leqd
Đại Uý
Ở bài viết trước em có viết:
“ … Người mới tập khi đánh nhiều điểm có xu hướng đánh xong là di chuyển luôn đến điểm xắp đến, hoặc đứng tại chỗ chờ bóng. Thực tế là không bao giờ chỉ di chuyển một bước, mà phải di chuyển theo kiểu con thoi (shuttle step) bao gồm 1 tới và 1 lùi. Khi đánh di chuyển đến vị trí cần thiết, đánh xong là di chuyển ngược lại ngay vị trí sẵn sàng. Sau đó mới làm bước tiếp theo…”
Ở bài này em muốn bổ sung thêm một chút về di chuyển ngược lại vị trí sẵn sàng.
Qua quan sát em thấy rằng các cao thủ dường như luôn đứng đúng chỗ bóng đến. Cứ như bóng tìm đến chỗ họ đợi chứ không phải họ di chuyển đến chỗ bóng đến (nhìn mà thèm). Tất nhiên điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ đọc trận, đọc đối thủ của từng người. Sách nào cũng nói rằng phán đóan bóng đến phải nhìn vào vị trí, tay vung, vai, thân người, góc nghiêng vợt… của đối thủ. Quá nhiều thứ đối với người mới tập.
Một điều em để ý là rất nhiều trường hợp, đánh bóng xong là các cao thủ di chuyển ngay, chẳng đợi đến khi đối thủ vung tay. Vấn đề đặt ra là đánh xong rồi thì di chuyển về đâu là hợp lý nhất?
Một ví dụ rất rõ về việc chọn vị trí thích hợp của thủ môn trong bóng đá, hay gọi là “khép góc”. TM luôn phải đứng ở ngay đường phân giác của góc sút. Vị trí này là hợp lý nhất để tầm với của mình khống chế được góc rộng nhất . Chú ý đây là đường phân giác của góc sút, chứ không phải là đường thẳng nối từ đối thủ đến điểm giữa khung thành.
- Nếu đối thủ có bóng ở gần, góc sút rộng thì thủ môn phải tiến tới để hạn chế góc sút.
- Nếu đối thủ có bóng ở xa, thường sút mạnh, nhưng góc sút hẹp, thủ môn lùi về gần khung thành
- Nếu đối thủ lệch phải, thủ môn không được đứng giữa khung thành, mà phải bước lên một chút theo đường phân giác, đứng hơi nghiêng bên phải một chút bên phải thì nhắm vào cột dọc phải, nhưng bên trái thì phải nhảy ra ngòai một chút.
Quay lại với bóng bàn
- Nếu đối phương lùi để lấy khỏang cách vung tay giật, cú đánh sẽ mạnh, nhưng góc đánh hẹp. Mình phải lùi, để có khỏang cách mà phản xạ
- Nếu đối phương tiến đến gần, cú đánh sẽ không mạnh (vì gần bàn, gần lưới), nhưng góc đánh rộng, nên cú đánh sẽ là cú xỉa góc. Mình nên tiến lại gần để khép góc, không sợ gần quá phản xạ không kịp, vì đằng nào đối thủ cũng không đánh mạnh.
- Đối thủ qua phải của họ, góc đánh của họ thay đổi, họ dễ đánh về góc phải của mình hơn, kể cả vào mang cá bên phải của mình. Mình sẽ phải di chuyển sang phải. Chú ý không chỉ là di chuyển sang mép bàn bên phải, mà phải đứng nghiêng một chút, mặt đối diện với đối thủ để khép góc tốt nhất. Vị trí và hướng đứng thích hợp khi đối thủ đứng lệch góc được minh họa ở hình này:
Kết luận:
Do trình độ và kinh nghiệm đọc trận còn hạn chế, khả năng di chuyển không nhanh, phản xạ “bình thường”, nên người mới tập nên di chuyển đến vị trí khép góc hợp lý nhất về mặt hình học để có cơ hội đón bóng tốt nhất. Đây là chuyển động tức thời sau khi đánh bóng, đến vị trí hợp lý này rồi thì vẫn phải làm một chuyển động nữa tùy theo bóng đến.
Di chuyển trong bóng bàn cũng như dangcing, trong đó hai đối thủ được nối với nhau bằng một đường thẳng đi qua tâm bàn. Bạn nhảy tới thì mình tới, bạn lùi thì mình lùi, bạn qua phải (củan bạn) thì mình qua phải (của mình), bạn qua trái, thì mình qua trái… chắc, chắc, xình, chắc chắc xình. (chắc=bước, xình = đánh)
Em đang cố tập di chuyển chủ động, chuyển động đang rất nhiều, nhưng chưa hợp lý lắm do trình còn còi. Nhiều anh em trong CLB chê, nói mày nhảy nhiều quá rối cả mắt, chẳng giống ai, chỉ giống giọng hát ngôi sao truyền hình tỉnh lẻ . Em thì cho rằng nên tập chủ động di chuyển thành phản xạ tự nhiên, di chuyển cái đã, ban đầu chưa hợp lý, chóng mệt, nhưng sau sẽ tiến bộ dần. Còn cứ đứng yên, hoặc mới tập mà đã muốn tiết kiệm di chuyển, thì sau này cứ đứng mãi đợi bóng, mà bóng thì chẳng tìm đến mình.
Rất mong các bác kinh nghiệm góp ý cho em, xem “ý tưởng” và “tư tưởng” của em có đúng “đường lối” không. Em rất cần lời khuyên, thấy mình suy nghĩ có lý, di chuyển liên tục thấy đánh được nhiều bóng hơn, nhưng anh em chê quá cũng thấy ngại.
“ … Người mới tập khi đánh nhiều điểm có xu hướng đánh xong là di chuyển luôn đến điểm xắp đến, hoặc đứng tại chỗ chờ bóng. Thực tế là không bao giờ chỉ di chuyển một bước, mà phải di chuyển theo kiểu con thoi (shuttle step) bao gồm 1 tới và 1 lùi. Khi đánh di chuyển đến vị trí cần thiết, đánh xong là di chuyển ngược lại ngay vị trí sẵn sàng. Sau đó mới làm bước tiếp theo…”
Ở bài này em muốn bổ sung thêm một chút về di chuyển ngược lại vị trí sẵn sàng.
Qua quan sát em thấy rằng các cao thủ dường như luôn đứng đúng chỗ bóng đến. Cứ như bóng tìm đến chỗ họ đợi chứ không phải họ di chuyển đến chỗ bóng đến (nhìn mà thèm). Tất nhiên điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ đọc trận, đọc đối thủ của từng người. Sách nào cũng nói rằng phán đóan bóng đến phải nhìn vào vị trí, tay vung, vai, thân người, góc nghiêng vợt… của đối thủ. Quá nhiều thứ đối với người mới tập.
Một điều em để ý là rất nhiều trường hợp, đánh bóng xong là các cao thủ di chuyển ngay, chẳng đợi đến khi đối thủ vung tay. Vấn đề đặt ra là đánh xong rồi thì di chuyển về đâu là hợp lý nhất?
Một ví dụ rất rõ về việc chọn vị trí thích hợp của thủ môn trong bóng đá, hay gọi là “khép góc”. TM luôn phải đứng ở ngay đường phân giác của góc sút. Vị trí này là hợp lý nhất để tầm với của mình khống chế được góc rộng nhất . Chú ý đây là đường phân giác của góc sút, chứ không phải là đường thẳng nối từ đối thủ đến điểm giữa khung thành.
- Nếu đối thủ có bóng ở gần, góc sút rộng thì thủ môn phải tiến tới để hạn chế góc sút.
- Nếu đối thủ có bóng ở xa, thường sút mạnh, nhưng góc sút hẹp, thủ môn lùi về gần khung thành
- Nếu đối thủ lệch phải, thủ môn không được đứng giữa khung thành, mà phải bước lên một chút theo đường phân giác, đứng hơi nghiêng bên phải một chút bên phải thì nhắm vào cột dọc phải, nhưng bên trái thì phải nhảy ra ngòai một chút.
Quay lại với bóng bàn
- Nếu đối phương lùi để lấy khỏang cách vung tay giật, cú đánh sẽ mạnh, nhưng góc đánh hẹp. Mình phải lùi, để có khỏang cách mà phản xạ
- Nếu đối phương tiến đến gần, cú đánh sẽ không mạnh (vì gần bàn, gần lưới), nhưng góc đánh rộng, nên cú đánh sẽ là cú xỉa góc. Mình nên tiến lại gần để khép góc, không sợ gần quá phản xạ không kịp, vì đằng nào đối thủ cũng không đánh mạnh.
- Đối thủ qua phải của họ, góc đánh của họ thay đổi, họ dễ đánh về góc phải của mình hơn, kể cả vào mang cá bên phải của mình. Mình sẽ phải di chuyển sang phải. Chú ý không chỉ là di chuyển sang mép bàn bên phải, mà phải đứng nghiêng một chút, mặt đối diện với đối thủ để khép góc tốt nhất. Vị trí và hướng đứng thích hợp khi đối thủ đứng lệch góc được minh họa ở hình này:
Kết luận:
Do trình độ và kinh nghiệm đọc trận còn hạn chế, khả năng di chuyển không nhanh, phản xạ “bình thường”, nên người mới tập nên di chuyển đến vị trí khép góc hợp lý nhất về mặt hình học để có cơ hội đón bóng tốt nhất. Đây là chuyển động tức thời sau khi đánh bóng, đến vị trí hợp lý này rồi thì vẫn phải làm một chuyển động nữa tùy theo bóng đến.
Di chuyển trong bóng bàn cũng như dangcing, trong đó hai đối thủ được nối với nhau bằng một đường thẳng đi qua tâm bàn. Bạn nhảy tới thì mình tới, bạn lùi thì mình lùi, bạn qua phải (củan bạn) thì mình qua phải (của mình), bạn qua trái, thì mình qua trái… chắc, chắc, xình, chắc chắc xình. (chắc=bước, xình = đánh)
Em đang cố tập di chuyển chủ động, chuyển động đang rất nhiều, nhưng chưa hợp lý lắm do trình còn còi. Nhiều anh em trong CLB chê, nói mày nhảy nhiều quá rối cả mắt, chẳng giống ai, chỉ giống giọng hát ngôi sao truyền hình tỉnh lẻ . Em thì cho rằng nên tập chủ động di chuyển thành phản xạ tự nhiên, di chuyển cái đã, ban đầu chưa hợp lý, chóng mệt, nhưng sau sẽ tiến bộ dần. Còn cứ đứng yên, hoặc mới tập mà đã muốn tiết kiệm di chuyển, thì sau này cứ đứng mãi đợi bóng, mà bóng thì chẳng tìm đến mình.
Rất mong các bác kinh nghiệm góp ý cho em, xem “ý tưởng” và “tư tưởng” của em có đúng “đường lối” không. Em rất cần lời khuyên, thấy mình suy nghĩ có lý, di chuyển liên tục thấy đánh được nhiều bóng hơn, nhưng anh em chê quá cũng thấy ngại.
Last edited: