Làm sao để có cú GIẬT FOREHAND HOÀN HẢO - Lý thuyết đơn thuần

pingg

Trung Uý
Bác hãy lí giải thì hợp lý hơn.
Bác cứ lấy luôn máy bắn bóng ra thử xem nó thế nào
bác cứ tập đánh trúng một điểm, lâu dần sẽ thành cao thủ, cảm giác bóng lên. Cao thủ nó đánh chuẩn nên dễ vào bàn và có điểm rơi chuẩn, hai cao thủ đôi công hoặc đânh đều bóng sẽ có độ xoáy, lực ổn định, ít khác nhau, thấp thủ thì lúc mạnh lúc nhẹ, lúc xoáy nhiều xoáy it
 

pingg

Trung Uý
Em dẫn lại phần quan trọng nhất về Gravity để bác @pingg dễ theo dõi tại sao lại là thay đổi TIÊN ĐỀ
"...Albert Einstein, nhận giải Nobel về Vật lý năm 1921, đã đưa ra một lý thuyết khác về gravity. Đây là một phần của Thuyết Tương Đối, và nó cho thấy một cách giải thích hoàn toàn khác so với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.Einstein không cho rằng gravity là một lực, ông cho rằng đây là một sự bóp méo về không gian và thời gian, nói cách khác, chính là chiều không gian thứ 4..."
cái câu trong ngoặc em đồng ý, có xem qua giải thích rồi. Thuyết tương đối khi áp dụng ở vận tốc bình thường sẽ chính là định luật của Newton, nên với bóng bàn bác cứ Newton dùng là được, khi nào bác đánh bóng bay với vận tốc gần với ánh sang thì mới Einstein vào.
 

pingg

Trung Uý
Đấy chính là cách gây tranh cãi bên bbsg, và nếu theo hướng đó thì tại topic này sẽ theo chiều hướng tương tự, đơn giản là EM CHẢ THẤY BAO GIỜ khác với TRÊN LÝ THUYẾT THÌ NÓ SẼ LÀ NHƯ THẾ ;)


Cái này bác có thể xem qua, em chỉ biết lơ mơ là thế này
http://khoahoc.tv/khampha/kham-pha/...dan-va-nhung-dieu-chung-ta-van-lam-tuong.aspx
cái gì lơ mơ thì em xin bác miễn bàn, ko nên lôi vào làm người khác cũng lơ mơ theo.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
bác cá chém đấy, cùng một người đánh nhưng trái bóng bàn nhẹ hơn trái tennis nhiều nên ko thể có chuyện động năng như nhau mà suy ra tốc độ gấp 10 lần được :p

F const = m1*a1 = m2 * a2, m1 < m2 --> a1 > a2

Do bóng đến là ngược chiều với bóng bật lại, vì vậy tại một thời điểm nào đó, bóng sẽ có V mới/bật lại bằng 0, do V tăng (theo chiều bật lại) từ - V đến tới 0, rồi sau đó tăng theo a, a càng lớn --> v tăng càng nhanh

Không gấp 10 lần được, bác nói quá chuẩn, vì lực cản không khí có tác động rất lớn đến các vật nhẹ nhưng bác yên tâm là không thua đâu ạ :D
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
cái câu trong ngoặc em đồng ý, có xem qua giải thích rồi. Thuyết tương đối khi áp dụng ở vận tốc bình thường sẽ chính là định luật của Newton, nên với bóng bàn bác cứ Newton dùng là được, khi nào bác đánh bóng bay với vận tốc gần với ánh sang thì mới Einstein vào.
Chả liên quan ;)
upload_2015-9-2_14-36-28.png
 

pingg

Trung Uý
Bác nói quá đúng, nhưng nếu không tạm thời giảm lược nó đi, thì chúng ta tiếp tục học theo KINH NGHIỆM, em thì lại không khoái cái đó, quá lâu, và không có cơ sở để làm theo.

Quan điểm chơi của mỗi người rất khác nhau.

Nhưng cần nói thêm với bác, va chạm mềm, không được coi là va chạm rắn, bao gồm:
1. làm giảm năng lượng/động năng do ma sát
2. làm biến dạng vật va chạm

Ở đây:
1. không cần quan tâm vì ta coi sự phát nhiệt làm giảm năng lượng chung là nhỏ, và thực tế nó cũng rất nhỏ, không gây cháy vợt nổ bóng, nên không sợ
2.
2.1. quả bóng có thể coi là không bị biến dạng được, vì sự biến dạng của qủa bóng bàn thực tế sẽ cực nhỏ, do lực va chạm không đủ lớn để khiến một quả bóng bàn bé và cứng như vậy biến dạng lớn để ảnh hưởng đến quỹ đạo (khác quả bóng đá ở chỗ đó, vì nó quá bé và quá cứng).
2.2. Sự biến dạng của mặt vợt, nếu bác nào có khả năng nghiên cứu thì hay, nhưng hiện tại là chưa. Có điều, nếu sự biến dạng của mặt vợt là một đại lượng cố định (do mặt vợt là xác định, vì Ten 64 thì dù lên xuống thế nào cũng tác động giống nhau vào mặt vợt Ten 64, nên sự biến đổi là giống nhau, là một đại lượng cố định). Vì vậy, nếu coi đại lượng biến đổi này là một const/hằng số, thì va chạm giữa bóng và mặt vợt, mặt vợt có thế được coi là một va chạm cứng (em cứ giả thiết thế thôi, chứ thực tế thế nào thì chịu)

Em vẫn nói là em sẽ làm, các bác thích bình luận cứ việc, cùng cơ sở thì em comment, khác cơ sở thì tùy các bác, cứ chém ngoài, em sẽ không tham gia. Em nghiên cứu cho em, nhưng phải viết ra thì mới biết sai đúng, vì vậy, dù thế nào, thì em vẫn cứ viết, có kết qủa, chẳng tốt cho ai thì sẽ tốt cho em. Không phí hoài đi đâu
bác lược đi phần biến dạng của vợt và mút là phần quan trọng nhất, nó tác động đến tất tần tật. Nếu bỏ qua thì coi như vợt đếch nào cũng như nhau.
Cùng một cái vợt với mặt vợt, khi bác đánh bóng, sẽ biến dạng khác nhau, ko bao giờ là đại lượng cố định. Chính sự biến dạng của vợt và mặt vợt, ma sát mặt vợt tạo ra các loại xoáy khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến góc mở vợt, từ đó quyết định đến kỹ thuật đánh.
Bác coi là va chạm cứng để nghiên cứu thì bác nên nghiên cứu mặt anti. Nó là trường hợp gần giống với lý thuyết của bác nhất. hoặc vợt ko mút. Còn bác muốn áp dụng cho tất cả vợt thì ko dùng được.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
.......
Cùng một cái vợt với mặt vợt, khi bác đánh bóng, sẽ biến dạng khác nhau, ko bao giờ là đại lượng cố định. Chính sự biến dạng của vợt và mặt vợt, ma sát mặt vợt tạo ra các loại xoáy khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến góc mở vợt, từ đó quyết định đến kỹ thuật đánh..........
Nếu bác nói thế này thì CÁI GÌ TẠO RA SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC CÚ ĐỠ BÓNG khi cùng TEN 64 TRÊN CỐT SARDIUS ĐỠ CÚ BÓNG VÀO 60 ĐỘ VỚI VẬN TỐC LÀ 3M/S ?????
 

pingg

Trung Uý

F const = m1*a1 = m2 * a2, m1 < m2 --> a1 > a2

Do bóng đến là ngược chiều với bóng bật lại, vì vậy tại một thời điểm nào đó, bóng sẽ có V mới/bật lại bằng 0, do V tăng (theo chiều bật lại) từ - V đến tới 0, rồi sau đó tăng theo a, a càng lớn --> v tăng càng nhanh

Không gấp 10 lần được, bác nói quá chuẩn, vì lực cản không khí có tác động rất lớn đến các vật nhẹ nhưng bác yên tâm là không thua đâu ạ :D
đây là lực xuyên qua tâm bóng thôi ợ, bác bạt thì gần giống, khi giật thì khác nhiều. Em xin dừng cmt về vật lý vì ko cùng hệ quy chiếu với bác. Bác ko rành về cái này lắm nên nói thêm sẽ loãng chủ đề.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
bác mà tạo ra hai dk giống nhau thì kết quả sẽ giống nhau ợ
Có một yếu tố em chưa nói đến, đó là PHƯƠNG và ĐỘ LỚN của LỰC do người đánh tạo ra, đấy, toàn bộ topic này chỉ nhằm hướng đến việc giải quyết cái đó thôi ạ

Em chỉ tập trung vào PHƯƠNG và ĐỘ LỚN của LỰC do người đánh tạo ra tại các tình huống bóng khác nhau sẽ tạo ra các KẾT QUẢ BÓNG SANG khác nhau, nhưng kết quả nào là tối ưu cho XOÁY và LỰC của bóng ra, ceters paribus
 
  • Like
Reactions: cbb

Trạng .... CÁ

Đại Tá
đây là lực xuyên qua tâm bóng thôi ợ, bác bạt thì gần giống, khi giật thì khác nhiều. Em xin dừng cmt về vật lý vì ko cùng hệ quy chiếu với bác. Bác ko rành về cái này lắm nên nói thêm sẽ loãng chủ đề.
Em không để ở dạng tổng hợp lực, bạt hay giật thì đều bắt đầu ở một lực, nhưng mà em phân tích lực đó thành nhiều thành phần rồi ạ, cái lực F(xuyên tâm) này em đã chi ra là nó do lực nào tạo ra rồi ạ, từ bạt đến giật ạ
 

pingg

Trung Uý
Có một yếu tố em chưa nói đến, đó là PHƯƠNG và ĐỘ LỚN của LỰC do người đánh tạo ra, đấy, toàn bộ topic này chỉ nhằm hướng đến việc giải quyết cái đó thôi ạ

Em chỉ tập trung vào PHƯƠNG và ĐỘ LỚN của LỰC do người đánh tạo ra tại các tình huống bóng khác nhau sẽ tạo ra các KẾT QUẢ BÓNG SANG khác nhau, nhưng kết quả nào là tối ưu cho XOÁY và LỰC của bóng ra, ceters paribus
cái này phụ thuộc vào mặt vợt và cốt, với mỗi combo thì cho ra kết quả khác nhau ợ. Bác ko thể áp dụng loại combo này cho các loại khác. Thêm nữa, khi bác thay đổi phương và độ lớn của lực thì tốc độ và độ xoáy không thay đổi kiểu tuyến tính đâu ạ, ko phải lực lớn gấp 2 là cho ra bóng bay nhanh gấp 2 đâu ạ.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
cái này phụ thuộc vào mặt vợt và cốt, với mỗi combo thì cho ra kết quả khác nhau ợ. Bác ko thể áp dụng loại combo này cho các loại khác. Thêm nữa, khi bác thay đổi phương và độ lớn của lực thì tốc độ và độ xoáy không thay đổi kiểu tuyến tính đâu ạ, ko phải lực lớn gấp 2 là cho ra bóng bay nhanh gấp 2 đâu ạ.
Bác lại quay lại chỗ này rồi
upload_2015-9-2_15-6-21.png
 

pingg

Trung Uý
Bác cho em cái link với, hoặc keyword cũng được ạ
timo boll vs kuka robot. Bác tìm xem bọn kuka nó có share tài liệu ko, cái này thì em ko chắc, vì nghiên cứu liên quan đến ma sát, biến dạng hiện nay vẫn rất hot, chưa phổ cập giáo khoa. Bác chịu khó tìm vì đam mê, hoăc đợi 5-10 năm nữa sẽ có trong giáo trình đại học.
 

pingg

Trung Uý
Bác lại quay lại chỗ này rồiView attachment 59844
vâng, bác hỏi 2 câu giống nhau nên có câu trả lơi giống nhau, bg bác chỉ cần chọn một combo, chọn một điều kiện bóng tới mà bác chỉ ra được phương và độ lớn nào của lực để tạo ra bóng xoáy mạnh nhất là bác thành công ợ, nếu cách bác làm đúng em mời bác ket coca.
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
timo boll vs kuka robot. Bác tìm xem bọn kuka nó có share tài liệu ko, cái này thì em ko chắc, vì nghiên cứu liên quan đến ma sát, biến dạng hiện nay vẫn rất hot, chưa phổ cập giáo khoa. Bác chịu khó tìm vì đam mê, hoăc đợi 5-10 năm nữa sẽ có trong giáo trình đại học.
Em đã đựơc xem video, nhưng nó mang tính PR kinh quá, không thật bằng mấy cái video về omino của Nhật, và tài liệu phân tích thì tuyệt không có cái gì, buồn qúa bác ạ

Nó cho mình cái tài liệu đó có phải bao nhiêu công lọ mọ giảm bớt được không :(:(:(:(
 

Bình luận từ Facebook

Top