Thảo luận cốt vợt rung - Xu thế bóng bàn hiện đại trong thập kỷ qua

Dũng Cửu SHOP

Đại Tá
- Hiện nay xu thế bóng bàn hiện đại trên thế giới người chơi đại đa số sử dụng các dòng cốt có độ rung từ độ rung ít - rung vừa - rung nhiều . :)

- Độ rung ở đây là do độ đàn hồi lớn hơn các dòng cốt êm , công nghệ cán rỗng giúp người chơi sử dụng linh hoạt hơn , tăng khả năng bám xoáy khi giật bóng , phát triển kỹ thuật giật trái - cổ tay trái

- Với sự hỗ trợ lớn của công nghệ lót bọt khí cũng như thời gian gần đây là các công nghệ lót + ganh bọt khí ( Geo - Grip , Geo - Sponge ) mới nhất liên tục được ứng dụng giúp người chơi dễ dàng tập luyện hoàn thiện các kỹ năng bóng bàn tốt hơn. ^_^

- Tôi nhớ hơn 10 năm trước , trước khi có sự bùng nổ của các dòng mặt lót bọt khí - khi thời các dòng cốt êm là sự lựa chọn của số đông , rất hiếm khi nhìn thấy ngay cả các vdv chuyên nghiệp, phong trào có kỹ năng cổ tay trái , giật trái chứ đừng nói đến phong trào , Với sự bùng nổ các dòng cốt rung kết hợp với công nghệ lót bọt khí các vdv phong trào hạng E , D , C , B ... hiện nay đã đầy đủ kỹ thuật hơn rất nhiều , lối đánh cũng đa dạng đẹp mắt hơn thế hệ tôi ngày trước chủ yếu dùng đòn phải để ăn điểm , tư duy chiến thuật , chặn bóng nhất là BH rất kém . ^_^

I) Các cường quốc hàng đầu thế giới :

- Trung Quốc chắc phải đến hơn 95 % chơi cốt rất rung đến rung vừa cốt êm thì gần như người chơi đến phong trào đến chuyên nghiệp không sử dụng
- Nhật Bản : Đại đa số các vdv bóng bàn Nhật sử dụng các dòng cốt ALC - ZLC kết hợp các dòng mặt 1,9 mm > cốt phải rất rung
- Hàn Quốc - Châu Âu đại đa số cũng đến hơn 90 % sử dụng cốt rung


II ) Các hãng bóng bàn hàng đầu thế giới như - JOOLA - DHS - BUTTERFLY - TIGA - ANDRO - NITAKU ... hầu hết trên catalo các hãng này đều có xấp xỉ từ 200 đến 300 loại cốt cũng phải trên 90 % là các dòng cốt rung ít đến rung vừa đến rất rung

p /s :Time gần đây thấy diễn đàn ít chủ đề thảo luận , Chúng ta hãy cùng thảo luận - chia sẻ - cảm nhận để hiểu hơn về xu thế sử dụng cốt rung của các vđv bóng bàn thế giới để giúp nhau tiến bộ hơn trong bộ môn bóng bàn . ^_^
OPEN ^^

JOOLA.png


MALONG.jpg


aruna ảnh.JPG


fukuhara.jpg


rhyzm tech.jpg
 
Last edited:

nb.toan

Thượng Tá
  • Độ rung thì chẳng liên quan gì đến độ đàn hồi
  • Cán rỗng hay cán đặc chẳng giúp cho người chơi sử dụng cốt vợt linh hoạt hơn, hay giúp tăng khả năng bám xoáy khi giật bóng, hay giúp phát triển kỹ thuật giật trái
Nói về độ đàn hồi là nói đến vật chất bị biến dạng khi bị vật/lực bên ngoài tác động, sau đó sẽ phục hồi lại được trạng thái/hình dạng như trước. Cái này không thể nói về cốt vợt mà chỉ nói về mặt vợt được thôi. Tốc độ đàn hồi càng cao tức là nói đến tốc độ phục hồi càng cao, như vậy tốc độ bóng bật ra khỏi mặt vợt càng cao. Nếu ta tác động 1 lực vào vợt có nghĩa là bổ sung thêm lực, tăng sức bật làm cho bóng bay nhanh hơn, không liên quan đến quỹ đạo bay hay chiều xoáy của bóng. Quỹ đạo và xoáy phụ thuộc vào góc nghiêng mặt vợt và quỹ đạo của cốt vợt.

Nói đến độ rung thì phải liên quan đến độ rắn. Ta hình dung như thế này cho dễ hiểu:
  1. Ta cầm 1 vật thể rắn đập vào 1 miếng vải đang treo lơ lững thì miếng vải chỉ bị xê dịch, biến dạng đi 1 chút, lực phát ra chẳng có tác dụng gì, chưa kể đến ta phải dùng 1 lực gần tương đương để kiềm hãm vật thể lại, dẫn đến mau đuối sức và mỏi.
  2. Bây giờ, ta đập vào 1 thanh sắt đang treo thì thanh sắt xê dịch hẳn sang 1 bên, nghe thấy tiếng reo trong trẻo từ thanh sắt, chạm vào thanh sắt thì có cảm giác thanh sắt "giãy dụa" về các phía đều nhau với biên độ nhỏ, thanh sắt có vẻ to ra. Đây chính là độ rung. Thanh sắt đã hấp thụ hầu như đầy đủ lực mà ta đã truyền vào. Ta chỉ bị phản lực tác động chút xíu, không gây đuối sức hay mỏi. Vật thể rắn cũng bị rung nhẹ.
  3. Tiếp tục, ta đập vào thanh sắt cố định, thanh sắt cũng sẽ rung nhẹ, tiếng reo đục hơn. Nếu vật thể rắn có kết cấu rắn hơn và to hơn thanh sắt, thanh sắt có thể bị biến dạng hoặc rung mạnh hơn. Tay ta sẽ bị chấn động mạnh, có thể bị chấn thương. Đuối sức và mỏi là không tránh khỏi.
(còn tiếp)
 

thành đề

Đại Uý
  • Độ rung thì chẳng liên quan gì đến độ đàn hồi
  • Cán rỗng hay cán đặc chẳng giúp cho người chơi sử dụng cốt vợt linh hoạt hơn, hay giúp tăng khả năng bám xoáy khi giật bóng, hay giúp phát triển kỹ thuật giật trái
Nói về độ đàn hồi là nói đến vật chất bị biến dạng khi bị vật/lực bên ngoài tác động, sau đó sẽ phục hồi lại được trạng thái/hình dạng như trước. Cái này không thể nói về cốt vợt mà chỉ nói về mặt vợt được thôi. Tốc độ đàn hồi càng cao tức là nói đến tốc độ phục hồi càng cao, như vậy tốc độ bóng bật ra khỏi mặt vợt càng cao. Nếu ta tác động 1 lực vào vợt có nghĩa là bổ sung thêm lực, tăng sức bật làm cho bóng bay nhanh hơn, không liên quan đến quỹ đạo bay hay chiều xoáy của bóng. Quỹ đạo và xoáy phụ thuộc vào góc nghiêng mặt vợt và quỹ đạo của cốt vợt.

Nói đến độ rung thì phải liên quan đến độ rắn. Ta hình dung như thế này cho dễ hiểu:
  1. Ta cầm 1 vật thể rắn đập vào 1 miếng vải đang treo lơ lững thì miếng vải chỉ bị xê dịch, biến dạng đi 1 chút, lực phát ra chẳng có tác dụng gì, chưa kể đến ta phải dùng 1 lực gần tương đương để kiềm hãm vật thể lại, dẫn đến mau đuối sức và mỏi.
  2. Bây giờ, ta đập vào 1 thanh sắt đang treo thì thanh sắt xê dịch hẳn sang 1 bên, nghe thấy tiếng reo trong trẻo từ thanh sắt, chạm vào thanh sắt thì có cảm giác thanh sắt "giãy dụa" về các phía đều nhau với biên độ nhỏ, thanh sắt có vẻ to ra. Đây chính là độ rung. Thanh sắt đã hấp thụ hầu như đầy đủ lực mà ta đã truyền vào. Ta chỉ bị phản lực tác động chút xíu, không gây đuối sức hay mỏi. Vật thể rắn cũng bị rung nhẹ.
  3. Tiếp tục, ta đập vào thanh sắt cố định, thanh sắt cũng sẽ rung nhẹ, tiếng reo đục hơn. Nếu vật thể rắn có kết cấu rắn hơn và to hơn thanh sắt, thanh sắt có thể bị biến dạng hoặc rung mạnh hơn. Tay ta sẽ bị chấn động mạnh, có thể bị chấn thương. Đuối sức và mỏi là không tránh khỏi.
(còn tiếp)
Hồi đầu mới tham gia em cứ tưởng nhận xét của shop D9 là khách quan, hóa ra là toàn quảng cáo để bán sản phẩm :))
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
  • Độ rung thì chẳng liên quan gì đến độ đàn hồi
  • Cán rỗng hay cán đặc chẳng giúp cho người chơi sử dụng cốt vợt linh hoạt hơn, hay giúp tăng khả năng bám xoáy khi giật bóng, hay giúp phát triển kỹ thuật giật trái
Nói về độ đàn hồi là nói đến vật chất bị biến dạng khi bị vật/lực bên ngoài tác động, sau đó sẽ phục hồi lại được trạng thái/hình dạng như trước. Cái này không thể nói về cốt vợt mà chỉ nói về mặt vợt được thôi. Tốc độ đàn hồi càng cao tức là nói đến tốc độ phục hồi càng cao, như vậy tốc độ bóng bật ra khỏi mặt vợt càng cao. Nếu ta tác động 1 lực vào vợt có nghĩa là bổ sung thêm lực, tăng sức bật làm cho bóng bay nhanh hơn, không liên quan đến quỹ đạo bay hay chiều xoáy của bóng. Quỹ đạo và xoáy phụ thuộc vào góc nghiêng mặt vợt và quỹ đạo của cốt vợt.

Nói đến độ rung thì phải liên quan đến độ rắn. Ta hình dung như thế này cho dễ hiểu:
  1. Ta cầm 1 vật thể rắn đập vào 1 miếng vải đang treo lơ lững thì miếng vải chỉ bị xê dịch, biến dạng đi 1 chút, lực phát ra chẳng có tác dụng gì, chưa kể đến ta phải dùng 1 lực gần tương đương để kiềm hãm vật thể lại, dẫn đến mau đuối sức và mỏi.
  2. Bây giờ, ta đập vào 1 thanh sắt đang treo thì thanh sắt xê dịch hẳn sang 1 bên, nghe thấy tiếng reo trong trẻo từ thanh sắt, chạm vào thanh sắt thì có cảm giác thanh sắt "giãy dụa" về các phía đều nhau với biên độ nhỏ, thanh sắt có vẻ to ra. Đây chính là độ rung. Thanh sắt đã hấp thụ hầu như đầy đủ lực mà ta đã truyền vào. Ta chỉ bị phản lực tác động chút xíu, không gây đuối sức hay mỏi. Vật thể rắn cũng bị rung nhẹ.
  3. Tiếp tục, ta đập vào thanh sắt cố định, thanh sắt cũng sẽ rung nhẹ, tiếng reo đục hơn. Nếu vật thể rắn có kết cấu rắn hơn và to hơn thanh sắt, thanh sắt có thể bị biến dạng hoặc rung mạnh hơn. Tay ta sẽ bị chấn động mạnh, có thể bị chấn thương. Đuối sức và mỏi là không tránh khỏi.
(còn tiếp)
Hóng vấn đề chính
 

nb.toan

Thượng Tá
Hồi đầu mới tham gia em cứ tưởng nhận xét của shop D9 là khách quan, hóa ra là toàn quảng cáo để bán sản phẩm :))
A thấy cũng khách quan mà, nhiều khi diễn đạt nên cường điệu chút để có sức hấp dẫn.
Khách quan đâu bắt buộc là phải đúng hay chính xác đâu. Ai muốn tin thì tin, không tin thì cũng chẳng sao, không ai ép buộc ai cả. Quá công bằng còn gì. Hihi.
 

thành đề

Đại Uý
A thấy cũng khách quan mà, nhiều khi diễn đạt nên cường điệu chút để có sức hấp dẫn.
Khách quan đâu bắt buộc là phải đúng hay chính xác đâu. Ai muốn tin thì tin, không tin thì cũng chẳng sao, không ai ép buộc ai cả. Quá công bằng còn gì. Hihi.
Như hồi đầu em mới chơi, ngu nga ngu ngơ, không biết gì, vào đọc tin sái cổ :))
Vợt của anh đánh hay lắm ạ, em đánh con Waldner champion 89 1 tháng, quay lại đánh vợt anh thấy cảm giác thật, quật sướng cả tay.
Giờ em đang cho con Waldner nghỉ ngơi, chỉ lấy vợt anh tặng để tập. Mỗi tội là khi kê những quả giật mạnh thì thấy hơi rung quá. Em đang nghiên cứu thử P700 xem thế nào.
 

bantaylua

Đại Uý
  • Độ rung thì chẳng liên quan gì đến độ đàn hồi
  • Cán rỗng hay cán đặc chẳng giúp cho người chơi sử dụng cốt vợt linh hoạt hơn, hay giúp tăng khả năng bám xoáy khi giật bóng, hay giúp phát triển kỹ thuật giật trái
Nói về độ đàn hồi là nói đến vật chất bị biến dạng khi bị vật/lực bên ngoài tác động, sau đó sẽ phục hồi lại được trạng thái/hình dạng như trước. Cái này không thể nói về cốt vợt mà chỉ nói về mặt vợt được thôi. Tốc độ đàn hồi càng cao tức là nói đến tốc độ phục hồi càng cao, như vậy tốc độ bóng bật ra khỏi mặt vợt càng cao. Nếu ta tác động 1 lực vào vợt có nghĩa là bổ sung thêm lực, tăng sức bật làm cho bóng bay nhanh hơn, không liên quan đến quỹ đạo bay hay chiều xoáy của bóng. Quỹ đạo và xoáy phụ thuộc vào góc nghiêng mặt vợt và quỹ đạo của cốt vợt.

Nói đến độ rung thì phải liên quan đến độ rắn. Ta hình dung như thế này cho dễ hiểu:
  1. Ta cầm 1 vật thể rắn đập vào 1 miếng vải đang treo lơ lững thì miếng vải chỉ bị xê dịch, biến dạng đi 1 chút, lực phát ra chẳng có tác dụng gì, chưa kể đến ta phải dùng 1 lực gần tương đương để kiềm hãm vật thể lại, dẫn đến mau đuối sức và mỏi.
  2. Bây giờ, ta đập vào 1 thanh sắt đang treo thì thanh sắt xê dịch hẳn sang 1 bên, nghe thấy tiếng reo trong trẻo từ thanh sắt, chạm vào thanh sắt thì có cảm giác thanh sắt "giãy dụa" về các phía đều nhau với biên độ nhỏ, thanh sắt có vẻ to ra. Đây chính là độ rung. Thanh sắt đã hấp thụ hầu như đầy đủ lực mà ta đã truyền vào. Ta chỉ bị phản lực tác động chút xíu, không gây đuối sức hay mỏi. Vật thể rắn cũng bị rung nhẹ.
  3. Tiếp tục, ta đập vào thanh sắt cố định, thanh sắt cũng sẽ rung nhẹ, tiếng reo đục hơn. Nếu vật thể rắn có kết cấu rắn hơn và to hơn thanh sắt, thanh sắt có thể bị biến dạng hoặc rung mạnh hơn. Tay ta sẽ bị chấn động mạnh, có thể bị chấn thương. Đuối sức và mỏi là không tránh khỏi.
(còn tiếp)
Bạn này phân tích cứ như nhà vật lí vậy nhỉ. Nhưng bạn nói chưa được đúng cho lắm ở cái câu "Nói đến độ rung thì phải liên quan đến độ rắn"
Bạn hiểu sai về bản chất vấn đề ròi nhá. Rung chính là một dạng dao động xung quanh 1 trục tưởng tượng thôi, cốt vợt rung thì phải đàn hồi tốt hơn ko rung là đúng rồi còn gì.
Hài vãi, nhà vật lí bóng bàn!
 

nb.toan

Thượng Tá
Hóng vấn đề chính
@Trạng .... CÁ hóng hớt vụ này làm mình thấy hồi hộp, đúng sai gì thì góp ý nhé.
... Vợt của anh đánh hay lắm ạ, em đánh con Waldner champion 89 1 tháng, quay lại đánh vợt anh thấy cảm giác thật, quật sướng cả tay... Em đang nghiên cứu thử P700 xem thế nào.
A chỉ đánh thử Persson WC89 thôi, ngon mà, mỗi tội nặng đầu và cán nhỏ. Chính cái cán làm hỏng cây vợt tốt. P700 cũng đáng thử và sở hữu, vấn đề là e cần lợi ích gì ở cái cốt vợt này? :)
... Bạn hiểu sai về bản chất vấn đề ròi nhá. Rung chính là một dạng dao động xung quanh 1 trục tưởng tượng thôi, cốt vợt rung thì phải đàn hồi tốt hơn ko rung là đúng rồi còn gì.
Hài vãi, nhà vật lí bóng bàn!
Mình chưa rõ là hiểu sai chỗ nào. Rung là sự truyền động hay dao động cũng được, còn có xung quanh 1 trục tưởng tượng hay không thì ... để mình xem lại sách đã. Bạn có thể đúng.
Nhà sx không dựa vào vật lý thì dựa vào cái gì để sx sản phẩm đây. Thật ra, cốt vợt có biến dạng, đúng hơn là có thay đổi trạng thái khi tương tác với bóng nên có tính đàn hồi cũng không sai, nhưng mà không phải rung mới đàn hồi, hay là đàn hồi mới rung, hay là rung thì đàn hồi tốt hơn không rung. :)
Từ từ xem mình phân tích, oánh giá xem thế nào.
 
Last edited:

nb.toan

Thượng Tá
Trở lại vấn đề về cốt rung, còn về mặt vợt thì tạm gác lại.

Như đã đề cập, độ rung phải liên quan đến độ rắn. Vậy câu hỏi là:
  • vật càng rắn (hiểu là càng cứng) thì càng rung phải không? Phải mà cũng không phải vì còn tùy vào độ dày mỏng của vật mới trả lời đúng được. Đối với cốt vợt bb thì là phải.
  • cốt mềm sẽ không rung? Hoàn toàn sai. Cốt dù mềm đến đâu thì nó vẫn là vật rắn nên nó vẫn rung như thường, có điều rung ít hơn cốt cứng.
Trở lại vấn đề đàn hồi 1 chút, mình nói là vật chất bị biến dạng ... tác động, sau đó phục hồi lại trạng thái/hình dạng như trước, nay xin bổ sung thêm ý là vật chất bị biến dạng hoặc bị biến đổi trạng thái ... Tính chất đàn hồi này có liên quan đến độ rung, làm gia tăng thêm độ rung, nhưng mà đối lập với độ cứng và độ dày vì càng cứng, càng dày thì càng khó đàn hồi. Vấn đề này chỉ nói đến đây, đúng hay sai thì tùy các bạn oánh giá, trình độ tới đâu thì oánh giá tới đó, không ai là số 1. :)

Trong bài phân tích này, mình biết có duy nhất 1 trường hợp ngoại lệ nhưng để có tính thuyết phục cao, mình phải dấu đi :).

Trước hết, mình đưa ví dụ về chiếc xe máy. Để giảm hoặc triệt tiêu các chấn động (nghĩa là giảm rung), người ta thiết kế các ron cao su đặt vào giữa các khớp nối. Tại 1 số chi tiết, người ta dùng lò xo thay thế nhưng vẫn có ron cao su, phuộc chẳng hạn. Như vậy, quay lại cốt vợt, chúng ta dán 2 miếng cao su vào 2 bên của cốt vợt (keo cũng là cao su non) thì còn đâu nữa mà rung, chấn động tạo ra từ quả bóng đến cốt vợt (cốt vợt không thể tự rung hay tay ta quơ qua quơ lại làm cho nó rung) đã bị 2 miếng (có thể là 4) ron cao su ấy làm triệt tiêu mất rồi, chưa kể các chân gai, các khoảng trống giữa các chân gai còn góp phần đáng kể trong việc triệt tiêu chấn động nữa.

Các bạn có nghĩ vậy không?

(còn tiếp)
 
Last edited:

Trainee

Đại Tá
Hồi đầu mới tham gia em cứ tưởng nhận xét của shop D9 là khách quan, hóa ra là toàn quảng cáo để bán sản phẩm :))
Không nên kết luận vội thế đồng chí.
@Dũng Cửu SHOP viết nhiều vấn đề ok lắm đó. Từ chơi mút Tàu, cốt cứng mềm và định hướng, các phối hợp combo, ...
Chỉ có cái văn hắn không chuẩn tắc bằng vợ, nhất là hay ăn gian dấu chấm phẩy và đặc biệt là khúc dạo đầu thường rất chỉn chu và sau đó ... ngủ quên luôn! :D
 

Dũng Cửu SHOP

Đại Tá
  • Độ rung thì chẳng liên quan gì đến độ đàn hồi
  • Cán rỗng hay cán đặc chẳng giúp cho người chơi sử dụng cốt vợt linh hoạt hơn, hay giúp tăng khả năng bám xoáy khi giật bóng, hay giúp phát triển kỹ thuật giật trái
Nói về độ đàn hồi là nói đến vật chất bị biến dạng khi bị vật/lực bên ngoài tác động, sau đó sẽ phục hồi lại được trạng thái/hình dạng như trước. Cái này không thể nói về cốt vợt mà chỉ nói về mặt vợt được thôi. Tốc độ đàn hồi càng cao tức là nói đến tốc độ phục hồi càng cao, như vậy tốc độ bóng bật ra khỏi mặt vợt càng cao. Nếu ta tác động 1 lực vào vợt có nghĩa là bổ sung thêm lực, tăng sức bật làm cho bóng bay nhanh hơn, không liên quan đến quỹ đạo bay hay chiều xoáy của bóng. Quỹ đạo và xoáy phụ thuộc vào góc nghiêng mặt vợt và quỹ đạo của cốt vợt.

Nói đến độ rung thì phải liên quan đến độ rắn. Ta hình dung như thế này cho dễ hiểu:
  1. Ta cầm 1 vật thể rắn đập vào 1 miếng vải đang treo lơ lững thì miếng vải chỉ bị xê dịch, biến dạng đi 1 chút, lực phát ra chẳng có tác dụng gì, chưa kể đến ta phải dùng 1 lực gần tương đương để kiềm hãm vật thể lại, dẫn đến mau đuối sức và mỏi.
  2. Bây giờ, ta đập vào 1 thanh sắt đang treo thì thanh sắt xê dịch hẳn sang 1 bên, nghe thấy tiếng reo trong trẻo từ thanh sắt, chạm vào thanh sắt thì có cảm giác thanh sắt "giãy dụa" về các phía đều nhau với biên độ nhỏ, thanh sắt có vẻ to ra. Đây chính là độ rung. Thanh sắt đã hấp thụ hầu như đầy đủ lực mà ta đã truyền vào. Ta chỉ bị phản lực tác động chút xíu, không gây đuối sức hay mỏi. Vật thể rắn cũng bị rung nhẹ.
  3. Tiếp tục, ta đập vào thanh sắt cố định, thanh sắt cũng sẽ rung nhẹ, tiếng reo đục hơn. Nếu vật thể rắn có kết cấu rắn hơn và to hơn thanh sắt, thanh sắt có thể bị biến dạng hoặc rung mạnh hơn. Tay ta sẽ bị chấn động mạnh, có thể bị chấn thương. Đuối sức và mỏi là không tránh khỏi.
(còn tiếp)
Theo ý kiến em cứ dùng vật lý để phân tích thì chẳng bao giờ giúp nhau vấn đề gì chỉ giúp chính bác nổi tiếng thành nhà học giả - giáo sư - tiến sĩ về lý thuyết mà thôi :)

- Tất cả các chưởng bộ môn bóng bàn từ Vũ Mạnh Cường trưởng bộ môn T&T , chú Thuần trưởng bộ môn Hải Dương , anh Bùi Xuân Hà chưởng bộ môn tuyển trẻ quốc gia , anh Thọ chưởng bộ môn Quân Đội không dùng định luật hay lý thuyết vật lý để diễn đạt cho các vdv bao giờ hãy đưa các từ ngữ , thuật ngữ đơn giản , dễ hiểu để anh em giúp nhau tiến bộ , đôi khi bóng bàn các vdv mà các bác đưa các lý thuyết vật lý vào chắc nó bỏ tập bóng bàn quá :D
- Bộ môn đối kháng mà bác phân tích thế nó thành rối rắm mà em thì không thích tranh cãi - thảo luận những câu từ '' học giả '' , em nói thật với bác mấy chục năm em tập luyện - lang thang các trung tâm huấn luyện lớn cũng chẳng bao giờ nghe đến mấy từ '' học giả '' như bác nên bác viết vậy thì nó như vậy và cứ như vậy tranh luận thì nó cứ dài ra và như vậy :D

- Cứ thực tế nhất thảo luận cho ae bóng bàn bằng cảm nhận thực tế cho dễ hiểu , bộ môn bóng bàn 99 % là giải quyết trên bàn bóng , còn 1 % là thiên tài , các lý thuyết vật lý bóng bàn - không giúp ích gì nhiều về kỹ thuật mà chỉ làm cho chính mình kém đi ^_^ bởi tất cả 100 ông học đại học thể thao mà không phải vdv sau khi cho vào đầu 1 mớ lý thuyết còn khủng khiếp hơn bác - thì cùng lắm lên hạng G, F , Q, J :D , 5 năm ra trường mà không có đẳng cấp , trình độ thực tế - ôm mớ lý thuyết đi tranh luận mà vào các trung tâm huấn luyện có nền tảng nó đuổi cổ ra các trường tiểu học , trung học dậy thể chất :) do không đủ chuyên môn - chuyên môn ở đây là kinh nghiệm - thực tế ^_^ suy ra :D - từ ngữ đơn giản thực tế nhất - dễ hiểu nhất để anh em cùng hiểu cùng thực hiện ^^
 
Last edited:

Dũng Cửu SHOP

Đại Tá
Hồi đầu mới tham gia em cứ tưởng nhận xét của shop D9 là khách quan, hóa ra là toàn quảng cáo để bán sản phẩm :))
Thanks bác :D Em bán hàng dựa vào chuyên môn , còn khách quan hay không do khách hàng tự cảm nhận & quyết định , ^_^ đây là topic thảo luận chủ đề không liên quan gì quảng cáo hay mua bán , bác cảm thấy khách quan mua cửa hàng em cảm thấy không khách quan mua cửa hàng khác còn chủ đề này em đưa ra mong bác cứ vào đúng chủ đề topic ạ , vừa được trang đầu bác đã vô ko đúng chủ đề ^^
 
Last edited:

Dũng Cửu SHOP

Đại Tá
Bạn này phân tích cứ như nhà vật lí vậy nhỉ. Nhưng bạn nói chưa được đúng cho lắm ở cái câu "Nói đến độ rung thì phải liên quan đến độ rắn"
Bạn hiểu sai về bản chất vấn đề ròi nhá. Rung chính là một dạng dao động xung quanh 1 trục tưởng tượng thôi, cốt vợt rung thì phải đàn hồi tốt hơn ko rung là đúng rồi còn gì.
Hài vãi, nhà vật lí bóng bàn!
:) '' Nhà vật lý bóng bàn'' một thuật ngữ đơn giản mà hay ^^
 
Last edited:

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Dân mài đít trên ghế hơn 30 năm không đồng ý với quan điểm của @Dũng Cửu lắm, đơn giản là vì KHÔNG THỂ CHƠI THEO KIỂU CẢM TÍNH ĐƯỢC

Đã là thể thao, thì có năng khiếu, nhưng cái gì cũng có nguyên lý của nó. Một người có năng khiếu, thì phát huy tốt và nhanh, nhưng nếu để trở thành một cái gì đó hay ho, thì cần lý thuyết để hiểu về nguyên lý và làm theo nguyên lý.

Không phải ngẫu nhiên, mà tất cả các CLB thể thao chuyên nghiệp của bọn Tây đều có những thằng huấn luyện viên kỹ thuật, và đứng sau nó là cả đội ngũ kỹ thuật mà có nhiều thằng chả chơi thể thao bao giờ

Khoa học thể thao, đỉnh cao là các nước chơi thể thao mùa đông, như Thụy Điển, Đan Mạch, có cả một chương trình nghiên cứu rất sâu, được chiếu trên Discovery về việc chúng nó nghiên cứu cách trượt băng đổ đèo thế nào để có thành tích tốt, cách nghiêng người, tiếp xúc, đè ván, lướt gậy, ... nói chung là nếu nghiên cứu được, dù vớ vỉn, cũng có ích hơn nhiều nếu chỉ dùng cảm giác

Tất nhiên, do tính đa dạng nhiều mặt của tất cả các bộ môn thể thao, có nhiều cách tiếp cận để phân tích, vì vậy, mình thích nghe và tiếp thu mọi cách tiếp cận

Đường nào chả đến Rome, nhưng đường đi ngắn nhất sẽ bớt công sức, và nếu chia quân làm nhiều đội, đi nhiều đường, thì khả năng đến Rome sớm nhất cũng cao hơn
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
....
bởi tất cả 100 ông học đại học thể thao mà không phải vdv sau khi cho vào đầu 1 mớ lý thuyết còn khủng khiếp hơn bác - thì cùng lắm lên hạng G, F , Q, J :D , 5 năm ra trường mà không có đẳng cấp , trình độ thực tế - ôm mớ lý thuyết đi tranh luận mà vào các trung tâm huấn luyện có nền tảng nó đuổi cổ ra các trường tiểu học , trung học dậy thể chất :) do không đủ chuyên môn - chuyên môn ở đây là kinh nghiệm - thực tế ^_^ suy ra :D - từ ngữ đơn giản thực tế nhất - dễ hiểu nhất để anh em cùng hiểu cùng thực hiện ^^
@Dũng Cửu có biết bọn VNT cũng bị các ông đếch biết đánh bóng bàn yêu cầu thay đổi để nâng cao thành tích không ?

Hôm nọ được nghe @gaumeo nói về chuyện thả lỏng và Tuấn Quỳnh, hay ho phết đấy

Cái ông sửa cho Tuấn Quỳnh, chắc TQ chấp 9-10-9 cũng không có cửa :(
:p:p:p:p
 

thành đề

Đại Uý
Thanks bác :D Em bán hàng dựa vào chuyên môn , còn khách quan hay không do khách hàng tự cảm nhận & quyết định , ^_^ đây là topic thảo luận chủ đề không liên quan gì quảng cáo hay mua bán , bác cảm thấy khách quan mua cửa hàng em cảm thấy không khách quan mua cửa hàng khác còn chủ đề này em đưa ra mong bác cứ vào đúng chủ đề topic ạ , vừa được trang đầu bác đã vô ko đúng chủ đề ^^
Câu hỏi của em lúc đầu cũng là thảo luận đấy chứ ạ?
Những gì bác viết ra thì bác phải có quan điểm và lập luân riêng, em chỉ muốn hỏi quan điểm của bác về vấn đề đấy thôi.
-Tại sao cốt rung lại đánh trái tốt hơn?
-Tại sao cán rỗng lại xoay sở tốt hơn?
 

Bình luận từ Facebook

Top