giờ mà cứ thấy tuấn quỳnh với kiến quốc nhà lầu bốn bánh, hay hoàng bư đi lexus thì bóng bàn mạnh lên ngay. Cái ông liên đoàn làm truyền thông quá kém dẫn đến thu nhập của vđv ngoài tiền lương và vài cái vợt được tài trợ thì chả có cái mốc gì. Ai dám gửi tương lai cho mấy ổng. Cứ đầu tư quay thật đẹp, loại hết mấy bố chơi kiểu đập phát chết luôn, mỗi tuần làm hai trận trên truyền hình. Thi đấu quôc tế với phóng sự ào ạt. Tự nhiên bọn quảng cáo mò đến, tài trợ mò đến, thu nhập tăng, vdv bóng bàn thành hot. Đội tuyển sẽ đông quân, nhiều đạn, chất lượng tăng lên. Bao giờ nghề bóng bàn thành nghề hot, vdv bóng bàn dc hô tên như kiểu ZJK ủa ái nỉ, thì trình mới lên. Còn bg thỉnh thoảng em xem trận bóng bàn VN trên truyền hình buồn ngủ, ngủ lúc nào ko biết. Góc quay xấu, ko có chiếu chậm, bình luận chán, vdv đánh tẻ nhạt, bụp phát đếch nhìn thấy bóng đâu, rồi đứng tâng tâng bóng với vẫy tay câu giờ.
Vấn đề đầu tiên là tiền đâu? Ko tự lăng xê quảng cáo, ko tìm đến người hâm mộ thì bg mới khá được.
Bác pingg nói vậy có cái đúng và chưa đúng.
Nói về vật chất thì đến giờ phút này mối vđv bác nói có được gấp 3 thế thật thì cũng chẳng còn nhích được mấy đâu. Đãi ngộ và giải thưởng như thế nó phải treo lơ lửng cho các cháu (và gia đình các cháu) còn đang tập năng khiếu thì mới hy vọng. Các sao tuyển VN đến ngưỡng này thì cũng gần tới hạn rồi. Tuổi như họ rồi tôi không hiểu giờ có đổ vàng vào người rồi sang tập huấn tại TQ 5 năm nữa có vào nổi top 100 thế giới không.
Mình nghe nói tuổi 12-15 thường là mấu chốt để lựa chọn vđv đỉnh cao ở TQ.
Bóng bàn cũng chỉ là một môn thể thao như nhiều môn thể thao khác ở Việt Nam, nghĩa là nó cũng chẳng có gì được coi là đặc biệt. Người chơi cũng không thể hơn được bóng đá, cầu lông, võ thuật....Như một gia đình đông con, Chính phủ, Bộ VHTT-DL hay Liên đoàn BB cũng chẳng làm gì để cưng chiều BB hơn những môn khác, vì vậy mà tiền bạc hay truyền thông nhà nước dành cho nó cũng không thể "đột phá" vì nó được, nhất là khi tự mình cũng thấy tiền bạc cũng chỉ là một khía cạnh của thành tích (đặc biệt còn phụ thuộc đối thủ nữa). Doanh nghiệp muốn đổ tiền thì phải được lợi về quảng cáo (nhiều người xem, nhiều người quan tâm); cái này họ tính chán và bóng đá vẫn là nơi hấp dẫn hơn cả.
Chẳng ai có thể bì được Trung Quốc về bb cả, vì sao? Vì từ tầm cao nhất (Đảng CS, CP) đã hẳn lý luận khoa học và coi phát triển bb như là một quốc sách ưu tiên hàng đầu. Và kết quả là sao: Đầu tư nhà nước đổ vào bb cũng chẳng kém bất cứ chương trình ưu tiên nào của quốc gia (như xóa đói giảm nghèo, chẳng hạn, ,,,) như kiểu nhà có 10 thằng con thì đặt ra hẳn ưu tiên tiền bạc cho 1 thằng đi học đại học còn 1 thằng đi học bóng bàn, dĩ nhiên 8 thằng kia vẫn ăn uống đầy đủ nhưng không có ưu tiên nào.
Được cái vĩ mô vậy rồi thì tiền bạc đổ vào ầm ầm: tìm kiếm tài năng rộng khắp, mở các viện nghiên cứu chuyên môn đủ loại (cốt mút, năng lực vđv, giáo án...) kèm với nó là đãi ngộ xứng đáng. Truyền thông thì tíu tít đưa tin (vì là chính sách lớn của quốc gia mà), DN thì khỏi nói rồi, đầu tư còn lời hơn bóng đá. Thế là nhà nhà tập bóng bàn, người người chơi bb; ai không chơi được thì khuyến khích con em chơi. Sự lựa chọn nghề nghiệp giữa bóng bàn và các nghề cao quý khác như bác sỹ, kỹ sư... nghe chừng có vẻ dễ dàng hơn rất nhiều. Việt Nam hay đa phần các nước khác sao được thế. Những tài năng năng khiếu bb của VN có khi đang làm bất cứ nghề gì đó khác ngoài bb và khó tìm ra họ trong điều kiện hiện nay (nhiều người năng khiếu thực sư họ chỉ chơi bb qua loa rồi làm việc khác, mà cũng chẳng ai phát hiện đào tạo họ). TQ thì nó đã hạn chế tối đa khả năng để xổng những tài năng như vậy.
Một số nước có truyền thống như Nhật, Hàn, Đức nhưng cũng không thể đọ với TQ vì bb cũng không phải gì quá đặc biệt như ở TQ. Như một bài dịch trên diễn đàn đã đưa, Lưu Quốc Lượng cũng đã chỉ rõ một điểm hạn chế lớn của bb Châu Âu so vs TQ là gì rồi, đó là bb ở châu Âu không được coi trọng tầm quốc gia.
Chính phủ một nước, kể cả Việt Nam, sẽ quan tâm đặc biệt hơn đến 1 môn thể thao khi mà nó:
1) Có khả năng cạnh tranh thế giới, có thành tích cao (để mở mày mở mặt, để khuyến khích lòng tự hào dân tộc của nhân dân...). Ánh Viên là một trường hợp cá biệt như vậy khi mà khả năng của cô có tầm quốc tế-khu vực và còn có thể phát triển nữa thì lập tức được đầu tư đặc biệt nhưng nói đối xử đặc biệt chung với bơi lôi thì chưa.
2) Có đông đảo người chơi, và phát triển môn thể thao như vậy là để phục vụ nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người dân. Bóng đá thì đã được quan tâm nhất rồi, dù chưa phải là thực sự đặc biệt (ngân sách còn ít, phải dành cho các môn khác...). Bóng bàn thì cứ với điều kiện kinh tế và đời sống được cải thiện sẽ cũng phát triển mạnh mẽ hơn, nhiều người chơi hơn. Khi nào người chơi bb phong trào mà nhiều như bóng đá thì sự quan tâm của nhà nước và doanh nghiệp và cả truyền thông nữa chắc cũng chẳng ít hơn đâu. Tất nhiên nó cũng chỉ tương xứng với những gì mà ta có.
Anh em ta chơi bóng bàn thì ủng hộ bb, muốn môn này được quan tâm đặc biệt thì cũng là chính đáng. Nhưng các môn khác họ cũng đang nghĩ vậy. Và tất cả chúng ta lại cùng đang sống trong một gia đình đông con không có gì lấy làm dư giả thì đành tự hài lòng với những gì mình có.
Những Tiến Đạt, Quang Linh, Hoàng Bư, Nam tè.... giờ tập luyện để duy trì ổn định phong độ cao nhất đã có, tích lũy thêm kinh nghiệm thi đấu đã là cả 1 nỗ lực. Những Tú mẩu, ĐBTA...sẽ còn tiến bộ nhưng bảo họ sẽ vượt trội lớp đàn anh nghe chừng cũng khó hy vọng.