Ranh giới nào giữa bóng bàn chuyên nghiệp và nghiệp dư?
Hiện nay có thể nói phong trào bóng bàn Việt Nam đang phát triển cực thịnh, chưa bao giờ phong trào lại mạnh mẽ như bây giờ. Các VĐV phong trào của chúng ta thi thoảng vẫn được cọ sát với các VĐV chuyên nghiệp, và đôi khi vẫn thắng các VĐV chuyên nghiệp ngay ở trong các giải đấu.
Thế nào là chuyên nghiệp và thế nào là nghiệp dư? Minh Thái Bình, Phú Sóc, Việt Hưng Yên, Lâm Gai... là nghiệp dư hay chuyên nghiệp? Chắc không nhiều người biết những cái tên này đã từng làm mưa làm gió tại các giải trẻ toàn quốc, đã đi tập huấn trung quốc, thậm chí đại diện cho Việt Nam thi đấu Quốc Tế... Khi họ nghỉ bóng bàn đỉnh cao cũng là thời điểm họ lĩnh hội được đầy đủ kỹ thuật, chiến thuật... từ quá trình tập luyện và thi đấu chuyên nghiệp, sau này ra thi đấu nghiệp dư họ được thi đấu cọ sát nhiều, qua đó nâng cao trình độ, kinh nghiệm trận mạc sau mỗi giải đấu. Bản thân họ không thua kém chuyên nghiệp hiện tại là chuyện bình thường.
Họ có hay được như chuyên nghiệp hay không? Xin thưa họ chắc chắn không đủ sức cạnh tranh với các VĐV chuyên nghiệp, khi chơi nghiệp dư họ chỉ cần thắng 1, 2 trận trước VĐV chuyên nghiệp là có thể có 1 tên tuổi nhất định, còn tại giải VĐGQ, muốn được ghi tên mình trên bảng vàng thì cần phải chiến thắng mọi đối thủ.
Ví như Đinh Quang Linh vô địch quốc gia năm 2008, lúc nào cũng là tay vợt hàng đầu Việt Nam nhưng phải mất tới 7 năm sau mới lại trở lại được ngôi vô địch Việt Nam. Vì 1 lý do rất đơn giản, chức VĐQG ai cũng thèm muốn đạt được 1 lần trong đời, nhưng muốn đạt được nó cần phải có trình độ, bản lĩnh, kinh nghiệm và rất nhiều thứ khác. Những cái tên đang rất được yêu mến như Tú Mẩu, Đạt Trố, Tuấn Anh... đều chưa 1 lần được chạm vào chức VĐGQ.
Bản thân mình nhận định những VĐV đỉnh cao của phong trào như Minh Thái Bình, Phú Sóc, Việt Hưng Yên, Tuấn Nam Định... hiện đang dưới những VĐV top đầu của Việt Nam khoảng 2 bóng, và dĩ nhiên 2 bóng vào trong 1 trận đấu bất kỳ thì điều gì cũng có thể xảy ra.