Nhìn vào hình 2 cây vợt ở bài thứ 2 thì thấy rằng:
1. Về độ nảy: nếu cùng một điều kiện bóng đến (cùng hướng, cùng lực) thì ở tâm vợt bóng sẽ nảy ra mạnh nhất; ở đầu và cuối vợt bóng nảy ít hơn. Như vậy tùy mình muốn bóng nảy ra thế nào mà sẽ chủ động chạm bóng vào (khoảng) vị trí tương ứng. Muốn bóng mạnh thì chạm vào vùng tâm vợt; muốn bóng yếu thì chạm vào đầu và phần gần cán vợt.
2. Về tốc độ: Vì tuyệt đại đa số các trường hợp đánh bóng, cánh tay đóng vai trò như 1 cánh tay đòn, chuyện động của vợt là chuyển động hình cung tròn với tâm xoay là vai hoặc khuỷu tay, hoặc tâm xoay nằm trên trục dọc của thân người, do đó phần mũi vợt (xa tâm xoay nhất) có tốc độ di chuyển cao nhất, và phần gần cán vợt có tốc độ thấp nhất, ở tâm vợt có tốc độ trung bình. Như vậy với cùng 1 điều kiện bóng đến (cùng hướng, cùng lực, cùng xoáy) muốn bóng ra mạnh hơn, xoáy hơn thì điểm chạm trên vợt càng gần đầu vợt càng tốt.
Như vậy, sẽ tùy ý định của người đánh bóng mà chọn điểm chạm ở chỗ nào để phối hợp các hiệu ứng trên (độ nảy của mặt vợt và tốc độ di chuyển cùa vợt) nhắm đạt được mục đích. Ví dụ:
1. Khi bạt bóng:
- Muốn bóng mạnh thì chạm ở tâm vợt, hoặc nhích về phía đầu vợt 1 chút.
- Muốn bóng yếu - vẫn với cú vung vợt tương tự (để đánh lừa đối phương) - thì điều chỉnh cho bóng chạm vào phần xa tâm vợt. Nếu muốn bóng yếu nhất thì chạm vào vùng gần cán vợt.
2. Khi giật bóng:
- Muốn bóng xoáy nhiều thì chạm bóng càng gần mũi vợt càng tốt.
- Muốn bóng xoáy ít nhất (để đánh lừa đối phương về độ xoáy chẳng hạn, hoặc để tạo ra quỹ đạo bóng ít cong hơn với cùng góc vung vợt) thì chạm bóng gần cán vợt.
.v.v.
Như vậy khi phân tích về hiệu ứng của điểm chạm bóng trên mặt vợt, muốn so sánh thì chúng ta phải đặt trong điều kiện phân tích nào: Loại cú đánh (Giật, bạt, chặn, cắt, đẩy bóng...), Mục đích của cú đánh (mạnh, nhẹ, không xoáy, xoáy nhiều, ít xoáy, vòng cung cao, vòng cung thấp, bóng đi dài, bóng ngắn ...), .v.v. và phải "cố định" các yếu tố "không so sánh", chỉ thay đổi yếu tố "cần so sánh" thì mới ... so sánh được.
Quay lại chủ đề chính của topic này, mình chỉ đề cập đến điểm chạm bóng trên vợt trong CÚ GIẬT THUẬN TAY thôi - mọi người nhớ nhé, để không bị lạc đề. Sở dĩ mình đưa các hình trên để mọi người cùng xem và phân tích là vì hiện nay có nhiều "thuyết" về điểm chạm bóng trên vợt (riêng cho cú giật bóng này) và đang còn bàn luận nhiều, chưa đi đến thống nhất. Mình chỉ muốn qua các hình ảnh này (còn rất nhiều trên mạng - là các hình ảnh thực tế các cao thủ TG thi đấu và tập luyện thì chắc chắn là ... thực tế, chứ không phải là các hình ảnh "người ta" đưa ra để "lừa" người xem - như có 1 vài người cho là như vậy), chúng ta tìm ra được một kết luận nào đó về Điểm Chạm Bóng Trên Mặt Vợt trong cú giật Thuận tay sao cho cú giật uy lực nhất. (Mình cho rằng cú giật uy lực là cú giật có tốc độ cao, độ xoáy lớn - Còn ai có ý kiến khác thì cứ nêu).