Như bác @lion nói là chuẩn, bác kiếm 1 cây nặng cỡ thông số hãng là về tập ko cần suy nghĩ nhiều. Còn nếu tìm tòi, trải nghiệm bác kiếm 1 cây mặt kích thước to, cứng vừa (bóng 40+ cốt mềm quá sợ đánh bóng ko đi), ít nảy để dễ kiểm soát và tạo xoáy.. mấy cây được hãng đặt tên defensive là làm theo phong cách rơ thủ. Em chưa chơi rơ thủ nhiều, nhưng để ý thấy có 1 vài cốt cơ bản có thể phù hợp nhu cầu của bác.
- Stiga defensive classic, Butterfly Diode V : cốt mềm cơ bản cho người chơi rơ thủ
- Victas Koji Matsushita cũng là cốt cắt thủ xa bàn hay với giá mềm.
- Butterfly JSH thì tốc độ hơn, hiểm hơn, khó đánh hơn các cốt trên.
Gai thì em chưa chơi... nên gai thủ như TSP P1R, P2, P3... đều ko có kinh mà share cho bác. Bác có thể hỏi mấy bác lớn như @Trainee , @lions , @archer , @backhand-ghost... và nhiều bác nữa trên diễn đàn, có thể có thông tin bác cần.dạ vâng em cảm ơn các bác, vậy thì về mặt thì dùng mặt trơn có ổn hơn không ạ hay nên dùng mặt gai hả bác
Em thấy khó nhất của rơ này là kiếm người giật cho mình tập. Khi lâm trận cũng vậy, kiếm đc 1 bác giật liên tục cho mình cắt thủ thì khó, đặc biệt giật bóng xoáy xuống nặng hoặc bóng biến hóa xoáy, ko xoáy khó hơn giật bóng xoáy lên...tốn thể lực lắm lắm. Chưa kể đòi hỏi clb phải đủ rộng rãi để có thể lùi xa bàn. Nên rơ này ở clb hiếm thấy. Nếu bác chủ thớt tập đc cũng làm đa dạng rơ đánh.Em thấy cốt dùng để chơi rơ cắt thì không có nhiều lựa chọn, đó thường là dòng cốt khá xịt, bản vợt to. Còn mút thì thường có 2 xu hướng là: mút + gai hay mút + (mút) anti. Người chơi lối phòng thủ này thường lợi dụng đặc tính khác của anti hay gai khiến đối phương lúng túng làm bóng bềnh lên để lao vào ve hoặc bạt dứt điểm, rất ít khi họ giật bóng tấn công. Còn lại dù họ cắt bằng mút, mút anti hay gai thì cũng đều chém rất xiết. Dĩ nhiên, xiết đến đâu còn tùy vào điểm tiếp xúc của bóng trên vợt nữa. Nếu xác định lối chơi này thì đúng là nên tìm hiểu rơ đánh trước, rồi chọn, sau đó hãy tìm hiểu vũ khí tương ứng và do rơ cắt thủ ít người chơi nên chọn cốt và mút không quá khó.