Tại sao bóng bàn Trung Quốc thống trị thế giới?

Văn Khiển

Thượng Sỹ
Việc các tay vợt gốc Hoa, khoác áo Trung Quốc hay đã được nhập vai lính đánh thuê hay nhập tịch nhiều nước, thi nhau thống trị làng bóng bàn là điều đã được nói quá nhiều. Bản danh sách những nhà vô địch thế giới và Olympic đã được kê tên biết bao người Hoa, tuy thế, phải chăng nguyên nhân sâu xa của sự thống trị này xem ra vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải thích thỏa đáng. Chúng tôi xin lạm bàn vài ý nhỏ.

Bóng bàn Trung Quốc thống trị tại Olympic 2016
1. Khi bóng bàn trở thành quốc sách

Người Trung Quốc cũng yêu thể thao lắm, vì thế ngay sau ngày thành lập nước, đích thân Chủ tịch Mao Trạch Đông đã rất ủng hộ việc phát triển nền thể dục thể thao (TDTT), mà cá nhân tôi có cảm giác ngay từ đầu họ đã có cái nhìn tập trung vào những cái mà họ muốn. Ông Mao yêu bóng đá và bóng bàn (vụ bơi lội là chuyện khác), và Chính phủ Trung Quốc sớm tập trung vào hai môn này cũng số ít môn khác.
Về bóng đá có 1 sự kiện rất đáng nói: sau trận thua của đội tuyển Trung Quốc trước đội tuyển Tiệp Khắc vào năm 1958 ngay trên sân Tiên Nông Đàn - Bắc Kinh, Bộ Thể thao Trung Quốc liên hệ với CLB Botafogo của Brazil để mời sang thi đấu và qua đó học tập lối đá của các vũ công Samba.
Câu chuyện thật buồn cười: Do “cơ chế thị trường”, ban đầu hai bên giao ước hễ đội khách ghi một bàn vào lưới chủ nhà, họ sẽ nhận 5.000 USD. Thế rồi tin này lộ ra, khán giả trên sân đồng loạt đếm rõ to số tiền sau các bàn thắng khiến chủ nhà bẽ mặt và bàn với khách để thay đổi, phương thức mới là cứ mỗi trận chủ nhà sẽ trả 50.000 USD. Và xung quanh sân này, chủ nhà đã đặt đến 8 máy quay loại lớn (máy rất to với cuộn băng lớn ở trên) để ghi hình.
Thấy vậy, các vũ công Samba đã chơi bóng theo kiểu gôn tôm mà không ghi bàn gì cả khiến chủ nhà tức tối hủy luôn hợp đồng, kết thúc vụ việc. Và ngay lập tức, người Trung Quốc cho rằng họ khó tiến lên bằng bóng đá, thay vào đó nên phát triển bóng bàn.Nhận thức đúng đắn ấy đã dẫn đến kết quả nhãn tiền, chỉ ít năm sau, lần lượt hai tay vợt Dung Quốc Đoàn và Khâu Trung Huệ trở nên 2 nhà vô địch thế giới. Lập tức thể thao Trung Quốc sôi nổi hẳn. Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp đón nhà vô địch, Chủ tịch Mao Trạch Đông khuyến khích phong trào và từ đấy bóng bàn Hoa lục lên như diều.
Phát triển bóng bàn đã trở thành quốc sách nên chỉ dăm năm sau đó, bóng bàn Hoa lục xuất hiện thế hệ vàng và lần lượt đánh chiếm mọi thành trì của bóng bàn thế giới. Những cái tên như Trang Tác Đống, Lý Phú Vinh, Từ Dần Sinh, Trương Nhiếp Lâm vang danh thế giới, trong đó họ Trang đả bại tay vợt NHật Bản Oghimura tới 2 lần khiến thế giới bóng bàn xem cú giật sung “made in China” lên ngôi thay thế cho quả giật cầu vồng của Nhật Bản. Kỹ thuật cắt bóng như “mò trăng đáy biển” của họ Trương làm cả thế giới kinh ngạc.
Sau đó không lâu, Trang Tác Đống vào Quốc hội, Lý Phú Vinh là sếp lớn ngành TDTT… và với quốc sách coi bóng bàn là một thể thao số một, thể thao Trung Quốc liên tiếp cho ra đời những tên tuổi lớn từ Đặng Á Bình đến những Mã Long, Dinh Ning bây giờ. Chưa hết. người Trung Quốc còn có chương trình “ngoại giao bóng bàn” để làm chính trị trong thời kì chiến tranh lạnh. Việc cố vấn Kisinge qua thăm Trung Quốc và bắt tay bà Giang Thanh khi nói về bóng bàn đã là sự kiện như một cú hích cho sự phát triển bóng bàn ở một số quốc gia… Tuy thế, câu hỏi về nguồn gốc kỹ năng chơi bóng bàn của người Trung Hoa vẫn là điều cần được bàn đến.


VĐV bóng bàn Ding Ning vô địch Olympic 2016
2. Một thoáng liên hệ

Có nhà dân tộc học đã phân tích: người Kenya và Ethiopia chạy dai sức nhất thế giới vì lịch sử cho thấy cha ông các bộ tộc ở vùng Đông Phi này có chặng đường dài nhất để mưu sinh trong suốt cuộc đời. Còn dân Jamaica chạy nhanh nhất bởi đa số ngư dân vùng đất này vẫn mưu sinh khi chân đi dưới nước nông, vì thế ngay từ nhỏ, tần suất của bước đi đã cao hơn nhiều dân tộc khác.
Còn về bóng bàn, họ thấy các dân tộc châu Á, quanh năm hái lượm và thủ công đan lát… nên sẽ khéo tay hơn là khéo chân, dễ thích nghi bóng bàn. Và có lẽ người Trung Hoa cũng hiểu điều này. Cho nên sau bóng bàn là cầu lông, Trung Quốc đều phát triển rất tốt. Chưa hết, các nhà nghiên cứu lại rút ra rằng những dân tộc nào ăn bằng dao, dĩa thường cầm vợt ngang khi chơi bóng bàn, còn những dân tộc nào ăn bằng đũa sẽ cầm vợt dọc. Đó là sự thật và rất nhiều vận động viên bóng bàn của Trung Quốc đa số cầm vợt dọc.

HLV Olympic Ma Long cầm vợt dọc
Cho nên giới bóng bàn Trung Quốc đã đầu tư có trọng điểm cho bóng bàn, cho những tay vợt nhí cầm vợt dọc, cho đến khi thế giới bóng bàn tìm mọi cách ngăn chặn cơn lốc bóng bàn Hoa lục bằng các quy chế về luật chơi: tăng kích thước trái bóng (hạn chế tấn công), luật phát bóng còn có 2 trái một lần và phải tung bóng cao 40cm, vuông góc với bàn tay, quy định về keo dán mặt vợt…cũng không hiệu quả. Thế rồi, khi bóng bàn thế giới đã thức ngộ phần nào về sự lợi hại của các tay vơt Hoa luc, một số quốc gia đã đi sâu nghiên cứu và đã xuất hiện số ít tài danh, trong đó nổi bật như Wadlner của Thụy Điển hai lần vô địch thế giới.
Ngay lập tức, bón bàn Trung Quốc cử thám tử nghiên cứu kỹ về cây vơt được mang danh “Mozart trên bàn bóng” này, sau đó đào tạo cả quân xanh na ná cây vơt kia rồi dần dần vượt lên. Hiện tại đại diện ưu tú nhất của bóng bàn Trung Quốc lại cầm vợt ngang, có điều họ đã sử dụng được những lợi thế của vợt dọc ngay trong cách cầm vợt ngang! Vài nét liên hệ như thế để trở lại vấn đề, bóng bàn Việt Nam đã làm được gì trong quá trình phát triển của mình?

3. Nhìn lại sân nhà

Công bằng mà nói, bóng bàn Việt Nam ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Quốc. Chúng ta từng thuê các chuyên gia Trung Quốc như Lý Nhân Tô, Thái Minh Khu cho đến Hà Tích Thân, Ngũ Thanh Vỹ, tuy nhiên về tổng thể, chúng ta quá hời hơt trong việc phát triển, thể hiện qua mấy yếu tố sau:
Một là, về tổng thể thì thể thao Việt Nam vẫn đầu tư dàn trải thiếu trọng điểm, dù Olympic 2016 có tiến bộ. Riêng môn bóng bàn làm rất hời hợt, Liên đoàn bóng bàn Việt Nam chưa tiêu biểu về nhân sự. Chưa xác định nổi một chiến lược đường dài cho môn thể thao mà mình hoàn toàn có thể phát triển khá mạnh so với khu vực.
Hai là, chất lượng đào tạo trẻ còn nhiều vấn đề phải bàn, trong đó có yếu tố kinh phí. Người Trung Hoa đã đầu tư kỹ khi xem môn bóng bàn là quốc hồn từ rất sớm, còn chúng ta vẫn còn rất lúng túng.


HLV Liu Guoliang (giữa) cùng các VĐV bóng bàn Trung Quốc vừa đoạt HCV Olympic nội dung đồng đội
Ba là, thiếu thầy giỏi. Tôi từng ái ngại khi thấy các chỉ đạo khá chung chung của các HLV ở ta khi trò thi đấu (chưa nói việc dẫn quân đi mà không có thông tin, xem nhầm lịch, để trò đánh nhau), trong khi họ lại khác hẳn. Một lần, tôi cố gắng “soi” kỹ khi HLV Wang Hao chỉ đạo Ma Long thi đấu ở ASIAD năm 2010. Bên ngoài ông thầy không dài dòng mà chỉ 2 từ “Xien tả” (đánh trước) mà thôi, thật đáng suy nghĩ.
Thể thao đỉnh cao thật công phu, nhưng khi đạt đến đỉnh, nó có thể đem đến cho đất nước những lợi ích tuyệt vời khác và để có được điều ầy, cần sự chăm lo kĩ lưỡng mà không hời hợt và ăn xổi. Bài học về sự thống trị thế giới bóng bàn của Trung Quốc xem ra vẫn mang tính thời sự với thể thao Việt Nam.
>>> Hãy xem 35 video hướng dẫn kỹ thuật đánh bóng bàn cơ bản để có thêm kỹ thuật đánh bóng tốt hơn.

(Nguồn: thethao.thanhnien.vn)
 
Last edited:

ngocbg

Trung Uý
Việc các tay vợt gốc Hoa, khoác áo Trung Quốc hay đã được nhập vai lính đánh thuê hay nhập tịch nhiều nước, thi nhau thống trị làng bóng bàn là điều đã được nói quá nhiều. Bản danh sách những nhà vô địch thế giới và Olympic đã được kê tên biết bao người Hoa, tuy thế, phải chăng nguyên nhân sâu xa của sự thống trị này xem ra vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải thích thỏa đáng. Chúng tôi xin lạm bàn vài ý nhỏ.

Bóng bàn Trung Quốc thống trị tại Olympic 2016
1. Khi bóng bàn trở thành quốc sách

Người Trung Quốc cũng yêu thể thao lắm, vì thế ngay sau ngày thành lập nước, đích thân Chủ tịch Mao Trạch Đông đã rất ủng hộ việc phát triển nền thể dục thể thao (TDTT), mà cá nhân tôi có cảm giác ngay từ đầu họ đã có cái nhìn tập trung vào những cái mà họ muốn. Ông Mao yêu bóng đá và bóng bàn (vụ bơi lội là chuyện khác), và Chính phủ Trung Quốc sớm tập trung vào hai môn này cũng số ít môn khác.
Về bóng đá có 1 sự kiện rất đáng nói: sau trận thua của đội tuyển Trung Quốc trước đội tuyển Tiệp Khắc vào năm 1958 ngay trên sân Tiên Nông Đàn - Bắc Kinh, Bộ Thể thao Trung Quốc liên hệ với CLB Botafogo của Brazil để mời sang thi đấu và qua đó học tập lối đá của các vũ công Samba.
Câu chuyện thật buồn cười: Do “cơ chế thị trường”, ban đầu hai bên giao ước hễ đội khách ghi một bàn vào lưới chủ nhà, họ sẽ nhận 5.000 USD. Thế rồi tin này lộ ra, khán giả trên sân đồng loạt đếm rõ to số tiền sau các bàn thắng khiến chủ nhà bẽ mặt và bàn với khách để thay đổi, phương thức mới là cứ mỗi trận chủ nhà sẽ trả 50.000 USD. Và xung quanh sân này, chủ nhà đã đặt đến 8 máy quay loại lớn (máy rất to với cuộn băng lớn ở trên) để ghi hình.
Thấy vậy, các vũ công Samba đã chơi bóng theo kiểu gôn tôm mà không ghi bàn gì cả khiến chủ nhà tức tối hủy luôn hợp đồng, kết thúc vụ việc. Và ngay lập tức, người Trung Quốc cho rằng họ khó tiến lên bằng bóng đá, thay vào đó nên phát triển bóng bàn.Nhận thức đúng đắn ấy đã dẫn đến kết quả nhãn tiền, chỉ ít năm sau, lần lượt hai tay vợt Dung Quốc Đoàn và Khâu Trung Huệ trở nên 2 nhà vô địch thế giới. Lập tức thể thao Trung Quốc sôi nổi hẳn. Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp đón nhà vô địch, Chủ tịch Mao Trạch Đông khuyến khích phong trào và từ đấy bóng bàn Hoa lục lên như diều.
Phát triển bóng bàn đã trở thành quốc sách nên chỉ dăm năm sau đó, bóng bàn Hoa lục xuất hiện thế hệ vàng và lần lượt đánh chiếm mọi thành trì của bóng bàn thế giới. Những cái tên như Trang Tác Đống, Lý Phú Vinh, Từ Dần Sinh, Trương Nhiếp Lâm vang danh thế giới, trong đó họ Trang đả bại tay vợt NHật Bản Oghimura tới 2 lần khiến thế giới bóng bàn xem cú giật sung “made in China” lên ngôi thay thế cho quả giật cầu vồng của Nhật Bản. Kỹ thuật cắt bóng như “mò trăng đáy biển” của họ Trương làm cả thế giới kinh ngạc.
Sau đó không lâu, Trang Tác Đống vào Quốc hội, Lý Phú Vinh là sếp lớn ngành TDTT… và với quốc sách coi bóng bàn là một thể thao số một, thể thao Trung Quốc liên tiếp cho ra đời những tên tuổi lớn từ Đặng Á Bình đến những Mã Long, Dinh Ning bây giờ. Chưa hết. người Trung Quốc còn có chương trình “ngoại giao bóng bàn” để làm chính trị trong thời kì chiến tranh lạnh. Việc cố vấn Kisinge qua thăm Trung Quốc và bắt tay bà Giang Thanh khi nói về bóng bàn đã là sự kiện như một cú hích cho sự phát triển bóng bàn ở một số quốc gia… Tuy thế, câu hỏi về nguồn gốc kỹ năng chơi bóng bàn của người Trung Hoa vẫn là điều cần được bàn đến.


VĐV bóng bàn Ding Ning vô địch Olympic 2016
2. Một thoáng liên hệ

Có nhà dân tộc học đã phân tích: người Kenya và Ethiopia chạy dai sức nhất thế giới vì lịch sử cho thấy cha ông các bộ tộc ở vùng Đông Phi này có chặng đường dài nhất để mưu sinh trong suốt cuộc đời. Còn dân Jamaica chạy nhanh nhất bởi đa số ngư dân vùng đất này vẫn mưu sinh khi chân đi dưới nước nông, vì thế ngay từ nhỏ, tần suất của bước đi đã cao hơn nhiều dân tộc khác.
Còn về bóng bàn, họ thấy các dân tộc châu Á, quanh năm hái lượm và thủ công đan lát… nên sẽ khéo tay hơn là khéo chân, dễ thích nghi bóng bàn. Và có lẽ người Trung Hoa cũng hiểu điều này. Cho nên sau bóng bàn là cầu lông, Trung Quốc đều phát triển rất tốt. Chưa hết, các nhà nghiên cứu lại rút ra rằng những dân tộc nào ăn bằng dao, dĩa thường cầm vợt ngang khi chơi bóng bàn, còn những dân tộc nào ăn bằng đũa sẽ cầm vợt dọc. Đó là sự thật và rất nhiều vận động viên bóng bàn của Trung Quốc đa số cầm vợt dọc.

HLV Olympic Ma Long cầm vợt dọc
Cho nên giới bóng bàn Trung Quốc đã đầu tư có trọng điểm cho bóng bàn, cho những tay vợt nhí cầm vợt dọc, cho đến khi thế giới bóng bàn tìm mọi cách ngăn chặn cơn lốc bóng bàn Hoa lục bằng các quy chế về luật chơi: tăng kích thước trái bóng (hạn chế tấn công), luật phát bóng còn có 2 trái một lần và phải tung bóng cao 40cm, vuông góc với bàn tay, quy định về keo dán mặt vợt…cũng không hiệu quả. Thế rồi, khi bóng bàn thế giới đã thức ngộ phần nào về sự lợi hại của các tay vơt Hoa luc, một số quốc gia đã đi sâu nghiên cứu và đã xuất hiện số ít tài danh, trong đó nổi bật như Wadlner của Thụy Điển hai lần vô địch thế giới.
Ngay lập tức, bón bàn Trung Quốc cử thám tử nghiên cứu kỹ về cây vơt được mang danh “Mozart trên bàn bóng” này, sau đó đào tạo cả quân xanh na ná cây vơt kia rồi dần dần vượt lên. Hiện tại đại diện ưu tú nhất của bóng bàn Trung Quốc lại cầm vợt ngang, có điều họ đã sử dụng được những lợi thế của vợt dọc ngay trong cách cầm vợt ngang! Vài nét liên hệ như thế để trở lại vấn đề, bóng bàn Việt Nam đã làm được gì trong quá trình phát triển của mình?

3. Nhìn lại sân nhà

Công bằng mà nói, bóng bàn Việt Nam ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Quốc. Chúng ta từng thuê các chuyên gia Trung Quốc như Lý Nhân Tô, Thái Minh Khu cho đến Hà Tích Thân, Ngũ Thanh Vỹ, tuy nhiên về tổng thể, chúng ta quá hời hơt trong việc phát triển, thể hiện qua mấy yếu tố sau:
Một là, về tổng thể thì thể thao Việt Nam vẫn đầu tư dàn trải thiếu trọng điểm, dù Olympic 2016 có tiến bộ. Riêng môn bóng bàn làm rất hời hợt, Liên đoàn bóng bàn Việt Nam chưa tiêu biểu về nhân sự. Chưa xác định nổi một chiến lược đường dài cho môn thể thao mà mình hoàn toàn có thể phát triển khá mạnh so với khu vực.
Hai là, chất lượng đào tạo trẻ còn nhiều vấn đề phải bàn, trong đó có yếu tố kinh phí. Người Trung Hoa đã đầu tư kỹ khi xem môn bóng bàn là quốc hồn từ rất sớm, còn chúng ta vẫn còn rất lúng túng.


HLV Liu Guoliang (giữa) cùng các VĐV bóng bàn Trung Quốc vừa đoạt HCV Olympic nội dung đồng đội
Ba là, thiếu thầy giỏi. Tôi từng ái ngại khi thấy các chỉ đạo khá chung chung của các HLV ở ta khi trò thi đấu (chưa nói việc dẫn quân đi mà không có thông tin, xem nhầm lịch, để trò đánh nhau), trong khi họ lại khác hẳn. Một lần, tôi cố gắng “soi” kỹ khi HLV Wang Hao chỉ đạo Ma Long thi đấu ở ASIAD năm 2010. Bên ngoài ông thầy không dài dòng mà chỉ 2 từ “Xien tả” (đánh trước) mà thôi, thật đáng suy nghĩ.
Thể thao đỉnh cao thật công phu, nhưng khi đạt đến đỉnh, nó có thể đem đến cho đất nước những lợi ích tuyệt vời khác và để có được điều ầy, cần sự chăm lo kĩ lưỡng mà không hời hợt và ăn xổi. Bài học về sự thống trị thế giới bóng bàn của Trung Quốc xem ra vẫn mang tính thời sự với thể thao Việt Nam.

(Nguồn: thethao.thanhnien.vn)
Trung quốc vô đối vì có mặt h3 xịn để thi đấu đến khi nao doi tuyển Việt Nam! bỏ sạ diêu chuyển cot tau mat tàu chac là se khac hehe
 

lamtq

Đại Tá
...Phi này có chặng đường dài nhất để mưu sinh trong suốt cuộc đời. Còn dân Jamaica chạy nhanh nhất bởi đa số ngư dân vùng đất này vẫn mưu sinh khi chân đi dưới nước nông, vì thế ngay từ nhỏ, tần suất của bước đi đã cao hơn nhiều dân tộc khác.
Còn về bóng bàn, họ thấy các dân tộc châu Á, quanh năm hái lượm và thủ công đan lát… nên sẽ khéo tay hơn là khéo chân, dễ thích nghi bóng bàn. Và có lẽ người Trung Hoa cũng hiểu điều này. Cho nên sau bóng bàn là cầu lông, Trung Quốc đều phát triển rất tốt. Chưa hết, các nhà nghiên cứu lại rút ra rằng những dân tộc nào ăn bằng dao, dĩa thường cầm vợt ngang khi chơi bóng bàn, còn những dân tộc nào ăn bằng đũa sẽ cầm vợt dọc. Đó là sự thật và rất nhiều vận động viên bóng bàn của Trung Quốc đa số cầm vợt dọc.

HLV Olympic Ma Long cầm vợt dọc
....
vãi đái ML cầm vợt dọc, r còn vụ cầm đũa. VN toàn cầm đũa mà sao đánh như cục Kít mắc mưa thế thớt
 

nb.toan

Thượng Tá
Nhưng tìm ra câu trả lời lại không hề đơn giản :D :D
Chẳng có gì khó cả. Vấn đề này không phải mới, được đề cập đã lâu và nhiều lần trên các phương tiện rồi. TQ đâu có thống trị BBTG mới đây, chí ít cũng phải 10 năm.

Em nên tìm đọc lại các bài đã đăng, lượm lặt tin từ nguồn này nguồn nọ để bàn bạc thì không nên lắm. Một vài chỗ trong bài thì mơ hồ và không rõ là phát biểu của HLV nào.

Những vấn đề lớn như thế này thì nên để cho người lớn giải quyết em ạ. :)
 

nb.toan

Thượng Tá
vãi đái ML cầm vợt dọc, r còn vụ cầm đũa. VN toàn cầm đũa mà sao đánh như cục Kít mắc mưa thế thớt
A toàn dùng thìa mỗi ngày, cầm vợt thì như kiểu cầm kiếm, cầm dao, chắc tại vậy mà đánh như cục k... :D:D:D
Nói vậy tức là ML giỏi hơn a nhiều rồi. Haha.
 

LikeTT

Đại Uý
Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu. Search giùm những người k hiểu:
- Cầm vợt dọc:

- Cầm đũa:


Việc liên hệ 2 hình ảnh này chắc là xuất hiện từ thời LiuGL hay MaLin đang tung hoành trên sàn sàn đấu BB. Tác giả của ý tưởng đó là mr.STUPUD có quốc tịch EU hay Mỹ gì đó (chắc k biết VN cũng ăn bằng đũa)
 

nb.toan

Thượng Tá
Ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu. Search giùm những người k hiểu:
- Cầm vợt dọc:

- Cầm đũa:


Việc liên hệ 2 hình ảnh này chắc là xuất hiện từ thời LiuGL hay MaLin đang tung hoành trên sàn sàn đấu BB. Tác giả của ý tưởng đó là mr.STUPUD có quốc tịch EU hay Mỹ gì đó (chắc k biết VN cũng ăn bằng đũa)
Cầm thìa:

Cam muong 2.jpg
 

Văn Khiển

Thượng Sỹ
Chẳng có gì khó cả. Vấn đề này không phải mới, được đề cập đã lâu và nhiều lần trên các phương tiện rồi. TQ đâu có thống trị BBTG mới đây, chí ít cũng phải 10 năm.

Em nên tìm đọc lại các bài đã đăng, lượm lặt tin từ nguồn này nguồn nọ để bàn bạc thì không nên lắm. Một vài chỗ trong bài thì mơ hồ và không rõ là phát biểu của HLV nào.

Những vấn đề lớn như thế này thì nên để cho người lớn giải quyết em ạ. :)
Theo thethao.thanhnien.vn chứ không phải do e gom góp mỗi nơi một tý rồi thành bài viết để m.n bàn luận
 

lion

Đại Tá
Định nói hết, nhưng không có thời gian, vì cái gì ở Việt Nam cũng có vấn đề rất nặng nề! Chỉ nói một điều rằng China thống trị nền bóng bàn thế giới là hoàn toàn xứng đáng, không có gì phải bàn!
 

NgọcAnh.NB

Trung Sỹ

View attachment 137727
View attachment 137728
View attachment 137729
Hi vọng một ngày nào đó chúng ta được xem trận chung kết đồng đội nam bóng bàn thế giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, khi đó chúng ta cũng thắng 3 - 1 nhỉ :)))))))
 

Bình luận từ Facebook

Top