Paris Olympic 2024 (27/7 ~ 10/8)

C.Y

Hạ Sỹ
Ông Già tôi cực kỳ mê thể thao nên cũng hướng cho 3 đứa con chơi thể thao. Cuối cùng chỉ có thằng em giữa chơi đá banh lúc nhỏ và sau này chơi bóng bàn. Tôi và đứa út thì chỉ biết xem.
Giờ tôi có 2 đứa con. Lúc nhỏ cả 2 đứa đều chơi cho đội tuyển trường các môn đá banh, điền kinh, bơi lội, bóng rổ. Sau khi vô đại học bận rộn học hành & làm part time nên chỉ thỉnh thoảng đi bơi & trượt băng. Đứa lớn tự nhiên chuyển sang ghiền xem ice hockey.
 

Anhswang57

Đại Uý
Đúng như các bác nói, trẻ con bây h nó khác mình hồi xưa, nó có nhiều thứ để chơi, hồi xưa mình làm gì có nên phải lê la ngoài đường đá bóng, đá banh bơi sông bơi hồ..., như con e phải tìm môn cho nó chơi để nó còn vận động, ít cắm mặt vào tivi, điện thoại chứ để yêu thích thì e chưa thấy nó thực sự thích môn nào & e cũng nghĩ là mình cũng chả thể ép dc, chơi gì thì chơi để có sức khoẻ là dc, dù gì đến bản thân mình bây h chơi cũng vì sức khoẻ chứ hay thì chỉ đến mức nào đó thôi ko thể bằng ae ăn tập bài bản được...
Ngoài lề chút e chơi từ hồi 2021 đến h mà mấy b trình F chỉ chấp 2 quả thế là tiến bộ cũng dc đấy chứ nhỉ :D
 
Last edited:

Anhswang57

Đại Uý
Tôi cầm đội Thành Đồng gần chục năm, trình độ chúng nó cao lắm, đánh người cũng kỹ thuật.
Nhớ mãi, :D Thắng Xavi nó lựa thế hơi xoay người đưa cả cái cùi trỏ vào giữa mồm ông ẻm MC Thành Trung, suýt gãy cả răng, mồm toàn máu mà ko kêu đc. Haiz...
Thế là bác cũng ham mê đá bóng rồi, e cũng đá phủi nhiều năm nên e cũng ko lạ những gì bác nói, còn ông Thành Trung đá cũng bẩn hay ăn người lắm cơ, nên gặp phủi cứng ăn đòn cũng dễ hiểu thôi, để e chém bóng đá vs bác còn hay hơn bóng bàn nhiều nhưng tiếc là web này là bb.org :D
 

backhand-ghost

Đại Tá
Ông Già tôi cực kỳ mê thể thao nên cũng hướng cho 3 đứa con chơi thể thao. Cuối cùng chỉ có thằng em giữa chơi đá banh lúc nhỏ và sau này chơi bóng bàn. Tôi và đứa út thì chỉ biết xem.
Giờ tôi có 2 đứa con. Lúc nhỏ cả 2 đứa đều chơi cho đội tuyển trường các môn đá banh, điền kinh, bơi lội, bóng rổ. Sau khi vô đại học bận rộn học hành & làm part time nên chỉ thỉnh thoảng đi bơi & trượt băng. Đứa lớn tự nhiên chuyển sang ghiền xem ice hockey.
Các bác ở bên đó điều kiện và văn hóa sống khác VN nhiều. Nhưng giờ ở ta cũng đã có thay đổi nhiều, khá hơn rồi bác ợ, đặc biệt là trong Nam.
Các gia đình, nhất là những nhà xác định sẽ cho con em lớn lên đi du học, hoặc có liên quan tới việc xuất ngoại, người nhà Việt Kiều...đều rất sớm đầu tư cho con cháu vào các môn phát triển thể chất hoặc năng khiếu nghệ thuật từ khi còn rất nhỏ.
Em có đứa bạn, thằng con trai ngay từ nhỏ đã gần như trong 10 năm nay chỉ tập trung tập luyện bóng rổ, bơi lội, chạy bộ, bóng đá, tennis và học piano, drums, guitar, đàn tranh, đàn tam thập lục...học tất, môn nào cũng học. Nhìn timetable của thằng nhỏ, mà sợ hãi luôn. Mẹ nó gần như là ép khuôn, cực đoan luôn.
Giờ nó 12-13t và đã là một cậu nhóc cao lớn, đa tài. Mấy tháng nữa là nó qua US, đúng như kế hoạch.
Vấn đề là mình ban đầu cứ nghĩ rằng đó là trường hợp cá biệt. Nhưng sau tìm hiểu, mới biết ko phải. Những gia đình giao dục con theo hướng đó, ở SG nhiều vô số kể.
Hay hay dở, em ko vội bàn, vấn đề là mình biết đc rằng trên TG có rất nhiều cách giáo dục và đào tạo trẻ con mà mình chưa hình dung ra được. Ko lẽ, ở US hay Canada hoặc châu Âu đã thông dụng phương pháp như vậy??
 

backhand-ghost

Đại Tá
Đúng như các bác nói, trẻ con bây h nó khác mình hồi xưa, nó có nhiều thứ để chơi, hồi xưa mình làm gì có nên phải lê la ngoài đường đá bóng, đá banh bơi sông bơi hồ..., như con e phải tìm môn cho nó chơi để nó còn vận động, ít cắm mặt vào tivi, điện thoại chứ để yêu thích thì e chưa thấy nó thực sự thích môn nào & e cũng nghĩ là mình cũng chả thể ép dc, chơi gì thì chơi để có sức khoẻ là dc, dù gì đến bản thân mình bây h chơi cũng vì sức khoẻ chứ hay thì chỉ đến mức nào đó thôi ko thể bằng ae ăn tập bài bản được...
Ngoài lề chút e chơi từ hồi 2021 đến h mà mấy b trình F chỉ chấp 2 quả thế là tiến bộ cũng dc đấy chứ nhỉ :D
Thế là bác cũng ham mê đá bóng rồi, e cũng đá phủi nhiều năm nên e cũng ko lạ những gì bác nói, còn ông Thành Trung đá cũng bẩn hay ăn người lắm cơ, nên gặp phủi cứng ăn đòn cũng dễ hiểu thôi, để e chém bóng đá vs bác còn hay hơn bóng bàn nhiều nhưng tiếc là web này là bb.org :D
Tôi cầm Thành Đồng ko chỉ đá 07 người, mà còn đưa đội tập luyện futsal tử tế và đá 3-4 mùa VĐQG. Thành Đồng sau đó cũng có 3-4 tuyển thủ ĐTQG từ hồi Sergio người Ý làm HLV trưởng.
Ngày đó, tôi với anh Trần Anh Tú cùng một vài ae trong Nam máu me đầu tư và làm futsal lắm. Sau dần nhiều thứ thay đổi nên tôi bỏ futsal và ko cầm đội nữa. Cũng là một quãng thời gian, một trải nghiệm thú vị.
Còn bóng bàn thì bác để ý làm gì chuyện hạng này kia. Bởi lẽ, bác chơi F hay dưới F cũng ko sao, ai cũng có phân khúc, có thị trường, có bạn tập, có đối thủ của riêng mình cả.
Hạng A cũng sinh hoạt như chúng ta, thậm chí còn ko bằng đc chúng ta vì ít bạn chơi hơn, phân khúc hẹp hơn nhiều.
Băng tần của tôi rộng hơn A-B ^\^ khách của tôi trải rộng từ C cho đến F (trước mình đã đánh org đến C non non, D cưng cứng những năm 2011-2014). Bác cũng có thể chơi với dải khách từ dưới cho đến E-F đc. Cứ có độ vừa miếng là C mình cũng nện (hiện tại C phải bằng với B ngày trước).
Theo cá nhân tôi, đối với một người chơi phong trào thuần túy, ko ăn tập chính quy, thời gian chơi bóng hạn hẹp thì trình E cứng org hiện tại (bằng với D org trước đây) có thể coi là cực hạn, đỉnh cao của người chơi rồi. Muốn lên hạng cao hơn, ko có ăn tập nghiêm túc, lăn lê bò toài nhiều năm thì là ko thể.
Ở China, Korea, Japan, HK, Taiwan....hay bất kỳ QG nào cũng vậy thôi, trình C org hay trên T6 của pingtour là khủng khiếp lắm lắm rồi. Bác đừng nhìn vào các trận đấu nghiệp dư khủng khiếp loài người của China mà hiểu lầm. Đó ko phải là nghiệp dư thuần túy, tụi đó đều ko phải con người mà, là ma quỷ cả đó. Họ đều là VĐV tuyến tỉnh hoặc CNT2 hoặc thậm chí có cả CNT1 thải hồi hoặc về hưu đấy.
Ở VN, duy nhất, chỉ có 01 người thuần túy nghiệp dư mà lên tới đỉnh của hạng A org, đó là Hà Yên Bái. Còn lại, đều là dân ăn tập xịn sò, dân chuyên...về hưu cả ^\^ ko có dân thường đâu.
 
Last edited:

Anhswang57

Đại Uý
Tôi cầm Thành Đồng ko chỉ đá 07 người, mà còn đưa đội tập luyện futsal tử tế và đá 3-4 mùa VĐQG. Thành Đồng sau đó cũng có 3-4 tuyển thủ ĐTQG từ hồi Sergio người Ý làm HLV trưởng.
Ngày đó, tôi với anh Trần Anh Tú cùng một vài ae trong Nam máu me đầu tư và làm futsal lắm. Sau dần nhiều thứ thay đổi nên tôi bỏ futsal và ko cầm đội nữa. Cũng là một quãng thời gian, một trải nghiệm thú vị.
Còn bóng bàn thì bác để ý làm gì chuyện hạng này kia. Bởi lẽ, bác chơi F hay dưới F cũng ko sao, ai cũng có phân khúc, có thị trường, có bạn tập, có đối thủ của riêng mình cả.
Hạng A cũng sinh hoạt như chúng ta, thậm chí còn ko bằng đc chúng ta vì ít bạn chơi hơn, phân khúc hẹp hơn nhiều.
Băng tần của tôi rộng hơn A-B nhiều ^\^ khách của tôi trải rộng từ C cho đến F (trước mình đã đánh org đến C non non, D cưng cứng những năm 2011-2014). Bác cũng có thể chới với dải khách từ dưới cho đến E-F đc. Cứ có độ vừa miếng là C mình cũng nện (hiện tại C phải bằng với B ngày trước).
Theo cá nhân tôi, đối với một người chơi phong trào thuần túy, ko ăn tập chính quy, thời gian chơi bóng hạn hẹp thì trình E cứng org hiện tại (bằng với D org trước đây) có thể coi là cực hạn, đỉnh cao của người chơi rồi. Muốn lên hạng cao hơn, ko có ăn tập nghiêm túc, lăn lê bò toài nhiều năm thì là ko thể.
Ở China, Korea, Japan, HK, Taiwan....hay bất kỳ QG nào cũng vậy thôi, trình C org hay trên T6 của pingtour là khủng khiếp lắm lắm rồi. Bác đừng nhìn vào các trận đấu nghiệp dư khủng khiếp loài người của China mà hiểu lầm. Đó ko phải là nghiệp dư thuần túy, tụi đó đều ko phải con người mà, là ma quỷ cả đó. Họ đều là VĐV tuyến tỉnh hoặc CNT2 hoặc thậm chí có cả CNT1 thải hồi hoặc về hưu đấy.
Ở VN, duy nhất, chỉ có 01 người thuần túy nghiệp dư mà lên tới đỉnh của hạng A org, đó là Hà Yên Bái. Còn lại, đều là dân ăn tập xịn sò, dân chuyên...về hưu cả ^\^ ko có dân thường đâu.
À, e để ý hạng chút thôi để xem mình tiến bộ được đến đâu, chứ e biết mình ko ăn tập bài bản, ko có cơ bản nên chỉ lên dc mức nào đó là dừng, ở clb cũng có nhiều trình khác nhau, thu hẹp khoảng cách với họ cũng là động lực để mình cố gắng hơn & cũng để họ có hứng thú khi chơi với mình
 

backhand-ghost

Đại Tá
em lúc nhỏ có ăn tập cầu lông, lớn hơn tý thì chuyển qua tennis cũng rơi vào sâu phết :))), sau này mới qua bóng bàn thì do nền tảng thể thao tốt nên ko gặp quá nhiều khó khăn, có lẽ 1 phần là do bộ chân tốt từ mấy môn kia sang.
Footworks quan trọng quá mà, phải 50-60%. Bác chơi sâu cả hai môn cầu lông và tennis thì chân đương nhiên sẽ tương đối ngon.
Cầu lông có footworks đủ cả hai chiều lên - xuống và trái - phải. Tennis thì phải có xoay - né. Kết hợp tốt cả hai là thành footworks của bban rồi.
 

Love_TT

Trung Sỹ
Footworks quan trọng quá mà, phải 50-60%. Bác chơi sâu cả hai môn cầu lông và tennis thì chân đương nhiên sẽ tương đối ngon.
Cầu lông có footworks đủ cả hai chiều lên - xuống và trái - phải. Tennis thì phải có xoay - né. Kết hợp tốt cả hai là thành footworks của bban rồi.
Footwork cầu lông ốp vào bóng bàn như cá nhân e thấy chơi xa bàn rất tốt, đọc điểm rơi và di chuyển ra vào cực hợp lý, tuy nhiên bước chân ôm bàn thì k tốt như ae thuần bóng bàn được
 

bachikho

Đại Tá
tụi trẻ mà ko thích thì thôi, ko ép dc đâu, môn này đòi hỏi kiên trì, ko ham thích thì khó
tuy nhiên các bác cũng nên cho con thử bb cái đã, vì chưa chơi thì k biết đc tụi nó có thích hay có khả năng hay ko, quan điểm tui là cứ cho thử, nếu nó thích và có khả năng thì chơi tiếp, k thích hay k có khiếu thì thôi k ép, ku con nhà tui bắt đầu covid thì mua bàn về dạy, nó say mê và thấy cũng có khả năng nên cứ động viên chơi thôi
 
  • Like
Reactions: crv

backhand-ghost

Đại Tá
Footwork cầu lông ốp vào bóng bàn như cá nhân e thấy chơi xa bàn rất tốt, đọc điểm rơi và di chuyển ra vào cực hợp lý, tuy nhiên bước chân ôm bàn thì k tốt như ae thuần bóng bàn được
Có thể khẳng định là tập bộ chân của bban khó, rất khó.
Một ví dụ điển hình nhất là "sang trái đánh trái, sang phải đánh phải", nghe tưởng đơn giản nhưng để làm đc ko hề dễ chút nào, kể cả khi ta muốn đánh "láo".
Chúng ta có thể sẽ hiểu lầm là muốn chơi như vậy thì chỉ cần có trái là đc (giật trái tăng xoáy chống xoáy xuống hoặc bh topspin với bóng ko xoáy - xoáy lên).
Nhưng thực tế thì muốn chơi đc hai càng thì phải tập chân là chính, chân di chuyển đúng thì auto động tác tay sẽ chuẩn.
Nhiều người khi tập đòn đơn lẻ thì giật trái cực ngon, xoáy xuống nặng hay bóng ko xoáy đều giật rất chuẩn. Kể cả khi tập vào combo bắt ngắn - chọc dài - giật moi trái - xoay người kết forehand, cũng đánh rất mượt chuẩn. Cơ mà khi thực chiến thì ko tài nào chơi được hai càng như khi tập.
Nguyên nhân 75% là do bộ chân hai càng và 25% là do phán đoán điểm rơi.
Banh tập khác thực chiến ở chỗ, mình biết trước điểm rơi rồi, bên kia chưa chạm bóng mình đã chuẩn bị xong xuôi từ trước, cho nên chân tay đầy đủ cho các đòn đánh.
Còn đánh thật thì mình mình phải nhìn tay đối thủ để mà phán đoán, mình phải chờ để phán đoán xong rồi mới chuẩn bị chân. Trễ một tik tak đó thôi, mọi chuyện đã khác xa so với khi tập rồi.
Ví dụ, mình chuẩn bị chân cho một quả bh tăng xoáy (chân phải hơi cao hơn chân trái một chút) thì đối phương lại gò sâu sang góc thuận, chân phải bị dính ko thu lại đc thì ko thể đánh forehand.
- Ngược lại mình chuẩn bị chân cho một đòn fh thì người ta lại chọc sâu vào góc né, chân phải lùi về dưới chân trái rồi thì cũng ko thể đánh đc một quả bh tăng xoáy.
- Tiếp đến là mình chuẩn bị cho cả hai bên bh - fh (hai chân đứng hơi ngang) thì đối thủ lại chọc dài vào nách phải. Cũng ko thể đánh đc bh hay fh tăng xoáy.
Vậy nhiều người đặt vấn đề là "muốn chơi hai càng thì phải chuẩn bị thế nào?". Với kinh nghiệm luyện tập và thi đấu kiểu 02 càng hơn chục năm, tự mình rút ra đc bài học là muốn chơi 02 càng, cái mình cần chuẩn bị là "phải chuẩn bị cho tất cả các tình huống, cũng chính là chẳng chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào cả". ^\^
 
Last edited:

Anhswang57

Đại Uý
Có thể khẳng định là tập bộ chân của bban khó, rất khó.
Một ví dụ điển hình nhất là "sang trái đánh trái, sang phải đánh phải", nghe tưởng đơn giản nhưng để làm đc ko hề dễ chút nào.
Chúng ta có thể sẽ hiểu lầm là muốn chơi như vậy thì chỉ cần có trái là sẽ chơi đc như vậy (giật trái tăng xoáy chống xoáy xuống hoặc bh topspin với bóng ko xoáy - xoáy lên).
Nhưng thực tế thì muốn chơi đc hai càng thì phải tập chân là chính, chân di chuyển đúng thì auto động tác tay sẽ chuẩn.
Nhiều người khi tập đòn đơn lẻ thì giật trái cực ngon, xoáy xuống nặng hay bóng ko xoáy đều giật rất chuẩn. Kể cả khi tập vào combo bắt ngắn - chọc dài - giật moi trái - xoay người kết forehand, cũng đánh rất mượt chuẩn. Cơ mà khi thực chiến thì ko tài nào chơi được hai càng như khi tập.
Nhiều lúc, phán đoán đúng điểm rơi rồi nhưng nếu chân ko theo kịp thì cũng ko thể đánh đc.
Nguyên nhân 75% là do bộ chân hai càng và 25% là do phán đoán điểm rơi.
Ví dụ, mình chuẩn bị chân cho một quả bh tăng xoáy (chân phải hơi cao hơn chân trái một chút) thì đối phương lại gò sâu sang góc thuận, chân phải bị dính ko thu lại đc thì ko thể đánh forehand.
- Ngược lại mình chuẩn bị chân cho một đòn fh thì người ta lại chọc sâu vào góc né, chân phải lùi về dưới chân trái rồi thì cũng ko thể đánh đc một quả bh tăng xoáy.
- Tiếp đến là mình chuẩn bị cho cả hai bên bh - fh (hai chân đứng hơi ngang) thì đối thủ lại chọc dài vào nách phải. Cũng ko thể đánh đc bh hay fh tăng xoáy.
Vậy nhiều người đặt vấn đề là "muốn chơi hai càng thì phải chuẩn bị thế nào?". Với kinh nghiệm luyện tập và thi đấu kiểu 02 càng hơn chục năm, tự mình rút ra đc bài học là muốn chơi 02 càng, cái mình cần chuẩn bị là "phải chuẩn bị cho tất cả các tình huống, cũng chính là chẳng chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào cả". ^\^
nghe bác nói như dùng vô chiêu thắng hữu chiêu ý :D e chân cũng ko ngon, chấn thương nên di chuyển chậm nhất là di chuyển ngang nhanh sang 2 góc, thế nên ngay từ đầu đã tập đánh trái để hướng tới 2 càng, vì biết 1 càng chân phải nhanh né giật, e thấy đánh 1 càng chân phải di chuyển nhanh hơn, những người 1 càng thường chân rất linh hoạt, tìm cách né giật rất nhanh...bộ chân đúng là quan trọng nhất, đủ chân đủ tay thì phang ko trượt phát nào :D
 

Love_TT

Trung Sỹ
Có thể khẳng định là tập bộ chân của bban khó, rất khó.
Một ví dụ điển hình nhất là "sang trái đánh trái, sang phải đánh phải", nghe tưởng đơn giản nhưng để làm đc ko hề dễ chút nào, kể cả khi ta muốn đánh "láo".
Chúng ta có thể sẽ hiểu lầm là muốn chơi như vậy thì chỉ cần có trái là sẽ chơi đc như vậy (giật trái tăng xoáy chống xoáy xuống hoặc bh topspin với bóng ko xoáy - xoáy lên).
Nhưng thực tế thì muốn chơi đc hai càng thì phải tập chân là chính, chân di chuyển đúng thì auto động tác tay sẽ chuẩn.
Nhiều người khi tập đòn đơn lẻ thì giật trái cực ngon, xoáy xuống nặng hay bóng ko xoáy đều giật rất chuẩn. Kể cả khi tập vào combo bắt ngắn - chọc dài - giật moi trái - xoay người kết forehand, cũng đánh rất mượt chuẩn. Cơ mà khi thực chiến thì ko tài nào chơi được hai càng như khi tập.
Nguyên nhân 75% là do bộ chân hai càng và 25% là do phán đoán điểm rơi.
Banh tập khác thực chiến ở chỗ, mình biết trước điểm rơi rồi, bên kia chưa chạm bóng mình đã chuẩn bị xong xuôi từ trước, cho nên chân tay đầy đủ cho các đòn đánh.
Còn đánh thật thì mình mình phải nhìn tay đối thủ để mà phán đoán, mình phải chờ để phán đoán xong rồi mới chuẩn bị chân. Trễ một tik tak đó thôi, mọi chuyện đã khác xa so với khi tập rồi.
Ví dụ, mình chuẩn bị chân cho một quả bh tăng xoáy (chân phải hơi cao hơn chân trái một chút) thì đối phương lại gò sâu sang góc thuận, chân phải bị dính ko thu lại đc thì ko thể đánh forehand.
- Ngược lại mình chuẩn bị chân cho một đòn fh thì người ta lại chọc sâu vào góc né, chân phải lùi về dưới chân trái rồi thì cũng ko thể đánh đc một quả bh tăng xoáy.
- Tiếp đến là mình chuẩn bị cho cả hai bên bh - fh (hai chân đứng hơi ngang) thì đối thủ lại chọc dài vào nách phải. Cũng ko thể đánh đc bh hay fh tăng xoáy.
Vậy nhiều người đặt vấn đề là "muốn chơi hai càng thì phải chuẩn bị thế nào?". Với kinh nghiệm luyện tập và thi đấu kiểu 02 càng hơn chục năm, tự mình rút ra đc bài học là muốn chơi 02 càng, cái mình cần chuẩn bị là "phải chuẩn bị cho tất cả các tình huống, cũng chính là chẳng chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào cả". ^\^
Ngay như chính cỡ CNT như Fan e thấy vẫn phải tập mấy bài tự do như này để tự phản xạ suốt
 

backhand-ghost

Đại Tá
Ngay như chính cỡ CNT như Fan e thấy vẫn phải tập mấy bài tự do như này để tự phản xạ suốt
Bài tập này của FZD người thường tập sao nổi. Độ khó của nó ở cấp độ ma quỷ rồi, người thường khó có thể có đc cái phản xạ đó.
Để phán đoán điểm rơi, mình phải nhìn hướng vợt của đối thủ, bóng chạm vợt là mình phải chuẩn bị xong rồi. Như vậy mới tính là đạt chuẩn đánh hai càng la liệt.
Cơ mà, trong bài tập này của FZD, Wang Hao nó đưa bóng quá khó. Thứ nhất là tốc độ hất chọc rất nhanh, thứ hai là 100% đều có động tác giả.
Ở cấp độ thế giới, nếu chỉ nhìn tay mà đoán bóng thì mù mắt ngay.
FZD đây là chờ Wang Hao hất rồi mới bắt đầu có động tác chuẩn bị - đánh bóng. Tốc độ phản xạ và ra đòn của FZD phải nói là điện xẹt mới kịp.
Sợ thật. Đây mới đúng nghĩa là "sang đâu đánh đó".
 
Last edited:
  • Like
Reactions: crv

backhand-ghost

Đại Tá
nghe bác nói như dùng vô chiêu thắng hữu chiêu ý :D e chân cũng ko ngon, chấn thương nên di chuyển chậm nhất là di chuyển ngang nhanh sang 2 góc, thế nên ngay từ đầu đã tập đánh trái để hướng tới 2 càng, vì biết 1 càng chân phải nhanh né giật, e thấy đánh 1 càng chân phải di chuyển nhanh hơn, những người 1 càng thường chân rất linh hoạt, tìm cách né giật rất nhanh...bộ chân đúng là quan trọng nhất, đủ chân đủ tay thì phang ko trượt phát nào :D
Đặc điểm của hệ thống một càng phải (như XX) là tốc độ lao trống phải cực nhanh và né cũng phải đủ nhanh, đủ rộng. Có thể tóm gọn trong 03 chữ Nhanh - Dài - Rộng.
Còn hệ thống chân hai càng thì thiên về linh hoạt, cần sự chuyển hoán trái - phải nhanh và gọn trong bước ngắn nhỏ. Nhìn footworks của FZD và so với XX hay Ryu Seungmin thì sẽ thấy hai bộ footworks khác nhau như trời và đất.
Về chân một càng, ko ai nhanh hơn Ryu Seungmin, ko ai rộng hơn XX.
Về chân hai càng, ko ai so nhanh đc với FZD nhưng chuyển hoán trái - phải thì ko ai bì đc Lin Gaoyuan và Yan An (riêng câu này là Fang Bo và cả CNT1 thống nhất đánh giá).
 

Love_TT

Trung Sỹ
Bài tập này của FZD người thường tập sao nổi. Độ khó của nó ở cấp độ ma quỷ rồi, người thường khó có thể có đc cái phản xạ đó.
Để phán đoán điểm rơi, mình phải nhìn hướng vợt của đối thủ, bóng chạm vợt là mình phải chuẩn bị xong rồi. Như vậy mới tính là đạt chuẩn đánh hai càng la liệt.
Cơ mà, trong bài tập này của FZD, Wang Hao nó đưa bóng quá khó. Thứ nhất là tốc độ hất chọc rất nhanh, thứ hai là 100% đều có động tác giả.
Ở cấp độ thế giới, nếu chỉ nhìn tay mà đoán bóng thì mù mắt ngay.
FZD đây là chờ Wang Hao hất rồi mới bắt đầu có động tác chuẩn bị - đánh bóng. Tốc độ phản xạ và ra đòn của FZD phải nói là điện xẹt mới kịp.
Sợ thật. Đây mới đúng nghĩa là "sang đâu đánh đó".
E nêu ví dụ thoai, chứ cả thế giới có mình nó như này
 

bachikho

Đại Tá
Địa vị thống trị của bóng bàn Trung Quốc đang bị đe dọa

Việc Wang Chu Qin bị loại ở vòng loại của Olympic chính là một cú đánh trực diện vào vị thế cường quốc bóng bàn số một của Trung Quốc. Trong lịch sử bóng bàn của mình từ 2004 WCQ là người thứ hai không thể vào được chung kết và lập kỉ lục vô tiền khoáng hậu là dừng chân ở Top 32. Vậy tại sao WCQ lại phải chịu chỉ trích dữ dội như vậy? Đây là việc chúng ta khó mà hiểu được nếu đứng ở lập trường người xem bóng bàn bình thường nhưng khi đứng ở vị trí một người Trung Quốc yêu bóng bàn ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn

1. Địa vị của bóng bàn trong nền thể thao Trung Quốc
2. Những khác biệt trong hệ thống đánh giá của Trung Quốc và thế giới
3. Những chỉ trích nhắm vào WCQ sau khi dừng chân ở Top 32
4. Năng lực của WCQ thông qua thành tích

Địa vị của bóng bàn trong nền thể thao Trung Quốc và kỳ vọng với VDV tuyển quốc gia
Như chúng ta đều biết, người dân Trung Quốc tuyệt vọng với bóng đá bao nhiêu thì họ tự hào về bóng bàn bấy nhiêu. Bên cạnh những thành tích thống trị trong nhiều thập kỷ khiến bóng bàn trở thành biểu tượng của thể thao quốc gia thì hệ thống đào tạo, phát triển tài năng trẻ của TQ cũng đứng hàng đầu thế giới với số lượng VDV áp đảo các quốc gia khác vì độ phổ biến của bóng bàn không chỉ ở cấp độ chuyên nghiệp, mà còn cực kỳ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân TQ. Đặc biệt nhờ những thành công vượt bậc trên trường quốc tế góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc. Do đó các VDV bóng bàn được trọng vọng, ngưỡng mộ và có địa vị vô cùng cao trong mắt người dân TQ

Chính vì vậy, yêu cầu của người dân TQ với trụ cột tuyển bóng bàn quốc gia là vô cùng khắt khe, vì bạn muốn nhận được vinh quang và quyền lợi thì bạn phải nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp, kế thừa và phát huy thành tích của đội tuyển quốc gia. Lý do đó tạo ra sự khác biệt với đa số các quốc gia khác, tham dự giải đấu với họ chỉ là “Go big or go home” thì với một vận động viên TQ nói chung và với VDV bóng bàn nói riêng, họ gánh trên vai vinh dự và niềm tự hào dân tộc nên việc không thể lọt vào vòng chung kết mà chỉ dừng chân ở Top 32, WCQ chính là chiến binh thất bại thảm hại nhất trong lịch sử bóng bàn TQ

Những khác biệt trong hệ thống đánh giá của Trung Quốc và thế giới

Không giống như một số bộ phận khán giả nhìn vào World Ranking để đánh giá năng lực của một VDV, ở Trung Quốc để vào tuyển 1 và trở thành trụ cột quốc gia phải giành vô địch ở bộ ba giải đấu chuyên ngành là World Cup, Championships và Olympic, World Ranking (WR) có giá trị tham khảo thấp nhất. Chính Liu GouLiang từng nói với XuXin "WR hạng 1 của cậu có giá trị gì khi mà cậu không mang về được chiếc cúp nào cho đất nước". Wang Tao trong talkshow cho rằng , hay như Harimoto Tomokazu cũng từng phát biểu, có vô địch 10 giải WTT cũng không bằng một chiếc HCV Olympic. Vậy nên, WR số 1 của WCQ không thể đảm bảo vị trí của cậu ấy trong tuyển quốc gia lẫn sự công nhận của công chúng.
Ngoài 3 giải trên thì những giải đấu quan trọng trong khuôn khổ Super Grand Slam của Trung phải kể đến: Vô địch bóng bàn quốc gia, Vô địch đại hội thể thao toàn quốc, Asiad, Asian Games và cúp châu Á. Đến thời điểm hiện tại trừ vô địch Asian Games thì WCQ chưa có thêm bất cứ giải vô địch nào khác, là VDV trụ cột có thành tích tệ nhất lịch sử bóng bàn Trung Quốc đến thời điểm hiện tại
Họ nhận xét cứ khi ở thao trường (WTT) thì như cá gặp nước nhưng khi phải ra chiến trường (giải đấu chuyên ngành Grand Slam) thì bị đánh nguyên hình là con hổ giấy.
Những chỉ trích nhắm vào WCQ sau khi dừng chân ở Top 32
Như đã liệt kê, nên dù người dân Trung Quốc không đặt quá nhiều kỳ vọng vào WCQ thì việc dừng chân ở Top 32 cũng là thành tích tệ hại ngoài sức tưởng tượng đối với họ cho nên đương nhiên trên mạng ngập tràn lời chỉ trích. Sau khi vô địch nội dung đồng đội nam, khi được hỏi đánh giá về màn biểu hiện ở Olympic này thế nào, WCQ tự cho mình 100 khiến công chúng phẫn nộ, nhìn lại lịch sử VDV[...] không vào được bán kết đã phải khóc lóc xin lỗi công chúng ra sao thì thái độ không chút hối lỗi của WCQ không chỉ không xoa dịu mà còn dấy lên sự giận dữ. Vì thứ nhất, trong lịch sử Zhang Yining cũng từng gẫy vợt và vợt dự phòng của cô không đạt tiêu chuẩn nhưng cô vẫn xuất sắc giành thắng lợi. Thứ 2, WCQ cũng đã từng thay vợt giữa chừng và vẫn chiến thắng nên lỗi không thể đổ tại vợt bị hỏng. Nếu do vợt bị hỏng mà ảnh hưởng tới tâm lý thì chứng tỏ anh ấy không đủ năng lực đứng trong đội chủ lực tuyển quốc gia mà thôi. Thể thao cạnh tranh không chỉ nhìn vào kỹ năng mà còn ở tâm lý ổn định và khả năng điều chỉnh áp lực, giữ bình tĩnh và bản lĩnh xoay chuyển tình thế. Nhìn lại Zhang Ji Ke hi sinh sự nghiệp của mình ở Olympic Rio chấp nhận tiêm 21 mũi giảm đau để bảo vệ nhánh đấu, chỉ gục ngã khi gặp Malong ở trận chung kết mới là tố chất mà người ta trông đợi ở một trụ cột quốc gia, hay đơn giản hơn ngay sau đó nhìn FZD từng bước từng bước cân bằng lại tỉ số rồi dần dần vượt qua Harimoto thì màn trình diễn nóng nảy, mất bình tĩnh và dễ dàng bỏ cuộc của WCQ giống như một chiến binh hèn nhát vậy,
Sau đó ngay trong buổi phỏng vấn với CCTV khi những người trong cuộc lên tiếng thì sự phẫn nộ càng dâng càng cao. Cụ thể MaLong khi được hỏi trong trận FZD gặp Harimoto mắt đỏ bừng trên khán đài đã trả lời "Tôi biết trận đấu đó thật sự rất quan trọng, bởi vì WCQ thua ở nội dung đánh đơn, chỉ còn lại FZD. Rồi lúc FZD đối mặt Harimoto bị dẫn trước 2:0. Khi đó khó khăn như vậy FZD vẫn rất ngoan cường, dùng ý chí, dùng chiến thuật, dùng kỹ năng của mình giành lại từng điểm, từng điểm. Tôi nghĩ khoảnh khắc đó không chỉ khiến tôi cảm động mà còn lay động trái tim khán giả". Rồi chính FZD trong buổi phỏng vấn với CCTV nói rằng chỉ cần anh ấy thua thì tất cả những thành tích, lịch sử vinh quang của bóng bàn TQ sẽ mất hết nên ngoài thắng ra anh ấy không có lựa chọn khác. Và chính trong talkshow của CCTV đã tiết lộ sự thật và thẳng thắn tuyên bố thử thách lớn nhất ở nội dung đơn nam không phải là trận chung kết mà là việc mất hạt giống hàng đầu và số 1 thế giới Wang Chuqin vào tay Moregard. Vì vậy, áp lực vô địch đơn nam rất lớn hoàn toàn đổ lên vai Fan Zhendong. Việc dừng lại ở top 32 của WCQ đã đặt quá nhiều gánh nặng và trách nhiệm lên FZD, cho dù TQ là cường quốc số 1 thế giới về bóng bàn thì họ cũng không áp đặt gánh nặng tàn khốc như thế lên người một VDV.
Vì sao lại như vậy? Vì khi được cử đi tham dự Olympic họ hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào đồng đội của mình sẽ trấn giữ được một nửa nhánh đấu. Dù ZJK chấn thương MaLong vẫn tin tưởng và yên tâm hoàn thành nhánh đấu của mình. Dù Malong vừa hồi phục sau phẫu thuật, FZD không hề phải lo lắng MaLong sẽ sớm dừng chân. Truyền thống tốt đẹp và mang tính thống trị ấy dừng lại ở Top 32 của WCQ - thật sự phải nhấn mạnh rằng màn thể hiện kém cỏi nhất của quân chủ lực bóng bàn TQ
Năng lực của WCQ thông qua thành tích
Trình độ của WCQ chắc chắn không kém nhưng chỉ so với Xuxin thôi đã kém xa về mặt thành tích chứ đừng nói đến các huyền thoại khác trong tuyển. Nếu cậu ấy chơi cho bất cứ một quốc gia nào khác, cậu ấy hoàn toàn xứng đáng là nòng cốt, trụ cột của tuyển quốc gia nhưng đây lại là Trung Quốc - nơi có những yêu cầu khắt khe và ngặt nghèo hơn rất nhiều.
Trước tiên, hãy xem biệt danh rất nổi tiếng của WCQ tại TQ là 王遮 có nghĩa là Vua che đậy. Với lợi thế đầu to và thuận tay trái, WCQ đã luyện trình độ giao bóng giấu bóng lên tầm bậc thầy, đến mức dù đối thủ kiến nghị nhưng trọng tài vẫn bỏ qua. Các cầu thủ ngoại quốc như Truls, anh em Lebrun, Tanaka từng lên tiếng về vấn đề này. Khắp các diễn đàn bóng bàn thế giới lẫn chính Trung Quốc người xem đều đặt câu hỏi, giao thế liệu có đúng luật hay không? Vấn đề này đánh giá tùy quan điểm mỗi người nhưng mình sẽ đưa một danh sách ngắn do dân mạng Trung Quốc tổng hợp về những lần vi phạm mà bị phạt của WCQ.
Sau đó hãy cùng điểm qua thành tích ở giai đoạn đỉnh cao phong độ của cậu ấy là "Hành trình tới Paris" ở ba giải đấu lớn thì thật đáng thất vọng là cậu không giành được một chức vô địch nào trong giai đoạn hoàng kim cả về phong độ lẫn sức mạnh thể chất này. Không những thế, hãy nhìn qua những trận đấu có tỉ số thắng thua áp đảo ngay trước thềm Olympic Paris, đầu tiên là ở WTT Championships 2024 đối đầu với ML, trước trận đấu WCQ tự tin nói trình độ mình đã ngang hàng với MaLong và HLV Xiao Zhan cũng rất tự hào rằng không ai có cú thuận tay tốt hơn WCQ thì trận chiến đã không còn cân sức. MaLong đơn phương ngược đãi World Ranking No.1 với tỉ số 4:0
Sau đó đến Giải vô địch đồng đội ở Busan 2024, lại là một màn thể hiện kém cỏi khi để thua Lee Sang Soo với tỉ số 1:3. Điều đó càng tô đậm ấn tượng "thuận gió thì có thể bay, ngược gió ngay lập tức đứt dây rơi xuống đất" của WCQ với công chúng. Dù chúng ta thường nói thắng thua không phản ánh tinh thần thể thao, nhưng thắng thua mới là điều quan trọng xét về danh dự quốc gia, bởi vì nó gần như tượng trưng cho vị thế độc tôn và thống trị của bóng bàn Trung Quốc

Tổng kết, WCQ đã không thể chứng minh lựa chọn của BHL khi để mình tham dự Olympic với tư cách đơn nam là đúng đắn mà đã chứng thực nghi ngờ của công chúng về cách tuyển chọn của BHL và cả năng lực của bản thân. Những chỉ trích gay gắt gây bão dư luận đa số tập trung vào chuyên môn, vào tố chất tâm lý và đương nhiên cũng có những chỉ trích quá khích và hâm mộ mù quáng. Vậy nên mình muốn thông qua bài viết này đưa đến cho mọi người góc nhìn gần hơn, từ đó có những keyword để mọi người có thể tìm kiếm, chọn lọc và có những đánh giá của riêng mình

sưu tầm các bác đọc tham khảo cho vui
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Địa vị thống trị của bóng bàn Trung Quốc đang bị đe dọa

Việc Wang Chu Qin bị loại ở vòng loại của Olympic chính là một cú đánh trực diện vào vị thế cường quốc bóng bàn số một của Trung Quốc. Trong lịch sử bóng bàn của mình từ 2004 WCQ là người thứ hai không thể vào được chung kết và lập kỉ lục vô tiền khoáng hậu là dừng chân ở Top 32. Vậy tại sao WCQ lại phải chịu chỉ trích dữ dội như vậy? Đây là việc chúng ta khó mà hiểu được nếu đứng ở lập trường người xem bóng bàn bình thường nhưng khi đứng ở vị trí một người Trung Quốc yêu bóng bàn ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn

1. Địa vị của bóng bàn trong nền thể thao Trung Quốc
2. Những khác biệt trong hệ thống đánh giá của Trung Quốc và thế giới
3. Những chỉ trích nhắm vào WCQ sau khi dừng chân ở Top 32
4. Năng lực của WCQ thông qua thành tích

Địa vị của bóng bàn trong nền thể thao Trung Quốc và kỳ vọng với VDV tuyển quốc gia
Như chúng ta đều biết, người dân Trung Quốc tuyệt vọng với bóng đá bao nhiêu thì họ tự hào về bóng bàn bấy nhiêu. Bên cạnh những thành tích thống trị trong nhiều thập kỷ khiến bóng bàn trở thành biểu tượng của thể thao quốc gia thì hệ thống đào tạo, phát triển tài năng trẻ của TQ cũng đứng hàng đầu thế giới với số lượng VDV áp đảo các quốc gia khác vì độ phổ biến của bóng bàn không chỉ ở cấp độ chuyên nghiệp, mà còn cực kỳ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân TQ. Đặc biệt nhờ những thành công vượt bậc trên trường quốc tế góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc. Do đó các VDV bóng bàn được trọng vọng, ngưỡng mộ và có địa vị vô cùng cao trong mắt người dân TQ

Chính vì vậy, yêu cầu của người dân TQ với trụ cột tuyển bóng bàn quốc gia là vô cùng khắt khe, vì bạn muốn nhận được vinh quang và quyền lợi thì bạn phải nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp, kế thừa và phát huy thành tích của đội tuyển quốc gia. Lý do đó tạo ra sự khác biệt với đa số các quốc gia khác, tham dự giải đấu với họ chỉ là “Go big or go home” thì với một vận động viên TQ nói chung và với VDV bóng bàn nói riêng, họ gánh trên vai vinh dự và niềm tự hào dân tộc nên việc không thể lọt vào vòng chung kết mà chỉ dừng chân ở Top 32, WCQ chính là chiến binh thất bại thảm hại nhất trong lịch sử bóng bàn TQ

Những khác biệt trong hệ thống đánh giá của Trung Quốc và thế giới

Không giống như một số bộ phận khán giả nhìn vào World Ranking để đánh giá năng lực của một VDV, ở Trung Quốc để vào tuyển 1 và trở thành trụ cột quốc gia phải giành vô địch ở bộ ba giải đấu chuyên ngành là World Cup, Championships và Olympic, World Ranking (WR) có giá trị tham khảo thấp nhất. Chính Liu GouLiang từng nói với XuXin "WR hạng 1 của cậu có giá trị gì khi mà cậu không mang về được chiếc cúp nào cho đất nước". Wang Tao trong talkshow cho rằng , hay như Harimoto Tomokazu cũng từng phát biểu, có vô địch 10 giải WTT cũng không bằng một chiếc HCV Olympic. Vậy nên, WR số 1 của WCQ không thể đảm bảo vị trí của cậu ấy trong tuyển quốc gia lẫn sự công nhận của công chúng.
Ngoài 3 giải trên thì những giải đấu quan trọng trong khuôn khổ Super Grand Slam của Trung phải kể đến: Vô địch bóng bàn quốc gia, Vô địch đại hội thể thao toàn quốc, Asiad, Asian Games và cúp châu Á. Đến thời điểm hiện tại trừ vô địch Asian Games thì WCQ chưa có thêm bất cứ giải vô địch nào khác, là VDV trụ cột có thành tích tệ nhất lịch sử bóng bàn Trung Quốc đến thời điểm hiện tại
Họ nhận xét cứ khi ở thao trường (WTT) thì như cá gặp nước nhưng khi phải ra chiến trường (giải đấu chuyên ngành Grand Slam) thì bị đánh nguyên hình là con hổ giấy.
Những chỉ trích nhắm vào WCQ sau khi dừng chân ở Top 32
Như đã liệt kê, nên dù người dân Trung Quốc không đặt quá nhiều kỳ vọng vào WCQ thì việc dừng chân ở Top 32 cũng là thành tích tệ hại ngoài sức tưởng tượng đối với họ cho nên đương nhiên trên mạng ngập tràn lời chỉ trích. Sau khi vô địch nội dung đồng đội nam, khi được hỏi đánh giá về màn biểu hiện ở Olympic này thế nào, WCQ tự cho mình 100 khiến công chúng phẫn nộ, nhìn lại lịch sử VDV[...] không vào được bán kết đã phải khóc lóc xin lỗi công chúng ra sao thì thái độ không chút hối lỗi của WCQ không chỉ không xoa dịu mà còn dấy lên sự giận dữ. Vì thứ nhất, trong lịch sử Zhang Yining cũng từng gẫy vợt và vợt dự phòng của cô không đạt tiêu chuẩn nhưng cô vẫn xuất sắc giành thắng lợi. Thứ 2, WCQ cũng đã từng thay vợt giữa chừng và vẫn chiến thắng nên lỗi không thể đổ tại vợt bị hỏng. Nếu do vợt bị hỏng mà ảnh hưởng tới tâm lý thì chứng tỏ anh ấy không đủ năng lực đứng trong đội chủ lực tuyển quốc gia mà thôi. Thể thao cạnh tranh không chỉ nhìn vào kỹ năng mà còn ở tâm lý ổn định và khả năng điều chỉnh áp lực, giữ bình tĩnh và bản lĩnh xoay chuyển tình thế. Nhìn lại Zhang Ji Ke hi sinh sự nghiệp của mình ở Olympic Rio chấp nhận tiêm 21 mũi giảm đau để bảo vệ nhánh đấu, chỉ gục ngã khi gặp Malong ở trận chung kết mới là tố chất mà người ta trông đợi ở một trụ cột quốc gia, hay đơn giản hơn ngay sau đó nhìn FZD từng bước từng bước cân bằng lại tỉ số rồi dần dần vượt qua Harimoto thì màn trình diễn nóng nảy, mất bình tĩnh và dễ dàng bỏ cuộc của WCQ giống như một chiến binh hèn nhát vậy,
Sau đó ngay trong buổi phỏng vấn với CCTV khi những người trong cuộc lên tiếng thì sự phẫn nộ càng dâng càng cao. Cụ thể MaLong khi được hỏi trong trận FZD gặp Harimoto mắt đỏ bừng trên khán đài đã trả lời "Tôi biết trận đấu đó thật sự rất quan trọng, bởi vì WCQ thua ở nội dung đánh đơn, chỉ còn lại FZD. Rồi lúc FZD đối mặt Harimoto bị dẫn trước 2:0. Khi đó khó khăn như vậy FZD vẫn rất ngoan cường, dùng ý chí, dùng chiến thuật, dùng kỹ năng của mình giành lại từng điểm, từng điểm. Tôi nghĩ khoảnh khắc đó không chỉ khiến tôi cảm động mà còn lay động trái tim khán giả". Rồi chính FZD trong buổi phỏng vấn với CCTV nói rằng chỉ cần anh ấy thua thì tất cả những thành tích, lịch sử vinh quang của bóng bàn TQ sẽ mất hết nên ngoài thắng ra anh ấy không có lựa chọn khác. Và chính trong talkshow của CCTV đã tiết lộ sự thật và thẳng thắn tuyên bố thử thách lớn nhất ở nội dung đơn nam không phải là trận chung kết mà là việc mất hạt giống hàng đầu và số 1 thế giới Wang Chuqin vào tay Moregard. Vì vậy, áp lực vô địch đơn nam rất lớn hoàn toàn đổ lên vai Fan Zhendong. Việc dừng lại ở top 32 của WCQ đã đặt quá nhiều gánh nặng và trách nhiệm lên FZD, cho dù TQ là cường quốc số 1 thế giới về bóng bàn thì họ cũng không áp đặt gánh nặng tàn khốc như thế lên người một VDV.
Vì sao lại như vậy? Vì khi được cử đi tham dự Olympic họ hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào đồng đội của mình sẽ trấn giữ được một nửa nhánh đấu. Dù ZJK chấn thương MaLong vẫn tin tưởng và yên tâm hoàn thành nhánh đấu của mình. Dù Malong vừa hồi phục sau phẫu thuật, FZD không hề phải lo lắng MaLong sẽ sớm dừng chân. Truyền thống tốt đẹp và mang tính thống trị ấy dừng lại ở Top 32 của WCQ - thật sự phải nhấn mạnh rằng màn thể hiện kém cỏi nhất của quân chủ lực bóng bàn TQ
Năng lực của WCQ thông qua thành tích
Trình độ của WCQ chắc chắn không kém nhưng chỉ so với Xuxin thôi đã kém xa về mặt thành tích chứ đừng nói đến các huyền thoại khác trong tuyển. Nếu cậu ấy chơi cho bất cứ một quốc gia nào khác, cậu ấy hoàn toàn xứng đáng là nòng cốt, trụ cột của tuyển quốc gia nhưng đây lại là Trung Quốc - nơi có những yêu cầu khắt khe và ngặt nghèo hơn rất nhiều.
Trước tiên, hãy xem biệt danh rất nổi tiếng của WCQ tại TQ là 王遮 có nghĩa là Vua che đậy. Với lợi thế đầu to và thuận tay trái, WCQ đã luyện trình độ giao bóng giấu bóng lên tầm bậc thầy, đến mức dù đối thủ kiến nghị nhưng trọng tài vẫn bỏ qua. Các cầu thủ ngoại quốc như Truls, anh em Lebrun, Tanaka từng lên tiếng về vấn đề này. Khắp các diễn đàn bóng bàn thế giới lẫn chính Trung Quốc người xem đều đặt câu hỏi, giao thế liệu có đúng luật hay không? Vấn đề này đánh giá tùy quan điểm mỗi người nhưng mình sẽ đưa một danh sách ngắn do dân mạng Trung Quốc tổng hợp về những lần vi phạm mà bị phạt của WCQ.
Sau đó hãy cùng điểm qua thành tích ở giai đoạn đỉnh cao phong độ của cậu ấy là "Hành trình tới Paris" ở ba giải đấu lớn thì thật đáng thất vọng là cậu không giành được một chức vô địch nào trong giai đoạn hoàng kim cả về phong độ lẫn sức mạnh thể chất này. Không những thế, hãy nhìn qua những trận đấu có tỉ số thắng thua áp đảo ngay trước thềm Olympic Paris, đầu tiên là ở WTT Championships 2024 đối đầu với ML, trước trận đấu WCQ tự tin nói trình độ mình đã ngang hàng với MaLong và HLV Xiao Zhan cũng rất tự hào rằng không ai có cú thuận tay tốt hơn WCQ thì trận chiến đã không còn cân sức. MaLong đơn phương ngược đãi World Ranking No.1 với tỉ số 4:0
Sau đó đến Giải vô địch đồng đội ở Busan 2024, lại là một màn thể hiện kém cỏi khi để thua Lee Sang Soo với tỉ số 1:3. Điều đó càng tô đậm ấn tượng "thuận gió thì có thể bay, ngược gió ngay lập tức đứt dây rơi xuống đất" của WCQ với công chúng. Dù chúng ta thường nói thắng thua không phản ánh tinh thần thể thao, nhưng thắng thua mới là điều quan trọng xét về danh dự quốc gia, bởi vì nó gần như tượng trưng cho vị thế độc tôn và thống trị của bóng bàn Trung Quốc

Tổng kết, WCQ đã không thể chứng minh lựa chọn của BHL khi để mình tham dự Olympic với tư cách đơn nam là đúng đắn mà đã chứng thực nghi ngờ của công chúng về cách tuyển chọn của BHL và cả năng lực của bản thân. Những chỉ trích gay gắt gây bão dư luận đa số tập trung vào chuyên môn, vào tố chất tâm lý và đương nhiên cũng có những chỉ trích quá khích và hâm mộ mù quáng. Vậy nên mình muốn thông qua bài viết này đưa đến cho mọi người góc nhìn gần hơn, từ đó có những keyword để mọi người có thể tìm kiếm, chọn lọc và có những đánh giá của riêng mình

sưu tầm các bác đọc tham khảo cho vui
Bài viết này đọc qua thì đúng là người ta nói cũng ko có gì sai cả, luận đúng sai thì cũng sẽ ko đi đến đâu. Nhưng có một điều có thể khẳng định, rằng đây là một bài viết thể hiện quan điểm chỉ trích, chê bai WCQ khá nặng nề.
Cũng là dựa trên quan điểm cá nhân, thì em lại ko đánh giá cao bài viết này lắm. Bởi cách tiếp cận vấn đề quá cực đoan, nặng về bới lỗi, cường điệu sai lầm, hạ thấp người khác một cách thái quá. Ở đời, chê bai người khác thường dễ hơn là khen ngợi, động viên, vậy nên người viết có một chút hơi quá lời cũng là dễ hiểu.
Thực ra, vấn đề của Wang Chuqin nếu tiếp cận và nhìn ở một góc độ khác thì cũng ko đến mức nặng nề như vậy. Và lớn hơn, nền bban của TQ cũng ko phải đang ở trong một nguy cơ nghe có vẻ nghiêm trọng đến như thế.
Vì người viết đã đưa ra mấy luận điểm, nên em cũng có mấy luận điểm khác chút thế này.
Nói về cá nhân WCQ trước đi.
1) Trình độ thực sự của WCQ hiện tại.
- Có thể ko quá khó để thấy, FZD - WCQ - ML ở kỳ Olympic vừa qua là 03 tay vợt mạnh nhất thế giới hiện tại. Không cần để ý đến BXH làm gì, cũng ko cần để ý đến thành tích cá nhân làm gì, top 3 là top 3.
- Ma Long trước 2015, khi đã 27t, bảng thành tích cá nhân cũng nghèo nàn khác gì đâu, hình như cũng chỉ có mỗi một cái World Cup, nhưng vẫn đc đánh giá là một trong 03 tay vợt mạnh nhất TG khi đó (ZJK - XX - ML) đó thôi.
- Nếu ZJK ko giã từ sự nghiệp vì chấn thương, FZD vẫn còn đang non tay, XX thì khuyết kỹ thuật, ko thay sang bóng 40+ thì chưa chắc ML đã có đc sự nghiệp đồ sộ như bây giờ.
2) trận thua của WCQ ko phản ánh tương quan lực lượng của CNT với phần còn lại của TG
- Ma Long ko phải là chưa từng thua những trận quốc tế quan trọng. Thua Boll ở World Cup, thua Niko Kiwa (nhớ mang máng), thua Harimoto (Hari hình như đã từng ăn gần hết cộm cán của CNT), thua Ovtcharov... Làm gì có ai đánh bóng mà ko thua.
LGL thua Waldner suốt (thua đến mức phải giải nghệ), Kong Linghui thua Schalger BK WTTC 2003 (China giải đó ko có ai vào CK), Wang Hao còn thua trận CK Athens 2004, rồi một mình Maze với chỉ quả lốp tiêu diệt hàng loạt đại tướng CNT ở WTTC Shanghai 2005.
Giải nữ thì có Miu Hirano thịt cả 03 tay vợt nữ CNT ở giải VĐ châu Á, Ito Mịa cũng có lúc là ác mộng của nữ China....
Nhiều lắm, những trận thua của CNT.
Nhưng như Timo Boll đã từng rất chân thành nói sau khi thua FZD ở TK WTTC Suzhou 2015 "đánh với CNT, tôi cứ đánh hết sức thôi, đc bao nhiêu biết bấy nhiêu, trình độ mình ko bằng nên ko có áp lực gì" (nói xong cười rất tươi, thanh thản).
Đồng ý, là Truls đã ăn WCQ xứng đáng, ăn thuyết phục, nhưng chiến thắng đó ko thế nói lên rằng Truls hay bất kỳ tay vợt non-China nào đã ở cũng mâm với WCQ hay CNT đc. Truls có năng lực để ăn, nhưng 10 trận chắc chỉ ăn đc 1-2 mà thôi, như Ryu Seungmin vậy, cả đời chỉ ăn Wang Hao đúng một trận đó.
3) Phải công nhận là WCQ thực sự đang có khá nhiều vấn đề về cả kỹ thuật, tâm lý, bản lĩnh thi đấu. Cậu ấy còn phải cố gắng rất rất nhiều.
- Nhưng hãy đừng quá khắt khe, WCQ mới có 23t thôi, cậu ấy còn thời gian và cần thời gian để trưởng thành. Hãy nhớ Ma Lin có HCV khi 28t, Ma Long cũng 28t, FZD thì 27t, trẻ hơn chút là Kong Linghui 25t, ZJK là 24t và trẻ nhất là LGL HCV Atalanta khi mới 20t.
- WCQ cần thời gian để bản lĩnh hơn, thi đấu tiết chế hơn, bớt điên cuồng trong những lúc cần tỉnh táo, kiên định hơn ở những thời khắc khó khăn.
- Bản lĩnh thi đấu sẽ làm WCQ tròn trịa và chuẩn xác hơn về mặt kỹ thuật, cho dù hiện tại nền tảng của cậu ấy đã thực sự ở đỉnh TG, FZD hay Ma Long cũng ko thể nói là muốn ăn Wang là ăn đc đâu. Đánh đối nội, WCQ ko ngại bất kỳ CNT nào cả và ko phải tự nhiên mà người ta lựa chọn cậu ấy đánh đơn. Nhưng, thực sự, em vẫn muốn ML đánh đơn hơn vì cái cái triple Đại mãn quan và bản lĩnh thi đấu của Captain Long.
- Nói thêm về quả giao lách luật, thực sự, nếu đc thì WCQ nên bỏ nó đi thật. Cậu ấy ko nhất thiết phải có nó mới đánh bại đc ai, thực sự là ko cần. Hãy làm cho hình ảnh của mình đẹp đẽ hơn.
4) Hãy đừng lo lắng cho vị thế của CNT (nam)
- Vẫn còn đó những kẻ thách thức, những tay vợt có đủ năng lực để chộp đc một trận của CNT đó. Nhưng những Lin Đài, Hari, anh em nhà Lebrun cũng chưa đủ tầm để vượt qua CNT đâu.
- Ngay cả Truls, ai cũng nhìn thấy, lối chơi đó có cảm giác chỉ mang tính thời vụ, mánh mung và ko có sự bề thế, sâu dày.
CNT chắc chỉ mất ko quá 03 tháng để nghiên cứu giải mã một lần nữa lối chơi của Truls, bởi lẽ, họ vẫn là cửa trên tuyệt đối so với phần còn lại của TG về mặt kỹ thuật, dẫu cho quả bóng to đã làm khoảng cách về trình độ đc thu hẹp lại phần nào.
5) Người viết có chút hơi vô tâm, vì càng vùi dập WCQ bao nhiêu thì càng tỏ ra thiếu tôn trọng Truls Moregardh bấy nhiêu.
- Chúng ta nên nhớ, Truls ko phải là một kẻ vô danh ăn may khi đánh trận đó với WCQ. Truls 2021 đã vào CK WTTC rồi, còn sớm hơn 01 kỳ so với WCQ.
- Trình độ của Truls có thể ăn bất kỳ tay vợt bóng bàn nào trên hành tinh này. Ko ai có thể nói rằng muốn ăn Truls là ăn đc. Hãy dành cho Truls sự tôn trọng mà cậu ấy xứng đáng đc nhận. Cũng như nếu Hari ăn đc FZD trận TK, thì chúng ta cũng cần tôn trọng cậu ấy, vì Hari hoàn toàn có đủ năng lực làm đc điều đó. Họ thắng vì họ đủ tốt chứ ko phải vì đối thủ đủ tệ.
- WCQ là cửa trên, nhưng thật ko may trận thua lại rơi đúng vào Olympic. Cơ mà, điều đó cũng nói lên rằng đẳng cấp hiện tại của Wang đúng là chưa đạt đến tầm HCV đơn nam TVH thật.
Bản lĩnh và đẳng cấp của nhà VĐ Olympic là ntn Wang cần học hỏi FZD, trận gặp Hari thì FZD đã gần như thua rồi dưới cái áp lực vạn cân.

Một vài ý kiến trên, để mong chúng ta, hãy khoan dung hơn, khoáng đạt hơn với thất bại đó của WCQ. Dù thế nào đi chăng nữa, WCQ vẫn là một trong 2-3 người mạnh nhất TG và vô cùng đáng xem.
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top