Tại giải Bóng bàn phong trào Đà Nẵng mở rộng diễn ra những ngày cuối năm vừa qua, dân chơi bóng bàn nghiệp dư trên khắp cả nước được một phen “đã mắt” khi giải có sự tham dự của các tay vợt chuyên nghiệp danh tiếng như Đoàn Kiến Quốc, Phan Huy Hoàng... Kết quả, tay vợt lão luyện Đoàn Kiến Quốc vô địch đúng như dự đoán nhưng cũng đầy trầy trật. Đa phần những người tham dự giải đấu rút ra một kết luận chung, đó là vui vì trình độ của dân phong trào đã gần với đẳng cấp chuyên nghiệp và buồn vì đẳng cấp chuyên nghiệp đang tuột dần bằng... nghiệp dư!
Tất nhiên, chỉ dựa vào các giải đấu phong trào mà luận bàn trình độ của dân bóng bàn chuyên nghiệp đi xuống là chưa thật xác đáng. Vậy thì chúng ta nhìn nhận theo một khía cạnh khác, đó là sự phát triển của bóng bàn phong trào. Từ vài năm qua, số lượng các CLB bóng bàn khắp cả nước ngày càng nhiều, số lượng giải đấu phong trào cũng tăng dần đều. Ông Nguyễn Đình Phượng, từng cầm vợt giao đấu với nhiều thế hệ tài năng của nước nhà, thổ lộ: “Ngày càng nhiều phụ huynh cho con em đi học bóng bàn, bởi dễ học, dễ chơi hơn so với các môn thể thao khác”.
Thực tế cho thấy bóng bàn Việt Nam ngày càng thu hút nhiều người chơi hơn. Điều đáng nói, với một môn thể thao khi đã phát triển ở mức quần chúng, lẽ ra cũng đi lên tầm chuyên nghiệp, nhưng bóng bàn Việt Nam thực sự là một ngoại lệ. Bởi ai cũng biết rõ tấm gương tay vợt Đoàn Kiến Quốc. Anh đã học 6 năm tại ĐH TDTT Bắc Ninh nhưng chẳng thể tốt nghiệp vì nợ tới 38 trong tổng số 40 môn học. Thật dễ hiểu: đi tập huấn quanh năm suốt tháng thì làm sao Quốc có thể tập trung học được. Và một khi nước nhà kiên quyết lắc đầu với chuyện cấp bằng ĐH cho anh như một sự tưởng thưởng vì đã cống hiến cho quốc gia thì Kiến Quốc buộc lòng phải dứt nghiệp thi đấu để lại trở về con đường học vấn!
Nhắc đến bóng bàn TPHCM ai cũng biết và tiếc cho 3 chị em tài năng, học giỏi Trần Lê Mỹ Linh, Phương Linh và Khánh Linh. Bởi họ cũng đành rút khỏi con đường bóng bàn chuyên nghiệp để đi du học và đạt được nhiều thành công ngoài đời.
Xem ra, bóng bàn phong trào ngày càng “nuốt” mất nhân lực của bóng bàn chuyên nghiệp rồi.
HUY ĐĂNG ( 10/1/ 2013 )
Tất nhiên, chỉ dựa vào các giải đấu phong trào mà luận bàn trình độ của dân bóng bàn chuyên nghiệp đi xuống là chưa thật xác đáng. Vậy thì chúng ta nhìn nhận theo một khía cạnh khác, đó là sự phát triển của bóng bàn phong trào. Từ vài năm qua, số lượng các CLB bóng bàn khắp cả nước ngày càng nhiều, số lượng giải đấu phong trào cũng tăng dần đều. Ông Nguyễn Đình Phượng, từng cầm vợt giao đấu với nhiều thế hệ tài năng của nước nhà, thổ lộ: “Ngày càng nhiều phụ huynh cho con em đi học bóng bàn, bởi dễ học, dễ chơi hơn so với các môn thể thao khác”.
Thực tế cho thấy bóng bàn Việt Nam ngày càng thu hút nhiều người chơi hơn. Điều đáng nói, với một môn thể thao khi đã phát triển ở mức quần chúng, lẽ ra cũng đi lên tầm chuyên nghiệp, nhưng bóng bàn Việt Nam thực sự là một ngoại lệ. Bởi ai cũng biết rõ tấm gương tay vợt Đoàn Kiến Quốc. Anh đã học 6 năm tại ĐH TDTT Bắc Ninh nhưng chẳng thể tốt nghiệp vì nợ tới 38 trong tổng số 40 môn học. Thật dễ hiểu: đi tập huấn quanh năm suốt tháng thì làm sao Quốc có thể tập trung học được. Và một khi nước nhà kiên quyết lắc đầu với chuyện cấp bằng ĐH cho anh như một sự tưởng thưởng vì đã cống hiến cho quốc gia thì Kiến Quốc buộc lòng phải dứt nghiệp thi đấu để lại trở về con đường học vấn!
Nhắc đến bóng bàn TPHCM ai cũng biết và tiếc cho 3 chị em tài năng, học giỏi Trần Lê Mỹ Linh, Phương Linh và Khánh Linh. Bởi họ cũng đành rút khỏi con đường bóng bàn chuyên nghiệp để đi du học và đạt được nhiều thành công ngoài đời.
Xem ra, bóng bàn phong trào ngày càng “nuốt” mất nhân lực của bóng bàn chuyên nghiệp rồi.
HUY ĐĂNG ( 10/1/ 2013 )