Thiên tài bóng bàn?

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Dù là dân phủi nhưng thỉnh thoảng anh em diễn đàn ta cũng vươn tầm thế giới một chút về các cao thủ nhỉ.
Câu hỏi hôm nay: "Theo bạn thì như thế nào là một thiên tài bóng bàn?"

Trong khi chờ câu trả lời từ các bạn thì mình sẽ nêu ý kiến của mình trước, theo mình thì một thiên tài thì sẽ có đầy đủ những yếu tố sau đây:
+ Có cảm giác bóng thiên tài
+ Có khả năng phòng thủ, phản công cực tốt
+ Có phản xạ hoặc tốc độ tốt
+ Có khả năng ứng biến cao
+ Có khả năng bắt nhịp tấn công tốt, bền, ổn định về xoáy và lực
+ Các kỹ năng thiên tài đều phải bộc lộ hết ở trước tuổi 25 (Hiếm có vài trường hợp nở muộn)

Những tay vợt mình xếp vào dạng thiên tài, có khả năng trời phú:
1/ Jan Ove Waldner
Không bàn cãi, cảm giác bóng quá thiên tài, kỹ năng phòng thủ phản công cực tốt, khả năng ứng biến cao cộng thêm đầu óc chiến thuật tuyệt vời.
Tài năng của anh nở rộ ở tuổi 22 khi dành chức vô địch WTTC trước King Kong Samsonov
Còn sau đó, anh lần lượt dành nhiều chức VĐ khác để rồi lần đâu bước bào ngôi đền huyền thoại của làng bóng nhựa thế giới.

2/ Wang Hao
Thiên tài về kỹ năng tấn công trong bóng bàn và thể hiện tấn công là tôn chỉ, hủy diệt đối phương là một trong những thói quen của anh, cảm giác bóng tốt đã khiến cho những quả trái của anh trở thành thương hiệu từ khi còn rất trẻ, bộ chân cùng khả năng đọc tình huống quá tuyệt vời khiến anh trở thành tay vợt có khả năng đổi giật tuyệt vời nhất trong một thập kỷ trở lại đây
Tài năng nở rộ ở tuổi 21, dành HCB OL

3/ Ma Lin
Một thiên tài nữa có thiên hướng tấn công, khả năng nổi bật là cú giật sát thủ 1 phát chết liền, phản xạ cực tốt ở các tình huống gần bàn, bộ chân vô cùng linh hoạt lúc trẻ đã tạo ra một footwork tốt nhất lúc bấy giờ.
Khả năng của anh thể hiện rõ nhất là ở WTTC 1999, là khi anh thất thủ trước một thiên tài khác là người đồng đội họ Liu.

4/ Zhang Jike
Khỏi bàn cãi nhiều, khả năng phòng thủ, điều bóng sau đó phản công là thế mạnh số một của anh, phản xạ và cảm giác bóng cũng góp phần giúp anh trở thành một trong những tay vợt vĩ đại nhất lịch sử thế giới
Tài năng thể hiện ở tuổi 22 khi vào đến CK của World Cup và thất thủ trước Wang Hao

5/ Fan Zhendong
Một tay vợt trẻ nhưng đang có một thành tích tuyệt vời, 17 tuổi và xếp thứ 3 thế giới. Tuy chưa giành được danh hiệu lớn nào nhưng có lẽ ở một tương lai không xa, chính bé sẽ là người mang vinh quang cho đất nước.
Phản xạ, tốc độ, cảm giác bóng siêu hạng, tất cả đang được tay vợt trẻ này phô bày rất rõ ràng.

Ngoài 5 tay vợt kể trên thì: Khổng Lệnh Huy, Vương Lệ Cần, Liu Quốc Lượng, Samsonov,... đều xứng đáng xếp vào dạng thiên tài cả.
Và chính Việt Nam cũng từng sản sinh ra 1 thiên tài là cụ Dưỡng, giành chức vô địch Đông Dương thời trước, tiếc là cho đến nay, VN cũng mới chỉ sản sinh ra những người là "Ngôi sao" bóng bàn chứ chưa có thêm thiên tài nào cả. (Thông tin về cụ Dưỡng mời các bác google ạ)

Giờ em xin ý kiến của các bác xem như thế nào mới coi là thiên tài?

Thân?
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Sao o có Ma Long nhỉ e thấy a có quả forehand hay nhất mà :v
Thứ Ma Long giỏi là quá đều mọi mặt, còn quả Force Hand còn không bằng Wang Hao chứ đừng nói đến Ma Lin hay Xu Xin. Và nói chung Ma Long chỉ dừng ở mức siêu sao chứ không gọi là thiên tài :D
 

waa

Đại Uý
Thiên tài là người có khả năng làm cho công chúng mê say mà không ai làm được . Malong, Jike, Fan, Timo, Sam, Wang, Orc, Ryu, Sch, Liu ... chỉ làm người xem công nhận về tài năng và dân chúng của nước đó xem như anh hùng ... còn Waldner thì khác, anh ta làm cả thế giới say mê , người ta đã ví anh như Mozart trong âm nhạc, Joseph Haydn đã viết rằng "hậu thế sẽ không nhìn thấy một tài năng như vậy một lần nữa trong 100 năm."[2] nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/Wolfgang_Amadeus_Mozart
Waldner cũng như vậy đấy :
"hậu thế sẽ không nhìn thấy một tài năng như Waldner một lần nữa trong 100 năm."
 

veryluxubu

Binh Nhì
Tôi thấy bác nói thế có phần hơi nói quá. tại vì thời đó bóng bàn còn chưa phát triễn đến trình độ cực điểm như hiện nay..cho nên mấy bác chỉ biết đ
ến waldner và một số tay vợt thời đó..chứ nếu đem hai thời gọp lại cùng thời điểm sẽ thấy được uy lực của Malong,Xuxin và Fan zhangdong..như thế nào. Mấy bác nói thiên tài sao nghe dễ vậy..trong bb không có thiên tài gì hết ..chỉ có cái gọi là năng khiếu bẩm sinh thôi...thiên tài mẹ gì...
 

waa

Đại Uý
Mời các bạn xem các nhận xét của VĐV Trung quốc về Waldner nhé, không phải em, em không đủ trình độ để đánh giá Waldner là thiên tài hay "bẩm sinh con mẹ" gì cả:

Trích dẫn nguồn: http://ngochoaibongban.violet.vn/entry/show/entry_id/9584733

Người Trung Quốc nói về huyền thoại Waldner (nhấn mạnh ở các kỳ Olympic do Olympic Bắc Kinh 2008 sắp đến):

Cai Zhenhua, cựu HLV đội tuyển Trung Quốc: “Chúng tôi học được nhiều điều từ Waldner, nhất là cách anh ấy lọt vào bán kết Olympic Athens. Anh ấy cho cả thế giới thấy rằng tuổi tác không phải là vấn đề đối với bóng bàn, vì vậy tôi luôn khuyến khích những cựu binh như Wang Nan tiếp tục gắn bó với đội tuyển. Bóng bàn là môn thể thao kỹ thuật chứ không phải là nơi đua tranh sức khỏe. Waldner đã không còn luyện tập theo tính hệ thống và trở thành một tay vợt hạng thấp sau Athens nhưng anh đã thay đổi phong cách và mang lại những khoảng khắc bùng nổ. Anh ấy có thể làm bật lên kỹ thuật và chiến thuật của mình khi có cơ hội. Anh ấy cho chúng ta thấy được phải làm thế nào để tổng hòa mọi thứ lại nhằm đạt được kết quả tốt hơn”.

Jiang Jialiang, cựu VĐTG: “Tôi đã xem Waldner thi đấu từ khi tôi làm BLV cho Olympic Seoul 1988. Những trận đấu của anh là những hạt ngọc long lanh trong trí nhớ của tôi. Anh ấy giống như một nhạc trưởng hơn là một VĐV vì anh mê hoặc cả đối thủ và khán giả. Tôi không hy vọng nhiều ở anh tại Olympic Sydney 2000 nhưng anh đã vào chung kết. 4 năm sau tại Athens, tôi tin là anh ấy có thể gây bất ngờ vì những tay vợt trẻ có thể hơn hẳn về kỹ thuật nhưng lại không có được lối chơi thông thái như anh. Thật sự tôi rất tiếc cho thất bại của anh trước Ryu Seung Min. Anh ấy bảo tôi là anh thà thua trước người Hàn Quốc hơn là Trung Quốc, vì anh muốn chứng minh các tay vợt Trung Quốc không phải bất khả chiến bại”.

Wang Tao, cựu vô địch đôi nam Olympic Barcelona 1992: “Khi thi đấu, Waldner có thể dễ dàng vượt trội đối thủ bằng cách gây sức ép. Dù ở đâu, anh ấy cũng là một nhãn hiệu của bóng bàn, khán giả vỗ tay cỏ vũ anh dù anh thua hay thắng. Đơn giản, anh ấy là một biểu tượng”.

Lu Lin, cựu vô địch đôi nam Olympic 1992, thành viên BHL đội tuyển Trung Quốc: “Waldner luôn chơi rất thông minh và đặc biệt tập trung khi anh ấy nắm thế chủ động hoặc bị ép phải phòng ngự. Quả đánh của anh ấy không mạnh nhưng rất khó chịu. Tại Olympic 1992, gặp tay vợt mạnh mẽ Jean-Philippe Gatien, Waldner đã thống trị trận đấu và thắng dễ dàng. Waldner sinh ra là để chơi bóng bàn. Ngoài bàn bóng, anh ấy hết sức bình thường, không biết lái xe, không bận tâm đến chuyện kiếm tiền mà giao lại cho người anh trai. Ngoài bóng bàn, anh ấy chẳng tỏ ra xuất sắc ở lĩnh vực gì”.

Liu Guoliang, cựu VĐTG và Olympic, HLV trưởng đội nam Trung Quốc: “Waldner đến Athens là để chứng minh chính mình. Anh đã đạt được mọi thứ những vẫn còn một chuyện khiến anh có động lực phấn đấu. Anh muốn cho thấy rằng anh chưa già và vẫn chơi tốt. Waldner dường như đã chuẩn bị khá tốt trước khi bước vào Olympic Athens Games, anh đã tập luyện với các tay vợt Áo, Ý và những ngôi sao như Vladimir Samsonov, Zoran Primorac trong hơn 1 tháng. Trong một thời gian dài, người châu Âu rất sợ các tay vợt Trung Quốc nhưng Waldner chứng minh rằng anh có thể đánh bại chúng tôi. Waldner đã loại được Ma Lin tại giải đơn rồi tiếp đó là Timo Boll. Ma và Boll đã đánh giá thấp tài năng của Waldner nên phải trả giá. Boll rất ngại Ma Lin nên khi Waldner loại Ma, Boll đã nghĩ rằng thời của mình đến rồi, anh ta đã đánh bại Waldner trong trận ra mắt bóng bàn Quốc tế, thành tích đối đầu cũng tốt hơn, vì vậy trận thua 1-4 thật sự bẽ bàng. Ryu Seung Min còn trẻ và khá kiên định, lối chơi tương tự như Chen Qi. Waldner đã cố gắng cuốn tay vợt Hàn Quốc vào sai lầm như Boll đã mắc nhưng Ryu vẫn thắng 4-1. Bóng bàn nam Trung Quốc tại kỳ Olympic này đã thất bại toàn diện vì Walnder/Persson thắng nốt cặp Kong Linghui/Wang Hao. Waldner đã phá hỏng kế hoạch Olympic của chúng tôi. Các tay vợt trẻ Trung Quốc nên học tập tinh thần Waldner”.

Kong Linghui, cựu VĐTG và Olympic, HLV đội nữ Trung Quốc: “Thành tích hai lần lọt vào chung kết và 1 lần vào bán kết trong 5 lần tham dự Olympic của anh là kỷ lục khó phá. Anh ấy không phải là tay vợt có kỹ thuật tốt nhất thế giới nhưng có ý chí mạnh mẽ và những kinh nghiệm vô tiền khoáng hậu. Anh có thể đọc vị được đối thủ và đánh bại họ theo kiểu rất riêng. Tôi thật sự xúc động khi thấy anh ấy phải băng lưng, anh đã phải qua phẫu thuật và vẫn mang ống thép trong cái chân bị thương. Anh xứng đáng là một huyền thoại”.

Wang Liqin, ĐKVĐTG, cựu vô địch đôi nam Olympic 2000: “Tôi từng đánh giá thấp Waldner tại một số giải protour và suýt phải trả giá. Dù cho thế nào, anh ấy vẫn là tay vợt hàng đầu. Nếu tôi có thể lọt vào bán kết Olympic ở tuổi 39 như anh, hẳn tôi sẽ rất hạnh phúc”.

Làm cả thế giới say mê thán phục, kể cả đấu thủ, đó là Waldner !
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Tôi thấy bác nói thế có phần hơi nói quá. tại vì thời đó bóng bàn còn chưa phát triễn đến trình độ cực điểm như hiện nay..cho nên mấy bác chỉ biết đ
ến waldner và một số tay vợt thời đó..chứ nếu đem hai thời gọp lại cùng thời điểm sẽ thấy được uy lực của Malong,Xuxin và Fan zhangdong..như thế nào. Mấy bác nói thiên tài sao nghe dễ vậy..trong bb không có thiên tài gì hết ..chỉ có cái gọi là năng khiếu bẩm sinh thôi...thiên tài mẹ gì...

Năng khiếu bẩm sinh là thứ trời phú cho, vậy tài năng đó là do ông trời ban tặng, rõ ràng gọi là thiên tài là đúng rồi mà bác, nhưng sự thực có ít tay vợt chạm đến ngưỡng thiên tài lắm vì để làm chủ 100% cái ông trời cho ta thì chắc chắn phải khổ luyện. Ở đây em đề cập 1 vấn đề vui thôi, thời nào nói thời đó vì mỗi thời một khác, luật khác, bóng khác, không so sánh với nhau được.
Vậy, kết luận bóng bàn không có thiên tài, ok, nói vậy là kết luận thể thao là không có thiên tài rồi, vì mấy thằng thiên tài nó đâu có làm việc tay chân nhiều, trái hẳn với định nghĩa thể thao luôn :D
 

boma9999

Trung Uý
Theo em thiên tài phải tụ hội yếu tố nay:
Đep trai( xấu thi chẳng ai xem) lạnh lùng( biết cách kết thúc trận theo ý minh) tàn nhẫn( ko thương xót đối thủ) hào hoa( thu hút đám đông) phong nhã (an nói nhẹ nhàng biết cách đối xử) bùng nổ( thắng những trận cửa trên) trên thế giới e chẳng thấy ai ngoài kenta matsudarai và e haha:eek:
 
Dù là dân phủi nhưng thỉnh thoảng anh em diễn đàn ta cũng vươn tầm thế giới một chút về các cao thủ nhỉ.
Câu hỏi hôm nay: "Theo bạn thì như thế nào là một thiên tài bóng bàn?"

Trong khi chờ câu trả lời từ các bạn thì mình sẽ nêu ý kiến của mình trước, theo mình thì một thiên tài thì sẽ có đầy đủ những yếu tố sau đây:
+ Có cảm giác bóng thiên tài
+ Có khả năng phòng thủ, phản công cực tốt
+ Có phản xạ hoặc tốc độ tốt
+ Có khả năng ứng biến cao
+ Có khả năng bắt nhịp tấn công tốt, bền, ổn định về xoáy và lực
+ Các kỹ năng thiên tài đều phải bộc lộ hết ở trước tuổi 25 (Hiếm có vài trường hợp nở muộn)

Những tay vợt mình xếp vào dạng thiên tài, có khả năng trời phú:
1/ Jan Ove Waldner
Không bàn cãi, cảm giác bóng quá thiên tài, kỹ năng phòng thủ phản công cực tốt, khả năng ứng biến cao cộng thêm đầu óc chiến thuật tuyệt vời.
Tài năng của anh nở rộ ở tuổi 22 khi dành chức vô địch WTTC trước King Kong Samsonov
Còn sau đó, anh lần lượt dành nhiều chức VĐ khác để rồi lần đâu bước bào ngôi đền huyền thoại của làng bóng nhựa thế giới.

2/ Wang Hao
Thiên tài về kỹ năng tấn công trong bóng bàn và thể hiện tấn công là tôn chỉ, hủy diệt đối phương là một trong những thói quen của anh, cảm giác bóng tốt đã khiến cho những quả trái của anh trở thành thương hiệu từ khi còn rất trẻ, bộ chân cùng khả năng đọc tình huống quá tuyệt vời khiến anh trở thành tay vợt có khả năng đổi giật tuyệt vời nhất trong một thập kỷ trở lại đây
Tài năng nở rộ ở tuổi 21, dành HCB OL

3/ Ma Lin
Một thiên tài nữa có thiên hướng tấn công, khả năng nổi bật là cú giật sát thủ 1 phát chết liền, phản xạ cực tốt ở các tình huống gần bàn, bộ chân vô cùng linh hoạt lúc trẻ đã tạo ra một footwork tốt nhất lúc bấy giờ.
Khả năng của anh thể hiện rõ nhất là ở WTTC 1999, là khi anh thất thủ trước một thiên tài khác là người đồng đội họ Liu.

4/ Zhang Jike
Khỏi bàn cãi nhiều, khả năng phòng thủ, điều bóng sau đó phản công là thế mạnh số một của anh, phản xạ và cảm giác bóng cũng góp phần giúp anh trở thành một trong những tay vợt vĩ đại nhất lịch sử thế giới
Tài năng thể hiện ở tuổi 22 khi vào đến CK của World Cup và thất thủ trước Wang Hao

5/ Fan Zhendong
Một tay vợt trẻ nhưng đang có một thành tích tuyệt vời, 17 tuổi và xếp thứ 3 thế giới. Tuy chưa giành được danh hiệu lớn nào nhưng có lẽ ở một tương lai không xa, chính bé sẽ là người mang vinh quang cho đất nước.
Phản xạ, tốc độ, cảm giác bóng siêu hạng, tất cả đang được tay vợt trẻ này phô bày rất rõ ràng.

Ngoài 5 tay vợt kể trên thì: Khổng Lệnh Huy, Vương Lệ Cần, Liu Quốc Lượng, Samsonov,... đều xứng đáng xếp vào dạng thiên tài cả.
Và chính Việt Nam cũng từng sản sinh ra 1 thiên tài là cụ Dưỡng, giành chức vô địch Đông Dương thời trước, tiếc là cho đến nay, VN cũng mới chỉ sản sinh ra những người là "Ngôi sao" bóng bàn chứ chưa có thêm thiên tài nào cả. (Thông tin về cụ Dưỡng mời các bác google ạ)

Giờ em xin ý kiến của các bác xem như thế nào mới coi là thiên tài?

Thân?

Mình nghĩ từ "thiên tài" bạn dùng để ám chỉ không hợp bằng từ "quái kiệt".
 

Viet-Vh

Hạ Sỹ
Dù là dân phủi nhưng thỉnh thoảng anh em diễn đàn ta cũng vươn tầm thế giới một chút về các cao thủ nhỉ.
Câu hỏi hôm nay: "Theo bạn thì như thế nào là một thiên tài bóng bàn?"

Trong khi chờ câu trả lời từ các bạn thì mình sẽ nêu ý kiến của mình trước, theo mình thì một thiên tài thì sẽ có đầy đủ những yếu tố sau đây:
+ Có cảm giác bóng thiên tài
+ Có khả năng phòng thủ, phản công cực tốt
+ Có phản xạ hoặc tốc độ tốt
+ Có khả năng ứng biến cao
+ Có khả năng bắt nhịp tấn công tốt, bền, ổn định về xoáy và lực
+ Các kỹ năng thiên tài đều phải bộc lộ hết ở trước tuổi 25 (Hiếm có vài trường hợp nở muộn)

Những tay vợt mình xếp vào dạng thiên tài, có khả năng trời phú:
1/ Jan Ove Waldner
Không bàn cãi, cảm giác bóng quá thiên tài, kỹ năng phòng thủ phản công cực tốt, khả năng ứng biến cao cộng thêm đầu óc chiến thuật tuyệt vời.
Tài năng của anh nở rộ ở tuổi 22 khi dành chức vô địch WTTC trước King Kong Samsonov
Còn sau đó, anh lần lượt dành nhiều chức VĐ khác để rồi lần đâu bước bào ngôi đền huyền thoại của làng bóng nhựa thế giới.

2/ Wang Hao
Thiên tài về kỹ năng tấn công trong bóng bàn và thể hiện tấn công là tôn chỉ, hủy diệt đối phương là một trong những thói quen của anh, cảm giác bóng tốt đã khiến cho những quả trái của anh trở thành thương hiệu từ khi còn rất trẻ, bộ chân cùng khả năng đọc tình huống quá tuyệt vời khiến anh trở thành tay vợt có khả năng đổi giật tuyệt vời nhất trong một thập kỷ trở lại đây
Tài năng nở rộ ở tuổi 21, dành HCB OL

3/ Ma Lin
Một thiên tài nữa có thiên hướng tấn công, khả năng nổi bật là cú giật sát thủ 1 phát chết liền, phản xạ cực tốt ở các tình huống gần bàn, bộ chân vô cùng linh hoạt lúc trẻ đã tạo ra một footwork tốt nhất lúc bấy giờ.
Khả năng của anh thể hiện rõ nhất là ở WTTC 1999, là khi anh thất thủ trước một thiên tài khác là người đồng đội họ Liu.

4/ Zhang Jike
Khỏi bàn cãi nhiều, khả năng phòng thủ, điều bóng sau đó phản công là thế mạnh số một của anh, phản xạ và cảm giác bóng cũng góp phần giúp anh trở thành một trong những tay vợt vĩ đại nhất lịch sử thế giới
Tài năng thể hiện ở tuổi 22 khi vào đến CK của World Cup và thất thủ trước Wang Hao

5/ Fan Zhendong
Một tay vợt trẻ nhưng đang có một thành tích tuyệt vời, 17 tuổi và xếp thứ 3 thế giới. Tuy chưa giành được danh hiệu lớn nào nhưng có lẽ ở một tương lai không xa, chính bé sẽ là người mang vinh quang cho đất nước.
Phản xạ, tốc độ, cảm giác bóng siêu hạng, tất cả đang được tay vợt trẻ này phô bày rất rõ ràng.

Ngoài 5 tay vợt kể trên thì: Khổng Lệnh Huy, Vương Lệ Cần, Liu Quốc Lượng, Samsonov,... đều xứng đáng xếp vào dạng thiên tài cả.
Và chính Việt Nam cũng từng sản sinh ra 1 thiên tài là cụ Dưỡng, giành chức vô địch Đông Dương thời trước, tiếc là cho đến nay, VN cũng mới chỉ sản sinh ra những người là "Ngôi sao" bóng bàn chứ chưa có thêm thiên tài nào cả. (Thông tin về cụ Dưỡng mời các bác google ạ)

Giờ em xin ý kiến của các bác xem như thế nào mới coi là thiên tài?

Thân?
Hiện tại Ma Long được xếp vào tốp này không anh? hay là dạng năng khiếu bác ah.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Hiện tại Ma Long được xếp vào tốp này không anh? hay là dạng năng khiếu bác ah.

Ma Long không phải dạng có khả năng thiên bẩm nhưng có đầu óc rất thông minh, chịu tiếp thu và rất chịu khó thay đổi.

Có lẽ chính vì thái độ cầu thị và không ngừng cố gắng, Lưu Quốc Lượng mới đặc biệt dành một vị trí trong đội hình chính của CNT tham gia các giải đấu quốc tế.
 

Bình luận từ Facebook

Top