Các comments về Kỹ thuật Giật bóng Hiện đại kiểu Trung Quốc

Congacon

Binh Nhì
TúOTE="Congacon, post: 661079, member: 872"]Ai mà trên cả Việt HY thế, bác mở rộng hiểu biết cho e cái?
Tuấn nam định 3-1 báo hà nội 2014[/QUOTE]
Ăn dc trận đã là trên á, vậy thì còn thua xa Hưng đen.
Mình nhất trí với quan điểm của bạn @Congacon. Học không bao giờ là thừa, trong bóng bàn càng là như vậy vì bb là môn thể thao có nhiều kỹ thuật khó, đa dạng và rất biến hóa. Cũng đừng sợ tẩu hỏa nhập ma - đọc nhiều thì biết nhiều, sau đó mới chắt lọc cái nào mình thấy phù hợp với bản thân và cả với ...ý thích của cá nhân.
100 like cho chú :):):):):). Bài viết của cháu đơn giản vậy mà vẫn có người k hiểu, thế mới lạ chú ạ :)).
Có ai phủ nhận là không làm được đâu bác ơi. Mọi thông tin về kiến thức không chỉ bác NTBB chia sẻ mà nhiều người khác nữa đăng lên đây đều hết sức bổ ích cho một bộ phận không nhỏ các thành viên. Có người chỉ đọc, có người nghiên cứu làm theo.
Ở đây cái chuyện "TQ làm được 10, ta làm được 2-3 là tốt lắm rồi" cần phải bàn. Ngay cả tuyển thủ hay các vđv năng khiếu chứ chưa nói người chơi phong trào, thực tế không có điều kiện tập luyện như người ta (phương pháp, HLV, thời gian, tiền bạc...) thì cần cân nhắc có nên tập theo không. Tập theo phải được 7-8, ít phải được 6-7, chứ 2-3 tập làm gì. Tập theo châu Âu hay Hàn Quốc mà được 7-8 liệu cho rằng không bằng 2-3 của TQ???. Tập theo Nhật Bản hay châu Âu mà vô địch Đông Nam Á (thắng được mấy anh TQ thứ cấp nhập tịch kia) chẳng hơn cứ tập theo a TQ hạng nhất trong khi chẳng có được mấy điều kiện tập luyện gì như người ta phỏng có ích gì. Mọi người đến giờ có thấy tuyển thủ quốc gia nào (tất nhiên ngoài tuyển TQ) dùng mặt tàu oánh thắng được các tuyển thủ Đức, Nhật hay chưa? Có muốn biết lý do không?
Tất nhiên ở đây đề cập vấn đề này môt cách quan trọng hóa và to tát hóa thôi, kiểu như phản biện suy nghĩ ủng hộ nâng tầm tàu đạo thành một trào lưu phổ biến thối. Còn như bác NTBB đã nói, nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng các kỹ thuật mới, lạ là quyền và sở thích của từng người (chơi phong trào) mà.
Bác @Timoboll nổi giận bác ấy nói là có cái chí lý của bác ấy, cũng bổ ích không kém kiến thức đăng tải của bác @NTBB, và thực tế phù hợp với đại đa số người chơi phong trào VN. Chắc bác ấy cũng đợi mãi chưa thấy đối thủ tàu đạo nào ngang hàng xuất hiện.

Nói vui vậy thôi chứ phải khẳng định mọi kiến thức chuẩn mực đều có lợi ích riêng, nhờ đó mà biết người biết ta. Đây chỉ là một trong hàng trăm bài đăng bổ ích mà bác @NTBB đã đăng để mọi người sử dụng. Cám ơn bác nhiều.
Xin tranh luận với bác vài điều:
- Bác đọc kỹ mục đích của chủ topic chưa?
- Về điều kiện tập luyện:
+ Phương pháp, HLV : Kiến thức của các HLV nghiệp dư hiện nay là lấy từ đâu? có phải tham khảo trên mạng hay từ những kinh nghiệm của những vđv giỏi hơn k? Vậy người chơi nghiệp dư có nhất thiết phải cần có hlv cấp Quốc gia hoặc hơn thì mới biết và tập dc k?
+ Time(xin phép k nói đến tiền): 1 người chơi "có time" đi chơi bb dù là 2 buổi/tuần thì cũng là có time, time đấy thay vì đánh trận 1-2 chai nước, thay vi đánh 50k,.....thì dùng để tập kỹ thuật liệu có dc k? Xin thưa rằng quá được, cái k được duy nhất chỉ là có cầu tiến hay k, có dám thay đổi cái cũ để theo cái mới hay k chứ k phải k co time. Time tập kỹ thuật Châu Âu thi có còn time tập kỹ thuật TQ thì k,vô lý quá bác nhỉ =))?
- Vấn đề tiếp theo là tập theo Châu Âu hoặc HQ mà dc 7-8 thì có tốt k? Cái đó là rất tốt chứ k phải là tốt, nhưng thử hỏi tất cả Vđv đội tuyển QG VN tra lời xem ai dám tự tin nói trình độ bằng 7-8 so với các vđv đẳng cấp thế giới như Châu Âu,HQ? Mặt khác khi đã có năng khiếu đến mức tập dc 7-8 như Châu Âu, HQ mà tập theo TQ lại chỉ dc 2-3 thì có vô lý quá k?
- Chuyện bác so sánh tuyển thủ của các QG thì nó hơi buồn cười, phải so sánh cùng đẳng cấp thì mới thấy được kỹ thuật nào hơn(topic đang nói đến cái hay để học chứ k phải ai thắng ai nhé). Ví dụ như hạng C đánh kỹ thuật TQ,HQ hay Châu Âu gì gì đi nữa mà gặp Minh TB hay Tuấn NĐ thì vẫn chết như thường(hoặc ngược lại).
- "Tất nhiên ở đây đề cập vấn đề này môt cách quan trọng hóa và to tát hóa thôi, kiểu như phản biện suy nghĩ ủng hộ nâng tầm tàu đạo thành một trào lưu phổ biến thối." <== phải chăng bác cũng đang nâng tầm cho trào lưu từ lâu đã thối rồi? Thế giới thay đổi rồi bác ah, k cập nhật cái mới thì khó tiến bộ lắm.
Tóm lai:
@Timoboll nổi giận chia sẻ có cái lý riêng,có cái đúng theo khía cạnh cá nhân nhưng nên chia sẻ khách quan 1 chút, k nên khuyên người khác phải chơi thế nào mới tốt,đặc biệt là theo ý kiến chủ quan của mình.
hoangtdsi có thể bạn là fan của Tuấn(hoặc chơi cùng hoặc chỉ biết và quý)thì ai cũng có thời cả thôi, thế hệ đàn anh của Tuấn cũng có nhiều người đánh mặt tàu hay, lúc đó có ai biết Tuấn NĐ là ai? bjo ae qua thời đỉnh cao thì sẽ kém đi chứ ai hay mãi dc, bạn nói Tuấn chờ đối thủ thì bạn đánh giá hơi cao quá đấy vì đến thời điểm hiện tại Tuấn chưa phải la hay nhất của nghiệp dư miền Bắc. Phải giống như thời đỉnh cao của Việt Hưng Yên đánh đâu thắng đó, đối thủ nào gặp cũng ngại thì mới gọi là chờ đối thủ dc.
Đến đây xin phép k tranh luận với bạn nữa nhé vì mình chỉ muốn đóng góp cho topic vài ý kiến cá nhân thôi, trình độ bb đến đâu thì hiểu và cảm nhận đến đó. Về trình bb thì mình cũng tự tin đủ tư cách để nói về kỹ thuật bb với bất kỳ ai trong topic này nên bạn đừng nói về trình nhé.
Thân!
 

hoangtdsi

Đại Uý

Thì đã lên diễn đàn là tranh luận mà. Bạn bè thì cũng tranh luận có sao đâu. Mình đọc ý kiến bạn mà thấy chưa được thuyết phục lắm nên có ý kiến thêm thế này:
Thứ nhất mình thấy quan điểm quan điểm của nick Timoboll nổi giận hay nên ủng hộ trước khi biết đó là Tuấn NĐ. (bác xem lại các bài quoted thì biết)
Thứ hai mình chỉ nêu nhận thức của mình và cũng của bác Tuấn NĐ là học theo mấy bác Tàu khó hơn nhiều so với các bác khác vì nhiều nguyên nhân. Cái mặt tàu đạo và bí quyết tập luyện để làm chủ cái mặt đó là nguyên nhân chính. Theo mình không phải do Tàu tập chăm hơn Nhật hay châu Âu. Chỉ có điều ông Tàu đang một mình nắm bí quyết của chính ông ấy để đạt đỉnh cao. Đừng có nghĩ xem clip và đọc sách sau đó điên cuồng tập luyện là ok. khó này thể hiện rõ ràng ở thành tích hoặc có thể nói nôm na là ai thắng ai thua luôn.
Thứ ba, cập nhật bổ sung kiến thức mới thì người tiên phong là giới chuyên nghiệp, tuyển thủ, kiện tướng chứ không phải ae ta. Và cùng giới chuyên nghiệp thì đó là các bạn Đức, Nhật, Hàn...đi trước chứ chắc không phải chuyên nghiệp của ta. Vậy sao họ ko bắt chước Tàu? Mình nghĩ là do bắt chước không có được như ý. Chúng ta nghiên cứu bắt chước thì cũng nên tham khảo mấy nhóm đối tượng này.
Chúng ta có thể không bằng chính chúng ta nếu lựa chọn sai trường phái. Mình chỉ nói vậy. Nhưng đa phần chúng ta không thể kiểm chứng (vì mình chơi Tàu rồi sao biết được nếu chơi Tây có thể sẽ hay hơn). Vậy lí lẽ là gì? Chẳng phải là kinh nghiệm từ đại bộ phận như nói ở trên hay sao. Không có chuyện ý mình bảo bạn tập Tàu mà gặp Minh TB không thắng thì nên bỏ không tập. Đấy bạn hiểu sai ý mình và tự suy diễn. Chẳng phải bây giờ dân phong trào mới biết Tàu đạo. Lúc Tuấn NĐ còn trẻ con chắc đã có người Việt chơi mặt tàu rồi. Và ý mình nói ở đây là nếu Tuấn NĐ chơi mặt tàu có thể không hay bằng chính anh ta giờ. Bạn có ý kiến gì cứ nói lại.
Mình nói vậy là to tát hóa như nói trên thôi. Xét cho cùng cũng là vô ích. Phong trào thì thích gì tập nấy. Mọi người đều tự điều chỉnh thôi mà. Nhưng tuyệt đối mình không có phản đối tàu đạo hay ai chơi hay tập luyện theo phong cách này. Thế nên bạn đừng có nhầm ý mình mà quay ra nói cái phong trào cũ là thối hay gì cả. Chẳng có gì là cũ cả.
Các ông khác cũng vẫn cải tiến và phát triển theo cách riêng nhưng chưa bằng ông Tàu hiện tại và tương lai gần.
Bạn hiểu sai ý mình nên có vẻ cay mũi và bực mình phản bác. Và ông bạn Timoboll nổi giận kia cũng chỉ chia sẻ kinh nghiệm thôi chứ có phản bác gì đâu.
 

Congacon

Binh Nhì
Thì đã lên diễn đàn là tranh luận mà. Bạn bè thì cũng tranh luận có sao đâu. Mình đọc ý kiến bạn mà thấy chưa được thuyết phục lắm nên có ý kiến thêm thế này:
Thứ nhất mình thấy quan điểm quan điểm của nick Timoboll nổi giận hay nên ủng hộ trước khi biết đó là Tuấn NĐ. (bác xem lại các bài quoted thì biết)
Thứ hai mình chỉ nêu nhận thức của mình và cũng của bác Tuấn NĐ là học theo mấy bác Tàu khó hơn nhiều so với các bác khác vì nhiều nguyên nhân. Cái mặt tàu đạo và bí quyết tập luyện để làm chủ cái mặt đó là nguyên nhân chính. Theo mình không phải do Tàu tập chăm hơn Nhật hay châu Âu. Chỉ có điều ông Tàu đang một mình nắm bí quyết của chính ông ấy để đạt đỉnh cao. Đừng có nghĩ xem clip và đọc sách sau đó điên cuồng tập luyện là ok. khó này thể hiện rõ ràng ở thành tích hoặc có thể nói nôm na là ai thắng ai thua luôn.
Thứ ba, cập nhật bổ sung kiến thức mới thì người tiên phong là giới chuyên nghiệp, tuyển thủ, kiện tướng chứ không phải ae ta. Và cùng giới chuyên nghiệp thì đó là các bạn Đức, Nhật, Hàn...đi trước chứ chắc không phải chuyên nghiệp của ta. Vậy sao họ ko bắt chước Tàu? Mình nghĩ là do bắt chước không có được như ý. Chúng ta nghiên cứu bắt chước thì cũng nên tham khảo mấy nhóm đối tượng này.
Chúng ta có thể không bằng chính chúng ta nếu lựa chọn sai trường phái. Mình chỉ nói vậy. Nhưng đa phần chúng ta không thể kiểm chứng (vì mình chơi Tàu rồi sao biết được nếu chơi Tây có thể sẽ hay hơn). Vậy lí lẽ là gì? Chẳng phải là kinh nghiệm từ đại bộ phận như nói ở trên hay sao. Không có chuyện ý mình bảo bạn tập Tàu mà gặp Minh TB không thắng thì nên bỏ không tập. Đấy bạn hiểu sai ý mình và tự suy diễn. Chẳng phải bây giờ dân phong trào mới biết Tàu đạo. Lúc Tuấn NĐ còn trẻ con chắc đã có người Việt chơi mặt tàu rồi. Và ý mình nói ở đây là nếu Tuấn NĐ chơi mặt tàu có thể không hay bằng chính anh ta giờ. Bạn có ý kiến gì cứ nói lại.
Mình nói vậy là to tát hóa như nói trên thôi. Xét cho cùng cũng là vô ích. Phong trào thì thích gì tập nấy. Mọi người đều tự điều chỉnh thôi mà. Nhưng tuyệt đối mình không có phản đối tàu đạo hay ai chơi hay tập luyện theo phong cách này. Thế nên bạn đừng có nhầm ý mình mà quay ra nói cái phong trào cũ là thối hay gì cả. Chẳng có gì là cũ cả.
Các ông khác cũng vẫn cải tiến và phát triển theo cách riêng nhưng chưa bằng ông Tàu hiện tại và tương lai gần.
Bạn hiểu sai ý mình nên có vẻ cay mũi và bực mình phản bác. Và ông bạn Timoboll nổi giận kia cũng chỉ chia sẻ kinh nghiệm thôi chứ có phản bác gì đâu.
Mình k muốn tranh luận nữa nhưng bạn càng nói càng lạc đi chủ đề của topic,minh xin nói lại như thế này
Thứ nhất topic này k nói đến vấn đề TQ, HQ hay Châu Âu thằng nào như thế nào mà nói rõ: "Mục đích là chúng ta có thể tìm được một cái gì đó có thể học được để cùng nâng cao kỹ năng giật bóng theo lối chơi hiện đại mà các VĐV Trung Quốc đã nhờ đó mà đạt được nhiều thành tích đáng khâm phục trong làng BB thế giới." Vì thế nên topic này k phải tranh luận về vấn đề mặt Tàu hay mặt nào khác, đánh mặt nào cũng có thể tập thử được.
Thứ hai cái mình muốn nói đến trong bài viết trước k phải là ủng hộ hay truyền giáo về mặt tàu mà cái mình muốn nói đến là đây là kỹ thuật giật mới, chưa thử thì làm sao biết mình có hợp cách giật này hay k. Vậy tại sao 1 số người lại khuyên là k nên tập, k nên làm? Tuấn NĐ đánh mặt tàu hay kỹ thuật tàu có thể sẽ k hay dc như Tuấn bây giờ nhưng đấy k phải là hình mẫu, rất nhiều bạn tập và đánh theo kỹ thuật tàu lại tiến bộ và hay hơn trước thì bạn lý giải sao về điều này? Chú @@NTBB là hiểu ý mình muốn nói, học k bao giờ là thừa. Học và chọn lọc được cái hay cái tốt thì sẽ càng tốt hơn, k học hoặc k thích thì cũng đừng khuyên "những người mới tập" đừng chơi. Hãy để họ tự trải nghiệm rồi họ sẽ tự tìm ra cái nào hợp.
Thứ ba,bây giờ bạn vẫn nói cập nhật kỹ thuật mới tiên phong là giới chuyên nghiệp, tuyển thủ chứ k phải ae ta thì xin hỏi bạn ae ta phải chờ đến khi nào mới được cập nhật? Tại sao đội tuyển VN vẫn thường xuyên sang TQ tập huấn mà k sang Châu Âu hay HQ, đấy k phải là đang cố học theo kỹ thuật của họ sao? Các tuyển thủ của ta có những kỹ thuật mới, những thay đổi theo xu hướng hiện đại từ bao giờ bạn có biết k hay do bạn chưa nhìn ra được?
Thứ tư, lý giải vì sao mình k đồng tình với ý kiến của bạn và Timoboll nổi giận là vì chính bản thân lối đánh của Tuấn NĐ theo 1 cách khách quan nhất mà ai cũng thấy là chủ đạo phòng thủ tốt chứ k phải tranh đánh trước nên cú giật chỉ cần chuẩn, xoáy vào bàn ép đối phương vào thế đôi công để tìm cơ hội dứt điểm. Vì thế nên chi sẻ về lối đánh cá nhân là rất hợp lý nhưng lại k đúng lắm với tiêu chí của topic, mặt khác nếu khuyên mọi người tập giật như vậy thì cần khuyên thêm tập quả chặn và phòng thủ tốt trước đã thì mới hợp lý.
Cuối cùng, mình k cay cú làm gì chuyện tranh luận này. Kiến thức và kinh nghiệm cá nhân chia sẻ cho những ai hiểu, ai thích, ai k hiểu hoặc k thích thì thông cảm.
Thân!
 

Dũng Cửu SHOP

Đại Tá
NTBB xin lập topic này để giới thiệu các comment về Kỹ thuật Giật bóng Hiện đại kiểu Trung Quốc của các thành viên các diễn đàn Bóng Bàn quốc tế mà NTBB đọc được trên mạng.

Các bạn lưu ý đây là ý kiến của các thành viên các nước khác (ngoài Việt Nam) chứ không phải của chủ topic này, nên các bạn cứ bàn luận, trao đổi, phản biện... thoải mái. Mục đích là chúng ta có thể tìm được một cái gì đó có thể học được để cùng nâng cao kỹ năng giật bóng theo lối chơi hiện đại mà các VĐV Trung Quốc đã nhờ đó mà đạt được nhiều thành tích đáng khâm phục trong làng BB thế giới.

NTBB xin bắt đầu bằng một số comment đăng trong diễn đàn của web My Table Tennis.Net

Comment 1:
Tác giả: Tenergy25

Hướng dẫn Giật Thuận tay về phía trước (trước 1 quả bóng không xoáy hoặc xoáy lên) (Từ Đội tuyển Quốc gia Trung Quốc)


Đây là một cú đánh mà không thể nhìn trên video để xác định làm thế nào để thực hiện nó. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu được làm thế nào để thực hiện cú đánh, thì video sẽ có ý nghĩa nhiều hơn cho bạn. Lý do là vì các cầu thủ rất nhanh và video không thể bắt đúng thời điểm. Nếu bạn có được cú đánh này một cách đúng đắn, tôi đảm bảo trình độ cú giật bóng của bạn sẽ tăng lên ít nhất 2 bậc.

Những yếu tố cơ bản

- Hãy chắc chắn bạn đã thả lỏng và thoải mái. Không chỉ vai và cổ tay của bạn cần được thả lỏng, mà cả toàn thân của bạn.
- Sử dụng vòng eo của bạn. Điều này có nghĩa là không dùng vai của bạn. Nhiều người sử dụng phần thân trên của họ thay vì phần bụng thấp hơn của họ. Hãy thử và suy nghĩ về việc chuyển trọng lượng của bạn từ chân này sang chân kia trong khi xoay vòng eo của bạn.
- Khi bạn thực hiện cú đánh, hãy vặn ra sau, động tác này bao gồm thắt lưng và cánh tay ngoài của bạn. Sử dụng thắt lưng của bạn để đưa phần lưng của cánh tay lớn của bạn ra sau và chỉ đưa cẳng tay (cánh tay ngoài - ND) của bạn ra sau, chứ không phải cánh tay lớn (cánh tay trên - ND) của bạn.
- Tăng tốc vào bóng trong khi vẫn giữ sự thả lỏng. Khi bạn tiếp xúc với bóng, các cơ bắp của bạn cần xiết chặt thêm một chút. Thời điểm sau khi bạn đánh bóng là đà vung vợt tới trước của bạn, bạn cần thả lỏng một lần nữa.
- Hãy chắc chắn rằng cơ thể của bạn di chuyển cùng với cánh tay.

Đó là những yếu tố cơ bản, còn đây là một số điều mà tôi đã học được từ các huấn luyện viên hàng đầu Trung Quốc.

- Nếu bạn quan sát một cầu thủ, như Wang Liqin, bạn có thể nhìn thấy anh ta sử dụng toàn bộ cánh tay của mình khi họ giật bóng thuận tay. Có nhiều huấn luyện viên nói với bạn rằng bạn chỉ cần gập cánh tay ngoài của bạn. Đó là cách giật bóng kiểu cũ. Nếu bạn nói với họ là giật với toàn bộ cánh tay của mình, họ sẽ tiếp tục nói như vậy là sai. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật mới và tôi đảm bảo với bạn nó không chỉ mạnh mẽ hơn, mà còn chính xác hơn.
- Khi sử dụng toàn bộ cánh tay, bạn vẫn phải gập cánh tay ngoài của bạn, nhưng bạn cũng sử dụng cả cánh tay lớn (cánh tay trên – ND) của bạn.
- Rất quan trọng để đánh bóng lún vào lớp cao su lót. Không phải là ở tấm mặt mút trên cùng mà cũng không quá sâu đến nỗi nó chạm đến vào cốt vợt. Khi bạn tiếp xúc với bóng, vợt của bạn nên ở 80-90 độ (vuông góc với mặt đất). Nếu bóng đi ra ngoài bàn, KHÔNG giải quyết vấn đề bằng cách khép vợt của bạn khi tiếp xúc. Thay vì thế hãy giữ nó ở 80-90 độ và vung vợt về phía trước hoặc thấp xuống nhiều hơn, tuy nhiên bạn lựa chọn sau khi đã đánh vào bóng. Đây là một động tác nhanh và nhớ cần phải duy trì sự thả lỏng. Nếu nó (bóng – ND) đi vào lưới, hãy vung đà vợt lên cao hơn. CẦN NHỚ BẠN KHÔNG NÊN KHÉP VỢT KHI TIẾP XÚC KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN KHÔNG NÊN KHÉP NÓ NGAY SAU KHI ĐÁNH VÀO BÓNG. ĐIỀU MÀ TÔI NGỤ Ý Ở ĐÂY LÀ BÓNG VỪA CHẠM VÀO MẶT MÚT, BẠN CẦN KHÉP VỢT ĐỂ GIỮ CHO VỢT NHANH NHƯNG BÓNG VẪN LÚN VÀO LỚP LÓT CỦA MẶT VỢT.
- Hãy xoay cổ tay của bạn khi bóng tiếp xúc với mặt mút để giữ nó ở trong lớp lót. Bạn không cần phải xoay toàn bộ cổ tay thật nhiều, mà chỉ cần tạo cho bóng một ít độ "khuyến khích". Việc sử dụng cổ tay là biến hóa tùy tình huống.
- Cũng nên nhớ: khi bạn xoay ra sau để chuẩn bị cho cú đánh, vợt nên xuất phát ở độ cao hiện tại của quả bóng.
- Khi giật cách xa bóng nhiều, bàn chân đối diện với cánh tay cầm vợt của bạn nên đặt song song với mặt sau của bàn (nếu bạn thuận tay phải thì đó là chân trái của bạn, và ngược lại).
- Nếu điều đó có vẻ là không quen, thì hãy chắc chắn rằng bạn đã tiếp xúc với bóng ở 80-90 độ và lún sâu vào lớp lót.
- Bởi vì bạn đang sử dụng toàn bộ cánh tay của bạn để giật, bạn có thể vung đà vợt về phía trước nhiều tùy ý. Điều tôi muốn nói là bởi điều này, rất nhiều huấn luyện viên ở Bắc Mỹ sẽ nói rằng bạn nên vung đà vợt đến mũi của bạn. Điều này một lần nữa, đó là phong cách cũ của việc giật bóng với việc chỉ gập cẳng tay (cánh tay ngoài – ND).
- Đừng sợ rằng quả bóng sẽ đi ra khỏi mép cuối bàn, bạn có thể tăng tốc nhanh tùy ý miễn là bạn hướng quả bóng theo hướng đà vung vợt về phía trước trong khi vẫn giữ nó ở trong lớp lót.
- Cũng nên nhớ, khi bạn giật ở gần bàn hơn, bạn không sử dụng được cánh tay trên của bạn nhiều được, nhưng bạn vẫn phải tăng cường thêm lực đánh.
- Khi thực hành, đôi khi bạn không nhận ra, cần nhớ rằng vợt cần phải vuông góc với mặt đất. Đôi khi có thể cảm thấy như bạn đang làm như vậy, nhưng thực sự là không. Để giải quyết điều này, hãy thử làm chậm lại và chắc chắn rằng bạn đánh bóng lún vào lớp lót.
- Một trong những nguyên tắc là khi bóng đã ở trong lớp bọt xốp, bạn có thể kiểm soát nó vì nó "dính" vào mặt mút của bạn khi bạn xoay cổ tay của mình. Nó ở lại càng lâu, thì bạn càng kiểm soát được nó nhiều hơn.
- Khi giật bóng cách này, bạn đã sử dụng toàn bộ cánh tay. Tuy nhiên, bạn không nên luôn luôn sử dụng nó một cách hoàn toàn. Khi bạn ở gần bàn, bạn có thể sử dụng một nửa nỗ lực của cánh tay lớn (cánh tay trên - ND). Khi bạn ở xa bàn hơn thì lúc này bạn nên sử dụng toàn bộ cánh tay trên. Khi bạn đã nâng cao trình độ hơn, bạn có thể sử dụng cánh tay trên nhiều hơn khi ở gần bàn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng một chút cánh tay trên của bạn khi giật. Và khi bạn đã có nhiều "cảm giác" đối với bóng, bạn có thể bắt đầu đặt một ít sức mạnh của cánh tay trên hơn vào cú giật./.
Đây có thể là 1 phần kỹ thuật khi 1 cầu thủ TQ sử dụng cốt thuần gỗ mỏng nhưng nặng xấp xỉ 98gam kết hợp mặt H3 có độ dầy khoảng từ 1,5 đến 1, 6 mm .
Em đã có đợt tận mắt chứng kiến 1 cầu thủ Tầu dựng thẳng đứng vợt giật bóng đi lúc xoáy , lúc chuội rất khó chịu nhất là giật đờ mi bóng gần như mất hút khi tiếp xúc ( khi vđv giằng ma sát lớn tạo ra điểm mù trong tiếp xúc ) , bắt ngắn người cầm mặt h3 1,6mm giao bóng cực khó chịu :D khi cầm vợt đánh thử + hỏi qua phiên dịch cầu thủ này cũng có hướng dẫn qua về kỹ thuật khi chơi các dòng H3 mỏng .
điều này dễ hiểu khi đội tuyển Hải Dương hoặc quốc gia sang Quảng Tây hoặc Hà Bắc sẽ thường xuyên có những vdv H3 chơi mặt FH 1,5 ĐẾN 1,6MM , cũng có lần đàm đạo với chú Nguyễn Đức Long trưởng bộ môn bóng bàn Việt Nam về vấn đề tại sao 1 cầu thủ chơi thuần gỗ có thể dùng mặt 1,5 mm mà vẫn giật được đưa cho đội tuyển Hải Dương & Hà Nội đều lắc đầu lè lưỡi :D , chú Long 1 vđv có nền tảng lý thuyết = kỹ thuật tốt lại không giật sang nổi nó liên quan 1 phần đến lý thuyết này :D vì chú Long chơi dòng tamca kết hợp mút 2,1 Nhật max lực chuyển sang combo này không khác gì tập tạ phải thay đổi điểm tiếp xúc , khả năng sử dụng cổ tay để giằng xoáy lớn cắn sâu ma sát , tiếp xúc phải gần như 1 điểm trên đầu vợt do mặt H3 có độ tacky đi cốt rung mà tiếp xúc sai thì chỉ có rúc lưới .
có 1 số clip anh em diễn đàn đưa lên có 1 số vdv thị phạm giật với góc thẳng đứng là do sửu dụng dòng mặt h3 1,5 đến 1,6mm đi cốt thuần gỗ nặng :)
Chứ lý thuyết này khó có thể áp dụng cho các vdv sử dụng mặt 1,9 đến 2,1 - trừ giật đối xa bàn bọn Tầu nó hơi ngửa chứ trong phạm vi gần hoặc trung nhiều pha nó úp mặt song song với mặt bàn :D .

dù là ngửa hay úp song song thì như @Timoboll nổi giận nói đều là những kỹ thuật quá khó thậm chí dùng từ vượt quá '' giới hạn '' với phong trào :D vđv phong trào toàn chơi 2,1 mà còn kêu thiếu lực thì chơi mặt tacky H3 1,6 mm chắc gò còn chưa sang bàn mất chưa nói đến giật :D
 
Last edited:

N.A.S.T

Binh Nhì
Thì đã lên diễn đàn là tranh luận mà. Bạn bè thì cũng tranh luận có sao đâu. Mình đọc ý kiến bạn mà thấy chưa được thuyết phục lắm nên có ý kiến thêm thế này:
Thứ nhất mình thấy quan điểm quan điểm của nick Timoboll nổi giận hay nên ủng hộ trước khi biết đó là Tuấn NĐ. (bác xem lại các bài quoted thì biết)
Thứ hai mình chỉ nêu nhận thức của mình và cũng của bác Tuấn NĐ là học theo mấy bác Tàu khó hơn nhiều so với các bác khác vì nhiều nguyên nhân. Cái mặt tàu đạo và bí quyết tập luyện để làm chủ cái mặt đó là nguyên nhân chính. Theo mình không phải do Tàu tập chăm hơn Nhật hay châu Âu. Chỉ có điều ông Tàu đang một mình nắm bí quyết của chính ông ấy để đạt đỉnh cao. Đừng có nghĩ xem clip và đọc sách sau đó điên cuồng tập luyện là ok. khó này thể hiện rõ ràng ở thành tích hoặc có thể nói nôm na là ai thắng ai thua luôn.
Thứ ba, cập nhật bổ sung kiến thức mới thì người tiên phong là giới chuyên nghiệp, tuyển thủ, kiện tướng chứ không phải ae ta. Và cùng giới chuyên nghiệp thì đó là các bạn Đức, Nhật, Hàn...đi trước chứ chắc không phải chuyên nghiệp của ta. Vậy sao họ ko bắt chước Tàu? Mình nghĩ là do bắt chước không có được như ý. Chúng ta nghiên cứu bắt chước thì cũng nên tham khảo mấy nhóm đối tượng này.
Chúng ta có thể không bằng chính chúng ta nếu lựa chọn sai trường phái. Mình chỉ nói vậy. Nhưng đa phần chúng ta không thể kiểm chứng (vì mình chơi Tàu rồi sao biết được nếu chơi Tây có thể sẽ hay hơn). Vậy lí lẽ là gì? Chẳng phải là kinh nghiệm từ đại bộ phận như nói ở trên hay sao. Không có chuyện ý mình bảo bạn tập Tàu mà gặp Minh TB không thắng thì nên bỏ không tập. Đấy bạn hiểu sai ý mình và tự suy diễn. Chẳng phải bây giờ dân phong trào mới biết Tàu đạo. Lúc Tuấn NĐ còn trẻ con chắc đã có người Việt chơi mặt tàu rồi. Và ý mình nói ở đây là nếu Tuấn NĐ chơi mặt tàu có thể không hay bằng chính anh ta giờ. Bạn có ý kiến gì cứ nói lại.
Mình nói vậy là to tát hóa như nói trên thôi. Xét cho cùng cũng là vô ích. Phong trào thì thích gì tập nấy. Mọi người đều tự điều chỉnh thôi mà. Nhưng tuyệt đối mình không có phản đối tàu đạo hay ai chơi hay tập luyện theo phong cách này. Thế nên bạn đừng có nhầm ý mình mà quay ra nói cái phong trào cũ là thối hay gì cả. Chẳng có gì là cũ cả.
Các ông khác cũng vẫn cải tiến và phát triển theo cách riêng nhưng chưa bằng ông Tàu hiện tại và tương lai gần.
Bạn hiểu sai ý mình nên có vẻ cay mũi và bực mình phản bác. Và ông bạn Timoboll nổi giận kia cũng chỉ chia sẻ kinh nghiệm thôi chứ có phản bác gì đâu.
Theo mình thấy thì bạn nên đọc thật kỹ comment của bạn @Congacon để hiểu rõ rồi hãy trả lời.
 

hoangtdsi

Đại Uý
Theo mình thấy thì bạn nên đọc thật kỹ comment của bạn @Congacon để hiểu rõ rồi hãy trả lời.
Cám ơn bạn. Mình đã đọc lại sau khi viết comment cuối cùng. Mình không hề có ý phản đối hay không ủng hộ topic của bác NTBB. Bác ấy cũng chỉ dịch lại từ tài liệu nước ngoài cho ae tham khảo thôi mà. Cũng không hề phản đối việc ai đó tập theo kỹ thuật đó. Bản thân kỹ thuật đó đâu có gì sai.
Vấn đề ở chỗ ý kiến của bác Timoboll nổi giận hay Tuấn NĐ. Mình thì mình ủng hộ ý kiến đó vì trùng quan điểm, và quan trọng là thấy nó cũng hữu ích cho nhiều người vì đó theo mình là kinh nghiệm chứ không chỉ là quan điểm vu vơ. Khi thấy bác Congacon có vẻ bực mình về ý kiến của Tuấn NĐ, ý là cứ để cho mọi người tập sao phải có ý kiến bàn ra. Vấn đề ở chỗ đó. Nên mình có comment và phân tích rằng ý kiến của Tuấn NĐ là có lý, có cơ sở, xuất phát từ thiện ý chứ không phải bài xích phản bác. Giờ có thêm chia sẻ của Dũng Cửu, càng thấy đúng chứ đâu có sai.
Còn dân phong trào ta, thích tập thì tập, thích thử nghiệm cái mới ta cứ thử, có phải đặt mục tiêu này nọ đâu mà phải lăn tăn. Cứ tập thôi biết đâu lại thành công và cảm thấy tự hài lòng về mình, thế thì tốt quá.
Tập theo mà ai cũng thấy mình thành công và hài lòng thì có lẽ ỹ kiến của Tuấn NĐ, Dũng Cửu và cả mình sẽ là vớ vẩn.
 

ITTF

Đại Uý
- Giật bóng có vô vàn kiểu, mỗi kiểu có các mặt ưu và nhược riêng, em cũng đã tự nghiên cứu và test khá nhiều kiểu.
- Duy nhất có 1 kiểu giật mà em khá ưng ý. Vì nó giật được bóng xoáy xuống rất dễ dàng và dễ đối giật + cứu bóng. Nhược điểm là bóng đi khá đều - ko mạnh - gặp mấy tay kệ chặn tốt thì ko ăn thua !!!
- Phương pháp giật (bí kíp - tâm pháp) : Xoay cánh tay - vai - lườn dọc thân. Diễn đạt chi tiết thì hơi khó nói nhưng nôm na là lấy đà từ trước ra sau (dọc thân), rồi lăng từ sau ra trước (giống mấy tay ném bowling)...
- Moi người tham khảo thêm cú giật của Liu Guoliang - dùng vợt ngang để giật (chứ ko phải vợt dọc của Lão). Từ phút 1:42 trở đi nhé. Sẽ hiểu ngay cái lý thuyết em đưa ra (Wang Hao cũng giật kiểu đó)...

 

PingPong9x

Đại Tá
- Giật bóng có vô vàn kiểu, mỗi kiểu có các mặt ưu và nhược riêng, em cũng đã tự nghiên cứu và test khá nhiều kiểu.
- Duy nhất có 1 kiểu giật mà em khá ưng ý. Vì nó giật được bóng xoáy xuống rất dễ dàng và dễ đối giật + cứu bóng. Nhược điểm là bóng đi khá đều - ko mạnh - gặp mấy tay kệ chặn tốt thì ko ăn thua !!!
- Phương pháp giật (bí kíp - tâm pháp) : Xoay cánh tay - vai - lườn dọc thân. Diễn đạt chi tiết thì hơi khó nói nhưng nôm na là lấy đà từ trước ra sau (dọc thân), rồi lăng từ sau ra trước (giống mấy tay ném bowling)...
- Moi người tham khảo thêm cú giật của Liu Guoliang - dùng vợt ngang để giật (chứ ko phải vợt dọc của Lão). Từ phút 1:42 trở đi nhé. Sẽ hiểu ngay cái lý thuyết em đưa ra (Wang Hao cũng giật kiểu đó)...

Lần đầu tiên thấy Lượng giật mút, cũng khủng quá chứ
 

Quocanhsla

Trung Sỹ
NTBB xin lập topic này để giới thiệu các comment về Kỹ thuật Giật bóng Hiện đại kiểu Trung Quốc của các thành viên các diễn đàn Bóng Bàn quốc tế mà NTBB đọc được trên mạng.

Các bạn lưu ý đây là ý kiến của các thành viên các nước khác (ngoài Việt Nam) chứ không phải của chủ topic này, nên các bạn cứ bàn luận, trao đổi, phản biện... thoải mái. Mục đích là chúng ta có thể tìm được một cái gì đó có thể học được để cùng nâng cao kỹ năng giật bóng theo lối chơi hiện đại mà các VĐV Trung Quốc đã nhờ đó mà đạt được nhiều thành tích đáng khâm phục trong làng BB thế giới.

NTBB xin bắt đầu bằng một số comment đăng trong diễn đàn của web My Table Tennis.Net

Comment 1:
Tác giả: Tenergy25

Hướng dẫn Giật Thuận tay về phía trước (trước 1 quả bóng không xoáy hoặc xoáy lên) (Từ Đội tuyển Quốc gia Trung Quốc)


Đây là một cú đánh mà không thể nhìn trên video để xác định làm thế nào để thực hiện nó. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu được làm thế nào để thực hiện cú đánh, thì video sẽ có ý nghĩa nhiều hơn cho bạn. Lý do là vì các cầu thủ rất nhanh và video không thể bắt đúng thời điểm. Nếu bạn có được cú đánh này một cách đúng đắn, tôi đảm bảo trình độ cú giật bóng của bạn sẽ tăng lên ít nhất 2 bậc.

Những yếu tố cơ bản

- Hãy chắc chắn bạn đã thả lỏng và thoải mái. Không chỉ vai và cổ tay của bạn cần được thả lỏng, mà cả toàn thân của bạn.
- Sử dụng vòng eo của bạn. Điều này có nghĩa là không dùng vai của bạn. Nhiều người sử dụng phần thân trên của họ thay vì phần bụng thấp hơn của họ. Hãy thử và suy nghĩ về việc chuyển trọng lượng của bạn từ chân này sang chân kia trong khi xoay vòng eo của bạn.
- Khi bạn thực hiện cú đánh, hãy vặn ra sau, động tác này bao gồm thắt lưng và cánh tay ngoài của bạn. Sử dụng thắt lưng của bạn để đưa phần lưng của cánh tay lớn của bạn ra sau và chỉ đưa cẳng tay (cánh tay ngoài - ND) của bạn ra sau, chứ không phải cánh tay lớn (cánh tay trên - ND) của bạn.
- Tăng tốc vào bóng trong khi vẫn giữ sự thả lỏng. Khi bạn tiếp xúc với bóng, các cơ bắp của bạn cần xiết chặt thêm một chút. Thời điểm sau khi bạn đánh bóng là đà vung vợt tới trước của bạn, bạn cần thả lỏng một lần nữa.
- Hãy chắc chắn rằng cơ thể của bạn di chuyển cùng với cánh tay.

Đó là những yếu tố cơ bản, còn đây là một số điều mà tôi đã học được từ các huấn luyện viên hàng đầu Trung Quốc.

- Nếu bạn quan sát một cầu thủ, như Wang Liqin, bạn có thể nhìn thấy anh ta sử dụng toàn bộ cánh tay của mình khi họ giật bóng thuận tay. Có nhiều huấn luyện viên nói với bạn rằng bạn chỉ cần gập cánh tay ngoài của bạn. Đó là cách giật bóng kiểu cũ. Nếu bạn nói với họ là giật với toàn bộ cánh tay của mình, họ sẽ tiếp tục nói như vậy là sai. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật mới và tôi đảm bảo với bạn nó không chỉ mạnh mẽ hơn, mà còn chính xác hơn.
- Khi sử dụng toàn bộ cánh tay, bạn vẫn phải gập cánh tay ngoài của bạn, nhưng bạn cũng sử dụng cả cánh tay lớn (cánh tay trên – ND) của bạn.
- Rất quan trọng để đánh bóng lún vào lớp cao su lót. Không phải là ở tấm mặt mút trên cùng mà cũng không quá sâu đến nỗi nó chạm đến vào cốt vợt. Khi bạn tiếp xúc với bóng, vợt của bạn nên ở 80-90 độ (vuông góc với mặt đất). Nếu bóng đi ra ngoài bàn, KHÔNG giải quyết vấn đề bằng cách khép vợt của bạn khi tiếp xúc. Thay vì thế hãy giữ nó ở 80-90 độ và vung vợt về phía trước hoặc thấp xuống nhiều hơn, tuy nhiên bạn lựa chọn sau khi đã đánh vào bóng. Đây là một động tác nhanh và nhớ cần phải duy trì sự thả lỏng. Nếu nó (bóng – ND) đi vào lưới, hãy vung đà vợt lên cao hơn. CẦN NHỚ BẠN KHÔNG NÊN KHÉP VỢT KHI TIẾP XÚC KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN KHÔNG NÊN KHÉP NÓ NGAY SAU KHI ĐÁNH VÀO BÓNG. ĐIỀU MÀ TÔI NGỤ Ý Ở ĐÂY LÀ BÓNG VỪA CHẠM VÀO MẶT MÚT, BẠN CẦN KHÉP VỢT ĐỂ GIỮ CHO VỢT NHANH NHƯNG BÓNG VẪN LÚN VÀO LỚP LÓT CỦA MẶT VỢT.
- Hãy xoay cổ tay của bạn khi bóng tiếp xúc với mặt mút để giữ nó ở trong lớp lót. Bạn không cần phải xoay toàn bộ cổ tay thật nhiều, mà chỉ cần tạo cho bóng một ít độ "khuyến khích". Việc sử dụng cổ tay là biến hóa tùy tình huống.
- Cũng nên nhớ: khi bạn xoay ra sau để chuẩn bị cho cú đánh, vợt nên xuất phát ở độ cao hiện tại của quả bóng.
- Khi giật cách xa bóng nhiều, bàn chân đối diện với cánh tay cầm vợt của bạn nên đặt song song với mặt sau của bàn (nếu bạn thuận tay phải thì đó là chân trái của bạn, và ngược lại).
- Nếu điều đó có vẻ là không quen, thì hãy chắc chắn rằng bạn đã tiếp xúc với bóng ở 80-90 độ và lún sâu vào lớp lót.
- Bởi vì bạn đang sử dụng toàn bộ cánh tay của bạn để giật, bạn có thể vung đà vợt về phía trước nhiều tùy ý. Điều tôi muốn nói là bởi điều này, rất nhiều huấn luyện viên ở Bắc Mỹ sẽ nói rằng bạn nên vung đà vợt đến mũi của bạn. Điều này một lần nữa, đó là phong cách cũ của việc giật bóng với việc chỉ gập cẳng tay (cánh tay ngoài – ND).
- Đừng sợ rằng quả bóng sẽ đi ra khỏi mép cuối bàn, bạn có thể tăng tốc nhanh tùy ý miễn là bạn hướng quả bóng theo hướng đà vung vợt về phía trước trong khi vẫn giữ nó ở trong lớp lót.
- Cũng nên nhớ, khi bạn giật ở gần bàn hơn, bạn không sử dụng được cánh tay trên của bạn nhiều được, nhưng bạn vẫn phải tăng cường thêm lực đánh.
- Khi thực hành, đôi khi bạn không nhận ra, cần nhớ rằng vợt cần phải vuông góc với mặt đất. Đôi khi có thể cảm thấy như bạn đang làm như vậy, nhưng thực sự là không. Để giải quyết điều này, hãy thử làm chậm lại và chắc chắn rằng bạn đánh bóng lún vào lớp lót.
- Một trong những nguyên tắc là khi bóng đã ở trong lớp bọt xốp, bạn có thể kiểm soát nó vì nó "dính" vào mặt mút của bạn khi bạn xoay cổ tay của mình. Nó ở lại càng lâu, thì bạn càng kiểm soát được nó nhiều hơn.
- Khi giật bóng cách này, bạn đã sử dụng toàn bộ cánh tay. Tuy nhiên, bạn không nên luôn luôn sử dụng nó một cách hoàn toàn. Khi bạn ở gần bàn, bạn có thể sử dụng một nửa nỗ lực của cánh tay lớn (cánh tay trên - ND). Khi bạn ở xa bàn hơn thì lúc này bạn nên sử dụng toàn bộ cánh tay trên. Khi bạn đã nâng cao trình độ hơn, bạn có thể sử dụng cánh tay trên nhiều hơn khi ở gần bàn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng một chút cánh tay trên của bạn khi giật. Và khi bạn đã có nhiều "cảm giác" đối với bóng, bạn có thể bắt đầu đặt một ít sức mạnh của cánh tay trên hơn vào cú giật./.
Tk bác đã nói điêu điều cú giật TQ thuận tay. E học bb cũng khá lâu và ít nhiều có 3 năm chuyên sâu, kỹ thuật của e là kiểu cũ cũng bất lợi khi gặp đối thủ chơi kiểu hiện đại. Mới đây đi giao lưu ở 1 clb đánh vs 5 người thua 1. Trong quá trình biết chơi tới giờ chưa ai nhận xét là e đánh cồng kềnh mà hôm đó bị 1 ông đánh thua e nhận xét nvay. Mỗi ng có động tác riêng dù cùng 1 thầy dạy cũng có điểm khác biệt nho nhỏ. Ông kia đánh cố gắng mở nách cổ tay để thẳng khi tập đánh đôi công, giật thì cũng tam giác nhưng vợt vắt qua đầu, ông nói nvay mới hiện đại bảo chúng nó đánh ầm ầm ntn, e ko nói gì chỉ cười
E ko nhận xét động tác sai hay đúng nhưng bb hiện đại hay cổ điển thì đều bắt nguồn chung thì lấy eo làm lực lấy chân để đánh
Bị đụng chạm lòng tự ái nên e gọi mấy thằng bạn gò lại động tác sáng từ 5h-6h30 chiều từ 17h45-19h tối tập 1 mình 22h-22h45 ( nếu ko có gì bận hay phải xa nhà)
E lấy động tác của ma long làm chuẩn nhưng vẫn giữ lại chút xíu cổ điển, ko chối bỏ thứ mình mất hơn 20 năm để tập vì mình là trang giấy đã viết ko phải giấy trắng như mấy đứa nhỏ đang tập luyện trong các trung tâm đào tạo hiện nay
 

Lemarc

Thượng Sỹ
Em cũng đang tập giật bóng kiểu này. Đúng là giật kiểu này thì phải có lực đẩy tới & úp cổ tay khi tiếp xúc bóng. Mấy lần em giật gấp quá, ko xoay hông, ko úp cổ tay thì bóng hay bị sụp lưới. Nếu bóng có qua được thì độ xoáy & tốc độ rất yếu.
 

Lemarc

Thượng Sỹ
Em cũng đang tập kỹ thuật này cho bên trái (em thuận tay phải). Nhưng có vẻ nó ko hợp với bên trái lắm. Mỗi lần giật trái tay như vậy bóng khó lún vào sponge, độ xoáy cũng kém.
 

NTBB

Super Moderators
- Giật bóng có vô vàn kiểu, mỗi kiểu có các mặt ưu và nhược riêng, em cũng đã tự nghiên cứu và test khá nhiều kiểu.
- Duy nhất có 1 kiểu giật mà em khá ưng ý. Vì nó giật được bóng xoáy xuống rất dễ dàng và dễ đối giật + cứu bóng. Nhược điểm là bóng đi khá đều - ko mạnh - gặp mấy tay kệ chặn tốt thì ko ăn thua !!!
- Phương pháp giật (bí kíp - tâm pháp) : Xoay cánh tay - vai - lườn dọc thân. Diễn đạt chi tiết thì hơi khó nói nhưng nôm na là lấy đà từ trước ra sau (dọc thân), rồi lăng từ sau ra trước (giống mấy tay ném bowling)...
- Moi người tham khảo thêm cú giật của Liu Guoliang - dùng vợt ngang để giật (chứ ko phải vợt dọc của Lão). Từ phút 1:42 trở đi nhé. Sẽ hiểu ngay cái lý thuyết em đưa ra (Wang Hao cũng giật kiểu đó)...


Những cú giật của Liu Guoliang từ phút 1.42 là giật trước bóng xoáy lên chứ (bóng chặn) !
 

Quocanhsla

Trung Sỹ
Em cũng đang tập giật bóng kiểu này. Đúng là giật kiểu này thì phải có lực đẩy tới & úp cổ tay khi tiếp xúc bóng. Mấy lần em giật gấp quá, ko xoay hông, ko úp cổ tay thì bóng hay bị sụp lưới. Nếu bóng có qua được thì độ xoáy & tốc độ rất yếu.
Úp cổ tay khi bóng tiếp xúc mình áp dụng cho quả đập giật trên bàn, là quả quyết định nên mình lấy hết lực và lăng 2 chân dậm nhảy , nếu bị đối phương kê chặn vào bàn là nhìn bóng thở dài, đánh mút dính như tibhar volcano hay 729-08 thì ổn, nhưng bỏ mút tàu vs cốt gỗ rồi. Khi nào lắp lại volcano vào sardius xem có hợp ko
 

phongcienco1

Binh Nhì
NTBB xin lập topic này để giới thiệu các comment về Kỹ thuật Giật bóng Hiện đại kiểu Trung Quốc của các thành viên các diễn đàn Bóng Bàn quốc tế mà NTBB đọc được trên mạng.

Các bạn lưu ý đây là ý kiến của các thành viên các nước khác (ngoài Việt Nam) chứ không phải của chủ topic này, nên các bạn cứ bàn luận, trao đổi, phản biện... thoải mái. Mục đích là chúng ta có thể tìm được một cái gì đó có thể học được để cùng nâng cao kỹ năng giật bóng theo lối chơi hiện đại mà các VĐV Trung Quốc đã nhờ đó mà đạt được nhiều thành tích đáng khâm phục trong làng BB thế giới.

NTBB xin bắt đầu bằng một số comment đăng trong diễn đàn của web My Table Tennis.Net

Comment 1:
Tác giả: Tenergy25

Hướng dẫn Giật Thuận tay về phía trước (trước 1 quả bóng không xoáy hoặc xoáy lên) (Từ Đội tuyển Quốc gia Trung Quốc)


Đây là một cú đánh mà không thể nhìn trên video để xác định làm thế nào để thực hiện nó. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu được làm thế nào để thực hiện cú đánh, thì video sẽ có ý nghĩa nhiều hơn cho bạn. Lý do là vì các cầu thủ rất nhanh và video không thể bắt đúng thời điểm. Nếu bạn có được cú đánh này một cách đúng đắn, tôi đảm bảo trình độ cú giật bóng của bạn sẽ tăng lên ít nhất 2 bậc.

Những yếu tố cơ bản

- Hãy chắc chắn bạn đã thả lỏng và thoải mái. Không chỉ vai và cổ tay của bạn cần được thả lỏng, mà cả toàn thân của bạn.
- Sử dụng vòng eo của bạn. Điều này có nghĩa là không dùng vai của bạn. Nhiều người sử dụng phần thân trên của họ thay vì phần bụng thấp hơn của họ. Hãy thử và suy nghĩ về việc chuyển trọng lượng của bạn từ chân này sang chân kia trong khi xoay vòng eo của bạn.
- Khi bạn thực hiện cú đánh, hãy vặn ra sau, động tác này bao gồm thắt lưng và cánh tay ngoài của bạn. Sử dụng thắt lưng của bạn để đưa phần lưng của cánh tay lớn của bạn ra sau và chỉ đưa cẳng tay (cánh tay ngoài - ND) của bạn ra sau, chứ không phải cánh tay lớn (cánh tay trên - ND) của bạn.
- Tăng tốc vào bóng trong khi vẫn giữ sự thả lỏng. Khi bạn tiếp xúc với bóng, các cơ bắp của bạn cần xiết chặt thêm một chút. Thời điểm sau khi bạn đánh bóng là đà vung vợt tới trước của bạn, bạn cần thả lỏng một lần nữa.
- Hãy chắc chắn rằng cơ thể của bạn di chuyển cùng với cánh tay.

Đó là những yếu tố cơ bản, còn đây là một số điều mà tôi đã học được từ các huấn luyện viên hàng đầu Trung Quốc.

- Nếu bạn quan sát một cầu thủ, như Wang Liqin, bạn có thể nhìn thấy anh ta sử dụng toàn bộ cánh tay của mình khi họ giật bóng thuận tay. Có nhiều huấn luyện viên nói với bạn rằng bạn chỉ cần gập cánh tay ngoài của bạn. Đó là cách giật bóng kiểu cũ. Nếu bạn nói với họ là giật với toàn bộ cánh tay của mình, họ sẽ tiếp tục nói như vậy là sai. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật mới và tôi đảm bảo với bạn nó không chỉ mạnh mẽ hơn, mà còn chính xác hơn.
- Khi sử dụng toàn bộ cánh tay, bạn vẫn phải gập cánh tay ngoài của bạn, nhưng bạn cũng sử dụng cả cánh tay lớn (cánh tay trên – ND) của bạn.
- Rất quan trọng để đánh bóng lún vào lớp cao su lót. Không phải là ở tấm mặt mút trên cùng mà cũng không quá sâu đến nỗi nó chạm đến vào cốt vợt. Khi bạn tiếp xúc với bóng, vợt của bạn nên ở 80-90 độ (vuông góc với mặt đất). Nếu bóng đi ra ngoài bàn, KHÔNG giải quyết vấn đề bằng cách khép vợt của bạn khi tiếp xúc. Thay vì thế hãy giữ nó ở 80-90 độ và vung vợt về phía trước hoặc thấp xuống nhiều hơn, tuy nhiên bạn lựa chọn sau khi đã đánh vào bóng. Đây là một động tác nhanh và nhớ cần phải duy trì sự thả lỏng. Nếu nó (bóng – ND) đi vào lưới, hãy vung đà vợt lên cao hơn. CẦN NHỚ BẠN KHÔNG NÊN KHÉP VỢT KHI TIẾP XÚC KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN KHÔNG NÊN KHÉP NÓ NGAY SAU KHI ĐÁNH VÀO BÓNG. ĐIỀU MÀ TÔI NGỤ Ý Ở ĐÂY LÀ BÓNG VỪA CHẠM VÀO MẶT MÚT, BẠN CẦN KHÉP VỢT ĐỂ GIỮ CHO VỢT NHANH NHƯNG BÓNG VẪN LÚN VÀO LỚP LÓT CỦA MẶT VỢT.
- Hãy xoay cổ tay của bạn khi bóng tiếp xúc với mặt mút để giữ nó ở trong lớp lót. Bạn không cần phải xoay toàn bộ cổ tay thật nhiều, mà chỉ cần tạo cho bóng một ít độ "khuyến khích". Việc sử dụng cổ tay là biến hóa tùy tình huống.
- Cũng nên nhớ: khi bạn xoay ra sau để chuẩn bị cho cú đánh, vợt nên xuất phát ở độ cao hiện tại của quả bóng.
- Khi giật cách xa bóng nhiều, bàn chân đối diện với cánh tay cầm vợt của bạn nên đặt song song với mặt sau của bàn (nếu bạn thuận tay phải thì đó là chân trái của bạn, và ngược lại).
- Nếu điều đó có vẻ là không quen, thì hãy chắc chắn rằng bạn đã tiếp xúc với bóng ở 80-90 độ và lún sâu vào lớp lót.
- Bởi vì bạn đang sử dụng toàn bộ cánh tay của bạn để giật, bạn có thể vung đà vợt về phía trước nhiều tùy ý. Điều tôi muốn nói là bởi điều này, rất nhiều huấn luyện viên ở Bắc Mỹ sẽ nói rằng bạn nên vung đà vợt đến mũi của bạn. Điều này một lần nữa, đó là phong cách cũ của việc giật bóng với việc chỉ gập cẳng tay (cánh tay ngoài – ND).
- Đừng sợ rằng quả bóng sẽ đi ra khỏi mép cuối bàn, bạn có thể tăng tốc nhanh tùy ý miễn là bạn hướng quả bóng theo hướng đà vung vợt về phía trước trong khi vẫn giữ nó ở trong lớp lót.
- Cũng nên nhớ, khi bạn giật ở gần bàn hơn, bạn không sử dụng được cánh tay trên của bạn nhiều được, nhưng bạn vẫn phải tăng cường thêm lực đánh.
- Khi thực hành, đôi khi bạn không nhận ra, cần nhớ rằng vợt cần phải vuông góc với mặt đất. Đôi khi có thể cảm thấy như bạn đang làm như vậy, nhưng thực sự là không. Để giải quyết điều này, hãy thử làm chậm lại và chắc chắn rằng bạn đánh bóng lún vào lớp lót.
- Một trong những nguyên tắc là khi bóng đã ở trong lớp bọt xốp, bạn có thể kiểm soát nó vì nó "dính" vào mặt mút của bạn khi bạn xoay cổ tay của mình. Nó ở lại càng lâu, thì bạn càng kiểm soát được nó nhiều hơn.
- Khi giật bóng cách này, bạn đã sử dụng toàn bộ cánh tay. Tuy nhiên, bạn không nên luôn luôn sử dụng nó một cách hoàn toàn. Khi bạn ở gần bàn, bạn có thể sử dụng một nửa nỗ lực của cánh tay lớn (cánh tay trên - ND). Khi bạn ở xa bàn hơn thì lúc này bạn nên sử dụng toàn bộ cánh tay trên. Khi bạn đã nâng cao trình độ hơn, bạn có thể sử dụng cánh tay trên nhiều hơn khi ở gần bàn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng một chút cánh tay trên của bạn khi giật. Và khi bạn đã có nhiều "cảm giác" đối với bóng, bạn có thể bắt đầu đặt một ít sức mạnh của cánh tay trên hơn vào cú giật./.
Chào bác! Bác ở đâu cho em qua học hỏi kỹ hơn quả giật này?
 

NTBB

Super Moderators
Chào bác! Bác ở đâu cho em qua học hỏi kỹ hơn quả giật này?
Bạn sang tập chung với mình thì hoan nghênh ngay. Còn học hỏi thì chắc chả học được gì đâu, vì mình trình gà phọt phẹt ấy mà. Nhưng cứ giao lưu, học hỏi lẫn nhau chỉ có tốt thôi. Mình ở TPHCM, hay chơi ở CLB Hương Tràm và Hoàng tần (Q. Bình Thạnh), mời bạn nếu cùng TP thì ghé chơi mỗi buổi chiều.
 

Bình luận từ Facebook

Top