Phân tích kỹ thuật giật xung & giật xoáy

archer

Đại Tá
Cú chặn đó em nghiên cứu rồi, khi chúng ta chặn cho nhau chính là tập giật xoáy xuống, còn đối giật mới là tập giật xoáy lên

Nhưng chặn vẫn là chặn bác ạ, nếu đứng xa bàn thì không chặn tăng lực hay đè bóng được nữa, thành ra muốn tăng tốc bóng chỉ còn cách giật lại, lại thành xoáy lên, nhưng nếu lúc đó mà TỐNG vào bóng làm sao xuyên tâm thì nó ra xoáy xuống, em tập nhưng không có cơ sở nên chửa thành công, chỉ các cú giật hơi nhô ra bàn thì em làm được thôi, nhưng vẫn phải dùng xoáy ngang để bóng nó vào bàn an toàn, hơi có tí xuống nhưng ngang là nhiều (đỡ bóng nhưng chọc chéo sườn ngoài để bóng nó ăn xoáy thành ngang xuống)
Dòng bôi đỏ này sai rồi, nên dĩ nhiên ko bao giờ thực hiện được. Tống thẳng vào bóng, tức là F xuyên tâm => F1 = F, F2 = 0, nhưng bóng đến có xoáy, ma sát với mút vợt, tạo phản lực F2' tiếp tuyến, sẽ đảo xoáy của bóng, vì vậy bóng trả lại vẫn là xoáy lên do tác động của vợt mình chứ ko thể gọi là trả nguyên xoáy của đối được. Nếu muốn làm vậy chỉ có thể dùng mặt kim loại cực nhẵn dán thay mặt mút.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Dòng bôi đỏ này sai rồi, nên dĩ nhiên ko bao giờ thực hiện được. Tống thẳng vào bóng, tức là F xuyên tâm => F1 = F, F2 = 0, nhưng bóng đến có xoáy, ma sát với mút vợt, tạo phản lực F2' tiếp tuyến, sẽ đảo xoáy của bóng, vì vậy bóng trả lại vẫn là xoáy lên do tác động của vợt mình chứ ko thể gọi là trả nguyên xoáy của đối được. Nếu muốn làm vậy chỉ có thể dùng mặt kim loại cực nhẵn dán thay mặt mút.
sẽ ra xoáy xuống
 

archer

Đại Tá
Bóng đến xoáy lên
View attachment 65197
Bóng xoáy lăn dọc theo mặt vợt do ma sát, tiếp tục chuyển động xoáy theo chiều của nó
View attachment 65198
Bật ra vẫn giữ nguyên chiều xoáy, thành xoáy xuống của mình
View attachment 65199
Thế này mới đúng là phản ứng của bóng chạm mặt mút anh ạ
New Bitmap Image.jpg
 

Trainee

Đại Tá
Bóng đến xoáy lên
View attachment 65197
Bóng xoáy lăn dọc theo mặt vợt do ma sát, tiếp tục chuyển động xoáy theo chiều của nó
View attachment 65198
Bật ra vẫn giữ nguyên chiều xoáy, thành xoáy xuống của mình
View attachment 65199
Mặt vầy thì sẽ bị chuyển sang phân loại chuội, Anti, gai rồi anh. Đến gai công nó cũng quá lắm là trả ra bóng chuội, còn bt thì vẫn xoáy lên nhưng ít hơn mút thường!
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Mặt vầy thì sẽ bị chuyển sang phân loại chuội, Anti, gai rồi anh. Đến gai công nó cũng quá lắm là trả ra bóng chuội, còn bt thì vẫn xoáy lên nhưng ít hơn mút thường!
Anh cứ nghĩ là mặt càng bám thì bóng ma sát càng lớn, khi đó nó ăn theo mặt sẽ lớn, nên xoáy nó sẽ duy trì nhiều hơn, tức là xoáy XUỐNG càng nhiều chứ nhỉ ?
 

Trainee

Đại Tá
Anh cứ nghĩ là mặt càng bám thì bóng ma sát càng lớn, khi đó nó ăn theo mặt sẽ lớn, nên xoáy nó sẽ duy trì nhiều hơn, tức là xoáy XUỐNG càng nhiều chứ nhỉ ?
Không đâu anh!
Bóng bổ vào vợt, xoáy ấn vào làm mút lún, xoắn vặn sau đó bật ngược trở ra với chiều xoáy ngược lại hoàn toàn. Đó mới là mút thường, phổ thông nhất của các dòng mút Nhật, Đức. Các mút khác đi đều là dòng "dị": Gai, anti, trơ chuội hết xoáy, ....
Muốn tạo xoáy xuống anh phải tăng tốc vợt, chém tiếp theo chiều xoáy, ... đó chính là cú cắt bóng giật, ngược với cú cắt bóng cắt (phá tạo xoáy mới)!
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Ừ, có lẽ mình sai mẹ nó rồi, vì đánh với gai và anti, lên thành xuống, tức là giống hình của mình, xuống thành lên, còn như của @archer mới là lên thành lên, xuống thành xuống nhỉ ?

Nhưng như vậy thì mình hiểu sai về lực ma sát sao ?
 

Trainee

Đại Tá
Ừ, có lẽ mình sai mẹ nó rồi, vì đánh với gai và anti, lên thành xuống, tức là giống hình của mình, xuống thành lên, còn như của @archer mới là lên thành lên, xuống thành xuống nhỉ ?

Nhưng như vậy thì mình hiểu sai về lực ma sát sao ?
Anh không hiểu sai. Nhưng về xoáy, lực trong cú đánh với mút Nhật, Đức phổ thông thì nó còn do cả nén, bật của mút, sponge. Như thế cú giật dầy mới vẫn lực và xoáy, chứ không thì phải đua nhau giật mỏng tang, lực cử tạ thì mới ngon!
Có chăng cú giao bóng thì khác chăng thôi!
 

lamtq

Đại Tá
Anh cứ nghĩ là mặt càng bám thì bóng ma sát càng lớn, khi đó nó ăn theo mặt sẽ lớn, nên xoáy nó sẽ duy trì nhiều hơn, tức là xoáy XUỐNG càng nhiều chứ nhỉ ?
Bóng đến xoáy lên
View attachment 65197
Bóng xoáy lăn dọc theo mặt vợt do ma sát, tiếp tục chuyển động xoáy theo chiều của nó
View attachment 65198
Bật ra vẫn giữ nguyên chiều xoáy, thành xoáy xuống của mình
View attachment 65199
May ve dung roi nhung ly Luan chua dung vi neu bong chi masat ko lun vao mat vot thi moi tiep xoay Len of Minh thanh xoay xuong doi phuong. Con dung of no thi neu dung mut thuong se phai la qua cat , ko thi chi co cach dung anti,gai hay mut chet ma thoi
 

gaumeo

Đại Tá
Thì em cũng muốn hiểu những cái bác được học để em học mà. Em hơi sách vở, nên rất mong bác giải thích những gì bác được học lại cho em, chỗ này em đã từng lọ mọ nhưng không biết có đúng không ? Em hơi dài dòng tí.

Theo em hiểu, bóng chuyển động là do lực F1 khiến quả bóng đi ngang, hướng đi ngang là vecto lực / đường thẳng đi qua điểm chạm (trên bề mặt bóng) và tâm bóng
View attachment 65120

Nhưng quỹ đạo bóng không bao giờ là thẳng, về lý thuyết, bóng sẽ đi theo 03 quỹ đạo sau

View attachment 65124
1. Không xoáy: Đường thẳng - Màu đen
2. Xoáy lên: Đường cong dưới - Màu đỏ
3. Xoáy xuống: Đường cong trên - Màu xanh

Qũy đạo cong này do lực Magnus, chính là lực hút bóng của các dòng khí xoay quanh bóng khi bóng xoáy, xoáy lên hút xuống, xoáy xuống hút lên
View attachment 65129
Bác biểu diễn hiệu ứng Magnus chưa chuẩn lắm. Hình bác vẽ chỉ là 1 trường hợp riêng, gần như không gặp bác ạ.
 

Trắng Đen

Thượng Tá
Ông Cá lo nghiên cứu chuyên sâu các kỹ thuật và chém bão mà ứ chịu đọc mấy cái sơ cấp thường thức về xoáy, đọc xoáy của ông hói spingskill nhỉ???? rồi mấy cái kỹ thuật gai dài của bác Thanh Trà nữa (có cả file gif, clip motion minh họa).
Hay là giả khù khờ để được trời đãi nhỉ!!!
Có dự mưu gì chăng??????????
:)
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Ông Cá lo nghiên cứu chuyên sâu các kỹ thuật và chém bão mà ứ chịu đọc mấy cái sơ cấp thường thức về xoáy, đọc xoáy của ông hói spingskill nhỉ???? rồi mấy cái kỹ thuật gai dài của bác Thanh Trà nữa (có cả file gif, clip motion minh họa).
Hay là giả khù khờ để được trời đãi nhỉ!!!
Có dự mưu gì chăng??????????
:)
Em học cao rồi, nên cứ nghĩ là mình giỏi, có ngờ đâu ... sơ cấp chửa thông

Không biết gì thì học đấy, đi đâu mà sợ hả bác. Nhưng những kiểu đọc xoáy, em hơi dị ứng. Nó tốt thật, nhưng em không làm theo kiểu chăm hay tay quen lắm, cứ phải lọ mọ, đúng sai theo nguyên lí, rồi mới làm được, hơi ngược với nhiều anh em khác
 

lion

Đại Tá
Nhà em nói thật cho mấy bác hay đưa mớ công thức vào nhé, hễ thấy công thức là
nhà em không thèm đọc luôn!

Hiểu đơn giản đi, giật moi thường áp dụng với bóng xoáy xuống, chuội, thường tiếp
xúc với trái bóng khi nó đã rơi xuống (bằng hoặc thấp hơn mặt bàn), đánh ở ngoài
bàn, bóng sang chậm, có vòng cung, xoáy, đôi khi xoáy mà rất ít lực, dễ bị bung và
người đánh khéo thì có thể chọn điểm rơi tốt gây khó khăn cho đối phương, có bác
còn chỉnh góc vợt khiến trái bóng rơi sang nảy hơi ngang ngang rất khó phán đoán.

Giải pháp an toàn nhất là, đánh với người giật moi thì chớ đánh ra ngoài bàn, nếu
có đánh thì phải đánh nhanh, căng, ra hai góc khiến họ không có đủ thời gian thực
hiện động tác. Nếu bị giật sang rồi thì an toàn nhất là kê êm về góc lệch hay góc xa
nếu đấm lại vào bụng họ thì sẽ có hiệu quả cao hơn. Bác nao siêu thì có thể xáp lại
nhằm vai bóng giật đối lại. Khi kê các bác nhớ kê giảm lực, mặt vợt gần song song
với mặt bàn để hãm xoáy đối phương.

Boll là thằng hay giật moi, khắc tinh của nó là Ma Long, nó toàn phát bóng ra mép
cho Boll moi lên rồi chờ sẵn phang cho một đòn chí tử.

Để giật xung thì giống như cách giật nhiều bác có kinh nghiệm đã hướng dẫn ae rồi,
chỉ cần đủ chân, tay, giật lên trên ra trước khi tiếp xúc hợp lý, đúng điểm, đúng thời
điểm với xung mạnh mẽ sẽ có bóng xoáy và rất nhanh, uy lực thôi.
 

Bình luận từ Facebook

Top