CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA GAI DÀI
Nhiều người đánh lại gai dài có cảm nhận rằng rất khó đọc được đường bóng của cú đánh bằng gai dài. Kể cả bạn, người sử dụng gai dài nhiều khi cũng không biết chính xác đường bóng sau cú đánh của mình là như thế nào. Nhiều quả bạn giành được điểm, cũng không ít quả bạn bị mất điểm. Tất cả chỉ là kinh nghiệm sau thời gian, bạn chỉ biết rằng nếu đánh thế này thì gây khó được cho đối thủ, còn đánh thế kia có thể hỏng/hoặc nếu có vào bàn thì đối thủ cũng dễ dàng tấn công lại – Tất cả chi là lơ-tơ-lơ-mơ, lờ-tờ mờ-lờ về cái nguyên lý, cơ chế hoạt động của gai dài.
Trong bài này sẽ là những diễn giải theo một cách đơn giản và trực quan cụ thể về nguyên lý gai dài nó hoạt động như thế nào. Hy vọng khi đọc hết bài này, bạn sẽ nắm được toàn bộ những gì diễn ra đối với các đường bóng trên bàn khi bạn sử dụng gai dài.
Đường bóng của gai dài có thể đọc được không?
Điều đầu tiên cần phải khẳng định rằng, đường bóng của gai dài là đọc được, chứ không phải như một số nhận xét cho rằng “bóng lộn lung tung” và “không biết đường nào mà lần”. Hãy quên những gì mà đối thủ và những người xung quanh nói xấu về hiệu ứng của gai dài nào là “đánh lừa”, nào là “ngẫu nhiên” hoặc “bất thường”… chẳng qua chỉ là một “Mặt Phủi”.
Một khi bạn hiểu nguyên lý hoạt động của nó, thì đường bóng sau cú đánh của gai dài là hoàn toàn đọc và nhận biết được. Một điều quan trọng bạn là: Cơ chế hoạt động của gai dài không phải lúc nào cũng giống như của mặt mút láng, nhưng nó luôn hoạt động cùng chung một nguyên lý trong hiệu ứng của gai dài. Hãy ghi nhớ điều đó trong đầu, rồi bạn sẽ có cơ sở để vững tâm bước vào con đường “Gai Góc”.
I. GAI DÀI CẮT LẠI BÓNG GIẬT
Nào để bắt đầu, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu xem xét về một kịch bản kinh điển, khi đối thủ giật bạn cắt lại bằng gai dài. Hãy quan sát hình ảnh động dưới đây, rồi đọc tiếp sau nhé.
Hình ảnh đã thực sự nói hết tất cả, nhưng tôi cũng muốn có thêm đôi lời để làm sáng tỏ:
1. Động tác đánh theo cùng chiều xoáy
Như bạn có thể nhìn thấy từ hình ảnh động, bạn đã dựa vào xoáy lên của đối thủ, tiếp thêm cho xoáy đó bằng cách miết vào bóng với các gai dài của bạn, và sau khi bóng được trả lại phía bàn đối thủ nó lại là xoáy xuống, nhưng có mức xoáy nhiều hơn so với bóng đến trước khi tiếp xúc với vợt của bạn.
2. Tác động tăng thêm mức xoáy của bóng đến
Lượng xoáy tăng thêm sau cú cắt gai của bạn sẽ phụ thuộc vào: Tốc độ chuyển động của vợt; Góc vợt; và Kỹ năng miết bóng bằng gai dài của bạn. Với nguyên tắc chung là: Tốc độ chuyển động của vợt càng nhanh, góc vợt càng mở và kỹ năng miết bóng càng tốt thì sẽ tạo được cho bóng xoáy càng nhiều. Khi đó, chắc chắn đối thủ của bạn khó có thể ra được một đòn dứt điểm, chưa nói đến kết quả đối phó vất vả với nó, lại là một pha bóng rúc lưới.
3. Masat bề mặt/độ ôm bám của mặt gai ảnh hưởng đến sự độ biến đổi mức xoáy
Khi này, độ ôm giữ của mặt gai dài sẽ ảnh hưởng đến lượng xoáy tăng thêm mà bạn tạo ra. Mặt càng ít masat, chân gai càng cứng thì tạo thêm xoáy càng ít, và hiển nhiên là mặt gai có độ ôm giữ càng thấp thì tạo thêm xoáy càng ít.
4. Nguyên lý hoạt động của gai dài trong cú đánh
Cuối cùng, cần lưu ý rằng kết quả của cú cắt bằng gai dài này nó có cùng chung một nguyên lý hoạt động như khi bạn cắt bằng mặt mút láng, là: Cùng đánh theo chiều xoáy của bóng, không làm đảo chiều quay của nó; và Cùng tiếp tăng thêm mức xoáy cho bóng. Tuy nhiên, mức độ tăng xoáy và tính chất của đường bóng trả lại có ít nhiều khác nhau.
Cái lợi hơn của mặt gai dài trong động tác cắt này là khi rơi vào tình huống cắt bị động, nó vẫn trả được bóng xoáy xuống sang bàn đối thủ, còn đối với mút láng cú cắt bị động có thể gây ra thảm họa cho bạn.
(Còn nữa)