Hội Jun Mizutani - Phải chăng em nó rất hay ?

langngoi

Đại Tá
Butterfly Jun Mizutani
= limba - zlc - limba - kiri - limba - zlc - limba​
Butterfly Viscaria
= koto - arylate/carbon - limba - kiri - limba - arylate/carbon - koto
Butterfly Innerforce ZLC
= limba - limba - zlc - ayous - zlc - limba - limba​
Donic Waldner Senso (Ultra) Carbon
= limba - ayous - (Ultra) carbon - ayous - (Ultra) carbon - ayous - limba​
W997
= limba - ayous - Aramid carbon - ayous - Aramid carbon - ayous - limba​

Một điều dễ nhận thấy là, các cây vợt trên chi làm 2 dòng Lõi Ayous và Kiri, còn các lớp ngoài đều là sự xáo trộn giữa limba và sợi. Trong tất cả các cốt trên, chỉ có em Innerforce nên bỏ ra, không xếp cùng, vì thực sự nó khá lạc lõng với cảm giác rất không thật giống như các cốt còn lại. Innerforce đem lại cảm giác êm, mượt, nhưng hơi giả tạo, khá nịnh tay, khiến cảm giác bóng của người chơi vẫn mơ hồ, không thật. Mình đánh giá nó giống dòng Avalox vì mang đặc trưng của dòng cốt Avalox như P700, BT 777, BT 555, và P900.

Jun Mizutani hình như là sự pha tạp giữa VIS và Innerforce/W997, nên cảm giác của buổi đầu tiên đánh Jun thật sự là rất quen thuộc, nhưng lại rất tươi mới, khá kỳ lạ.

Với bóng 40, Jun là một cây khó chơi, ít bám xoáy, khó lấy ma sát, giật FH và BH rất dễ tụt, mà lại quá cứng. Nhưng với bóng 40+, thì thật sự cảm thấy nó là sự trộn lẫn của các cây vợt nêu trên thật, nó cắn xoáy, hơi dẻo, kéo BH H3 theo kỹ thuật tam giác cực kỳ an toàn, bóng tốt, lịm bóng và rất xoáy.

Em thử nghiệm trên Jun Mizutani đời I, xấu và bẩn, nặng 97.8gr chưa viền, chưa xử lý, FH H8, BH H3 39 độ tuned, tổng combo là 198gr, thêm viền của PBB em nghĩ là tròn 200gr.

Cú cắt trên bàn, Jun với H3 thật sự không kỵ nhau, trái lại, nó hòa thuận, cho ta cảm giác về cú ăn bóng trên vợt, hơi rung giống VIS, khá dễ dàng khi phải xử lý bóng ngắn, trả bóng ngắn, chuội. Cú cắt BH của JUN với H3 cảm giác giống VIS hơn là W997/Innerforce ZLC/HL5, tất nhiên, cái cảm giác cứng thì Jun vẫn đứng đầu, nó nẩy hơn, cứng hơn, các cú thảy chuội của Jun đa số lao ra ngoài bàn, giữ bóng được 2 nhịp trong bàn cần có sự khéo léo đặc biệt.
Nhưng chính vì cần sự khéo léo này, cái khó ló cái khôn, em bắt đầu biết cắt bóng có xoáy ngang, triệt để triệt tiêu đường đi thẳng của bóng, để bóng ít khi bị lòi ra khỏi bàn. Nếu mọi người để ý, đánh với trình dưới, cũng như trình trên đánh với mình, các cú gài và cắt lỡ nhịp đều dùng cắt hông bóng, hoặc hơi đưa vợt tạo xoáy ngang. Điển hình nhìn mấy thằng CNT, hiếm thấy một cú bỏ nhỏ, cắt gò nào lại không có xoáy ngang, trong CNT, có lẽ thằng Ma Long cắt kiểu này nhiều nhất, ít nhất chính là chú ngố FZD, ngay cả Xu Xin dùng vợt dọc vẫn triệt để áp dụng cú lia đầu vợt tạo xoáy ngang khi trả bóng trong bàn.

Với cú BH, Jun đã làm được một điều cực kỳ quan trọng, hoàn thiện kỹ thuật TAM GIÁC cho cú giật BH của em. Chính vì cứng hơn khá nhiều so với Donic WSUC và W997, nên các cú kéo, miết và ngoáy flick BH đòi hỏi động tác nhanh, dứt khoát mới đảm bảo đủ kéo bóng lên, và chỉ dành cho các cú cực ngắn trong bàn gần lưới. Với các bóng từ 2/3 bàn trở ra, do vợt cứng, nên động tác TAM GIÁC BH khá dễ vào form, tròn và ít sai động tác. Đến hôm nay là ngày thứ 3 cầm Jun, em đã đưa cú giật BH về đúng với FH, không quan tâm đến xoáy, duy nhất là điểm rơi và nhịp bóng. Khi giật BH, bóng lao cắm xuống, chụi bóng, nhiều xoáy, soi sâu và mạnh. Nhưng do lực BH ít, cánh tay đòn ngắn, nên lực em nghĩ chỉ tương đương 1/2 FH của em, nhưng nếu so với BH cũ, thì độ an toàn tăng lên gấp đôi, vì đánh được chuẩn bóng, ít động tác chuẩn bị đánh hơn và không cần xoay chân lựa bóng nữa. Lực của cú BH hiện tại mạnh hơn cú BH cũ rất nhiều, không thể so sánh được, và hơn nữa, là cú giật BH hiện tại, bóng đi thẳng tắp tới điểm cần đánh, nên đánh điểm rơi dễ dàng hơn rất nhiều.

Với FH, do vợt cứng, nên các cú FH phải gần và càng gần hơn với động tác ốp bóng chuẩn, do độ lưu bóng, mềm ngậm bóng của mặt Limba ngoài giảm đi nhiều, nên cú FH có độ ổn định cao hơn, tất nhiên là lực và xoáy nhiều hơn, do vợt cứng hơn và động tác phải chuẩn hơn.

Động tác giật moi bây giờ đều hơn trước rất nhiều, đây là một phát hiện khá bất ngờ. Từ trước tới giờ, em vẫn nghĩ là vợt càng chậm, càng xịt, càng ngậm bóng thì moi càng dễ, nhưng hình như không phải, Jun cứng hơn lại moi dễ hơn Donic WSUC, bóng có xu hướng cao hơn lưới nhiều hơn, nhưng lại chụi bóng hơn, xoáy thì em chưa để ý lắm, không biết có xoáy hơn không.

Cái đi lên, về tổng thể là xoáy và lực

Cái đi xuống, khiến em lăn tăn nhất, vẫn là hình như đường bóng thẳng hơn, ít dị hơn đối với các cú cứu bóng. Do chưa có đối ngang tầm và quen bóng, mấy anh ở CLB đang ăn em đều bị hạ khi em cầm Donic WSUC rồi, chỉ có đối hơn hẳn thôi, mà lại chưa gặp @dathoang từ khi cầm Jun, nên ít khi em phải cứu bóng, hoặc ít khi bị thiếu chân thiếu tay khi tấn công, thành ra cũng chưa biết các cú cứu bóng còn nguy hiểm như trước không :(
hi hi Jun ơi mầy kém vãi lúa, vào xem anh Cá nhà tau ... nầy. Theo tau mầy lên yêu cầu Butter đổi tên cây cốt tên Jun thành Cá được rồi đới :D:D:D:D:D. Pác @Trạng .... CÁ nhề. Em thề với bác ai mà chưa oánh Jun đọc bài này ko thấy rung rinh thì chắc chết dây thần kinh cốt mút rồi :D
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
hehe mất quan điểm, PR là PR thế nào :p, em tin Jun , dzế gì thì với bác cũng chỉ như cái áo mặc rồi lại thay thôi :D nhưng cho rằng, cây này sẽ làm bác nhớ lâu vì quả FH với em nó :D
Anh lại không nghĩ thế, anh ấn tượng với nó ở cú BH hơn, tròn, đều và mạnh, nó gần như là chất xúc tác để anh hoàn thiện BH TAM GIÁC
Tiện đây, anh cũng thông báo luôn, Oh Sang Eun hiện tại đã hoàn thiện BH, không còn phải đánh BH ép về đối công nữa nhé, trong tuần tới sẽ off vụ nữa để show hàng khẳng định ƯU THẾ :p

Hôm nọ bên PBB, nếu Amultart mà không dầy thế thì cũng vác một em về thử rồi đấy :p
 

langngoi

Đại Tá
Anh lại không nghĩ thế, anh ấn tượng với nó ở cú BH hơn, tròn, đều và mạnh, nó gần như là chất xúc tác để anh hoàn thiện BH TAM GIÁC
Tiện đây, anh cũng thông báo luôn, Oh Sang Eun hiện tại đã hoàn thiện BH, không còn phải đánh BH ép về đối công nữa nhé, trong tuần tới sẽ off vụ nữa để show hàng khẳng định ƯU THẾ :p
hehe lúc cầm ko dễ nhận ra đâu, đánh rồi bỏ nó sau nhớ lại mới thấy :p.
Oh Sang Eun gặp Joo Se Huk thì thành nghễnh ngãng BH thôi làm gì có vị gì chứ :p
 

lion

Đại Tá
Em đã từng dùng qua Jun ZLC, Jun SZLC và có tí cảm nhận sau:
1. Kiểu dáng: em thích kiểu dáng của Jun ZLC truyền thống hơn cả, sang trọng, tuy nhiên
trước khi dùng cốt mới nên phun sơn 3-4 lớp cho giữ màu chuôi. Bản vợt của Jun ZLC có
lẽ được dùng làm khuôn mẫu cho các cốt mới hiện nay của BTY. Ngược lại em thấy cốt vợt
Jun SZLC lại hơi thô.

2. Cảm giác: Jun ZLC truyền thống không có gì nổi trội, chỉ đc cái gò xoáy, còn lại là cảm
giác khô, khó kiểm soát, hơi rung, tóm lại là em không thích Jun ZLC nhất trong dòng cốt
ZLC của BTY.

Với Jun SZLC thì chỉ đc cái đắt đỏ, nhưng cũng không hay, form vợt không đẹp như form
của Jun ZLC truyền thống, đánh bóng khô. Tóm lại: Jun gì thì em cũng không thích vì em
không hợp ;)
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Bác Trạng cầm Jun chấp em đánh vis 2 quả nhé.
Lại định nằm bụi úp sọt anh hả, Jun chơi với jeu chấp thì không an toàn một tí nào, đã có trình bày rồi mà, chơi cơ chấp phải đánh cốt mềm hơn bình thường, Jun chỉ để chơi với Jeu cao hơn chấp mình thôi.

Mày chấp anh 2 anh cầm Jun chơi liền :p
 

ducnm

Đại Tá
Nếu Sợ thì close topic đê..nói nhiều :))
Lại định nằm bụi úp sọt anh hả, Jun chơi với jeu chấp thì không an toàn một tí nào, đã có trình bày rồi mà, chơi cơ chấp phải đánh cốt mềm hơn bình thường, Jun chỉ để chơi với Jeu cao hơn chấp mình thôi.

Mày chấp anh 2 anh cầm Jun chơi liền :p
 

Bình luận từ Facebook

Top