Trong những năm gần đây, môi trường ngày càng ô nhiễm, đặc biệt ở các TP lớn và KCN. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gây ho, hắt hơi sổ mũi, xoang, các bệnh liên quan đến phổi và phế quản... Ngoài ra nhiều người nuôi thú cưng nên hôi hám, lông bay khắp nơi ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây hen suyễn
Nhiều người không những quan tâm về ăn sạch, uống sạch mà còn hít thở không khí sạch. Do vậy mặt hàng máy lọc không khí ngày càng phổ biến, giúp người dân có giấc ngủ ngon và sảng khoái. Có 2 loại phổ biến là chỉ lọc không khí diệt khuẩn thông thường và có thêm chức năng bù ẩm thông minh (rất tốt khi kết hợp với điều hòa). Các thương hiệu phổ biến như Daikin, Panasonic, Sharp, Toshiba, Vsmart, LG, Coway, Philips...
Hiện tại nếu mua mới thì giá cả tương đối đắt so với mặt bằng chung, đặc biệt là khi có chức năng bù ẩm. Do vậy phương án dùng hàng nội địa Nhật Bản (cũ) là hợp lý, màng lọc dễ dàng thay thế. Lý do là ngành CN ở Nhật phát triển mạnh trong những năm 5x÷9x dẫn đến thảm họa về môi trường. Nhiều nơi người dân còn bỏ tiền để mua không khí sạch... Do vậy công nghệ máy lọc không khí của Nhật Bản được các hãng sản xuất nghiên cứu, áp dụng nhiều tính năng như bù ion, Streamer, nanoe... từ đã lâu mà đến giờ vẫn áp dụng. Một điều cần khẳng định là chỉ tính riêng đồ gia dụng thì Nhật Bản đã đi trước chúng ta 20÷30 năm.
- Ưu điểm của nội địa Nhật Bản cũ:
+ Chất lượng sản phẩm, linh kiện tốt hơn hẳn các dòng đời mới. Nhiều con ruột gan còn như mới. Hàng nội địa vốn nổi tiếng nồi đồng cối đá và tiết kiệm điện (đều có Inverter).
+ Bù ẩm thông minh (tự bù khi độ ẩm xuống thấp, tự ngắt khi độ ẩm cao). Kiểu bù ẩm bằng guồng quay này hiệu quả, an toàn hơn so với máy bù ẩm (phun sương) thông thường.
+ Phụ kiện như màng lọc hepa, than hoạt tính dễ thay với giá hợp lý.
+ Giá cả hợp lý với nhiều tính năng (so với giá thành xuất xưởng thì quá rẻ luôn).
+ Có các cảm biến thông minh về độ ẩm, bụi, khói, chất lượng màng lọc... để người dùng dễ dàng theo dõi.
- Nhược điểm:
+ Chữ giun rắn, nhưng có phần mềm chụp dịch hình ảnh và dùng mãi rồi quen.
+ Nguồn 100v, để chuyển sang 220v sử dụng cục đổi nguồn. Nếu gắn bên trong thì phải cắt dây, đấu nối. Chất lượng cục đổi nguồn thường không tốt có thể gây cháy nổ khi chạy quá lâu... Theo tôi nên giữ nguyên và dùng cục đổi nguồn bên ngoài nếu ít di chuyển. Còn nếu máy cần di chuyển nhiều thì cần chú ý thời lượng sử dụng và thay cục nguồn tốt hơn (đương nhiên thì tốn hơn).
+ Liên quan đến bảo quản, xếp đồ và vận chuyển từ nước ngoài và vòng vèo mãi mới đến người dùng nên có con bị nứt, vỡ vỏ bên ngoài, dây điện bị cắt... Dù chả ai muốn nhưng điều này nên chấp nhận. Quan trọng là không ảnh hưởng tới chất lượng. Con nào lành lặn 100% là điều may mắn.
+ Do là đồ cũ nên có thể bị hắt hơi, sổ mũi (1 phần lý do người ta bỏ). Nhưng đa số dễ xử lý, khắc phục.
+ Không biết chủ cũ họ sử dụng ở môi trường nào nên nhiều máy bám bẩn, ố vàng, linh kiện bám bụi... Đây là vấn đề quan trọng NHẤT khi mua máy cũ. Nếu sử dụng máy bẩn bên trong thì còn HẠI hơn là không dùng. Cơ chế máy lọc là hút không khí bên ngoài rồi chạy qua hệ thống màng lọc rồi tuần hoàn trở lại. Do vậy nó hút tất tần tật các thứ, một phần bám lại trong máy. Do vậy việc tháo toàn bộ vệ sinh, diệt khuẩn (dùng xà phòng, phơi nắng...) là hết sức cần thiết! Khâu này tốn thời gian, công sức nhưng là việc RẤT cần thiết. Những đồ không thể giặt bằng nước như màng hepa, màng than hoạt tính... thì cần hút bụi, lau qua bằng nước sát trùng và phơi nắng.
Nhiều shop vì lợi nhuận bỏ qua hoặc dọn rất sơ sài. Hậu quả người dùng lĩnh đủ!!!
+ Nhiều con vứt ở bãi nên vỏ bị ố vàng, shop thường dùng chất tẩy trắng độc hại (điều hòa cũ cũng vậy) hoặc sơn phủ lên.
+ Một số linh kiện dễ hư hỏng theo thời gian, đặc biệt là đồ điện tử như cảm biến độ ẩm, mô tơ... nhưng dễ dàng thay thế.
Last edited: