Kỹ thuật và kinh nghiệm giật bóng xoáy xuống

nb.toan

Thượng Tá
Em nghĩ kỹ thuật "thượng tầng" nào cũng phải xây trên nền "cơ sở hạ tầng" thể lực tương xứng. Học như Malong thì được, nếu có thầy trả bóng đều và đúng chỗ, thì em cũng pờ rồ .... nhưng dùng trong trận chắc là không.
Em đang cố học theo cách giật nhàn nhã của JO đây này, cũng không moi, đánh sớm, sát thủ ... nhưng có lẽ hợp với "trung niên" hơn.
Không nhìn ra được cách giật phải của ông JO huyền thoại này. Cả TG chắc có mỗi ông ấy là làm được và không ai bắt chước được.
Rất khâm phục!
 

NTBB

Super Moderators
Không nhìn ra được cách giật phải của ông JO huyền thoại này. Cả TG chắc có mỗi ông ấy là làm được và không ai bắt chước được.
Rất khâm phục!
Thế người ta mới vô địch thế giới! Chứ ai cũng làm đc thì có mà cả thế giới ... vô địch à?
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Không nhìn ra được cách giật phải của ông JO huyền thoại này. Cả TG chắc có mỗi ông ấy là làm được và không ai bắt chước được.
Rất khâm phục!
JO giật đâu có mạnh anh ơi

JO là dạng giật bê, giật để bóng qua lưới, và điều chỉnh điểm rơi, chứ JO đâu có giật mạnh, JO đặt rất nhiều xoáy vào cú giật. JO hay ở lối đánh an toàn, nhưng lại xử lý xoáy và mượn lực rất tốt, chứ BH của JO hay hơn FH nhiều anh ạ.

BH và FH của JO đều là một hình thức bê bóng lên đấy ạ, chỉ có điều cảm giác của thiên tài này quá tốt, nên ông ta có thể đặt bóng ở bất cứ đâu, với bất cứ tư thế nào, khiến cho đối thủ bị mất phương hướng và mất nhịp thường xuyên thôi ạ

 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Nhìn JO khởi động BH và FH đầu trận, thấy động tác bê bóng rất rõ, chỉ có điều là bê xong thì kéo xoáy một chút, bóng đi an toàn và dễ đặt điểm rơi

 

leqd

Đại Uý
JO giật đâu có mạnh anh ơi

JO là dạng giật bê, giật để bóng qua lưới, và điều chỉnh điểm rơi, chứ JO đâu có giật mạnh, JO đặt rất nhiều xoáy vào cú giật. JO hay ở lối đánh an toàn, nhưng lại xử lý xoáy và mượn lực rất tốt, chứ BH của JO hay hơn FH nhiều anh ạ.

BH và FH của JO đều là một hình thức bê bóng lên đấy ạ, chỉ có điều cảm giác của thiên tài này quá tốt, nên ông ta có thể đặt bóng ở bất cứ đâu, với bất cứ tư thế nào, khiến cho đối thủ bị mất phương hướng và mất nhịp thường xuyên thôi ạ
Mình cũng thấy thế, JO nửa giật, nửa bợ (một kiểu no spin loop) khi chống lại bóng xoáy xuống của Jo See Hyuk. Tuy nhiên đánh đối thủ khác, JO chơi kiểu khác, có lẽ vì thế JO mới là JO :)
Để chúng ta khỏi đi lệch đề tài do chủ thớt đặt ra mình tóm lại các yếu điểm thế này, các bác @NTBB , @Trạng .... CÁ, @dungatvt thấy thế nào?
- Theo HLV Hồ Ngọc Thuận: quan trọng nhất và trước hết là nhìn bóng tốt, di chuyển nhanh, xoay hông, hạ vợt đón bóng. Bóng rơi trên bàn của ta là ta đã sẵn sàng rồi. "Đầy đủ chân tay, đánh kiểu gì cũng vào"
- Ban đầu vừa giật, vừa bợ cho nó qua cái đã. Sau này quen rồi thì tăng xoáy, tăng lực, biến đổi điểm rơi ...
Bợ bóng là kỹ thuật no spin loop, hướng dẫn cụ thể ở đây
Chú ý: HLV nhắc rằng: Thay vì ma sát cho bóng bay qua lưới và rơi xuống vào bàn do xoáy nhiều, ta bợ bóng lên, nhưng đừng đánh mạnh lắm để bóng qua lưới thì tự rơi bằng trọng lực.
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Mình cũng thấy thế, JO nửa giật, nửa bợ (một kiểu no spin loop) khi chống lại bóng xoáy xuống của Jo See Hyuk. Tuy nhiên đánh đối thủ khác, JO chơi kiểu khác, có lẽ vì thế JO mới là JO :)
Để chúng ta khỏi đi lệch đề tài do chủ thớt đặt ra mình tóm lại các yếu điểm thế này, các bác @NTBB , @Trạng .... CÁ, @dungatvt thấy thế nào?
- Theo HLV Hồ Ngọc Thuận: quan trọng nhất và trước hết là nhìn bóng tốt, di chuyển nhanh, xoay hông, hạ vợt đón bóng. Bóng rơi trên bàn của ta là ta đã sẵn sàng rồi. "Đầy đủ chân tay, đánh kiểu gì cũng vào"
- Ban đầu vừa giật, vừa bợ cho nó qua cái đã. Sau này quen rồi thì tăng xoáy, tăng lực, biến đổi điểm rơi ...
Bợ bóng là kỹ thuật no spin loop, hướng dẫn cụ thể ở đây
Chú ý: HLV nhắc rằng: Thay vì ma sát cho bóng bay qua lưới và rơi xuống vào bàn do xoáy nhiều, ta bợ bóng lên, nhưng đừng đánh mạnh lắm để bóng qua lưới thì tự rơi bằng trọng lực.
thực ra, nếu muốn giật kiểu JO an toàn, thì không khó lắm

JO đánh ở thời điểm như mọi đối thủ khác, tức là cũng vừa đi đỉnh cao nhất rồi dựng vợt gần như vuông góc với mặt đất, rồi dùng toàn bộ trọng tâm nâng bóng lên theo hướng thẳng lên trên, ít khi chéo, trừ khi đinh giật ác hoặc bóng do đối thủ giật sang.

Để tập, trước tiên cần chú ý để vợt vuông góc với mặt đất, không cần đánh sớm, cứ khi nào xác định được bóng ở đâu thì đưa vợt vào đó, trùng chân phải xuống, rồi đứng thẳng lên, tay không chuyển động, thế là bóng sang thôi, khá dễ thực hiện.

Nhưng chả nhẽ chỉ có thể, mà JO là huyền thoại, JO chỉ hơn ta, là thời điểm đánh bóng, không khác gì bất cứ một VĐV chuyên nghiệp nào, tức là sẵn sàng đánh bóng rất sớm. Nhưng thế vẫn là bình thường, JO còn có khả năng chỉnh góc vợt theo phương thẳng đứng, thẳng, hơi xiên, hơi chéo hoặc chéo hẳn về 1 bên theo cả 2 hướng phải và trái, khiến đường bóng đi rất khó đoán trước, đấy mới làm nên JO - Mozart về bóng bàn.

Cú BH của JO còn hay hơn nữa, các bác nhìn CNT mới, BH giống hệt JO luôn, chỉ có điều, bây giờ thì chúng nó đánh nhanh hơn và mạnh hơn thôi, chứ nguyên lý thì hoàn toàn giống, vỗ vợt vào sườn bóng, hơi chéo lên trên chứ ít khi miết vợt vào bóng, gần giống như cú đá đít, nhưng đá vào sườn bóng, thành ra, bóng thường lao nhanh do ít xoáy, nhưng lại xé biên do vỗ sườn bóng, và hơn hẳn, là cực nhanh, liên tiếp và đổi góc liên tục
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
@Trạng .... CÁ Ở đây toàn dân mới tập, có tuổi mà cứ khuyên siêu quá .... làm họ rối.
Với các bác mới tập, em thấy chỉ cần đơn giản hóa vấn đề như cu Yun Pengguo này, là nhanh và cơ bản nhất

Tại sao em lại đề xuất thằng này, vì từ trước đến giờ, xem rất nhiều người hướng dẫn, nhưng em chưa thấy ai có thể nói vấn đề đơn giản như thằng này, cực kỳ đơn giản

Bóng bàn chỉ đơn giản là sự cố định các khung hình

Khi đã có khung hình, thì dạy cách phát lực

Khi giữ được khung hình và vẫn phát được lực, thì tự cơ thể nó sẽ di chuyển theo bóng để đánh.

Đấy, bóng bàn chỉ có thế, đơn giản đến mức tối giản

 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
观众朋友们大家好,欢迎收看全民解答!
Xin chào các bạn, chào mừng mọi người đến với GIẢI ĐÁP CHO MỌI NGƯỜI !

今天我们来看一下乒乓网提问区这位叫正能量648的球友他说,他的小孩现在刚学正手攻球,但是有个问题一直解决不了,打正手攻的时候总是肩膀向后去拉,然后拉完了以后经常身体就侧对球台了,有点侧对球台了,这样打球.
Hôm nay chúng ta sẽ xem anh Chính Năng Lượng 648 hỏi, anh ấy nói, con trai đang học công bóng FH, nhưng có một vấn đề mãi vẫn chưa giải quyết được, là khi đánh bóng FH vẫn cứ là vai quay về sau đánh bóng, đánh xong thì người lại chéo so với bàn, hơi chéo so với bàn

这个在初学者当中出现的频率还是很高的,很多初学者打球的时候习惯性地利用肘关节在发力,所以肘关节向后去引拍就变成了这样的动作,其实他这个时候腰基本上没怎么转,基本上是拉肘带动了腰的转动,你看,肘拉开这个时候腰转过来,然后肘挥上去腰跟着肘转过来.
Đây là vấn đề rất nhiều người đang tập đánh mắc phải, rất nhiều người mới học, do thói quen, dùng khuỷu tay đánh bóng, cho nên khi đánh bóng, đưa khuỷu tay về sau để đánh, dẫn đến tình trạng này. Thực ra, vấn đề ở đây là khi đánh bóng, anh ta không quay được eo lưng, dùng khuỷu tay để kéo eo xoay, tức là, dùng khuỷu tay để mở vợt, kéo lườn eo quay theo, sau đó, quay khuỷu tay để kéo lườn eo quay lại.

他不是腰带动手去转,这个时候你要去纠正他很简单,让他的肘关节不去乱转动就行了,把它固定好,我们之前讲过比较极端的方法,夹一个毛巾,或者让他自己用手把肘关节这里扶住,扶住去打都可以,来解决这个问题.
Như vậy, thực chất anh ta không dùng lườn eo để đưa tay quay, để sửa thực ra cũng khá đơn giản, không làm cho khuỷu tay quay lung tung là được, bắt nó cố định lại, trước đây, chúng ta đã nói về một số phương pháp khá cực đoan, như kẹp chổi hoặc lấy chính tay mình nắm khuỷu tay, để đánh bóng, cũng giải quyết được vấn đề này.

再一个拉肘的问题,刚开始练的时候如果他已经出现了这个情况,拉肘去击球的话,你就不要再继续喂多球了,继续打下去动作会越打越变形,所以你不要只看是不是上台,他是可以上台,很容易可以打上台,但动作会变形,后面再改的话就很难.
Còn vấn đề khác về kéo khuỷu tay, nếu khi mới tập bạn phát sinh vấn đề này, lấy khuỷu tay đánh bóng, thì bạn nên dừng việc tập bóng nhiều ngay, vì nếu càng tập tiếp, động tác sẽ càng sai, cho nên, bàn đừng quan tâm đến việc cứ làm sao cho bóng sang bàn, dù bóng có sang bàn, hoặc rất dễ đánh sang bàn, nhưng động tác biến loạn, về sau, sửa lại sẽ rất khó.

当发现出现这种问题的时候,呃,他在拉肘打球,一开始有这个问题就不该上台去打,还不如做徒手挥拍,就是站在球台旁边做动作,你可能不去关注这个球的时候,它不会变形,做动作做5001000个,当他动作做完了以后,形成了这种所谓的叫肌肉记忆,他再上台打的时候就不容易变形。
Ngay khi xuất hiện tình trạng này, bạn dùng khuỷu tay đánh bóng, tốt nhất không nên đánh bóng ở bàn, mà nên cầm vợt xoay lườn tự do, làm động tác đánh bóng nguội ở ngoài bàn, khi đó bạn không cần để tâm đến việc bóng có sang bàn hay không, mà chỉ tập trung vào việc khung hình của tay không thay đổi, làm 500 hay 1000 lần, sau khi động tác của bạn đúng rồi, tức là cơ thể của bạn đã ghi nhớ cách duy trì khung hình tay không đổi rồi, lúc đó bạn hãy đứng vào bàn chơi bóng sống, mà không lo bị biến dạng khung hình.

所以我们讲到关于这个肘关节的问题很多初学者都有,包括打直拍的也是一样,最容易的就是抬肘翻腕,抬肘翻腕都是我们讲的肘关节的不固定,我在乒乓微课堂里提出过一个理论叫做平面支撑原理,这个我也经常讲。
Vấn đề chúng ta bàn, mọi người mới chơi đều gặp phải, kể cả người cầm vợt dọc, bởi vì theo thói quen, dễ nhất chính là quay khuỷu tay xoay cổ tay, mà cả 2 động tác này, đều dẫn đến sự thay đổi khung hình của tay khi đánh bóng, trong bài giản chi tiết về đánh bóng, chúng ta đã nhắc đến nguyên lí giữ vợt thẳng, mà tôi đã giảng.

那么肘关节可以说是所有技术动作的一个支点,如果肘关节这个支点在动,所有的动作都会变形,不管你是任何技术都会变形,所以我们要保证这个肘关节控制好,拍形就不会乱动。
Khuỷu tay chính là điểm cơ bản của các kỹ thuật, nếu điểm tì này thay đổi, mọi động tác đều bị biến dạng, dù là bất cứ kỹ thuật nào, cho nên chúng ta cần đảm bảo chắc chắn rằng khuỷu tay phải được khống chế ổn định, không thay đổi loạn xạ.

比如说我们肘关节向内去撇,你发现没有现在出现什么问题,拍形往后仰起来了,然后肘关节撇了以后你的身体重心肯定也会失去,对吗,不自然,重心有点压到右腿,这就出现了两个问题。
Nếu khuỷu tay hướng vào trong, bạn sẽ thấy rằng, mặt vợt tự hướng ra ngoài lên trên, khi khuỷu tay vếch ra, tự bạn cảm thấy trọng tâm cơ thể cũng bị mất đi, đúng rồi, mất đi sự tự nhiên, trọng tâm tự ép lên chân phải, lúc đó, vấn đề loạn khuỷu tay bắt đầu xuất hiện.

然后再看啊,肘关节向上去抬,出现什么问题呢,翻腕,打球的时候手腕翻过来了,然后还有肘关节去晃动、甩、抬的时候就不会转腰,所以各种问题都要找到一个点,当你把这个点解决了以后,你可以覆盖所有的面,所以我们讲的乒乓球的基本功就是打框架,各个点固定好了,你后面再怎么运动都不会散架。
Xem tiếp, nếu khuỷu tay hơi kéo lên trên, xuất hiện vấn đề gì nhỉ ? khi đó, bạn sẽ xoay cổ tay, khi bạn đánh, bạn sẽ xoay cổ tay. Còn nữa, còn vấn đề khuỷu tay chạy lung tung, vung này, nâng này, khi đánh bóng, sẽ không quay lườn. Vì vậy, tất cả các vấn đề đều có chung 1 điểm, ngay khi bạn giải quyết điểm này, bạn sẽ nắm được vấn đề ngay. Hay nói một cách khác, đánh bóng bàn là chính là đánh với các khung hình, mọi điểm đều được cố định lại, khi đó, bạn đánh như thế nào, cũng đều không bị mất cái khung hình đó.

比如说有的人他连正手攻球都打不好,他要去学前冲,正手攻球的时候我看过,我们之前培训班里有,就是来培训的,他一上来就是给我发视频,让我给他指点,发过来的全是拉、加转、爆冲,哇,那个动作真是甩得什么动作都有,撇,象跳舞一样的。
Giả sử có người ngay cả FH đôi công đánh chưa tốt, lại đi học giật, tôi xem họ đánh FH, trong bài lần trước có thấy, người gửi video đến, nhờ tôi chỉ rõ cho anh ta, anh ta đến đánh các kiểu nào thì giật, thì đánh, cái gì cũng có, nhưng khuỷu tay vung loạn xị, như kiểu vừa múa vừa đánh bóng bàn.

后来我就跟他说,你不要练拉球了,你练十天的正手攻,然后就一个动作,把它做稳,什么都不练,反手也不练,就练正手攻,把它固定稳,先扶着肘关节,把它扶好,然后做动作,每天做1500个到2000个,然后打多球,有发球机嘛,用多球去打,每天也是打1520分钟,后来就是很神奇的是,过了还不到半个月,可能就十天左右,他又发了个视频过来,就是打正手攻球的,就跟之前的动作完全不一样,很规范,也没有去抬肘翻腕。
Sau đó, tôi nói với anh ta, anh đừng tập giật nữa, anh về tập 10 ngày đôi công FH, chỉ một động tác, làm cho nó thật tốt, đừng tập cái gì khác, BH cũng đừng tập, chỉ tập đôi công FH thôi, khiến nó ổn định, trước tiên phải làm ổn cái khuỷu tay, làm cho nó thật ổn, rồi làm động tác, khoảng 1500 đến 2000 lần, rồi mới đánh bóng nhiều, dùng máy bắn bóng, đưa nhiều bóng cho tập, mỗi ngày từ 15 đến 20 phút. Sau đó rất thần kỳ, không đến nửa tháng, khoảng 10 ngày, anh ấy lại gửi video cho tôi, tập FH, thì mọi động tác thay đổi hoàn toàn, không còn vung khuỷu tay loạn xạ nữa.

再到后面第二期培训的时候,就开始去练拉球的时候,再练就很稳定了,基本上拉球的动作也不怎么变形,虽然刚开始还是有一点点抬,但是比之前要好很多,所以今天讲到这个就是希望大家,特别是业余爱好者,包括一些刚学球的,一定要注意,咱们基层教练员在指导的时候一定要注意,不要急于求成,先把动作框架打好。
Đến giai đoạn 2, tập giật FH, giật thật ổn định, động tác giật không hề thay đổi gì cả, lúc đầu cũng hơi có tí nhấc, nhưng so với trước tốt hơn nhiều, vì thế, hôm nay khi nói với mọi người, đặc biệt là các bạn chơi nghiệp dư, gồm cả các bạn vừa học, nhất định phải chú ý, các bạn huấn luyện viên sơ cấp khi hướng dẫn cần phải chú ý, đừng mong thành cái gì vội, phải tập khung hình chuẩn, thật chuẩn trước tiên.

先把动作打定型了,后面再来学高深的技术,但是我还要补充一点就是,今天又啰嗦了,有的基层教练员呢,我们说打框架不是说你一个动作要去打一年两年,一直不变,我看过有的教练教小孩子打了三年球还是打正手攻,练拉球搓球都不会,还在打正手攻,还在数板数,我今天学了一个小时打了五百板,打一万板有什么用呢,所以我们动作框架基础就是你动作不变形了以后,就可以开始向后延伸了,可以开始教他新的技术了。
Trước tiên, phải cho động tác trở thành cố định đã, sau đó mới học các kỹ thuật cao hơn, nhưng tôi vẫn phải bổ sung thêm là, giữ khung hình đánh, không phải là tập từ năm này sang năm khác, cứ thế tập mãi, tôi thấy có bác huấn luyện một em đánh bóng đến 3 năm vẫn cứ tập FH, giật ma sát cũng không biết, vẫn cứ đôi công FH, lại còn đếm số lần đôi công, tôi đánh một tiếng, đánh 500 bóng, 10.000 bóng thì khác gì nhau, cho nên, khi khung hình đã được ổn định, cố định trong động tác rồi, thì nên học sâu hơn, học các động tác khác thêm.

为什么要延伸去教,你教了新的技术以后他才能加深对乒乓球的理解,如果你不教的话,永远让他一个动作固定死了,打得是很多,数板数,然后固定落点,也不打什么不定点的球,也不打快节奏,每天数板数,没有意义,乒乓球到后面一定要主动发力,然后主动找球,会根据球的落点变化主动去调节,所以一定要把后面的技术教给他。
Tại sao phải dạy chuyên sâu thêm, vì chỉ khi bạn dạy sâu hơn, anh ta mới dần hiểu ra các nguyên lý bóng bàn, nếu không dạy, thì anh ta sẽ chỉ giữ mãi ở một động tác đó thôi, đếm bóng đánh, sau đó cố định điểm bóng rơi, cũng chả thay đổi điểm rơi, cũng chả tăng nhịp độ đánh bóng, ngày ngày đếm số bóng đánh được, chả có ý nghĩa gì, bóng bàn, về sau, phải là chủ động phát lực, sau đó là đến chủ động tìm bóng, căn cứ vào điểm rơi của bóng để điều tiết, chính vì vậy, phải dạy anh ta các kỹ thuật sâu hơn.

比如说刚来学球的小孩子,你可以正手攻球练了四节课,比如第一节课是练握拍,颠球,体会手感,当然颠球你不要说一个小时全部颠球,颠球稍微体会个十五分钟左右就可以上台打了,先让他徒手挥拍做动作,然后你扶着他的手这个球自抛自打的,让他去感受一下。
Nói như cháu bé vừa nói trên, sau khi đánh bóng khoảng 4 buổi, ví dụ như buổi đầu tập cầm vợt, tâng bóng, cảm nhận quả bóng, đương nhiên, tâng bóng không cần đến cả tiếng tâng bóng, sau khi tâng bóng cảm nhận tầm 15 phút là có đủ cảm nhận rồi, cho vào bàn đánh được rồi, trước tiên làm động tác mở vợt để cháu nó xem, rồi dẫn động tác cho cháu, sau đó để nó tự thực hiện động tác, vừa đánh vừa cảm nhận.

他基本上一节课感受完了以后,一个小时下来基本可以把球打上台了,然后后面三节课基本上可以用多球来喂了,喂了三节课以后,正手攻球基本上可以固定了,这是四节课的时间,正手攻球动作基本上固定了,第四节课往后开始往后,你可以不打单球,是你可以改变球的节奏。
Khoảng 1 tiết cảm nhận bóng, sau khoảng 1 tiếng là vào bàn được, 3 buổi sau cơ bản có thể đưa bóng để đánh rồi, đưa bóng tầm 3 buổi, khung hình FH cơ bản là hình thành rồi, trong thời gian 4 buổi này, động tác FH cơ bản đã hình thành, đến buổi thứ 4 bắt đầu tập quay người, có thể không đánh bóng đơn, mà thay đổi nhịp độ tiết tấu nhịp bóng.

甚至说可以在小的半台里面,进行两点的训练,发两点让他去动脚,其实动脚不难,不要认为练滑步一定要练了十节课二十节课以后,才能练滑步,不用,四节课以后只要他动作固定了,可以用两点的多球派给他,让他跑起来,比你去打定点的单球,打五百板打一千板都要有效果,他只要整个人跑起来了,在移动的过程当中跑起来了去击球,他自然就会协调他的身体发力。
Thậm chí, trong nửa bàn một bên, thực hiện đánh bóng vào 2 điểm, đưa 2 điểm để cháu nó tự di chuyển, thực ra thì di bộ không khó, không nhất thiết luyện đến 10 buổi di bộ, không cần, sau 4 tiết khi khung hình đã ổn định, có thể đưa bóng 2 điểm được rồi, để nó tự di chuyển, còn hơn là bạn đưa bóng cho cháu đánh đến cả 500 hay 10.000 bóng đơn, chỉ cần cháu di chuyển được, vừa di chuyển vừa đánh bóng, cháu sẽ tự điều tiết không chế bản thân để hướng đến phát lực.

他只要跑起来他自然打到后面就会越来越放松越来越协调,好,今天多说了,又有人要骂我了。
Chỉ cần cháu di chuyển được, tự cháu sẽ càng ngày càng tự thả lỏng, điều tiết đánh bóng, hôm nay nói đến đây thôi.

好,这是今天的视频,感谢大家的观看
Rất cám ơn mọi người đã xem !
 

Trubegau

Trung Uý
Em gà vịt, học qua mấy thầy thì thấy đúng có 02 loại giật xoáy xuống như Thuận nói. Giật kiểu 1 thì an toàn, phù hợp với mọi loại xoáy xuống nặng, nhẹ khác nhau. Giật kiểu 2 bạo lực thì chỉ phù hợp với bóng xoáy xuống nhẹ đến vừa vừa và có đủ chân tay. Chứ không đủ chân tay hay bóng cắt sang nặng quá thì cnt cũng chuyển sang kiểu 1 cho an toàn (zjk đánh dơ thủ cũng phải bợ sang rồi chọn quả ngon mới đánh bạo lực được). Đánh bạo lực thì góc vợt nhỏ hơn và khi tiếp xúc bóng phải ma sát nhanh hơn không sẽ bị rúc lưới.
Nhận thức của bản thân có thế, xin chia sẻ với các bác.
 

tuananh84

Thượng Sỹ
Sợ nhất là quả bóng xoáy xuống dừng ko lao ra ngoài bàn.giật cong mông nhiều lúc như nhảy cả người lên mới qua đc lưới,ko là chỉ có giật hụt hoặc vô lưới luôn. Bác chủ ở đâu cho em qua tập giật cùng với. Dạo này mới chơi lại đánh lung tung quá. Mình thay nhau người giật ,người cắt hoặc người giật người kê cho nó chuẩn.em ko giật đều dc vì ko có ai chặn cho ,hix,quả giật xoáy quá nên những người ngang trình thường ko kê lại để giật tiếp đc,mà em lại ko thể giật nhẹ đc hix,thành ra giờ toàn đánh kiểu giật phát vào bàn là chết hoặc ra ngoài 50-50 hix.đang muốn tìm bạn để tập kĩ thuật lại ạ.
 

Vinasat15c

Trung Uý
Sợ nhất là quả bóng xoáy xuống dừng ko lao ra ngoài bàn.giật cong mông nhiều lúc như nhảy cả người lên mới qua đc lưới,ko là chỉ có giật hụt hoặc vô lưới luôn. Bác chủ ở đâu cho em qua tập giật cùng với. Dạo này mới chơi lại đánh lung tung quá. Mình thay nhau người giật ,người cắt hoặc người giật người kê cho nó chuẩn.em ko giật đều dc vì ko có ai chặn cho ,hix,quả giật xoáy quá nên những người ngang trình thường ko kê lại để giật tiếp đc,mà em lại ko thể giật nhẹ đc hix,thành ra giờ toàn đánh kiểu giật phát vào bàn là chết hoặc ra ngoài 50-50 hix.đang muốn tìm bạn để tập kĩ thuật lại ạ.
Mình ở HN bạn hi
 

Longtroc

Trung Uý
Sợ nhất là quả bóng xoáy xuống dừng ko lao ra ngoài bàn.giật cong mông nhiều lúc như nhảy cả người lên mới qua đc lưới,ko là chỉ có giật hụt hoặc vô lưới luôn. Bác chủ ở đâu cho em qua tập giật cùng với. Dạo này mới chơi lại đánh lung tung quá. Mình thay nhau người giật ,người cắt hoặc người giật người kê cho nó chuẩn.em ko giật đều dc vì ko có ai chặn cho ,hix,quả giật xoáy quá nên những người ngang trình thường ko kê lại để giật tiếp đc,mà em lại ko thể giật nhẹ đc hix,thành ra giờ toàn đánh kiểu giật phát vào bàn là chết hoặc ra ngoài 50-50 hix.đang muốn tìm bạn để tập kĩ thuật lại ạ.
Quả đấy là đối thủ chém vào đít bóng bằng mặt chuội bóng sang ngỏng cao rồi rơi thẳng đứng gần như ra khỏi bàn là rơi xuống đất ngay giống gai hoặc anti :D
 

chilinh141

Trung Uý
Quả đấy là đối thủ chém vào đít bóng bằng mặt chuội bóng sang ngỏng cao rồi rơi thẳng đứng gần như ra khỏi bàn là rơi xuống đất ngay giống gai hoặc anti :D
Cái này mình nghĩ là tốc độ đã đạt đẳng cấp cao thì mới đánh được quả này.
 

gik271

Thượng Tá
Kinh nghiệm bản thân mình thấy: Một số người giật trước bóng xoáy xuống hay bị rúc lưới là vì:
i. Điểm xuất phát của vợt cao, tương tự như khi giật trước bóng xoáy lên (bóng chặn, bóng đôi công). Điểm xuất phát của vợt cao có 1 nguyên nhận là người giật đứng thẳng mà không nghiêng người - hoặc nghiêng rất ít - qua phải lấy đà.
ii. Khi vợt xuất phát cao, mà bóng lại không lao tới (do xoáy xuống) nên để đánh trúng bóng, chúng ta phải đánh tới trước nhiều hơn, thành ra là cú đánh bị dày hơn mức cần thiết (góc vung vợt nhỏ), dẫn đến khiến bóng ít xoáy, không tạo được vòng cung và rúc lưới.
iii. Vợt xuất phát cao nên quỹ đạo vợt trước khi chạm bóng bị ngắn lại, không đủ động lượng và xung lượng để "kéo" bóng lên (nhất là những quả xoáy xuống nặng). Chính nguyên nhận này mà nhiều người khi giật trước bóng xoáy xuống cứ phải nhảy lên hoặc đánh xong thì người ưỡn ra và vợt kết thúc rất xa và cao bên trái thân người. Thực ra đoạn từ khi chạm bóng đến điểm kết thúc rất dài này (dài hơn nhiều đoạn từ lúc xuất phát đến khi chạm bóng) là Không mấy tác dụng - hay nói cách khác là phần "lãng phí" trong cú đánh, lại khiến hồi vị chậm cho cú đánh tiếp theo.

Để khắc phục, ngoài các video các bạn đã xem thì theo mình có mấy ý đơn giản để tập (Lưu ý là nên tập nhiều bóng, dùng máy bắn bóng xoáy xuống, hoặc có bạn cùng tập chỉ châm từng quả bóng xoáy xuống để tập giật - như video của Hồ Ngọc Thuận ấy):

a. Khi gặp bóng đến xoáy xuống thì phải hạ vợt xuống sâu hơn bình thường, bằng cách ko đưa vợt ra sau lưng nhiều như khi giật bóng xoáy lên, mà hạ vai, nghiêng người qua phải (với người thuận tay phải) - giống như cúi người sang phải nhặt quả bóng ở phía má ngoài bàn chân phải. Khi hạ vợt sâu như vậy thì tự khắc quỹ đạo vợt từ khi xuất phát đến khi chạm bóng sẽ dài ra, và thời gian đến khi chạm bóng cũng sẽ kéo dài ra (chậm lại) và chúng ta sẽ chạm bóng sau khi bóng đã qua điểm cao nhất của quỹ đạo của nó.
b. Vì bóng xoáy xuống ít lao ra, nên vợt xuất phát sâu muốn đánh trúng bóng thì phải đánh lên trên nhiều hơn, thành ra là góc vung vợt lớn lên (dựng đứng hơn, khoảng 6, 7 mươi độ so với mặt phẳng ngang tùy xoáy đến, thậm chí có quả phải giật gần như thẳng đứng lên) và đó là góc vợt "mỏng" nhằm tạo ma sát tốt để "kéo" bóng lên.
c. Khi nghiêng người hạ sâu vợt thì chúng ta sẽ sử dụng được lực đạp chân, nâng lườn, xoay hông để tăng lực cho cú đánh, "nâng" được quả bóng xoáy xuống nặng bay qua lưới.
d. Trường hợp muốn giật xung thì xuất phát vợt cao hơn 1 chút, ra sau 1 chút và giật sớm để chạm bóng trước điểm cao nhất của quỹ đạo bóng. Tuy nhiên muốn giật xung thành công thì lực đánh phải mạnh hơn - cái này chỉ thanh niên làm tốt, chứ đám gà già là ...thua, hihi!

Kn bản thân, có gì sai các bạn đừng cười!
Nhìn chung là rất đúng. Mình xin ghóp ý thêm 1 chút:
- Giật moi thì phải có điểm rơi tốt không thì nó bạt cho mất bóng;
- Giật xung thì khó đối thủ nhưng mà cũng khó mình vì phải canh thời điểm tốt không thì dễ rúc lưới hơn là moi.
bonus: bóng càng ngắn, càng xoáy xuống thì càng nên đánh đầu bóng. Đánh chuẩn thì kiểu gì cũng qua, :D. Chuẩn ấy nhé, :D.
 

Bình luận từ Facebook

Top