Làm sao để có cú GIẬT FOREHAND HOÀN HẢO - Lý thuyết đơn thuần

Trạng .... CÁ

Đại Tá
vâng, bác hỏi 2 câu giống nhau nên có câu trả lơi giống nhau, bg bác chỉ cần chọn một combo, chọn một điều kiện bóng tới mà bác chỉ ra được phương và độ lớn nào của lực để tạo ra bóng xoáy mạnh nhất là bác thành công ợ, nếu cách bác làm đúng em mời bác ket coca.
Mục đích của em đấy, nhưng từng bứơc đều thấy các khó khăn nhất định, phải giải quyết chính cái logic ban đầu của mình, vì khi vẽ hình, hình họa nó rất rõ ràng, nhiều khi không giải quyết được.

Mấy cái vừa rồi may có @gaumeo nó gợi mở và giải thích, em mới hoàn thành được đấy.

Làm được thêm cái gì phấn khích lắm bác ạ, sứơng như vừa thắng đối thủ khó chơi ấy, cảm giác rất phê

Tính lọ mọ mất thời gian, nhưng nhiều khi đạt độ rất ngô nghê:p:p:p:p
 

pingg

Trung Uý
Em đã đựơc xem video, nhưng nó mang tính PR kinh quá, không thật bằng mấy cái video về omino của Nhật, và tài liệu phân tích thì tuyệt không có cái gì, buồn qúa bác ạ

Nó cho mình cái tài liệu đó có phải bao nhiêu công lọ mọ giảm bớt được không :(:(:(:(
vâng, nó pr vì nó chuyên về robotic, bác muốn tìm thì phải mất công, để chế tạo dc con robot đánh trả dc bóng xoáy nó cũng cần nghiên cứu tất tần tật về xoáy và cốt mút để đưa ra lệnh điều khiển robot. Cái này chắc phải gồm vài đề tai nghiên cứu, và nó chưa share miễn phí ngay đâu. Cứ đợi thoai, đến U50 bảo dảm mớ tài liệu ấy sẽ phổ cập trong sgk. Bây giờ cứ vui chơi và chia sẻ human experiences thui. Cái này bọn tàu nghiên cứu khá lâu và coi như bí kíp. Bác cứ kiếm cái mút nào xịt, bám xoáy, cốt dẻo, táng thẳng vào rồi kéo mạnh lên, đảm bảo giật mạnh và xoáy. Cái này là có cơ sở khoa học, ko phải tự nhiên mà có. Bác cứ tập vậy là lên D sớm thui.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
vâng, nó pr vì nó chuyên về robotic, bác muốn tìm thì phải mất công, để chế tạo dc con robot đánh trả dc bóng xoáy nó cũng cần nghiên cứu tất tần tật về xoáy và cốt mút để đưa ra lệnh điều khiển robot. Cái này chắc phải gồm vài đề tai nghiên cứu, và nó chưa share miễn phí ngay đâu. Cứ đợi thoai, đến U50 bảo dảm mớ tài liệu ấy sẽ phổ cập trong sgk. Bây giờ cứ vui chơi và chia sẻ human experiences thui. Cái này bọn tàu nghiên cứu khá lâu và coi như bí kíp. Bác cứ kiếm cái mút nào xịt, bám xoáy, cốt dẻo, táng thẳng vào rồi kéo mạnh lên, đảm bảo giật mạnh và xoáy. Cái này là có cơ sở khoa học, ko phải tự nhiên mà có. Bác cứ tập vậy là lên D sớm thui.
Trước em có đọc bác P-500 bên bbsg và đã luyện cú đó rồi mà, em giờ đánh được cú đó, trong khi tập, tất nhiên là không được đều và đẹp cho lắm, nhưng mạnh thì chắc chả kém C là mấy (;););)chém khiếp)

Vào trận thì vẫn khó bác ạ, vì nó cứ không thật tay, nên hơi sợ sợ. Chính vì cú kia đánh được, nhưng không hiểu vì sao, nguyên lí lực như thế nào, nên em mới đi tìm tòi về nguyên lý.

Em bệnh lý luận hơi bị nặng, làm cái gì mà không biết vì sao, thì dù biết như thế nào vẫn vừa làm vừa lo, không yên tâm ạ:)
 
Hình như bác có định kiến gì với bác @Trạng .... CÁ. Người ta đang thắc mắc rằng về mặt LÝ THUYẾT có trường hợp đó ko? Giải thích và chứng minh như thế nào thì bác lại lôi thực tế ra. Thực tế đã xảy ra rồi thì luôn luôn đúng nhưng có thể đúng đến hiện tại nhưng trong tương lai chưa chắc đã đúng.
Bác nghĩ thế nào về một câu nói rất nổi tiếng của Einstein "cái gì không chứng minh được bằng thực nghiệm thì chứng minh bằng lý thuyết".
Còn bài toán bóng chui gầm bàn của bác em có thể làm được với điều kiện bác tạo cho em một vật nhỏ thôi cũng được nhưng có khối lượng lớn gấp 5-10 lần khối lượng trái đất. Tương tự như câu nói "hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nhấc bổng trái đất lên".

Nhà thơ Xuân Quỳnh hỏi: sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu?
Nếu trả lời đến tận cùng nguyên nhân tạo ra gió, chỉ duy nhất lý thuyết mới chứng minh đươc. Nền khoa học thực nghiệm của nhân loại chưa chứng minh được
đi tìm lá diêu bông thì phải hỏi Trần Tiến
còn tôi chả định kiến với ai cả,ko chơi bb nữa nhưng cái gì mình biết thì mình nói,những gì tôi biết tôi chỉ cho đảm béo thì nó tiến bộ vượt bậc.tôi thấy chủ thớt nói linh tinh nhiều quá,nhiều anh em mà tin vào,rồi lại tẩu hoả nhập ma thì khổ người ta ra
người ta nói là cái gì cũng phải thuận với tự nhiên,ko nên làm ngược với tự nhiên,như kiểu bơi xuôi dòng hay bơi ngược dòng nước đấy.,........còn về BB tôi thích nhất câu 'quan trọng nhất của bóng bàn là đôi chân',có chân có tất cả,từ gò,giật,chặn,hất,........
làm cái gì nó cũng phải từ gốc rễ,đừng xây nhà từ nóc.bài này là bài comment cuối cùng của tôi vào topic này
đôi lời chia sẻ, gút nắc
 

gaumeo

Đại Tá
đây là lực xuyên qua tâm bóng thôi ợ, bác bạt thì gần giống, khi giật thì khác nhiều. Em xin dừng cmt về vật lý vì ko cùng hệ quy chiếu với bác. Bác ko rành về cái này lắm nên nói thêm sẽ loãng chủ đề.
Bác cứ nói về vật lý với bác Cá vẫn được đấy nhưng nên truyền tải một cách rõ ràng nhất. Trực quan sinh động càng tốt, tự nhiên tư duy trừu tượng sẽ đến. Cá từng là dân đội tuyển toán của chuyên Tổng hợp, chỉ có điều 20 năm nay ko dùng đến thôi
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Bác cứ nói về vật lý với bác Cá vẫn được đấy nhưng nên truyền tải một cách rõ ràng nhất. Trực quan sinh động càng tốt, tự nhiên tư duy trừu tượng sẽ đến. Cá từng là dân đội tuyển toán của chuyên Tổng hợp, chỉ có điều 20 năm nay ko dùng đến thôi
Em là dân 2 đội tuyển, nhưng là của Chuyên Ngữ ạ :(
 

loiphong

Đại Tá
Đọc những bài của bác @pingg quen quá.......chẳng có nhẽ là người đã giải thích cho em về vấn đề bóng sẽ xoáy nhiều hơn khi xa bàn....:):):)!
Em thì rất thích giải thích mọi thứ bằng công thức, mặc dù chỉ là lý thuyết và cũng ko thể chọn vẹn. Nhưng qua đó ta lại bổ xung và học được rất nhiều thứ, ngộ ra được nhiều điều!:)
 

pingg

Trung Uý
Bác cứ nói về vật lý với bác Cá vẫn được đấy nhưng nên truyền tải một cách rõ ràng nhất. Trực quan sinh động càng tốt, tự nhiên tư duy trừu tượng sẽ đến. Cá từng là dân đội tuyển toán của chuyên Tổng hợp, chỉ có điều 20 năm nay ko dùng đến thôi
để em tìm hiểu thêm nói sẽ dễ hiểu hơn, em cũng biết sơ sơ về mấy cái đó, nhưng chưa bao giờ ứng dụng vào giải quyết cái vụ bóng bàn, vì ko có thông tin cụ thể về cốt mút. Túm lại vẫn chỉ cảm nhận dựa trên nền lý thuyết chứ chưa giải quyết dc cụ thể.

Nói sơ sơ là lực truyền vào bóng sẽ có 2 lực, một lực hướng vào tâm bóng và lực tiếp tuyến với bóng.
Lực hướng tâm phụ thuộc vào xung lực, nôm na là đại lượng tích phân của vận tốc theo thời gian, vợt đập vào bóng trong thời gian càng ngắn, gia tốc càng lớn, vợt và mút càng cứng thì lực này càng lớn. Ví dụ cụ thể là khi bác bạt bóng tăng tốc đột ngột từ cổ tay, bóng vọt rất nhanh.
lực tiếp tuyến với bóng cũng là một dạng xung lực, phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc bóng và lực ma sát. Lực ma sát này lại tỉ lệ thuận với hệ số ma sát và áp lực. Bài toán va chạm thì bóng càng lún sâu vào vợt, thời gian lưu lại càng lâu, thì diện tích bóng tiếp xúc với vợt càng lớn, thì hệ số ma sát càng lớn. Cái hay ở đây là nếu áp lực lớn tức là vợt cứng, mút nảy, tốc độ vợt cao thì bóng càng lún ít vào vợt nên ma sát càng nhỏ. Điều đó dẫn đến nếu lực hướng tâm càng lớn, bóng vọt càng nhanh, lực tiếp tuyến càng nhỏ, khi đó bóng gần như bạt và giật bạt. Tuy nhiên khi giật moi, áp lực nhỏ thì lực tiếp tuyến cũng nhỏ theo.

việc chúng ta muốn là tăng cả áp lực và tăng lực ma sát, vì vậy bọn tàu nghĩ ra chất dính vừa tăng hệ số ma sát, vừa tăng thời gian lưu bóng mà ko lo giảm áp lực vì sợ bóng vọt ra quá nhanh.

nói thêm một chút về cách giảm áp lực, đó là điều chỉnh góc vợt, khi vung vợt trong động tác giật để giảm áp lực thì góc vợt càng nhỏ, nếu góc vợt lớn bóng sẽ vọt ra ngoài bàn. Vợt càng nảy thì góc vợt càng nhỏ.

Một yếu tố khác là xoáy của bóng đến. Đối với vợt mút có ma sát, sẽ sinh ra một phản lực ngược chiều với chiều xoáy. Nếu bóng đến xoáy lên thì bóng vọt lên trên, bóng đến xoáy xuống sẽ giúc vào lưới, khi giật bóng tới có xoáy, sẽ phải tính đến yếu tố này. Khi bóng đến có xoáy lên, nếu giật mạnh sẽ có xu hướng úp vợt để đè bóng, còn bóng xoáy xuống sẽ có xu hướng ngửa vợt để bù lại hiệu ứng xoáy xuống.

Riêng trường hợp nếu mặt vợt rất xịt và bám nhiều khi giật mạnh cũng không cần úp vợt mà táng thẳng vào rồi kéo lên, tốc độ xoáy của bóng rất lớn so với tốc độ tịnh tiến của bóng, xoáy của bóng tạo hiệu ứng lực magnus (chênh lệch áp xuất khi bóng xoáy), lực này đủ lớn để kéo bóng tụt nhanh trước khi vọt ra khỏi bàn.
 

pingg

Trung Uý
Đọc những bài của bác @pingg quen quá.......chẳng có nhẽ là người đã giải thích cho em về vấn đề bóng sẽ xoáy nhiều hơn khi xa bàn....:):):)!
Em thì rất thích giải thích mọi thứ bằng công thức, mặc dù chỉ là lý thuyết và cũng ko thể chọn vẹn. Nhưng qua đó ta lại bổ xung và học được rất nhiều thứ, ngộ ra được nhiều điều!:)
bóng xoáy nhiều hơn khi xa bàn thì em ko rõ lắm, bóng càng đi xa thì tác dụng lực cản ko khí càng có tác dụng, nên thông thường xoáy sẽ giảm. Bóng sẽ tăng xoáy trong trường hợp khi bóng xoáy lên chạm vào bàn hoặc vào mép lưới, vì lúc đó có một phản lực tại điểm tiếp xúc sinh ra mô men cùng chiều với xoáy.
Do đó bác thấy có hiện tượng bóng lồng lên hoặc tăng xoáy đột ngột những quả bóng chạm lưới. Đa số khi chặn những quả chạm lưới có cảm giác bị bung, do bóng bị tăng xoáy làm ước lượng sai xoáy.
 

pingg

Trung Uý
Đọc những bài của bác @pingg quen quá.......chẳng có nhẽ là người đã giải thích cho em về vấn đề bóng sẽ xoáy nhiều hơn khi xa bàn....:):):)!
Em thì rất thích giải thích mọi thứ bằng công thức, mặc dù chỉ là lý thuyết và cũng ko thể chọn vẹn. Nhưng qua đó ta lại bổ xung và học được rất nhiều thứ, ngộ ra được nhiều điều!:)
bác cứ đầu tư con camera tốc độ cao và con robot bắn bóng là sẽ biết thui;), còn giải thích mồm dựa vào cảm giác thì đừng tin.
 

lion

Đại Tá
Em rất trân trọng mấy bác có sự liên hệ đến vật lý và đưa ra các công thức, nhưng em nghĩ mình là người không phải cái máy, mỗi người lại có cơ địa, khả năng, sức khoẻ, tôn chỉ...khác nhau, tóm lại càng đưa công thức vào càng khó hiểu và bế tắc.

Tốt nhất là có video, thiết bị thị phạm, một bên là cả tá các thấp thủ đang muốn hiểu, giật đúng, giật xoáy và giật mạnh, một bên là vài cao thủ có máu mặt chỉ điểm cho ae biết sai chỗ nào, đúng chỗ nào, làm sao để giật mạnh hơn, xoáy hơn.

Cuối cùng, để các thấp thủ thực hành, cảm nhận, so sánh kết hợp với đo đạc bằng video, hình ảnh...là trực quan sinh động nhất.

Em xôi thịt rất mong được các bác chỉ giáo ạ ;)
 

pingg

Trung Uý
Em rất trân trọng mấy bác có sự liên hệ đến vật lý và đưa ra các công thức, nhưng em nghĩ mình là người không phải cái máy, mỗi người lại có cơ địa, khả năng, sức khoẻ, tôn chỉ...khác nhau, tóm lại càng đưa công thức vào càng khó hiểu và bế tắc.

Tốt nhất là có video, thiết bị thị phạm, một bên là cả tá các thấp thủ đang muốn hiểu, giật đúng, giật xoáy và giật mạnh, một bên là vài cao thủ có máu mặt chỉ điểm cho ae biết sai chỗ nào, đúng chỗ nào, làm sao để giật mạnh hơn, xoáy hơn.

Cuối cùng, để các thấp thủ thực hành, cảm nhận, so sánh kết hợp với đo đạc bằng video, hình ảnh...là trực quan sinh động nhất.

Em xôi thịt rất mong được các bác chỉ giáo ạ ;)
góp tiền làm con camera 10000 hình một giây là ra hết ợ, còn camera thường thì khỏi vì xem xong cảm tính vẫn hoàn cảm tính. Có bác từng lí luận bóng xa bàn xoáy hơn vì đỡ khó hơn vì cảm thấy bị bung nhiều hơn. Cái này không đúng vì bóng vọt ra khi kê chặn phụ thuộc vào cả tốc độ bóng tới và tốc độ xoáy, nhiều khi bóng cực xoáy lao tới với tốc độ cao còn cho cảm giác ít bung hơn là bóng xoáy ít nhưng tốc độ rất chậm. Dựa cào cảm giác bung mà kết luận bóng ít xoáy hơn là ko đúng.
 

pingg

Trung Uý
bóng xoáy nhiều hơn khi xa bàn thì em ko rõ lắm, bóng càng đi xa thì tác dụng lực cản ko khí càng có tác dụng, nên thông thường xoáy sẽ giảm. Bóng sẽ tăng xoáy trong trường hợp khi bóng xoáy lên chạm vào bàn hoặc vào mép lưới, vì lúc đó có một phản lực tại điểm tiếp xúc sinh ra mô men cùng chiều với xoáy.
Do đó bác thấy có hiện tượng bóng lồng lên hoặc tăng xoáy đột ngột những quả bóng chạm lưới. Đa số khi chặn những quả chạm lưới có cảm giác bị bung, do bóng bị tăng xoáy làm ước lượng sai xoáy.
Thêm tí nữa là những quả xoáy lên và bóng cầu vồng sẽ làm cho bóng lồng lên, nguyên nhân là khi bóng cầu vồng tới chạm bàn đối phương, góc tới càng lớn làm cho áp lực vuông góc với mặt bàn cangf lớn, nên lực ma sát sinh ra tại điểm tiếp xúc càng lớn, xoáy lên càng tăng nhiều và bóng càng lồng. Bóng càng xoáy hiệu ứng này càng lớn.
 

loiphong

Đại Tá
góp tiền làm con camera 10000 hình một giây là ra hết ợ, còn camera thường thì khỏi vì xem xong cảm tính vẫn hoàn cảm tính. Có bác từng lí luận bóng xa bàn xoáy hơn vì đỡ khó hơn vì cảm thấy bị bung nhiều hơn. Cái này không đúng vì bóng vọt ra khi kê chặn phụ thuộc vào cả tốc độ bóng tới và tốc độ xoáy, nhiều khi bóng cực xoáy lao tới với tốc độ cao còn cho cảm giác ít bung hơn là bóng xoáy ít nhưng tốc độ rất chậm. Dựa cào cảm giác bung mà kết luận bóng ít xoáy hơn là ko đúng.
Nó ko phải là cảm giác bác ah. Đơn thuần chỉ là tỉ số giữa spin và speed thôi.:)
Bóng nhanh tức là vừa chạm bàn ( giả sử nó xoay một vòng quanh bản thân nó thì đi dc 1m), nhưng khi ra xa bóng chậm lại nó đi 1m nhưng xoay quanh bản thân nó được những 2 vòng.
Nó cũng đúng trong trường hợp bóng chạm lưới tốc độ giảm nhưng xoáy tăng cực lớn....
Nhưng mà có vẻ lạc đề mất rồi, sorry bác @Trạng .... CÁ .:confused:
 

pingg

Trung Uý
Nó ko phải là cảm giác bác ah. Đơn thuần chỉ là tỉ số giữa spin và speed thôi.:)
Bóng nhanh tức là vừa chạm bàn ( giả sử nó xoay một vòng quanh bản thân nó thì đi dc 1m), nhưng khi ra xa bóng chậm lại nó đi 1m nhưng xoay quanh bản thân nó được những 2 vòng.
Nó cũng đúng trong trường hợp bóng chạm lưới tốc độ giảm nhưng xoáy tăng cực lớn....
Nhưng mà có vẻ lạc đề mất rồi, sorry bác @Trạng .... CÁ .:confused:
bác giống ý em đó
 

DambeoHD

Thượng Tá
Em rất trân trọng mấy bác có sự liên hệ đến vật lý và đưa ra các công thức, nhưng em nghĩ mình là người không phải cái máy, mỗi người lại có cơ địa, khả năng, sức khoẻ, tôn chỉ...khác nhau, tóm lại càng đưa công thức vào càng khó hiểu và bế tắc.

Tốt nhất là có video, thiết bị thị phạm, một bên là cả tá các thấp thủ đang muốn hiểu, giật đúng, giật xoáy và giật mạnh, một bên là vài cao thủ có máu mặt chỉ điểm cho ae biết sai chỗ nào, đúng chỗ nào, làm sao để giật mạnh hơn, xoáy hơn.

Cuối cùng, để các thấp thủ thực hành, cảm nhận, so sánh kết hợp với đo đạc bằng video, hình ảnh...là trực quan sinh động nhất.

Em xôi thịt rất mong được các bác chỉ giáo ạ ;)
bác này nói chí phải và rất thực tế- đúng như quan điểm của e- ko nên phức tạp quá mọi chuyện!
rồi ko biết nay mai có khi còn ra 1 bài toán tính số vòng xoáy tạo được của từng người, từng loại mặt vợt cốt vợt cũng nên, ây gu , chắc bỏ bóng bàn mất @dungdienanh
 

namvietinbank

Đại Uý
NÓI CHUNG CÁI NÀY CHỈ LÀ ĐỊNH NGHĨA THÔI. A E HAY BẮT BẺ QUÁ
thật sự mình đánh bb đến nay gần 15 năm nói chung hầu như bóng của đối thủ qua lúc nào mình cũng đối giật, vì ko giật đc như quan niệm bthg thì giật mình nên có thể nói giật nào cũng là giật:confused::(
em chỉ công nhận luận điểm của pác thôi mà có rỉa rói gì đâu ạ. pác cứ đưa khoa học vào làm cho mấy thằng học không đến nơi đến chốn như em đọc mà chả hiểu gì. tự kỷ quá. mà đánh bóng 15 năm rồi thảo nào có bài viết ý nghĩa quá. mỗi lần căng thẳng em lại vào đọc chút lại hết stress liền ah. cám ơn pác ^^
 

Bình luận từ Facebook

Top