Paris Olympic 2024 (27/7 ~ 10/8)

lion

Đại Tá
Khi bóng bàn được chọn là môn thể thao quốc dân, được đầu tư chăm sóc đúng mức và đơm hoa kết trái, các VĐV có thể thấy leo lên đỉnh cao giúp họ vừa thỏa mãn đam mê, vừa có cơ hội thu nhập khủng nên họ có rất nhiều động lực để phấn đấu.

Mấy hôm nay xem TikTok thấy nhiều ae đưa tin FIFA họ cấm VN tham gia các giải đấu lớn vì không có sân đạt tiêu chuẩn, rồi VN muốn được nhận tiền thay vì để FIFA nhảy vào tự thiết kế và xây dựng, rồi VT... không muốn truyền hình giải đấu V-L... của VF..., rồi các ông VF...dọa ông nào giỏi vào đây mà thanh tra, rồi có ông bầu lớn đang là chủ của 5 đội bóng cùng các ông bầu tâm huyết khác đòi giải tán đội bóng...

Không thể phủ nhận những nỗ lực của cơ quan quản lý, BHL, cầu thủ, và cả người hâm mộ cả nước về môn bóng đá, tuy nhiên công tâm mà nói người VN không phù hợp với bóng đá đỉnh cao, thượng tầng cũng quá nhiều bất ổn, giải đấu sương sống thì nhiều vấn đề mãi không giải quyết được...nên quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là ao làng Seagames.

Đầu tư cho 1 cái sân tốn bao tiền, đầu tư cho 1 đội bóng cũng vô cùng tốn kém, lợi ích thu lại chả được là bao. China nó giầu mạnh như thế mà không đầu tư vào bóng đá mà lại đầu tư vào bóng bàn phải có nguyên do, mình giống họ, gần họ, chả lẽ không thể hiểu và học được điều này?
 

IFUD

Trung Uý
Khi bóng bàn được chọn là môn thể thao quốc dân, được đầu tư chăm sóc đúng mức và đơm hoa kết trái, các VĐV có thể thấy leo lên đỉnh cao giúp họ vừa thỏa mãn đam mê, vừa có cơ hội thu nhập khủng nên họ có rất nhiều động lực để phấn đấu.

Mấy hôm nay xem TikTok thấy nhiều ae đưa tin FIFA họ cấm VN tham gia các giải đấu lớn vì không có sân đạt tiêu chuẩn, rồi VN muốn được nhận tiền thay vì để FIFA nhảy vào tự thiết kế và xây dựng, rồi VT... không muốn truyền hình giải đấu V-L... của VF..., rồi các ông VF...dọa ông nào giỏi vào đây mà thanh tra, rồi có ông bầu lớn đang là chủ của 5 đội bóng cùng các ông bầu tâm huyết khác đòi giải tán đội bóng...

Không thể phủ nhận những nỗ lực của cơ quan quản lý, BHL, cầu thủ, và cả người hâm mộ cả nước về môn bóng đá, tuy nhiên công tâm mà nói người VN không phù hợp với bóng đá đỉnh cao, thượng tầng cũng quá nhiều bất ổn, giải đấu sương sống thì nhiều vấn đề mãi không giải quyết được...nên quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là ao làng Seagames.

Đầu tư cho 1 cái sân tốn bao tiền, đầu tư cho 1 đội bóng cũng vô cùng tốn kém, lợi ích thu lại chả được là bao. China nó giầu mạnh như thế mà không đầu tư vào bóng đá mà lại đầu tư vào bóng bàn phải có nguyên do, mình giống họ, gần họ, chả lẽ không thể hiểu và học được điều này?
Mấy nay thấy mấy clip VDV Trung có huy chương về ngoài chuyện thưởng hậu hĩnh được đón tiếp không khác gì quan trạng luôn, đưa đi diễu hành khắp nơi, rồi giao lưu với người dân như đánh bóng bàn, cầu lông ở công viên công cộng, dạy bơi... VDV vừa có tiếng, vừa truyền bá tinh thần thể thao, biết đâu trong những người được giao lưu với VDV Olympic đấy sẽ có vài người có động lực thành VDV.
Các bác nhà mình vẫn cứ quan niệm thể thao chỉ để giải trí cho vui thôi, chứ về độ nghiêm túc thì mình nghĩ trong khu vực chắc cũng chả hơn gì Cam, Lào, Phil mấy :eek:
 

lion

Đại Tá
Mấy nay thấy mấy clip VDV Trung có huy chương về ngoài chuyện thưởng hậu hĩnh được đón tiếp không khác gì quan trạng luôn, đưa đi diễu hành khắp nơi, rồi giao lưu với người dân như đánh bóng bàn, cầu lông ở công viên công cộng, dạy bơi... VDV vừa có tiếng, vừa truyền bá tinh thần thể thao, biết đâu trong những người được giao lưu với VDV Olympic đấy sẽ có vài người có động lực thành VDV.
Các bác nhà mình vẫn cứ quan niệm thể thao chỉ để giải trí cho vui thôi, chứ về độ nghiêm túc thì mình nghĩ trong khu vực chắc cũng chả hơn gì Cam, Lào, Phil mấy :eek:
Thể thao khai thác đúng nó sẽ tạo ra rất nhiều hiệu ứng tích cực như làm tăng số người chơi môn thể thao đó và còn giúp chính VĐV đạt thành tích được nhiều doanh nghiệp biết đến, đặt vấn đề tài trợ, đại sứ thương hiệu...cả cơ quan quản lý (chứng minh định hướng, hiệu quả quản lý, đầu tư...), người dân (khỏe, giảm bớt tệ nạn, tiêu cực), và doanh nghiệp (tăng cường nhận diện, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn) đều có lợi.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Có cách nào xem lại mấy trận olympic trên cctv không các bác nhỉ, thích nghe blv của nhà đài quá mà k tìm cách nào mở được
Nghe Yang Ying cùng một bác nào đó khá lớn tuổi bình luận trên CCTV 5 thì tuyệt hay. Nhưng hay nhất phải là những trận nhà đài mời được LGL chui vô cabin. LGL sẽ tham gia bình luận trực tiếp tại cabin đc đặt ở nhà thi đấu, và thường đó sẽ là những trận đấu nội bộ của China tại World Championship.
Với sự hiểu biết hạn hẹp của mình, thì trên đời này, tại hành tinh này, chắc không có ai nói về bóng bàn hay như LGL. Mình chỉ rình xem những trận China vs China, một phần vì muốn đc nghe LGL bình luận, cho dù tỷ lệ xuất hiện của cha nghẹo này là rất rất nhỏ.
Nữ BLV Yang Ying là đồng hương của XX, cùng sinh ra ở Từ Châu - Giang Tô, một địa danh lịch sử vô cùng nổi tiếng với cái tên huyện Bái, Bành Thành...mà khi nhắc đến thì ai đọc Hán Sở tranh hùng hoặc Tam Quốc diễn nghĩa chắc sẽ nhớ ra. Tôi đặc biệt nhớ điều này đơn giản là đã từng sống và học tập ở đó hơn 05 năm.
Chỉ tiếc là khi đó, Yang Ying đã lên CNT1. Còn XX thì mãi đến 2005-2006 mới có chút danh tiếng, mình đi tìm thì ko gặp đc nữa. Cơ mà, ko gặp đc trò thì lại kết bạn đc với thầy, chơi khá thân thiết. Cha này nghiêm lắm, đánh học sinh như thụi ^ ^
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Đội tuyển quốc gia 1 hiện nay có các VĐV con nhà phú hào là Wang Chuqin, Chen Meng, Liang Jingkun, Lin Gaoyuan, Kuai Man
Điều này thì chuẩn đét bác ợ.
Không phải chỉ bóng bàn đâu, mà các môn thể thao khác ở China là vậy, từ bóng đá cho đến bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông... Bên cạnh những tài năng thực thụ, thì số còn lại, muốn được lên TV, dứt khoát phải là con nhà có thế lực hoặc phải là "phú nhị đại".
Trường hợp của FZD là ví dụ, nó là thần đồng, thiên tài thực sự đó, nhưng Quảng Đông đâu có muốn nhận đâu, vì bố mẹ nghèo.
Còn ở phía ngược lại, Chen Qi trước đây và Liang Jingkun bây giờ, đều là con nhà giàu có kinh khủng. Loại trình độ phọt phẹt và tiềm năng thấp như hai chú này, ở China chắc phải tính bằng trăm vạn. Nếu xếp hàng để lên CNT1 thì lấy đâu ra chỗ mà chứa. Vậy nên, phải "mua vé".
Tất nhiên, muốn mua thì phải có rất nhiều tiền biết chỗ bán và quan trọng hơn là phải biết quầy bán vé đc đặt ở đâu ^ ^
 
Last edited:

hauhm

Trung Sỹ
Điều này thì chuẩn đét bác ợ.
Không phải chỉ bóng bàn đâu, mà các môn thể thao khác ở China là vậy, từ bóng đá cho đến bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông... Bên cạnh những tài năng thực thụ, thì số còn lại, muốn được lên TV, dứt khoát phải là con nhà có thế lực hoặc phải là "phú nhị đại".
Trường hợp của FZD là ví dụ, nó là thần đồng, thiên tài thực sự đó, nhưng Quảng Đông đâu có muốn nhận đâu, vì bố mẹ nghèo.
Còn ở phía ngược lại, Chen Qi trước đây và Liang Jingkun bây giờ, đều là con nhà giàu có kinh khủng. Loại trình độ phọt phẹt và tiềm năng thấp như hai chú này, ở China chắc phải tính bằng trăm vạn. Nếu xếp hàng để lên CNT1 thì lấy đâu ra chỗ mà chứa. Vậy nên, phải "mua vé".
Tất nhiên, muốn mua thì phải có rất nhiều tiền biết chỗ bán và quan trọng hơn là phải biết quầy bán vé đc đặt ở đâu ^ ^
trăm vạn là triệu ông à bác, thế nhiều nhỉ
 

mcfly

Thượng Tá
Tất nhiên, muốn mua thì phải có rất nhiều tiền biết chỗ bán và quan trọng hơn là phải biết quầy bán vé đc đặt ở đâu ^ ^
muốn lên tuyển cũng có nhiều cách. cách gần nhất là có mặt trong tuyển Bắc Kinh vì trung tâm huấn luyện đội tuyển chỉ cách đó 5-10 phút
 
  • Like
Reactions: crv

backhand-ghost

Đại Tá
muốn lên tuyển cũng có nhiều cách. cách gần nhất là có mặt trong tuyển Bắc Kinh vì trung tâm huấn luyện đội tuyển chỉ cách đó 5-10 phút
Cơ chế hiện tại các tuyến của Bban TQ có lẽ vẫn ko thay đổi nhiều so với 20-25 năm trước mà tôi biết. Về cơ bản mà nói, tất cả đều phục vụ cho CNT1, và đó cũng là mục tiêu lớn nhất
Sơ đồ Kim tự tháp quay ngược đó, bên trong, bao hàm một sự đào thải vô cùng khốc liệt.
Nói ra thì dài dòng, nhưng 15t ko vào CNT2 thì quay về địa phương tiếp tục tìm cơ hội cho đến 18t ko đc thì hưu. Có bạn thắc mắc rằng "trăm vạn là phải là hàng triệu ko", thì đúng, thải hồi ở tuyến dưới của CNT2 là con số hàng triệu.
Điều này, ko nằm ngoài quy luật phát triển về lượng mới dẫn tới đột phá về chất.
 

backhand-ghost

Đại Tá
trăm vạn là triệu ông à bác, thế nhiều nhỉ
Thực tế là còn nhiều hơn đấy.
Bác tưởng tượng thế này cho dễ này. Dân số TQ gấp 10 lần ta, tỷ lệ người chơi bóng bàn trong tổng dân chắc chắn hơn gấp 10 lần ta.
Và ước tính, số người chơi bóng bàn ở China là 300 triệu người đấy ^ ^
 

lion

Đại Tá
Thực tế là còn nhiều hơn đấy.
Bác tưởng tượng thế này cho dễ này. Dân số TQ gấp 10 lần ta, tỷ lệ người chơi bóng bàn trong tổng dân chắc chắn hơn gấp 10 lần ta.
Và ước tính, số người chơi bóng bàn ở China là 300 triệu người đấy ^ ^
Hiện không có thống kê số người chơi bóng bàn tại Việt Nam nhưng em nghĩ không thể được 30Tr, tầm 5Tr là cùng!
 

lion

Đại Tá
Wao, đoán bừa mà sát phết, chứng tỏ mình vẫn còn lạc quan :)
Screenshot 2024-09-04 181732.png
 

backhand-ghost

Đại Tá
Mấy nay thấy mấy clip VDV Trung có huy chương về ngoài chuyện thưởng hậu hĩnh được đón tiếp không khác gì quan trạng luôn, đưa đi diễu hành khắp nơi, rồi giao lưu với người dân như đánh bóng bàn, cầu lông ở công viên công cộng, dạy bơi... VDV vừa có tiếng, vừa truyền bá tinh thần thể thao, biết đâu trong những người được giao lưu với VDV Olympic đấy sẽ có vài người có động lực thành VDV.
Các bác nhà mình vẫn cứ quan niệm thể thao chỉ để giải trí cho vui thôi, chứ về độ nghiêm túc thì mình nghĩ trong khu vực chắc cũng chả hơn gì Cam, Lào, Phil mấy :eek:
Những quốc gia ở trình độ phát triển cao hơn ta họ đã nắm bắt và thúc đẩy "quyền lực mềm" từ khá lâu rồi. China giờ cũng ko nằm ngoài xu hướng đó.
Quyền lực mềm nó đa dạng và tiêu biểu là lịch sử - văn hóa rồi đến thể thao, giải trí... Mỗi quốc gia sẽ lựa chọn vài khía cạnh phù hợp với mình.
Trung Quốc là một đất nước hội tụ gần như đầy đủ nhất các yếu tố để phát triển thứ quyền lực này. Là một quốc gia có bề dày lịch sử nhiều ngàn năm ở đỉnh cao của nhân loại về văn hóa, kinh tế, quân sự... (giai đoạn Đường - Tống thì TQ đã có lúc chiếm 70% GDP toàn cầu). Trải qua nhiều biến cố thăng trầm cho đến hiện tại, TQ đã quay trở lại với quyết tâm phục hưng một Great China và việc thúc đẩy tầm ảnh hưởng thông qua quyền lực mềm là một việc tất phải làm.
Anh quốc với giải Ngoại hạng, châu Âu là địa chỉ du lịch với life style lịch lãm... thậm chí đến Hàn Quốc với lịch sử ko có gì ấn tượng cũng có Kpop (lưu ý các bác là khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ thì khu vực Korea vẫn đang trong giai đoạn tiền sử) hoặc cả Singapore với lịch sử chưa đến 100 năm cũng đang loay hoay tích cực phát triển cái thứ quyền lực đó.
Ko quan trọng nó là cái gì, chỉ cần có thể đem ra nhấn mạnh, cường điệu và show cho TG thì đó đều có thể là một loại quyền lực mềm.
Ngoài sự khẳng định là một trong những nền văn minh kỳ vĩ trong lịch sử của nhân loại, China gần như ko muốn bỏ qua bất kỳ điều gì bao gồm cầu lông, bóng bàn, bơi lội, nhảy cầu...đều là những điều góp phần xây dựng vững chắc cho thứ quyền lực đó. Những quốc gia lớn - mạnh đó sẽ ko làm một điều gì mà đằng sau nó ko ẩn chứa một mục tiêu to lớn cả.
Hi vọng, VN ta sẽ sớm phát triển đến một trình độ như vậy trong một tương lai rất gần.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Wao, đoán bừa mà sát phết, chứng tỏ mình vẫn còn lạc quan :)
View attachment 151045
Người chơi bóng bàn ở VN sẽ còn tăng nữa. Giờ chung cư ngày càng nhiều hơn, mà mỗi tòa chung cư đều ko thể ko có ít nhất 1-2 cái bàn bóng. Ko môn thể thao nào phù hợp hơn để phát triển trong cộng đồng này.
Cầu lông, tennis hay pickle-ball (một trò hề) đều ở thế khó hơn so với bóng bàn khi phát triển người chơi vì những đặc điểm sân bãi của nó.
Nhược điểm duy nhất của bban là nó quá khó để luyện tập và thi đấu (trên phương diện kỹ thuật). Có thể chủ quan khẳng định rằng nó gần như là một môn thể thao khó nhất trên đời.
 

crv

Trung Uý
Người chơi bóng bàn ở VN sẽ còn tăng nữa. Giờ chung cư ngày càng nhiều hơn, mà mỗi tòa chung cư đều ko thể ko có ít nhất 1-2 cái bàn bóng. Ko môn thể thao nào phù hợp hơn để phát triển trong cộng đồng này.
Cầu lông, tennis hay pickle-ball (một trò hề) đều ở thế khó hơn so với bóng bàn khi phát triển người chơi vì những đặc điểm sân bãi của nó.
Nhược điểm duy nhất của bban là nó quá khó để luyện tập và thi đấu (trên phương diện kỹ thuật). Có thể chủ quan khẳng định rằng nó gần như là một môn thể thao khó nhất trên đời.
5 toà chung cư mình ở có 3 bàn bóng bàn nhưng rất ít người chơi do bóng bàn rất khó chơi làm người mới tập chơi rất mau nản. Không kiếm ra các bạn trẻ nên mình chỉ chơi với vài anh chị hưu trí.
 

Anhswang57

Đại Uý
5 toà chung cư mình ở có 3 bàn bóng bàn nhưng rất ít người chơi do bóng bàn rất khó chơi làm người mới tập chơi rất mau nản. Không kiếm ra các bạn trẻ nên mình chỉ chơi với vài anh chị hưu trí.
đúng là bb rất khó với người mới chơi nhất là những người ko học qua thầy thợ mà tự học hỏi lẫn nhau, hơn nữa ko phải những người trình cao hơn sẵn sàng chơi với những người chơi kém, mới tập chơi...mình cũng may mắn khi mới tập chơi đã có những người chịu khó chơi cùng & chỉ bảo nên mới theo dc môn bb này đến giờ
 

bachikho

Đại Tá
thấy các môn như cầu lông, đá bóng hay pickleball khá dễ chơi, để chơi hay thì phải học chứ nếu chỉ cần chơi đc thôi thì k cần học, tự tập cũng chơi đc nhưng bóng bàn hay tennis thì khác, nếu k học thì k đưa nổi bóng sang bàn (sang sân)
 

Bình luận từ Facebook

Top