Theo lý thuyết thì mặt mềm lưu bóng tốt hơn mặt cứng, tức là 40 lưu bóng tốt hơn 41, sao lại có chuyện ngược đời thế nhỉ. Nhưng không sao vì trong mớ cao su có được cũng có 1 miếng 41.
....
Mình cũng không giải thích được nhưng có lẽ do nó ít nảy hơn bác P à. :zingme24:
.............
(1). Mức độ ma sát của bề mặt vợt
mặt vợt càng ma sát thì khả năng tạo xoáy cho bóng càng cao , đó còn gọi là độ Tackiness ( độ bám dính)
(2). Độ mềm của bề mặt vợt
Bề mặt vợt càng mềm thì càng có khả năng "bao bọc" quanh bóng khi người chơi muốn tạo ra xoáy.
(3). Độ cứng và độ dày của lớp xốp
Như phần (2), lớp xốp nếu càng dày và càng mềm thì mặt vợt càng có khả năng "bao bọc" lấy bóng, và tạo xoáy cho bóng nếu miết vào nó. Yếu tố này cũng tác động đến tốc độ của quả bóng trả về
(4). Độ nẩy của mặt vợt
Độ nẩy của toàn bộ mặt vợt càng cao, thời gian bóng tiếp xúc với mặt vợt càng ít, và khả năng tạo xoáy càng giảm. Tôi nghĩ rằng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng độ nẩy của mặt vợt không tác động đến "thời gian bóng dừng trên mặt vợt" ("dwell time"), nhưng trên đây là cảm nhận riêng thật sự của tôi về ảnh hưởng của độ nẩy mặt vợt
(5). Keo tăng lực
Keo tăng lực làm mềm lớp xốp, cho phép mặt vợt bao quanh quả bóng và tăng cường khả năng tạo xoáy cũng như lực
:zingme45:
lớp lót càng cứng thì thì phản lực càng nhanh mạnh ( bóng chạm mặt vợt sẽ bật ra liền), nhưng với lớp lót mềm thì thời gian giữ bóng sẽ lâu hơn (bóng sẽ như lún vào...mặt vợt sẽ ngậm bóng) vì thời gian bóng nằm trong mút lâu hơn (như cầm giữ bóng )
độ cứng sẽ quyết định tốc độ bóng