoboll hay sử dụng ) không biết tại sao không đánh luôn quả phải mà phải đánh trái cho rườm rà
Mong cả nhà góp chí cho sáng dạ, rất cám ơn

Vì nhìn chung cú Flick trái tay với số đông là dễ đánh hơn và uy lực hơn cú phải.
Ở một khía cạnh khác, nó là cữ tay tự nhiên từ lúc tập chơi, vì có những vận động viên còn xoay hẳn sang cắt (chính xác là đẩy/push) bóng góc thuận tay bằng mặt trái tay.
 

bachikho

Đại Tá
vde ở chỗ đối phương phát xoáy xuống nặng, nếu xài thuận tay thì hầu như ko có cổ tay, mà ko có cổ tay thì chỉ có thể hất bóng sang, còn trái tay thì có thể xài rất nhiều cổ tay, thực hiện cú flick giống như cú giật trên bàn vậy, đó là lí do tụi pro hay né phải flick trái vì tụi nó muốn tấn công ngay từ quả phát của đối phương
 
thật rõ ràng nhưng tại hạ muốn thỉnh giáo thêm ở chổ khi flick quả trái tay đó với các đối thủ tay trái các cao thủ luôn đánh theo đường chéo tức là về vị trí trái tay của
người giao tại sao không đánh về phía thuận tay vì rõ ràng nếu mượn chiều xoáy thì về phía thuận tay sẽ dễ hơn.
hay như quả giao bóng ngược về phía trái tay(người giao thuận tay ) thì rõ ràng nếu đánh chữ I thì dễ hơn đánh chéo bàn vì chiều xoáy của bóng sẽ bung về phia trái của người đỡ
 

bachikho

Đại Tá
bác xem mà ko thấy là với bb hiện đại thì sau quả phát, tụi pro có thể giật mọi quả bóng trả lại dù là xoáy xuống hay lên à, đó là lí do bao giờ tụi nó cũng flick vào trái đối phương để đôi công chứ ko vào phải để bị cú giật
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Chào cả nhà, tại hạ có thắc mắc xin cả nhà giải thích dùm là khi đỡ cú giao bóng ngược qua bên phải các cao thủ ( thuận tay phải) thường né qua đánh trái hoặc cũng né qua đánh trái khi đỡ giao bóng của người tay trái khi giao bóng ngược ( kiểu đồng chí Timoboll hay sử dụng ) không biết tại sao không đánh luôn quả phải mà phải đánh trái cho rườm rà
Mong cả nhà góp chí cho sáng dạ, rất cám ơn

Cú này theo mình nghĩ thế này bản chất của quả này là ngang xuống. Nếu giật thuận tay ( chơi tay phải ) khi giật chỉ phá được xoáy ngang chứ không phá hoàn toàn được xoáy xuống nên giật thuận tay rất dễ bị rúc lưới. Chính vì điều đó giải pháp giật trái tay ( giật bên BH) sẽ an toàn hơn lại gây khó được cho đối phương, giật trái tay sẽ phá được cả xoáy ngang lẫn xoáy xuống.

Quả xoáy ngược không khác mấy khi bạn gặp mấy tay vợt đánh tay trái động tác quả giao bóng của họ giống như người chơi tay phải nhưng xoáy là ngược lại nên rất hay bị lỗi.
 
đúng đó bác, có thể vì bóng ngắn lại xoáy ngang xuống nên không thể đánh thuận tay được vì vậy chỉ có giải pháp đánh trái tay là hiệu quả nhất còn nếu như dân nghiệp dư có giao xoáy như vậy mà dài bàn thì càng phải bùm ngay
 

bachikho

Đại Tá
giải thích như trên ko hợp lý lắm vì có thể với nghiệp dư thì còn phân biệt xoáy xuôi ngược chứ pro mà bảo giật thuận ko lên nên phải giật trái thì nghe hài quá
 

nvdu574

Thượng Tá
Thường quả này ngắn trên bàn khi đánh quả phải thì phải dùng hết lực, tư thế không tốt (nếu đối phương đỡ dc) để đánh quả 2 vd như malong còn bị mấy lần bóng vô bụng, 1phát ăn ngay thì lại 5an 5thua
Thường tụi chúng dùng vẩy trái, ép trái xung lực lớn đối phương khó tấn cônng ngay
 
bác cũng công nhận là bóng ngắn nặng chỉ có thể vẩy cổ tay thôi mà, ý tôi nói là nếu đánh quả giật là khó hơn( có thể là đánh được ) so với cú ve trái ngay cả tụi pro cũng vậy thôi
 

leqd

Đại Uý
khi đỡ cú giao bóng ngược qua bên phải các cao thủ ( thuận tay phải) thường né qua đánh trái hoặc cũng né qua đánh trái khi đỡ giao bóng của người tay trái khi giao bóng ngược ( kiểu đồng chí Timoboll hay sử dụng ) không biết tại sao không đánh luôn quả phải mà phải đánh trái cho rườm rà
Cái này mình nghĩ là do cơ cấu tự nhiên của khớp tay, cầm vợt FH thì mặt đánh hướng bên trái, nếu đánh FH thì dễ đánh chéo góc sang trái hơn, nhưng đánh FH thì khó đánh chữ I hơn, vì phải vặn cổ tay để tiếp xúc mé trái của bóng. Ngược lại nếu đánh BH thì dễ đánh chéo góc sang bên phải hơn.
Với đối thủ giao bóng có kèm xóay ngang FH reverse, hoặc BH, (hoặc FH của người trái tay) sang bên FH của mình, thì mình phải trả bóng chữ I, hay tiếp xúc bên mé trái của bóng để bù lại xóay ngang. Nếu dùng FH trong bàn thì phải vặn cổ tay rất nhiều, rất khó đánh.
Do đó dùng BH ở bên này hiệu quả hơn, nhất là với flick như ZJK, vì với cú BH thì mặt vợt tiếp xúc bên mé trái bóng, tự nhiên bù lại xóay ngang.
Ngược lại về phía người giao bóng có kèm xóay ngang. Nếu giao FH ngược hoặc BH, tốt nhất là sang phía FH của đối phương, bắt họ vặn cổ tay ngược chiều để khiển bóng. Nếu giao quả này về phía BH thì sẽ bất lợi, vì đối thủi chỉ việc đánh trả tự nhiên chéo góc là bù lại xóay ngang rồi.
Tất nhiên là mình đang nói về bóng ngắn rơi trong bàn, bóng dài thì giật FH thỏai mái.
 

malin_dn

Trung Uý
khi đối thủ giao quả xoáy ngược sang bên phải thường là giao ngắn bàn phía thuận tay, ý đồ chiến thuật là chờ đối thủ lật cổ tay, hoặc cắt lại. Những người sử dụng xoáy ngược để công thường có càng ve rất tốt tiêu biểu như Zhang jike, fang zhengdong, Wang Hao. Tất nhiên khi xử lý quả này, vẫn có thể dùng càng phải để tấn công nhưng rất dễ đoán hướng bóng và không thể dứt điểm được. Khi đó bắt buộc đối thủ phải sử dụng càng ve để tấn công, thứ nhất dễ trả xoáy, thứ 2 bóng xoáy vòng và chủ động bẻ gãi ý đồ tấn công của đối thủ
 

Bình luận từ Facebook

Top