50 video của giáo trình "Chúng ta cùng tập bóng bàn giỏi"

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 33:


1. Phát bóng xoáy ngang lên dài – ngắn thẳng bàn (cho người chơi vợt ngang)
2. Kiến thức: nguyên lý đỡ bóng xoáy ngang lên về phía trái.
3. Đỡ giao bóng xoáy ngang lên ngắn (hỗn hợp – cho cả vợt dọc và vợt ngang): nhảy hất cổ tay bên phải, ngoáy cổ tay mặt trái, trích bóng, đẩy bóng, đặt bóng ngắn, ...
4. Đỡ giao bóng xoáy ngang lên dài (hỗn hợp – cho cả vợt dọc và vợt ngang): ve trái, né giật phải, giật trái, né bạt phải, ...

Tóm tắt lời bình:
- Kỹ thuật phát bóng xoáy ngang lên dài ngắn thẳng bàn cho người chơi vợt ngang cơ bản cũng không khác với kỹ thuật của người chơi vợt dọc. Phát bóng thẳng bàn khác phát bóng chéo bàn ở một điểm: biên độ xoay thân phát bóng thẳng không lớn bằng biên độ xoay thân phát bóng chéo bàn.
- Khi đỡ giao bóng xoáy ngang lên về bên trái, bóng trả lại sẽ thành ngược lại - xoáy ngang lên về bên phải.
- Có nhiều cách thức đỡ giao bóng xoáy ngang lên. Quan trọng đầu tiên ta phải phán đoán người giao bóng là dài hay ngắn. Nếu ngắn ta phải dùng các kỹ thuật đỡ bóng trong bàn như nhảy hất cổ tay, vẩy cổ tay trái, đẩy bóng, ... nếu bóng dài ta có thể né giật phải, giật trái hoặc bạt bóng trả lại đối phương.

[video=youtube_share;cCzKGt67u5U]http://youtu.be/cCzKGt67u5U[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Bài 34
Nội dung của bài 34:

1.Đỡ giao bóng xoáy ngang lên ngắn (hỗn hợp): hất cổ tay phải, đẩy bóng dài ngắn, ... (tiếp)
2. Đỡ giao bóng xoay ngang lên dài (hỗn hợp): giật phải, cắt xa bàn, bạt phải,
3. Dùng mặt phải phát bóng xoáy ngang lên về phía phải (cho người chơi vợt dọc)
4. Dùng mặt trái phát bóng xoáy ngang xuống về phái trái (cho người chơi vợt dọc)

[video=youtube_share;IMl1zEwu--c]http://youtu.be/IMl1zEwu--c[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 35:

1. Dùng mặt trái phát bóng xoáy ngang xuống ngắn – dài chéo bàn (cho người chơi vợt ngang)
2. Dùng mặt phải phát bóng xoáy ngang xuống ngắn – dài về phía phải thẳng bàn (cho người chơi vợt dọc).
3. Dùng mặt trái phát bóng xoáy ngang xuống ngắn – dài thẳng bàn (cho người chơi vợt ngang)
4. Nguyên lý xoáy: bóng xoáy ngang xuống về bên phải khi đỡ ngược lại bóng sẽ thành xoáy ngang xuống về bên trái.
5. Đỡ giao bóng xoáy ngang xuống về phía bên phải (hỗn hợp cho cả người chơi vợt ngang, vợt dọc): phê bóng, hất cổ tay, đặt ngắn, cài bóng dài, né hất cổ tay trên bàn.

[video=youtube_share;kXFIpiRxUnE]http://youtu.be/kXFIpiRxUnE[/video]
 

langtubongban

Binh Nhì
Nội dung bài 32:

1. Kỹ thuật phát bóng xoáy ngang lên dài – ngắn chéo bàn (cho người chơi vợt dọc)
2. Kỹ thuật phát bóng xoáy ngang lên dài – ngắn chéo bàn (cho người chơi vợt ngang)
3. Kỹ thuật phát bóng xoáy ngang lên dài – ngắn thẳng bàn (cho người chơi vợt dọc)

Lời bình trong clip không có gì đặc biệt cả, đại loại là:
Kỹ thuật phát bóng xoáy ngang lên của người chơi vợt dọc và vợt ngang là hoàn toàn giống nhau. Thân người, cánh tay và cổ tay phải phối hợp đồng thời; lúc tiếp xúc bóng chú ý trọng tâm cơ thể đưa từ thấp lên cao một chút, vợt không được giữ quá bằng, cánh tay ngoài, cổ tay cử động hướng về phía trái –nghiêng lên phát lực. Phát bóng dài xoáy ngang lên và phát bóng dài xoáy ngang ngắn khác nhau ở 2 điểm: a, phát bóng dài thì điểm rơi thứ nhất của quả bóng và điểm rơi thứ 2 của quả bóng gần đầu 2 mép bàn, còn phát bóng ngắn thì điểm rơi thứ nhất và điểm rơi thứ 2 gần lưới; b, phát bóng dài thường dùng lực nhiều hơn nên nghe tiếng tiếp xúc bóng với vợt to hơn, còn phát bóng ngắn thì không dùng toàn bộ lực phối hợp từ thân, cánh tay và cổ tay nên tiếng tiếp xúc bóng bao giờ cũng nhỏ hơn. Mọi người xem clip thực tế sẽ không khó dễ nhận ra tư thế như nào là phát bóng xoáy ngang lên ngắn – dài. Have fun!

[video=youtube_share;G7WB6-8VXUs]http://youtu.be/G7WB6-8VXUs[/video]

bạn có file Tiếng Anh không? tiếng Tàu chả hiểu gì được?thanks
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 36:

1. Đỡ giáo bóng xoáy ngang xuống dài về bên phải khi đối phương dùng mặt trái phát bóng vào góc né (hỗn hợp cho cả người chơi vợt dọc và vợt ngang) : né người giật chéo-thẳng bàn, giật trái chéo-thẳng bàn, cài bóng dài chéo-thẳng bàn, dùng mặt trái cắt bóng chéo-thẳng bàn, né bạt chéo-thẳng bàn.
2. Đỡ giao bóng xoáy ngang xuống ngắn về bên phải khi đối phương dùng mặt trái phát bóng (hổn hợp cho cả người chơi vợt dọc và vợt ngang): nhảy hất cổ tay thẳng-chéo bàn, cài bóng dài thẳng-chéo bàn, dùng mặt phải đặt ngắn hai bên và giữa bàn .
3. Đỡ giao bóng xoáy ngang xuống dài về bên phải (bóng ở góc lao): giật phải chéo-thẳng bàn, dùng mặt phải cắt bóng chéo-thẳng bàn, bạt chéo-thẳng bàn,
4. Dùng mặt phải phát bóng xoáy lên ngang về bên phải dài-ngắn chéo bàn (cho người chơi vợt dọc)

[video=youtube_share;rUbFf1yj41A]http://youtu.be/rUbFf1yj41A[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 37:

1.Dùng mặt trái phát bóng xoáy ngang lên dài-ngắn chéo bàn xoáy về bên phải (cho người chơi vợt ngang)
2. Dùng mặt phải (phát bên trái) phát bóng xoáy ngang lên dài-ngắn thẳng bàn về bên phải (cho người chơi vợt dọc)
3.Dùng mặt trái phát bóng xoáy ngang lên dài-ngắn thẳng bàn xoáy về bên phải (cho người chơi vợt ngang)
4. Dùng mặt trái (phát bên trái) phát bóng xoáy ngang lên dài-ngắn chéo-thẳng bàn xoáy về bên phải (cho người chơi vợt dọc)

[video=youtube_share;Lbfy4PHYT-I]http://youtu.be/Lbfy4PHYT-I[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 38:

1. Kiến thức xoáy: Bóng xoáy ngang lên phải, khi chạm vào vợt của đối phương sẽ trở thành xoáy ngang lên trái
2. Đỡ giao bóng xoáy ngang lên phải ngắn (điểm rơi bóng sát người- góc né): né người hất cổ tay phải bóng thẳng-chéo bàn, hất cổ tay trái bóng thẳng-chéo bàn, né phải phê bóng thẳng-chéo bàn, đấm (dúi) bóng thẳng-chéo bàn, dùng mặt trái cắt bóng về 2 góc bàn đối phương.
3. Đỡ giao bóng xoáy ngang lên phải dài (điểm rơi bóng sát người- góc né): ve trái thẳng-chéo bàn, giật trái (vợt ngang) thẳng-chéo bàn, né giật phải thẳng-chéo bàn, giật trái (vợt dọc) thẳng-chéo bàn, đấm (dúi) bóng thẳng –chéo bàn (cho vợt dọc), dùng mặt trái cắt bóng thắng –chéo bàn (vợt ngang), né phải bạt thẳng-chéo bàn (vợt dọc).
4. Đỡ giao bóng xoáy ngang lên phải ngắn (điểm rơi của bóng ở bên phải-góc trống): hất cổ tay phải thẳng-chéo bàn (vợt ngang), phê bóng thẳng-chéo bàn (vợt dọc), cắt bóng trên bàn (vợt ngang), hất cổ tay phải thẳng-chéo bàn (vợt dọc).
5. Đỡ giao bóng xoáy ngang lên trái dài (điểm rơi của bóng ở bên phải-góc trống): giật phải thẳng-chéo bàn (vợt ngang, vợt dọc), bạt phải thẳng –chéo bàn (vợt dọc), dùng mặt phải cắt bóng về 2 góc bàn (vợt ngang)

[video=youtube_share;Dep6gA4Ybqg]http://youtu.be/Dep6gA4Ybqg[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 39:

1.Bộ pháp:
Bộ pháp rất quan trọng trong bóng bàn, bộ pháp như sinh mệnh, linh hồn của bóng bàn. Luyện bộ pháp tốt – di chuyển hợp lý thì chúng ta có thể áp dụng được tất cả các kỹ thuật đã học ở phần trên, nói khác đi nếu di chuyển đến đúng vị trí thì quả nào ta cũng có thể đánh được.

1.1. Kỹ thuật di chuyển 2 chân song song công bóng
1.2. Kỹ thuật di chuyển 1 bước dài công bóng
1.3. Kỹ thuật nhảy (trượt) 2 đầu bàn chân công bóng

2. Kết hợp các kỹ thuật
2.1. Dùng mặt phải (vợt dọc) đứng gần bàn công (bạt) kết hợp với đứng trung bàn công (bạt)
2.2. Dùng mặt phải (vợt ngang) đứng gần bàn công (bạt) kết hợp với đứng trung bàn công (bạt)
2.3. Dùng mặt phải (vợt dọc) bật né đứng gần bàn công (bạt) kết hợp với đứng trung bàn công (bạt)

Khi gần bàn ta lấy việc xoay chuyển nhanh và mượn lực đối phương để đánh bóng, còn khi xa bàn ta phải lấy việc chủ động phát lực làm chính, phát lực mạnh ta chiếm thế chủ động.

[video=youtube_share;EnSio37N0C0]http://youtu.be/EnSio37N0C0[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 40:

1. Kết hợp trước – sau (tiếp):

Dùng mặt phải bật né công (bạt) gần bàn và trung bàn (vợt ngang). Công gần bàn và công xa bàn kỹ thuật giống nhau, chỉ khác nhau ở vị trí đứng với bàn. Công gần bàn là đánh bóng khi bóng nảy lên đến điểm cao, còn công trung bàn là đánh bóng khi bóng từ độ cao nhất đang rơi xuống. Nói khác đi, gần bàn ta tiếp lực, mượn lực đối phương, còn xa bàn ta chủ động phát lực. Luyện tập kết hợp công gần bàn và trung bàn là chủ yếu luyện bộ pháp – bước chân lên trước hay lùi ra phía sau.

2. Kết hợp trái – phải

2.1. Kết hợp dùng mặt phải đẩy bóng trong bàn bên trái kết hợp với đẩy bóng trong bàn bên phải (vợt dọc): bộ pháp dùng trong kết hợp đẩy bóng 2 bên này là trượt 2 đầu mũi chân, nếu góc nhỏ có thể dùng bước đơn, nếu muốn giữ trọng tâm cơ thể thăng bằng có thể dùng cách di chuyển 2 chân song song. Mỗi người luyện tập tự lựa chọn và phát huy sở trường của mình, miễn là làm sao di chuyển đến đúng vị trí và bảo đảm rằng tay ở vị trí thoải mái và cảm giác tốt để đẩy bóng.

2.2. Kết hợp dùng mặt phải đẩy bóng trong bàn bên trái kết hợp với đẩy bóng trong bàn bên phải (vợt ngang): là kỹ thuật đối phó với bóng xoáy xuống nặng mà ta không thuận lợi công bóng ngay thì dùng kỹ thuật này. Cũng giống như người chơi vợt dọc, bộ pháp dùng trong kết hợp này cũng là trượt 2 đầu bàn chân.

2.3. Kết hợp công bóng phải 2 điểm bên góc trống (vợt dọc): là kiểu di chuyển tấn công bên phải trong phạm vi nhỏ. Bộ pháp dùng trong kết hợp này cũng là trượt 2 đầu bàn chân, nhưng phạm vi nhỏ.

2.4. Kết hợp công bóng phải 2 điểm bên góc trống (vợt ngang): cũng giống như cách kết hợp của người chơi vợt dọc – di chuyển ngang tấn công trong phạm vi nhỏ, khi di chuyển cần quan sát đường bóng đối phương đưa sang, di chuyển đến vị trí hợp lý, bảo đảm thuận lợi cho việc đánh bóng.

2.5. Kết hợp né người công bóng phải 2 điểm bên góc né (vợt dọc): khó hơn kết hợp công bóng bên phải 2 điểm bên góc trống- góc lao một chút; lúc né người công bóng phải đảm bảo chân đứng đúng vị trí, đồng thời phải có sự chuẩn bị để bổ sung cho vị trí không thuận lợi của tay. Bộ pháp dùng cho kết hợp này chủ yếu vẫn là trượt 2 đầu bàn chân.

2.6. Kết hợp né người công bóng phải 2 điểm bên góc né (vợt ngang): giống hệt như cách kết hợp của người chơi vợt dọc – né chân đến đúng vị trí và chuẩn bị bổ sung kịp thời vị trí lỗ hổng của tay.

2.7. Kết hợp dùng mặt trái cắt bóng với dùng mặt phải cắt bóng (vợt ngang): là kỹ thuật cơ bản nhất của người chơi theo trường phái cắt bóng. Phạm vi di chuyển trái phải không quá lớn, thay đổi không nhiều. Ta nên luyện tập nhiều để thuần thục với các kiểu kết hợp cắt bóng lỏng, nặng, bóng nhanh.

3. Kết hợp 2 kiểu kỹ thuật khác nhau.

3.1. Dùng mặt phải đẩy bóng kết hợp với giật phải (vợt dọc): thường dùng khi ta không thuận lợi công ngay, đẩy bóng qua bàn đổi phương và chủ động giật phải quả tiếp theo. Bộ pháp thường dùng trong kết hợp này là trượt 2 đầu bàn chân.

[video=youtube_share;FNmHlWC94nw]http://youtu.be/FNmHlWC94nw[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 41:

1.1. Dùng mặt trái cắt trên bàn kết hợp với giật phải (cho vợt ngang) bên góc trống (góc lao): là kiểu kết hợp thường dùng khi bóng ngắn xoáy xuống trên bàng cắt (trích đít bóng) và trung bàn dùng mặt phải giật bóng. Đây cũng là kiểu kết hợp thường dùng bậc nhất. Việc kết hợp này thuần thục hay không thuần thục đều do bộ pháp... Khi cắt bóng trong bàn, làm sao phải cắt bóng càng thấp, càng xoáy, càng ngắn càng tốt; khi giật bóng làm sao giật để đường bóng bay thấp, điểm rơi tốt, độ xoáy cao.

1.2. Dùng mặt phải cắt (trích đít bóng) trên bàn kết hợp với né giật phải (cho vợt dọc) bên góc né: đây là kết hợp thường dùng của những vận động viên chơi vợt dọc. Khi kết hợp cắt bóng và né giật phải, bộ pháp chủ yếu thường dùng là trượt 2 đầu bàn chân, trong trường hợp bóng đến không nhanh, ta có thể dùng cách di chuyển 2 chân song song để né giật phải. Kết hợp này thường dùng khi bóng đối phương đưa sang xoáy xuống và ngắn xát người, ta trích đít bóng trả qua bàn đối phương và né người chuẩn bị giật quả tiếp. Né người sao cho vị trí đứng phải hợp lý, đồng thời phải có sự chuẩn bị để bổ sung cho khuyến khuyết của tay.

1.3. Dùng mặt phải (hoặc mặt trái) đẩy bóng bên góc né kết hợp với công bóng bên góc trống -góc lao (cho người chơi vợt dọc): là kết hợp bắt buốc phải có cho những vận động viên có lối chơi tấn công nhanh. Bộ pháp dùng trong kết hợp này cũng là trựơt 2 đầu mũi bàn chân.

1.4. Gạt (bắn) trái bên góc né kết hợp với công bóng bên góc trống (cho người chơi vợt ngang): là kết hợp thường dùng của những vận động viên cầm vợt ngang có lối chơi tấn công nhanh. Vị trí đứng gần bàn, điểm đánh bóng: khi bóng đang lên cao hoặc khi bóng nảy cao. Để thực hiện tốt kết hợp này, ngoài góc độ mặt vợt lúc tiếp xúc bóng, thời cơ đánh bóng hợp lý, vẫn phải dựa vào sự nhanh nhẹn và ổn định của đôi chân.

1.5. Dùng mặt phải đẩy bóng bên góc né kết hợp với né người công bóng bên góc né (cho vợt dọc): là kết hợp quan trọng nhất của người chơi vợt dọc, cũng là một trong những kết hợp sử dụng đạt hiệu quả cao trong thi đấu. Bộ pháp dùng trong kết hợp này cũng là trượt 2 đầu bàn chân.

1.6. Gạt (bắn) trái bên góc né kết hợp với né người công phải bên góc né (cho vợt ngang): kết hợp này hay được người chơi vợt ngang sử dụng vì né công phải có ưu điểm là tỉ lệ ăn điểm cao. Để phát huy tốt kết hợp này khi tập cần luyện bộ pháp tốt – di chuyển hợp lý, sao cho đủ chân đủ tay để phát lực công bóng.

1.7. Dùng mặt phải phát bóng không xoáy – chuội, nhanh kết hợp với công phải (cho cả người chơi vợt ngang- vợt dọc): khi phát bóng vợt đưa về phía trước vừa thấp vừa bằng (góc độ mặt vợt nhỏ), tốc độ phát bóng nhanh và bất ngờ, điểm chạm bóng đầu xát vạch trắng mép bàn. Phát bóng nhanh – chuội là để tạo cơ hội cho quả công tiếp theo, là vì: khi phát bóng nhanh- chuội đối phương không dễ tạo xoáy lên hay xuống mạnh để trả bóng sang do đó ta dễ dàng chủ động công bóng. Do vậy, khi luyện tập kết hợp này ta phải chú ý những điểm nói trên đây.

[video=youtube_share;YgpxBsjuTWc]http://youtu.be/YgpxBsjuTWc[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 42:

1.Phát bóng chuội thẳng bàn bên phải (cho cả người chơi vợt dọc và vợt ngang) kết hợp với giật phải:

Phát bóng chuội sao cho bóng bay thấp, bất ngờ và dài; công bóng với lực phù hợp, khi luyện tập không cần phải phát lực chết-lực quá mạnh, mà phải luyện tập công bóng chéo – thẳng bàn; mục đích chỉ cần luyện tập thành thục kỹ thuật biến hóa đường bóng. Điều kiện quy định các bài tập thường là: tập tạo xoáy, tạo điểm rơi, tập cảm giác bóng, tạo đường bóng, tạo tốc độ. Ví dụ: khi ta phát bóng chuội, đối phương trả bóng lại hơi xoáy lên vào đúng vị trí giật bóng tay thuận, yêu cầu ta phải giật bóng chéo- thẳng bàn.

2. Phát bóng kết hợp với giật bóng:

2.1. Phát bóng xoáy xuống kết hợp với giật bóng thuận tay (vợt dọc): khi ta phát bóng xoáy xuống, bóng sao cho vừa xoáy xuống vừa gần thò bàn; đối phương trả bóng lại bóng hơi xoáy xuống và điểm rơi vào vị trí giật bóng tay thuận, thì ta phải giật bóng thẳng bàn hoặc chéo bàn.

2.2. Phát bóng xoáy xuống kết hợp với giật bóng thuận tay (vợt ngang): cũng tương tự như chơi vợt dọc; khi ta phát bóng xoáy xuống, bóng sao cho vừa xoáy xuống vừa gần thò bàn; đối phương trả bóng lại bóng hơi xoáy xuống và điểm rơi vào vị trí giật bóng tay thuận, thì ta phải giật bóng thẳng bàn hoặc chéo bàn.

2.3. Nghiêng người phát bóng xoáy xuống kết hợp với né giật thuật tay bên góc né (vợt dọc): khi ta nghiêng người phát bóng bên góc né, bóng yêu cầu phải xoáy và gân thò bàn; khi đối phương trả lại bóng hơi xoáy xuống và điểm rơi đúng vào góc nén (bên trái ta), ta phải né giật ngay với một lực hợp lý, không cần cố gắng phát lực quá mạnh; có thể né giật bóng thẳng bàn hoặc chéo bàn để đánh trả đối phương.

2.4. Nghiêng người phát bóng xoáy xuống kết hợp với né giật thuật tay bên góc né (vợt ngang): cũng giống như cách chơi của vợt dọc, khi ta nghiêng người phát bóng bên góc né, bóng yêu cầu phải xoáy và gần thò bàn; khi đối phương trả lại bóng hơi xoáy xuống và điểm rơi đúng vào góc nén (bên trái ta), ta phải né giật ngay với một lực hợp lý, không cần cố gắng phát lực quá mạnh; có thể né giật bóng thẳng bàn hoặc chéo bàn để đánh trả đối phương.

Luyện tập kết hơp các kỹ thuật là một điều kiện tương đối ổn định; giúp người tập xác định được tính chất và trạng thái chuyển động của bóng đối phương đánh sang. Khi tập luyện lặp đi lặp lại một tình huống bóng nào đó, người tập sẽ hình thành những kích thích có điều kiện tương đối ổn định, và dần hình thành những phản xạ có điều kiện tương đối ổn định. Sau khi luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, đặc biệt sẽ kích thích việc hình thành các phản xạ có điều kiện dần trở nên chính xác và lão luyện; và như vậy việc kết hợp kỹ thuật khác nhau sẽ thành công. Đối với những kích thích khác nhau, không những giúp hình thành nên những phản xạ có điều kiện khác nhau cho người tập mà còn hình thành nên những khuôn mẫu động lực khác nhau.

3. Kết hợp dùng mặt phải trích đít bóng trong bàn và dùng mặt trái cắt bóng

3.1 Cho người chơi vợt ngang:
Mục đích và tác dụng luyện tập của kết hợp này thì giống với những gì đã nói ở trên. Chất lượng và độ khó của kết hợp 2 kỹ thuật này khó hơn và cao hơn so với những kết hợp đã được giới thiệu trên đây. Bởi vì mức độ phức tạp của bộ pháp cao hơn một chút. Bộ pháp sử dụng trong kết hợp kỹ thuật này là bước đơn kết hợp với bước nhảy – đầu tiên là bước đơn chéo về phía trước để trích bóng trong bàn bên phải, sau đó nhảy lùi chéo về phía sau đến vị trí cắt bóng bên trái. Những kích thích có điều kiện này phức tạp hơn nhiều, cần phải luyện tập kết hợp này nhiều, cần phải luyện tập kích thích bóng qua lại nhiều lần một cách có quy luật . Cách thức luyện tập này gọi là “xây nhà phải xây từ móng”.

[video=youtube_share;AYIhlsRBefM]http://youtu.be/AYIhlsRBefM[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 44:

1.Dùng mặt phải trích đít bóng ngắn trong bàn, né người giật phải và lao góc trông công bóng (hỗn hợp cho cả vợt ngang và vợt dọc):

Đây là một kết hợp thường dùng, bộ pháp của kết hợp này cũng giống như bộ pháp dùng trong kết hợp dùng mặt trái đẩy bóng, né giật phải và công bóng góc trống. Đây cũng là kết hợp thuộc dạng tập luyện có trình tự; nó có tác dung cho việc rút ngắn quá trình luyện tập. Cái được gọi là thói quen kỹ thuật, kết hợp kỹ thuật, kỹ thuật kết hợp đều được rút ra từ trong thực tế thi đấu; do đó luyện tập kết hợp kỹ thuật này cũng giống như ta đang dùng một kỹ thuật thường dùng thi đấu thật sự.

2. Nhảy hất cổ tay phải trong bàn, lùi công (đấm, bắn) trái và lao góc trống công phải (hỗn hợp cho cả vợt ngang và vợt dọc):

Khi đối phương phát bóng ngắn, gần lưới bên phía phải, ngay từ quả đầu tiên, ta nên tập nhảy hất cổ tay trong bàn ngay. Việc này giúp ta rèn luyện ý thức luôn luôn chủ động tấn công trước đối thủ. Nhảy hất cổ tay, ta dùng bước đơn tiến về phía trước, chân phải, cơ thể hướng về phía trong bàn, sau đó nhún nhảy lên một chút để hất bóng; sau đó lùi lại chặn đẩy (công hoặc bắn) trái; khi bóng trong quá trình đối phương trả lại bên phải, ta dùng bước trượt đầu 2 bàn chân để lao sang phải giật bóng. Lúc từ vị trí trái, trượt nhảy sang bên phải giật bóng, cánh tay đòn không nên mở quá rộng mà nên thu vào một chút vì thông thường đối phương đánh bóng lại rất nhanh.

3. Trích đít bóng trong bàn bên phải, lùi né giật phải và lao góc trống công phải (hỗn hợp cho cả vợt ngang và vợt dọc):

Đây là một kết hợp chúng ta thường nhìn thấy trong thực tế đánh trận. Khi đối phương đưa bóng sang gần lưới bên phải, ta không thuận tấn công ngay thì trích đít bóng trả lại bóng cho đối phương, sau lùi né giật phải để chiếm thế chủ động và tiếp tục lao giật phải góc trống. Mấu chốt của kết hợp kỹ thuật này là bộ pháp. Bộ pháp của kết hợp kỹ thuật này là: khi trích bóng ngắn ta dùng bước đơn bước chân phải lên , sau đó dùng bước trượt nhảy 2 đầu bàn chân để né người và cuối cùng là dùng bước chéo ngang để lao công bóng bên phải.

4. Luyện tập với những đường bóng không cố định (hỗn hợp cho cả vợt ngang và vợt dọc):

Dùng mặt phải giật bóng xoáy xuống, đối phương trả lại bóng sang những điễm khác nhau thì gọi là luyện tập với những đường bóng không cố định. Đây là kết hợp kỹ thuật không có trình tự. Người tập phải nhìn đường bóng, phán đoán nhanh nhạy. Bộ pháp chủ yếu của kết hợp kỹ thuật này là : trượt nhảy 2 đầu bàn chân về 2 bên trái phải; lúc trượt nhảy 2 đầu bàn chân mà không hoàn toàn đến đúng vị trí cần đến, người tập có thể tự điều chỉnh một chút – có thể dùng kết hợp cả bước trượt 2 đầu bàn chân và bước tự do để luyện đánh bóng trả lại đối phương.

[video=youtube_share;RNeyqfqm-kY]http://youtu.be/RNeyqfqm-kY[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
Nội dung bài 49: chủ yếu cho vợt ngang

- Cắt BH thẳng bàn, né bạt phải FH (gò công)
- Cắt BH thẳng bàn, né giật phải FH
- Cắt BH thẳng bàn, ve BH
- Cắt FH chéo bàn sau bất ngờ đổi hướng thẳng bàn
- Cắt FH chéo bàn, bạt thẳng bàn (chữ Y)
- Cắt FH chéo bàn, giật thẳng bàn (chữ Y)
- Cắt BH chéo bàn, nhảy lao đánh BH, FH trên bàn
- Cắt FH chéo bàn, nhảy lao đánh BH, FH trên bàn
- Cắt BH thẳng bàn, nhảy lao đánh BH, FH trên bàn
- Cắt FH thẳng bàn, nhảy lao đánh BH, FH trên bàn
- Giới thiệu 5 loại mút phổ biến hiện nay (3 loại mút gai, 2 loại mút thường)
- So sánh 2 lối chơi vợt ngang và vợt dọc.

[video=youtube_share;gdpbBGOT_Lc]http://youtu.be/gdpbBGOT_Lc[/video]
 

hoanganhauto

Thượng Sỹ
[video=youtube_share;e6Zo7zlUBf0]http://youtu.be/e6Zo7zlUBf0[/video]

toàn bộ các video em tìm lại được đã up lên cho mọi người cùng xem. Chúc mọi người nhanh lên bóng!
 

Bình luận từ Facebook

Top