Chào các bác. Đã khá lâu rồi em mới có hứng viết tiếp chủ đề này. Em nhận ra một số chủ đề mình viết dường như ít được chú ý vì ai cũng biết rồi. Tuy nhiên, bài viết hôm nay hứa hẹn sẽ thu hút được nhiều người quan tâm
Thực tế có ngày càng nhiều người chơi bóng bàn sử dụng mặt tàu, hội "CLB những người đánh mặt tàu" vẫn là hội sôi nổi nhất diễn đàn. Tuy nhiên vẫn còn ở đâu đó người ta dùng mặt tàu có độ nảy cao, hay tàu "tuyển" dễ đánh. Vì những lý do trên, bài viết của em sẽ xoáy sâu vào trình bày cách mặt tàu hoạt động, đồng thời cũng cố gắng lý giải vì sao mặt tàu có một số ưu điểm vượt trội so với mặt "không tàu"
. (Lưu ý: mặt tàu được đề cập trong bài viết là mặt tàu dính và cứng, hay còn gọi là tacky-rubber).
Tuyển CNT làm mưa làm gió khắp các đấu trường, đứng đầu làng bóng bàn về thành tích trong nhiều năm. Mặt tàu từ lâu cũng được bọn non-china nghiên cứu và so sánh với mặt "không tàu". Trích từ bài viết
On tacky rubber, họ cho rằng:
* Mặt "không tàu" được cấu tạo từ 1 dãy polyme thẳng và không đứt gãy, còn dãy polyme của mặt tàu bị làm cho đứt gãy từ đó dẫn đến các tính chất sau:
- Mặt "không tàu" có thể nén năng lượng và phóng lại gần đúng năng lượng đưa vào nếu dãy polyme dai và được kết hợp với lớp sponge đàn hồi cùng với chân gai cao hợp lý. Lúc này topsheet có vai trò bảo toàn năng lượng đến.
- Mặt tàu có thể làm mất năng lượng đến nhờ dãy polyme bị đứt gãy và nếu kết hợp với lớp sponge kém đàn hồi cùng với chân gai thấp hợp lý có thể làm tăng thời gian tiếp xúc với bóng (dwell time).
Lý giải 2 tính chất trên, người ta "soi" bề mặt quả bóng cellulose (nghiên cứu trước 2014) bằng kính hiển vi thì thấy trên bề mặt quả bóng có rất nhiều lỗ nhỏ (chuyện đương nhiên). Vì vậy đối với mặt "không tàu", bóng sẽ bị ma sát với topsheet, tạo lực với nguyên lý nén vào sponge và phóng ra.
Hình trên biểu thị topsheet ma sát giữ bóng, chân gai bị và lớp sponge bị nén lại.
Còn đối với mặt tàu thì bóng sẽ bị dính, kẹt, giữ lại nhờ topsheet, tạo lực từ... bản thân.
Hình trên là một dây velcro, mặt "lông lá" phía dưới được ví như bề mặt bóng. Mặt "gai góc" phía trên cũng tương tự như bề mặt topsheet có dãy polyme bị gãy khúc. (Còn tiếp)