[Hướng dẫn] tiến bộ trong bóng bàn

Acoustic

Đại Uý
IV. Điểm vàng khi đánh bóng (TT):
Điểm vàng của cú giật phải đối phó bóng xoáy xuống:
Điểm chạm bóng: Hơi ngang thân người (nhưng vẫn phía trước thân người), ngang vai, độ rộng tay tùy bóng.
Hình minh họa:


Điểm vàng của cú giật trái đối phó bóng xoáy lên:
Điểm chạm bóng: Phía trước người, ngang bụng
Hình minh họa:

Điểm vàng của cú giật trái đối phó bóng xoáy xuống:
Điểm chạm bóng: tương tự như khi đối phó bóng xoáy lên, nhưng xa thân người hơn một chút.
Hình minh họa của ML cho thấy 2 điểm chạm bóng khác biệt khi thực hiện 2 kỹ thuật:

Tóm lại: Nói về chiều sâu, cú giật phải đối phó bóng xoáy xuống cần chiều sâu nhiều hơn. Còn giật trái thì ngược lại, cú giật trái đối phó bóng xoáy lên cần chiều sâu nhiều hơn. Các bác lưu ý sự khác biệt này và cần nhớ giật phải điểm chạm bóng ngang vai, giật trái điểm chạm bóng ngang bụng.
E trình gà chưa hiểu lắm, giật bóng thuận tay xoáy xuống điểm vàng ngang vai ạ, như thế sao đủ lực kéo lên. E nghĩ ngang hông thì dễ hơn
 

Shimizu

Trung Sỹ
Cám ơn bài viết của bác nhiều.
Bác có thể phân tích kỹ về thời điểm phát lực trước khi và sau khi vợt tiếp xúc bóng được không? Để có quả giật vừa chính xác + xoáy + mạnh.
 

damadoko

Đại Uý
E trình gà chưa hiểu lắm, giật bóng thuận tay xoáy xuống điểm vàng ngang vai ạ, như thế sao đủ lực kéo lên. E nghĩ ngang hông thì dễ hơn
Bác hỏi rất hay. Nếu ta search hình ảnh cú giật thuận tay, ta thấy vợt và bóng tiếp xúc ở ngang hông. Tuy nhiên, khi bác xem lại ảnh động của em. Cái điểm tiếp xúc nó ở ngang tầm vai (tầm vai lúc trước khi ta vung tay đánh bóng). Bây giờ bác thử đánh bóng chỉ bằng cánh tay (chỉ chuyển động cánh tay thôi nhé), xem bóng chạm ở ngang vai hay ở ngang hông sẽ mạnh hơn?
 

damadoko

Đại Uý
Cám ơn bài viết của bác nhiều.
Bác có thể phân tích kỹ về thời điểm phát lực trước khi và sau khi vợt tiếp xúc bóng được không? Để có quả giật vừa chính xác + xoáy + mạnh.
Vấn đề này theo e khó mà trả lời trong một cmt được. Nó liên quan đến nhiều chủ đề em định viết: nhận định về xoáy, mặt tàu mặt nhật. Ở những bài viết đó em sẽ phân tích cách phát lực.
 

Shimizu

Trung Sỹ
Hy vọng bác sớm có bài viết phân tích để anh em cùng học tập và nâng cao trình độ. Nhân tiện cho em đặt hàng bác bài viết phân tích "tư thế đối thủ đứng trước khi giao bóng để quả giao bóng của mình gây khó khăn trong việc đánh trả".
 

damadoko

Đại Uý
V.Vị trí đứng tốt nhất (liên quan chặt chẽ đến việc phán đoán bóng)
Có bác hỏi cách nhìn tư thế đỡ giao bóng của đối thủ để quả giao của mình làm khó đối phương. Em xin khẳng định 100% không có chuyện làm khó được đối phương bằng cách đó, trừ khi đối phương chưa biết tư thế đỡ giao bóng (mà nói chính xác hơn là vị trí đứng đỡ giao bóng).​
Khi các bác giao bóng, để làm khó được đối phương chỉ có cách BIẾN ĐỔI xoáy và điểm rơi. Còn khi đối phương đã đứng vào vị trí đỡ giao bóng tốt rồi, thì ta giao cỡ nào họ cũng có khả năng trả giao được, họa chăng họ nhìn lầm xoáy, bước... nhầm chân:p. Mà cái vị trí đứng đỡ giao bóng tốt, nói sơ qua thì ai cũng biết rồi. Dựa vào bài viết angle of play và bài hướng dẫn của HLV Li Xiao Dong, em đưa ra 2 điểm cần lưu ý khi đứng đỡ giao bóng:
  • Không được đứng quá gần bàn hoặc quá xa bàn.
  • Đứng sao cho quả giao bóng của đối phương luôn trong tầm đỡ/tấn công của mình.
Nếu làm được 2 điều trên thì bất cứ quả giao bóng nào các bác cũng có đủ thời gian để đánh trả:


Khái niệm gương (Miror concept):

Khái niệm này nói tóm gọn là điểm mà đối phương đánh bóng (chấm đen trên hình) sẽ có một góc đánh (vùng màu xanh lá). Tuy nhiên vùng mà chúng ta nên phòng thủ chỉ nằm xung quanh đường màu xám trên hình thôi, đường này nối giữa điểm đánh bóng của đối phương với trung điểm của bàn.
Đặc biệt đối với quả giao bóng, điểm giao bóng là cố định nên khi nhìn đối phương đứng giao chỗ nào thì ta có vị trí đứng tương ứng. Lưu ý là Forehand có tầm bao quát rộng hơn Backhand, các bác đứng sao cho FH và BH của các bác bao quát hết được các góc nguy hiểm lẫn ít nguy hiểm hơn.​
 
Last edited:

damadoko

Đại Uý
Chào các bác. Đã khá lâu rồi em mới có hứng viết tiếp chủ đề này. Em nhận ra một số chủ đề mình viết dường như ít được chú ý vì ai cũng biết rồi. Tuy nhiên, bài viết hôm nay hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều người quan tâm
Thực tế có ngày càng nhiều người chơi bóng bàn sử dụng mặt tàu, hội "CLB những người đánh mặt tàu" vẫn là hội sôi nổi nhất diễn đàn. Tuy nhiên vẫn còn ở đâu đó người ta dùng mặt tàu có độ nảy cao, hay tàu "tuyển" dễ đánh. Vì những lý do trên, bài viết của em sẽ xoáy sâu vào trình bày cách mặt tàu hoạt động, đồng thời cũng cố gắng lý giải vì sao mặt tàu có một số ưu điểm vượt trội so với mặt "không tàu":). (Lưu ý: mặt tàu được đề cập trong bài viết là mặt tàu dính và cứng, hay còn gọi là tacky-rubber).
Tuyển CNT làm mưa làm gió khắp các đấu trường, đứng đầu làng bóng bàn về thành tích trong nhiều năm. Mặt tàu từ lâu cũng được bọn non-china nghiên cứu và so sánh với mặt "không tàu". Trích từ bài viết On tacky rubber, họ cho rằng:
* Mặt "không tàu" được cấu tạo từ 1 dãy polyme thẳng và không đứt gãy, còn dãy polyme của mặt tàu bị làm cho đứt gãy từ đó dẫn đến các tính chất sau:
  1. Mặt "không tàu" có thể nén năng lượng và phóng lại gần đúng năng lượng đưa vào nếu dãy polyme dai và được kết hợp với lớp sponge đàn hồi cùng với chân gai cao hợp lý. Lúc này topsheet có vai trò bảo toàn năng lượng đến.
  2. Mặt tàu có thể làm mất năng lượng đến nhờ dãy polyme bị đứt gãy và nếu kết hợp với lớp sponge kém đàn hồi cùng với chân gai thấp hợp lý có thể làm tăng thời gian tiếp xúc với bóng (dwell time).
Lý giải 2 tính chất trên, người ta "soi" bề mặt quả bóng cellulose (nghiên cứu trước 2014) bằng kính hiển vi thì thấy trên bề mặt quả bóng có rất nhiều lỗ nhỏ (chuyện đương nhiên). Vì vậy đối với mặt "không tàu", bóng sẽ bị ma sát với topsheet, tạo lực với nguyên lý nén vào sponge và phóng ra.
upload_2017-6-18_9-52-46.png

Hình trên biểu thị topsheet ma sát giữ bóng, chân gai bị và lớp sponge bị nén lại.
Còn đối với mặt tàu thì bóng sẽ bị dính, kẹt, giữ lại nhờ topsheet, tạo lực từ... bản thân.
upload_2017-6-18_9-57-15.png

Hình trên là một dây velcro, mặt "lông lá" phía dưới được ví như bề mặt bóng. Mặt "gai góc" phía trên cũng tương tự như bề mặt topsheet có dãy polyme bị gãy khúc. (Còn tiếp)
 

Attachments

  • upload_2017-6-18_9-57-25.png
    upload_2017-6-18_9-57-25.png
    270.2 KB · Đọc: 0

quang_dung

Trung Uý
"Hình trên biểu thị topsheet ma sát giữ bóng, chân gai bị và lớp sponge bị nén lại.
Còn đối với mặt tàu thì bóng sẽ bị dính, kẹt, giữ lại nhờ topsheet, tạo lực từ... bản thân."

Như vậy mặt tàu hãm bóng tốt hơn, mặt không tàu mượn lực tốt hơn. Suy ra đánh mặt không tàu khó hơn vì cần dẻo cổ tay nhiều hơn.
 

damadoko

Đại Uý
(Tiếp theo) Như đã trình bày, mặt "không tàu" có thể tích trữ năng lượng đến và phản hồi lại một phần. Năng lượng này bao gồm cả xoáy lẫn tốc độ, vì dễ mượn lực nên loại mặt này phòng thủ tốt. Mặt "không tàu" còn có khả năng trợ lực khi phải đối phó với những pha bóng thiếu lực hoặc xoáy. Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng xem ra mặt "không tàu" vẫn bị hạn chế ở một số phương diện nào đó, những phương diện mà người chơi mặt tàu có thể xử lý được. Cụ thể như sau:
Đối với bóng xoáy xuống, gần bàn: người chơi mặt tàu có thể đánh khi bóng còn nằm trong phạm vi bàn, còn người chơi mặt "không tàu" phải đợi bóng ra khỏi bàn mới đánh được một cách an toàn.

Khi bóng còn nằm trong phạm vi bàn, thì người chơi sẽ bị vướng... cái bàn. Không phát lực theo hướng lên trên nhiều được. Đối với mặt "không tàu", khi bóng xoáy xuống tiếp xúc với mặt vợt sẽ nén mặt vợt theo hướng không có lợi. Nếu đánh "dày bóng" thì không đủ lực kéo lên, nếu đánh mỏng bóng thì bóng và mặt vợt sẽ trượt qua nhau (như chưa từng gặp nhau :cool:). Nếu dùng lực nhẹ thì không kéo bóng được (do bóng không bám vào mặt vợt) nếu dùng lực mạnh thì bóng văng luôn ( sponge trợ lực đàn hồi). Dù đánh mạnh hay nhẹ, mỏng hay dày thì cũng khó có thể đánh quả này an toàn được.

Còn mặt tàu, vấn đề nằm ở chỗ có đủ lực đánh qua bàn bên kia không. Khi topsheet của mặt tàu gặp bóng xoáy xuống, bóng sẽ bị mất bớt xoáy ( mất bớt luôn lực). Lớp gai vừa ngắn vừa sát nhau của mặt tàu cùng với lớp sponge hãm lực làm cho bóng không nén được (giảm khả năng trữ năng lượng đến). Lúc này ta làm chủ hoàn toàn trái bóng, do mất nhiều lực (mà thực chất lực đến cũng không lớn) nên ta phải đánh bóng theo hướng từ sau ra trước nhiều. Trong hình, ZJK tạo xoáy nhiều hơn tốc độ nên bóng cắm xuống lưới.
 

damadoko

Đại Uý
(Tiếp theo) Bài viết trước đề cập đến trường hợp đối phương muốn gò bóng ngắn nhưng mắc lỗi (Dù hơi cao nhưng vẫn nảy 2 lần trên bàn). Ở trường hợp đối phương gò bóng dài, ta có điều kiện tấn công trước, mặt "không tàu" ở một khía cạnh nào đó có phần nhỉnh hơn mặt tàu:D.
Khi bóng bay ra khỏi phạm vi bàn, lúc này mặt "không tàu" có thể phát huy ưu điểm trợ lực của lớp sponge đàn hồi. Như đã đề cập về năng lượng của bóng đến: đối với quả bóng xoáy xuống, năng lượng bao gồm tốc độ di chuyển (khá chậm) và xoáy (khá nhanh). Phân tích như sau:
  • Phần xoáy: Giả sử khi bóng tiếp xúc với mặt vợt, tốc độ xoay của bóng bằng với tốc độ vung vợt (cụ thể hơn là bằng tốc độ của vec-tơ lực tiếp tuyến với bóng, nhưng nói chi tiết quá cũng gây khó hiểu cho 1 số bác). Lúc này mặt "không tàu" sẽ không bị nén theo bất cứ hướng nào. Lớp topsheet nhám cũng không làm mất xoáy nhiều. Khi ra khỏi mặt vợt, bóng sẽ có xoáy lên, năng lượng xoáy lên này chính là năng lượng xoáy xuống của bóng đến:confused:.
  • Phần tốc độ: Giả sử tốc độ vung vợt đủ để bóng lún sâu vào lớp sponge, thì bóng sẽ bay ra với tốc độ tốt. Tốc độ vung vợt tùy vào độ cứng, lớp sponge càng cứng thì càng cần nhiều lực để bóng lún sâu vào. Vì vậy mặt vợt mềm dễ giật bóng xoáy xuống hơn là mặt vợt cứng vì yêu cầu về lực đánh thấp hơn (tuy nhiên lại gặp khó khắn khi giật lại bóng xoáy lên hơn là mặt cứng, sẽ đề cập sau). Mặt vợt cứng mà đánh không đủ lực thì bóng dễ cắm lưới do mang quá nhiều xoáy mà tốc độ không cao (do bóng không lún được vào lớp sponge).

Hình minh họa pha "moi" bóng của Ovtcharow. Thuộc đẳng cấp thế giới, cho dù sử dụng mặt ten05 cứng thì anh ấy vẫn xử lý tốt. Vớt tốc độ vung vợt cao như vậy, lớp sponge (và chân gai) bị nén ngược lại để tạo thêm xoáy lên.
 

damadoko

Đại Uý
(Tiếp theo) Phân tích trường hợp dùng mặt tàu giật bóng dài xoáy xuống. Người chơi mặt tàu cần phải có kĩ thuật tốt mới xử lý bóng tốt được. Cụ thể như sau:
  • Phần xoáy: Lớp topsheet dính làm giảm độ xoáy xuống của mặt tàu. Giả sử tốc độ vung vợt bằng tốc độ xoay của bóng, thì bóng ra từ mặt tàu sẽ ít xoáy hơn bóng ra từ mặt "không tàu", phải có tốc độ vung vợt cao mới tạo nhiều xoáy được.
  • Phần tốc độ: Bóng đã chậm, lực vào rất bé mà còn gặp lớp sponge kém đàn hồi hãm lực nữa. Nghe thì có vẻ khó khăn cho mặt tàu quá:oops:, tuy nhiên với tốc độ vung vợt cao => lực va chạm mạnh => hãm lực lại thì bóng vẫn bay tốt;).

Trong hình, bóng của ML sau khi chạm bàn lao tới một cách khủng khiếp, nằm ngoài phán đoán ban đầu của đối phương.:)
Nếu bóng nảy cao (hoặc chuẩn bị bộ nhanh, đánh bóng khi bóng chưa rớt xuống) mặt tàu có thể dứt điểm ngay:

Nhắc lại ưu điểm của mặt tàu là phá xoáy, còn mặt "không tàu" là trợ lực. Nếu ta dùng mặt không tàu đánh động tác như Malin trong hình, thì bóng sẽ cắm lưới ngay. Lý do không phải là bóng xoáy quá mà do bóng bị dính xoáy: lực tác động càng mạnh thì lớp sponge bị nén càng nhiều, lớp sponge bị nén theo chiều làm bóng đi xuống (do dính xoáy xuống), cho dù tốc độ vung vợt theo hướng lên trên (nhằm tạo xoáy lên) có cao, lớp sponge chưa kịp đổi chiều nén bóng thì bóng đã bay ra khỏi mặt vợt do tính đàn hồi của lớp sponge rồi. Có khó hiểu quá không các bác:rolleyes:.
 

quang_dung

Trung Uý
"Nếu ta dùng mặt không tàu đánh động tác như Malin trong hình, thì bóng sẽ cắm lưới ngay."

Vậy theo bác anh ta giật góc vợt khép quá à.
 

damadoko

Đại Uý
"Nếu ta dùng mặt không tàu đánh động tác như Malin trong hình, thì bóng sẽ cắm lưới ngay."

Vậy theo bác anh ta giật góc vợt khép quá à.
Bất cứ góc vợt nào, nếu đánh vào bóng mạnh như vậy thì mặt "không tàu" sẽ bị dính xoáy xuống ngay.
 

damadoko

Đại Uý
tức là nếu xoáy xuống thì cũng không nên đánh mạnh quá hả bác
Đối với mặt tàu, va chạm với bóng càng mạnh thì xoáy mất càng nhiều (bóng dính cứng vào topsheet luôn). Còn đối với mặt "không tàu", va chạm càng mạnh thì tích trữ năng lượng càng lớn (lún vào lớp sponge sâu thì cũng dội ra nhanh-nói về tốc độ), còn nói về xoáy: xoáy xuống của bóng làm lớp sponge và chân gai nén theo chiều đi xuống và có xu hướng bật ra bóng xoáy xuống luôn, người chơi muốn tạo xoáy lên thì phải thắng lực nén bất lợi này. Nhưng vấn đề ở chỗ đánh mạnh quá thì bóng cũng ra nhanh, thời gian tiếp xúc không đủ để người chơi có thể nén lớp sponge (và chân gai) theo hướng ngược lại. Kết quả là bóng sụp xuống luôn.
Vì những lý do trên, người chơi mặt "không tàu" muốn dứt điểm quả bóng xoáy xuống thực sự rất khó. ( Loại bóng đề cập trong bài là: bóng xoáy xuống, điểm rơi giữa hoặc cuối bàn, nảy thấp)
 

Bình luận từ Facebook

Top