nb.toan
Thượng Tá
Không giống, không giống.Dữ nha! Có giật kiểu này không?
Đòn e ra ngắn, chế cháo theo kiểu tào lao hơn, mà e thấy nó cũng ngon lành. Hihi.
Không giống, không giống.Dữ nha! Có giật kiểu này không?
Thế thì như Linh muối rồi. Cái này không có gì đặc biệt.em chia sẻ thôi mà. Khi mọi người giật được rồi, thì sẽ thấy không phải là giật bóng đâu, mà chính thức là lấy trọng tâm nâng bóng lên, mới AN TOÀN và ĐA DẠNG ạ
Không nhìn ra được cách giật phải của ông JO huyền thoại này. Cả TG chắc có mỗi ông ấy là làm được và không ai bắt chước được.Em nghĩ kỹ thuật "thượng tầng" nào cũng phải xây trên nền "cơ sở hạ tầng" thể lực tương xứng. Học như Malong thì được, nếu có thầy trả bóng đều và đúng chỗ, thì em cũng pờ rồ .... nhưng dùng trong trận chắc là không.
Em đang cố học theo cách giật nhàn nhã của JO đây này, cũng không moi, đánh sớm, sát thủ ... nhưng có lẽ hợp với "trung niên" hơn.
Thế người ta mới vô địch thế giới! Chứ ai cũng làm đc thì có mà cả thế giới ... vô địch à?Không nhìn ra được cách giật phải của ông JO huyền thoại này. Cả TG chắc có mỗi ông ấy là làm được và không ai bắt chước được.
Rất khâm phục!
Thế thì thành Ma...Toàn rùi!!!Không giống, không giống.
Đòn e ra ngắn, chế cháo theo kiểu tào lao hơn, mà e thấy nó cũng ngon lành. Hihi.
JO giật đâu có mạnh anh ơiKhông nhìn ra được cách giật phải của ông JO huyền thoại này. Cả TG chắc có mỗi ông ấy là làm được và không ai bắt chước được.
Rất khâm phục!
Mình cũng thấy thế, JO nửa giật, nửa bợ (một kiểu no spin loop) khi chống lại bóng xoáy xuống của Jo See Hyuk. Tuy nhiên đánh đối thủ khác, JO chơi kiểu khác, có lẽ vì thế JO mới là JOJO giật đâu có mạnh anh ơi
JO là dạng giật bê, giật để bóng qua lưới, và điều chỉnh điểm rơi, chứ JO đâu có giật mạnh, JO đặt rất nhiều xoáy vào cú giật. JO hay ở lối đánh an toàn, nhưng lại xử lý xoáy và mượn lực rất tốt, chứ BH của JO hay hơn FH nhiều anh ạ.
BH và FH của JO đều là một hình thức bê bóng lên đấy ạ, chỉ có điều cảm giác của thiên tài này quá tốt, nên ông ta có thể đặt bóng ở bất cứ đâu, với bất cứ tư thế nào, khiến cho đối thủ bị mất phương hướng và mất nhịp thường xuyên thôi ạ
thực ra, nếu muốn giật kiểu JO an toàn, thì không khó lắmMình cũng thấy thế, JO nửa giật, nửa bợ (một kiểu no spin loop) khi chống lại bóng xoáy xuống của Jo See Hyuk. Tuy nhiên đánh đối thủ khác, JO chơi kiểu khác, có lẽ vì thế JO mới là JO
Để chúng ta khỏi đi lệch đề tài do chủ thớt đặt ra mình tóm lại các yếu điểm thế này, các bác @NTBB , @Trạng .... CÁ, @dungatvt thấy thế nào?
- Theo HLV Hồ Ngọc Thuận: quan trọng nhất và trước hết là nhìn bóng tốt, di chuyển nhanh, xoay hông, hạ vợt đón bóng. Bóng rơi trên bàn của ta là ta đã sẵn sàng rồi. "Đầy đủ chân tay, đánh kiểu gì cũng vào"
- Ban đầu vừa giật, vừa bợ cho nó qua cái đã. Sau này quen rồi thì tăng xoáy, tăng lực, biến đổi điểm rơi ...
Bợ bóng là kỹ thuật no spin loop, hướng dẫn cụ thể ở đây
Chú ý: HLV nhắc rằng: Thay vì ma sát cho bóng bay qua lưới và rơi xuống vào bàn do xoáy nhiều, ta bợ bóng lên, nhưng đừng đánh mạnh lắm để bóng qua lưới thì tự rơi bằng trọng lực.
Với các bác mới tập, em thấy chỉ cần đơn giản hóa vấn đề như cu Yun Pengguo này, là nhanh và cơ bản nhất@Trạng .... CÁ Ở đây toàn dân mới tập, có tuổi mà cứ khuyên siêu quá .... làm họ rối.
Mình ở HN bạn hiSợ nhất là quả bóng xoáy xuống dừng ko lao ra ngoài bàn.giật cong mông nhiều lúc như nhảy cả người lên mới qua đc lưới,ko là chỉ có giật hụt hoặc vô lưới luôn. Bác chủ ở đâu cho em qua tập giật cùng với. Dạo này mới chơi lại đánh lung tung quá. Mình thay nhau người giật ,người cắt hoặc người giật người kê cho nó chuẩn.em ko giật đều dc vì ko có ai chặn cho ,hix,quả giật xoáy quá nên những người ngang trình thường ko kê lại để giật tiếp đc,mà em lại ko thể giật nhẹ đc hix,thành ra giờ toàn đánh kiểu giật phát vào bàn là chết hoặc ra ngoài 50-50 hix.đang muốn tìm bạn để tập kĩ thuật lại ạ.
Hi mình cũng ở hn,bạn hay chơi ở đâu ? Vào giờ nào?Mình ở HN bạn hi
À bạn, mình viết tắt, mình ở hà namHi mình cũng ở hn,bạn hay chơi ở đâu ? Vào giờ nào?
Hi thế thì ko cùng luyện tập đc rồi hix.À bạn, mình viết tắt, mình ở hà nam
Quả đấy là đối thủ chém vào đít bóng bằng mặt chuội bóng sang ngỏng cao rồi rơi thẳng đứng gần như ra khỏi bàn là rơi xuống đất ngay giống gai hoặc antiSợ nhất là quả bóng xoáy xuống dừng ko lao ra ngoài bàn.giật cong mông nhiều lúc như nhảy cả người lên mới qua đc lưới,ko là chỉ có giật hụt hoặc vô lưới luôn. Bác chủ ở đâu cho em qua tập giật cùng với. Dạo này mới chơi lại đánh lung tung quá. Mình thay nhau người giật ,người cắt hoặc người giật người kê cho nó chuẩn.em ko giật đều dc vì ko có ai chặn cho ,hix,quả giật xoáy quá nên những người ngang trình thường ko kê lại để giật tiếp đc,mà em lại ko thể giật nhẹ đc hix,thành ra giờ toàn đánh kiểu giật phát vào bàn là chết hoặc ra ngoài 50-50 hix.đang muốn tìm bạn để tập kĩ thuật lại ạ.
Cái này mình nghĩ là tốc độ đã đạt đẳng cấp cao thì mới đánh được quả này.Quả đấy là đối thủ chém vào đít bóng bằng mặt chuội bóng sang ngỏng cao rồi rơi thẳng đứng gần như ra khỏi bàn là rơi xuống đất ngay giống gai hoặc anti
Nhìn chung là rất đúng. Mình xin ghóp ý thêm 1 chút:Kinh nghiệm bản thân mình thấy: Một số người giật trước bóng xoáy xuống hay bị rúc lưới là vì:
i. Điểm xuất phát của vợt cao, tương tự như khi giật trước bóng xoáy lên (bóng chặn, bóng đôi công). Điểm xuất phát của vợt cao có 1 nguyên nhận là người giật đứng thẳng mà không nghiêng người - hoặc nghiêng rất ít - qua phải lấy đà.
ii. Khi vợt xuất phát cao, mà bóng lại không lao tới (do xoáy xuống) nên để đánh trúng bóng, chúng ta phải đánh tới trước nhiều hơn, thành ra là cú đánh bị dày hơn mức cần thiết (góc vung vợt nhỏ), dẫn đến khiến bóng ít xoáy, không tạo được vòng cung và rúc lưới.
iii. Vợt xuất phát cao nên quỹ đạo vợt trước khi chạm bóng bị ngắn lại, không đủ động lượng và xung lượng để "kéo" bóng lên (nhất là những quả xoáy xuống nặng). Chính nguyên nhận này mà nhiều người khi giật trước bóng xoáy xuống cứ phải nhảy lên hoặc đánh xong thì người ưỡn ra và vợt kết thúc rất xa và cao bên trái thân người. Thực ra đoạn từ khi chạm bóng đến điểm kết thúc rất dài này (dài hơn nhiều đoạn từ lúc xuất phát đến khi chạm bóng) là Không mấy tác dụng - hay nói cách khác là phần "lãng phí" trong cú đánh, lại khiến hồi vị chậm cho cú đánh tiếp theo.
Để khắc phục, ngoài các video các bạn đã xem thì theo mình có mấy ý đơn giản để tập (Lưu ý là nên tập nhiều bóng, dùng máy bắn bóng xoáy xuống, hoặc có bạn cùng tập chỉ châm từng quả bóng xoáy xuống để tập giật - như video của Hồ Ngọc Thuận ấy):
a. Khi gặp bóng đến xoáy xuống thì phải hạ vợt xuống sâu hơn bình thường, bằng cách ko đưa vợt ra sau lưng nhiều như khi giật bóng xoáy lên, mà hạ vai, nghiêng người qua phải (với người thuận tay phải) - giống như cúi người sang phải nhặt quả bóng ở phía má ngoài bàn chân phải. Khi hạ vợt sâu như vậy thì tự khắc quỹ đạo vợt từ khi xuất phát đến khi chạm bóng sẽ dài ra, và thời gian đến khi chạm bóng cũng sẽ kéo dài ra (chậm lại) và chúng ta sẽ chạm bóng sau khi bóng đã qua điểm cao nhất của quỹ đạo của nó.
b. Vì bóng xoáy xuống ít lao ra, nên vợt xuất phát sâu muốn đánh trúng bóng thì phải đánh lên trên nhiều hơn, thành ra là góc vung vợt lớn lên (dựng đứng hơn, khoảng 6, 7 mươi độ so với mặt phẳng ngang tùy xoáy đến, thậm chí có quả phải giật gần như thẳng đứng lên) và đó là góc vợt "mỏng" nhằm tạo ma sát tốt để "kéo" bóng lên.
c. Khi nghiêng người hạ sâu vợt thì chúng ta sẽ sử dụng được lực đạp chân, nâng lườn, xoay hông để tăng lực cho cú đánh, "nâng" được quả bóng xoáy xuống nặng bay qua lưới.
d. Trường hợp muốn giật xung thì xuất phát vợt cao hơn 1 chút, ra sau 1 chút và giật sớm để chạm bóng trước điểm cao nhất của quỹ đạo bóng. Tuy nhiên muốn giật xung thành công thì lực đánh phải mạnh hơn - cái này chỉ thanh niên làm tốt, chứ đám gà già là ...thua, hihi!
Kn bản thân, có gì sai các bạn đừng cười!