Bác cứ nói về vật lý với bác Cá vẫn được đấy nhưng nên truyền tải một cách rõ ràng nhất. Trực quan sinh động càng tốt, tự nhiên tư duy trừu tượng sẽ đến. Cá từng là dân đội tuyển toán của chuyên Tổng hợp, chỉ có điều 20 năm nay ko dùng đến thôi
để em tìm hiểu thêm nói sẽ dễ hiểu hơn, em cũng biết sơ sơ về mấy cái đó, nhưng chưa bao giờ ứng dụng vào giải quyết cái vụ bóng bàn, vì ko có thông tin cụ thể về cốt mút. Túm lại vẫn chỉ cảm nhận dựa trên nền lý thuyết chứ chưa giải quyết dc cụ thể.
Nói sơ sơ là lực truyền vào bóng sẽ có 2 lực, một lực hướng vào tâm bóng và lực tiếp tuyến với bóng.
Lực hướng tâm phụ thuộc vào xung lực, nôm na là đại lượng tích phân của vận tốc theo thời gian, vợt đập vào bóng trong thời gian càng ngắn, gia tốc càng lớn, vợt và mút càng cứng thì lực này càng lớn. Ví dụ cụ thể là khi bác bạt bóng tăng tốc đột ngột từ cổ tay, bóng vọt rất nhanh.
lực tiếp tuyến với bóng cũng là một dạng xung lực, phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc bóng và lực ma sát. Lực ma sát này lại tỉ lệ thuận với hệ số ma sát và áp lực. Bài toán va chạm thì bóng càng lún sâu vào vợt, thời gian lưu lại càng lâu, thì diện tích bóng tiếp xúc với vợt càng lớn, thì hệ số ma sát càng lớn. Cái hay ở đây là nếu áp lực lớn tức là vợt cứng, mút nảy, tốc độ vợt cao thì bóng càng lún ít vào vợt nên ma sát càng nhỏ. Điều đó dẫn đến nếu lực hướng tâm càng lớn, bóng vọt càng nhanh, lực tiếp tuyến càng nhỏ, khi đó bóng gần như bạt và giật bạt. Tuy nhiên khi giật moi, áp lực nhỏ thì lực tiếp tuyến cũng nhỏ theo.
việc chúng ta muốn là tăng cả áp lực và tăng lực ma sát, vì vậy bọn tàu nghĩ ra chất dính vừa tăng hệ số ma sát, vừa tăng thời gian lưu bóng mà ko lo giảm áp lực vì sợ bóng vọt ra quá nhanh.
nói thêm một chút về cách giảm áp lực, đó là điều chỉnh góc vợt, khi vung vợt trong động tác giật để giảm áp lực thì góc vợt càng nhỏ, nếu góc vợt lớn bóng sẽ vọt ra ngoài bàn. Vợt càng nảy thì góc vợt càng nhỏ.
Một yếu tố khác là xoáy của bóng đến. Đối với vợt mút có ma sát, sẽ sinh ra một phản lực ngược chiều với chiều xoáy. Nếu bóng đến xoáy lên thì bóng vọt lên trên, bóng đến xoáy xuống sẽ giúc vào lưới, khi giật bóng tới có xoáy, sẽ phải tính đến yếu tố này. Khi bóng đến có xoáy lên, nếu giật mạnh sẽ có xu hướng úp vợt để đè bóng, còn bóng xoáy xuống sẽ có xu hướng ngửa vợt để bù lại hiệu ứng xoáy xuống.
Riêng trường hợp nếu mặt vợt rất xịt và bám nhiều khi giật mạnh cũng không cần úp vợt mà táng thẳng vào rồi kéo lên, tốc độ xoáy của bóng rất lớn so với tốc độ tịnh tiến của bóng, xoáy của bóng tạo hiệu ứng lực magnus (chênh lệch áp xuất khi bóng xoáy), lực này đủ lớn để kéo bóng tụt nhanh trước khi vọt ra khỏi bàn.