WTT công bố các thay đổi lớn cho WTT Series

IFUD

Đại Uý
Tóm tắt:
1. Linh hoạt hơn - Điều chỉnh Quy tắc tham gia bắt buộc: xóa bỏ yêu cầu tham gia bắt buộc đối với tất cả các giải WTT Grand Smashes, được miễn tham gia sự kiện WTT Champions 2 lần mỗi năm.
2. Tăng tiền thưởng: thêm 1tr USD vào quỹ thưởng, 500k cho các giải đôi, 500k cho WTT finals, phần thưởng dành cho các nhà vô địch đơn giờ đây sẽ tăng lên 15%.
3. Ưu tiên cho huy chương vàng Olympic: chắc suất tham gia cả 4 giải WTT Grand Smashes và 6 giải WTT Champions, hiệu lực trong vòng 4 năm kể từ giành huy chương vàng Olympic.
4. Tăng số trận BO7 trong các giải
5. Cam kết thay đổi lịch trình phù hợp hơn, cung cấp các dịch vụ y tế phục hồi cao cấp

Link bài
https://worldtabletennis.com/description?artId=4644
 

bachikho

Đại Tá
tui vẫn k tin đây là lí do FZD k đc đánh quốc tế, vẫn nghiêng về lí do nội bộ hơn (ko có lí j WTT lại đặt ra các quy định để ngăn cản tay vợt có thực lực mạnh nhất TG hiện tại tham gia các giải của mình), ngay chính LQL khi trả lời phỏng vấn cũng có nói đã đến lúc chuẩn bị cho chu kỳ vdv trẻ chuẩn bị cho olympic tiếp theo, có lẽ đây mới là lí do chủ yếu, tui tin là dù có các quy định mới cho phép nhưng tàu vẫn k cho FZD đánh QT đâu, chờ coi sao
 

noobteam

Đại Uý
tui vẫn k tin đây là lí do FZD k đc đánh quốc tế, vẫn nghiêng về lí do nội bộ hơn (ko có lí j WTT lại đặt ra các quy định để ngăn cản tay vợt có thực lực mạnh nhất TG hiện tại tham gia các giải của mình), ngay chính LQL khi trả lời phỏng vấn cũng có nói đã đến lúc chuẩn bị cho chu kỳ vdv trẻ chuẩn bị cho olympic tiếp theo, có lẽ đây mới là lí do chủ yếu, tui tin là dù có các quy định mới cho phép nhưng tàu vẫn k cho FZD đánh QT đâu, chờ coi sao
Nếu suy đoán thì mình theo thuyết âm mưu thế này, hiện về mặt hình ảnh thì Wang Chuqin và Sun là hot hơn, nhiều fan cuồng, nên các nhà tài trợ muốn lăng xê 2 bé này. Do vậy phải hạ bệ hai đồng chí kia thôi.
 

IFUD

Đại Uý
Nếu suy đoán thì mình theo thuyết âm mưu thế này, hiện về mặt hình ảnh thì Wang Chuqin và Sun là hot hơn, nhiều fan cuồng, nên các nhà tài trợ muốn lăng xê 2 bé này. Do vậy phải hạ bệ hai đồng chí kia thôi.
Cũng có thể, giải Singapore đợt rồi thấy có mấy fanpage việt tự bỏ mấy ngàn đô sang thấy đu như đu idol kpop luôn mà. Mà Wtt thì chắc là thích kiểu fan này hơn là người xem bóng bàn, vì dù vđv họ thích bị loại, có khi họ vẫn mua vé chỉ để thấy mặt vđv trên hàng ghế dự bị hoặc khán giả
 

bachikho

Đại Tá
fb có đứa này nhiều info nội bộ tuy nhiên là fan cuồng của WCQ và SYS nên đọc cũng hơi khó chịu https://www.facebook.com/profile.php?id=61565897366515
Thầy Yin Xiao (Doãn Tiêu) sinh ngày 15/7/1953, là một trong số những huấn luyện viên có uy tín và danh tiếng nhất trong lịch sử bóng bàn Trung Quốc. Năm 1988, ông được bổ nhiệm làm HLV tuyển trẻ TQ và trở thành HLV chính cho Liu Guoliang và Kong Linghui. Năm 1991, ông trở thành HLV tuyển nam. Ông có công lớn trong việc huấn luyện và đào tạo cho Kong Linghui và Liu Guoliang giành Grand Slam, trong đó Liu Guoliang là vận động viên trẻ nhất trong lịch sử từng đạt Grand Slam. Năm 2000, ông trở thành HLV trưởng tuyển nam, năm 2003 ông từ chức và trở thành HLV trưởng đội Shandong Luneng. Năm 2014 tới nay, ông là HLV trưởng đội Shandong Weiqiao, dẫn dắt CLB giành chức vô địch Super League các mùa giải 2016, 2017-2018 và 2021, 2024. Ở Olympic Tokyo, ông có tham dự trong Ban tư vấn. Năm 2024, ông được bổ nhiệm làm HLV trưởng của Đội tuyển tập huấn Thanh thiếu niên quốc gia. Thầy Yin Xiao mới phát một bài đăng khá dài trên weibo lúc 19:30 hôm nay theo giờ Việt Nam - 15/02/2025, tôi sẽ dịch cho các bạn cùng đọc và nghiền ngẫm:
Về bài viết của huấn luyện viên Wu Jingping, với tư cách là một huấn luyện viên lâu năm, tôi có quan điểm khác. Trong bài viết của Wu có tập trung vào hai vấn đề chính, đầu tiên là việc đội tuyển bóng bàn Trung Quốc (CNT) lợi dụng chèn ép Fan Zhendong và Chen Meng rút lui, thực sự là không đúng sự thật, thậm chí còn đổi trắng thay đen. WTT là một giải đấu thương mại được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên đoàn bóng bàn quốc tế (ITTF), đồng thời là sự bổ trợ hiệu quả cho Olympic và các giải vô địch thế giới. Thử hỏi nếu một quốc gia, một doanh nghiệp hay một đội tuyển nếu không có nền tảng kinh tế vững mạnh thì làm sao phát triển hùng mạnh? Giải đấu WTT mới chỉ diễn ra được vài năm, chính là vẫn còn ở giai đoạn sơ khai nên không thể tránh được những vấn đề chưa hợp lý. Ở giải Singapore vừa rồi, giải đấu đã được cải tiến và tối ưu hoá cho thấy rõ thiện chí của ITTF. Đương nhiên, bất kỳ giải đấu chuyên nghiệp nào cũng sẽ có quy tắc vận hành riêng, có thưởng có phạt là điều tất yếu.
Fan Zhendong và Chen Meng đã nỗ lực không ngừng trong tám năm, trải qua hai kỳ Olympic đạt thành tích xuất sắc, mang vinh quang về cho đất nước. Nhưng chúng ta không thể quên rằng, thành công của họ rõ ràng có sự đóng góp từ các huấn luyện viên đội tuyển quốc gia, các vận động viên tập luyện đối kháng cùng cũng như đội ngũ hậu cần và toàn thể lực lượng bóng bàn từ các tỉnh thành.
Thứ hai, huấn luyện viên Wu Jingping đề cập tới việc “lãng phí hết cơ nghiệp của CNT”. Tôi không hiểu, câu nói “lãng phí hết cơ nghiệp của CNT” là xuất phát từ đâu? Tôi cho rằng đây chẳng khác nào một sự xúc phạm tới những nỗ lực to lớn của thế hệ vận động viên hiện tại. Bóng bàn Trung Quốc đã luôn giữ vững vị thế trong suốt 60 năm qua nhờ sự đoàn kết, hy sinh và cống hiến không ngừng của tất cả các thế hệ. Thể thao đỉnh cao nếu không tiến lên ắt sẽ tụt hậu, có ai dám lơ là? Không một thế hệ nào của CNT dám lơ là. Từ năm 2003 tới nay, đội tuyển nam đã giành được 11 chức vô địch đồng đội tại World Championship liên tiếp. Qua 6 kỳ Olympic, Trung Quốc giành được 24 trên tổng số 26 huy chương vàng. Tôi từng nói đùa rằng: “CNT đang làm những điều trái với quy luật”, vì dần dần người hâm mộ có xu hướng coi việc giành được vô địch là điều đương nhiên, nếu về nhì thì chỉ nhận được những lời trách móc.
Tôi muốn nói thêm về lực lượng kế cận. Tôi đã làm công tác huấn luyện được 50 năm, và có những hiểu biết nhất định về quy luật đào tạo nhân tài kế cận. Không phải thời kỳ nào cũng có thể sản sinh ra những nhân tài đỉnh cao, cho dù Trung Quốc có nền tảng bóng bàn vững chắc, chúng ta cũng không thể đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Nếu không tin, mọi người có thể xem lại lịch sử.
Dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội bóng bàn Trung Quốc (CTTA), đội tuyển tập huấn Thanh thiếu niên quốc gia đã được thành lập vào cuối năm 2020, bao gồm đội trẻ gồm các vận động viên từ 11 tới 15 tuổi và đội tuyển thiếu niên gồm các vận động viên từ 7 tới 10 tuổi. Hàng năm, một giải tuyển chọn sẽ được tổ chức nhằm tìm kiếm 8 vận động viên xuất sắc nhất để đề bạt lên đội này. Mỗi năm, đội tuyển được tập huấn hai lần, trải qua rất nhiều vòng sàng lọc và tôi luyện. Sau 4 năm nỗ lực, lứa vận động viên kế cận của Trung Quốc đã bước đầu có những thành tựu rõ rệt. Các cường quốc bóng bàn trẻ trên thế giới chủ yếu tập trung ở châu Á, với đại diện là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Dù châu Âu cũng có một số tài năng trẻ, nhưng tôi xét về tổng thể vẫn còn một khoảng cách nhất định. Tại giải vô địch trẻ châu Á U15 và U19 năm ngoái, chúng ta đã giành được 11 chức vô địch trên tổng số 13 hạng mục; tại Cúp Hy vọng Đông Á U12, chúng ta cũng giành trọn 4 chức vô địch. Những thành tích trên đều là những con số cụ thể. Các tài năng trẻ kế cận này đều được đào tạo từ tỉnh đội và các câu lạc bộ, CTTA chỉ đóng vai trò thúc đẩy và phát huy tối đa tiềm năng.
Đối với đội tuyển nam Trung Quốc, từ Zhang Jike, Ma Long, Xu Xin tới Fan Zhendong, Wang Chuqin và ba tài năng trẻ mới chỉ 19 tuổi Lin Shidong, Huang Youzheng, Chen Yuanyu, độ tuổi và lối chơi của các thế hệ vận động viên đều có sự kết hợp rất hợp lý và toàn diện. Bất kỳ quá trình chuyển giao thế hệ nào cũng cần có thời gian, và quá trình này đòi hỏi sự trưởng thành của các vận động viên trẻ thông qua các giải đấu lớn, có lúc đạt kết quả bất ngờ, có lúc phải trả giá, đó là con đường tất yếu, sao có thể nói là đứt gãy? Tôi tin rằng trong tương lai không xa, trong số họ chắc chắn sẽ xuất hiện người kế thừa, tiếp tục duy trì vinh quang cho bóng bàn Trung Quốc.
Từ năm 1959 đến nay, đã hơn 60 năm kể từ khi Rong Guotuan giành chức vô địch thế giới đầu tiên. Qua bao thế hệ vận động viên nỗ lực không ngừng, bóng bàn Trung Quốc vẫn trường tồn. Tôi không thể không nhắc đến những cái tên như Xu Yinsheng, Zhuang Zedong, Li Furong, Xu Shaofa, Zhang Bianlin, Cai Zhenhua và Liu Guoliang, họ là những người đi đầu, đóng vai trò cốt lõi dẫn dắt đội tuyển bóng bàn Trung Quốc qua từng thời kỳ.
Tôi tin chắc rằng, thế hệ vận động viên hiện tại sẽ không để mất màu cờ quốc gia! Dù cho con đường phía trước không bằng phẳng, có thăng có trầm, nhưng lá cờ của đội tuyển bóng bàn Trung Quốc sẽ mãi mãi bay cao!
- Yin Xiao
 

Bình luận từ Facebook

Top