Hỏi về xoáy!

andoluong

Trung Sỹ
Theo mình nghĩ để phân tích bóng xoáy thì phân tích từ nguồn tạo xoáy , đó là tạo ra xoáy lên hay xoáy xuống, xoáy ngang trái,phải tiếp đến là mặt bàn tiếp xúc với nguồn xoáy đó tiếp đến điểm cực đại của bóng tiếp đến là bóng tiếp xúc với mặt bàn đối phương giai đoạn này là điểm bắt đầu để đỡ bóng có rất nhiều yếu tố về lực như thế năng ,động năng, nội lực ở đây khi bóng tiếp xúc bàn đối phương và bắt đầu lên cao thì do mặt bàn đã tác dụng vào quả bóng 1 lực tương phản và theo tính chất hình bình hành sẽ có 1 lực chủ đạo đi lên trong lục chủ đạo này lại có rất nhiều lực tác động lực tiếp tuyến ,lực ma sát không khí ,trọng lực hấp dấn, và có thể nói đến là vùng mật độ không khí ở thời điểm đó như thế nào (Vì mật độ không khí không đồng đều ở từng vị trí ,khoảng không gian ứng với từng thời điểm, điểm này thì ta ít khi để ý nhưng nếu phân tích đó là tác động không thể thiếu , Còn việc khi chạm lưới bóng càng xoáy là khi bóng tác động 1 lực lên lưới ,do lưới mềm có đàn hồi (mặt bàn thì không có điểm này ) do tính chất đàn hồi sẽ thu lực của quả bóng nhưng cũng đồng thời truyền tác động lên quả bóng một lực làm cho biên độ quả bóng lớn hơn (có ngĩa là lên cao hơn, chính điểm cao hơn tạo quả bóng có thời gian rơi chậm hơn ( yếu tố này xảy ra lại tác động không mong muốn đến trạng thái cố định suy nghĩ và động tác ngoài mong muốn của người đỡ bóng vd: đứng xã hơn, và bị động hơn mặt khác dù biên độ của bóng lớn, thời gian roi bóng lâu hơn nhưng bước bóng nảy lại ngắn hơn ( giống như bước sóng, chu kỳ T, VÀ Tần số F) dấn đến khi đỡ bóng khó hơn (Quỹ đạo khi này cũng giống như quả bóng acur mặt anti vậy)
 

ngtrantoan

Đại Tá
Tại em ngồi đọc mấy cái lí thuyết mới này ....http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/157/page-40
Rùi.... tẩu hỏa nhập ma luôn!:(:(:( Ko biết thế nào ra thế nào nữa!
Đang hóng bác @Trạng .... CÁ vào chém tí.:confused:
bb là môn thực hành, lý thuyết dành cho mấy bác HLV để mấy bác đó nghiên cứu, chứ còn trình độ C,D hay A đi nữa thì đọc mấy cái đó cho biết cho vui cho hiểu mà chém gió còn k bị tẩu hỏa
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Hi anh em,
Từ trước và cho đến bây giờ, mình vẫn cứ nghĩ bóng rơi xuống thấp sẽ ít xoáy hơn. Tuy nhiên có nghe một số cao thủ nói độ xoáy của bóng khi di chuyển ở không trung thì gần như không đổi nhưng do độ tịnh tiến của bóng thay đổi nên càng rơi sâu, bóng sẽ càng xoáy.
....??????
Mạn phép mơ topic mời các cao thủ @Trạng .... CÁ , @linh729 , @aunhh ....... và những anh em hiểu về vấn đề này cùng giải đáp giúp.
Mạn phép chém gió cùng mấy bác, em trình Z, gặp D đã bỡ ngỡ rồi, chứ các bác bảo C cứng thì ... càng run, nhưng đã là anh hùng bán phím nên ngồi một mình một PC nó cũng cứng cáp hơn tí :p

Em là dân banh mới, nên chỉ nói trên phương diện lý thuyết thôi, và em cũng chơi theo suy nghĩ đó, lý thuyết đúng đã, rồi mới thực hành theo, chứ không làm theo kiểu ai đánh thế nào hay mình làm theo:)

Như có bác ở trên đã nói, xoáy thực ra là do ma sát + lực đánh bóng không xuyên tâm tạo nên, vì vậy, theo nguyên tắc của lực, bóng di chuyển càng xa sẽ càng giảm lực đi, xoáy sẽ ít hơn, vì bị giảm dần do ma sát giữa bóng và không khí quanh quả bóng.

Đa số, khi bóng bắt đầu rơi, tức là sau điểm 3, bóng sẽ ít xoáy hơn điểm 1 và 2, nhưng tại sao bóng đánh ở điểm sau 3 truớc 4 lại khó hơn là điểm sau 2 trước 3. Cái này

1. theo lý thuyết hoàn toàn sai, chỉ đúng trong thực tế :eek: Bởi vì, nếu bóng chỉ đơn giản là xoáy lên và xuống, các bác sẽ thấy lý thuyết hoàn toàn đúng, càng xa bóng càng dễ đánh, dễ đưa vào bàn. Nhưng nếu có xoáy ngang, đặc biệt là các cú xoáy ngang nhiều hơn là xoáy lên và xuống, bóng sẽ chạy ngang rất khó đoán, chính vì vậy, khi bóng chưa kịp chạy, tức là sau 2 truớc 3, hoặc ngay cả sau 1 truớc 2, việc xác định vị trí bóng sẽ đơn giản hơn, dễ đưa vợt vào đánh bóng hơn, dù lúc đó xoáy nhiều hơn.
2. theo lý thuyết hoàn toàn sai, chỉ đúng trong thực tế :p Bởi vì, loại bỏ trường hợp có xoáy ngang, chỉ lên và xuống, nhưng khoảng không đánh bóng bị giới hạn, điển hình là các cú đánh bỏ nhỏ, lực ít, bóng đi ngắn, thì điểm sau 3 có lẽ chỉ cách mặt bàn bằng độ dày mặt vợt, nên dễ đánh nhưng vẫn không đánh đuợc, vì không len được vợt vào để đánh bóng. Hoặc bóng chỉ hơi nhú ra khỏi mặt bàn, sau 3 sẽ rơi ngay rìa bàn theo chiều thẳng đứng, hoặc gần thẳng đứng, góc đánh bóng lên trên mặt bàn khi đó gần như bằng 0, thì cũng không có biện pháp đánh bóng tốt được.

Những vấn đề này dẫn đến cái đẹp của bóng bàn, với những ngừơi trình cao, một pha bóng, họ đọc được bóng ở 2 phương diện:
1. lực đến, tức là lực khiến bóng di chuyển theo chiều thẳng tới người, nên việc chọn vị trí đánh bóng là phương án đã có ngay từ khi bóng bay sang
2. độ xoáy, tức là khả năng biến đổi quỹ đạo bay của quả bóng dưới tác động của chuyển động tự quay quanh trục của quả bóng, nên họ tưởng tượng ra quỹ đạo của bóng, từ đó đóan được vị trí đánh bóng tối ưu
Những cái này, không cần chứng minh, các bác cứ đánh với ngừơi trình dưới, thì việc đỡ một quả bóng xoáy bất kỳ bao giờ cũng là tối ưu, vì các bác biết cả 1 và 2.

Để có thể có 1 và 2, dựa rất nhiều vào kinh nghiệm, hay gọi là già jeu, tất nhiên loại bỏ anti và gai vì không cần quan tâm, em đoán thế vì không chơi 2 loại mặt này. Điều này cũng không cần chứng minh, đơn giản như việc các bác đánh thắng các bác jeu phủi, bóng rất dị, nhưng cùng CLB, vì vậy, với mỗi cú đánh trả, các bác đều thuộc nằm lòng quỹ đạo rồi, nên phương án đánh trả cũng dần dần được tối ưu.

Đây là nguyên nhân mà các jeu phủi dị chỉ có chỗ đứng tại các CLB không chuyên, gọi là bắt nạt, chứ không phải là trình độ, vì những người đã hiểu, thì các bác jeu phủi sẽ chỉ thua mà không thắng được, do không thể áp chế được ngừơi đỡ .
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Trong trường hợp cú giật chạm lưới rơi xuống bàn thì ko có cách nào để hãm xoáy và chỉ còn cách để bóng bay lung tung thôi. Độ trễ ở quả này rất chậm mà xoáy tăng lên nhiều. Cách bác giải thích đi ạ.
Em nghĩ bác hơi sai một tí, vì thực ra, khi bóng chạm lưới, có rất nhiều khả năng có thể xảy ra với quả bóng.

Tất cả mọi nghiên cứu về lực hiện tại, kể cả khoa học vật lý lý thuyết, đều chỉ nghiên cứu và chạm cứng, tức là hai vật va chạm không đàn hồi, hoặc đều phải giả thiết như thế, còn va chạm mềm sẽ phân tích thành rất nhiều va chạm cứng, tương tác với nhau để phân tích, rất phức tạp và gần như không được giải thích một cách cặn kẽ trên các giáo trình thông thuờng.

Va chạm giữa bóng và lưới là một va chạm mềm gần như hoàn hảo, do tính chất mềm, nhún và rung của lưới.

Các trường hợp có thể xảy ra

1. bóng bị mất xoáy hoàn toàn. Trường hợp này điển hình như các cú bóng mạnh, quả bóng gần như không nhú lên trên lưới, nhưng do bóng quá mạnh, hoặc quá xóay, nên bóng bật lên, theo xoáy lăn qua lưới sang bàn

2. bóng bị tăng/giảm xoáy nhưng không đổi chiều xoáy. Đây thông thường là các trường hợp bóng chỉ khẽ chạm nhẹ vào lưới

3. bóng bị giảm xoáy, nhưng đổi chiều xoáy. Đây thông thường là các trường hợp bóng bị đập vào lưới nhiều, gần như nửa bóng.

Chi tiết thì gần như không thể phân rã để giải thích được, do va chạm mềm em nói ở trên
 

loiphong

Đại Tá
Tốc độ bằng 0 thì làm sao bóng di chuyển được hả bác?
Tại thời điem vợt cham bóng ko phải = 0 là ji bác. Vận tốc tăng dần do gia tốc nhận dc tư vợt ........
Nói chung là giải thích theo vật lí là vậy.... Nhưng khoản này thì em chịu!:D:D
Kinh nghiệm cho thấy những cảm nhận trực quan thường ko đầy đủ, bởi thế nên khi có ai đưa caí ji đó có tí công thức vào là em toát hết mồ hôi....
 

Thanh Long GB

Đại Uý
Ai nói
Trong trường hợp cú giật chạm lưới rơi xuống bàn thì ko có cách nào để hãm xoáy và chỉ còn cách để bóng bay lung tung thôi. Độ trễ ở quả này rất chậm mà xoáy tăng lên nhiều. Cách bác giải thích đi ạ.
Ai nói bóng càng để nâu càng xoáy là người ko biết gì vật lý và chơi bóng bàn
 

Nam_HaiDuong

Đại Tá
Ai nói
Ai nói bóng càng để nâu càng xoáy là người ko biết gì vật lý và chơi bóng bàn
Bác thông thái xin đừng gạch đá lung tung trích dẫn đích danh nhau như thế. Ai nói với bác là bóng càng để lâu càng xoáy. Ý tôi nói trong trường hợp ví dụ một quả giật bóng chạm lưới thì đưa vợt chạm vào bóng sẽ bị bắn đi mà không thể hãm được chứng tỏ rất xoáy và vì chạm lưới nên tốc độ bóng chậm lại rất nhiều. Bóng chậm lại và đồng thời xoáy lớn như vậy nên cần mọi người lý giải về vấn đề này. Nếu bác cảm thấy mình tài giỏi vật lý thì bác giải thích đi. Còn về giỏi bóng bàn thì tôi chưa chắc bác giỏi đến đâu?
 

Nam_HaiDuong

Đại Tá
Em nghĩ bác hơi sai một tí, vì thực ra, khi bóng chạm lưới, có rất nhiều khả năng có thể xảy ra với quả bóng.

Tất cả mọi nghiên cứu về lực hiện tại, kể cả khoa học vật lý lý thuyết, đều chỉ nghiên cứu và chạm cứng, tức là hai vật va chạm không đàn hồi, hoặc đều phải giả thiết như thế, còn va chạm mềm sẽ phân tích thành rất nhiều va chạm cứng, tương tác với nhau để phân tích, rất phức tạp và gần như không được giải thích một cách cặn kẽ trên các giáo trình thông thuờng.

Va chạm giữa bóng và lưới là một va chạm mềm gần như hoàn hảo, do tính chất mềm, nhún và rung của lưới.

Các trường hợp có thể xảy ra

1. bóng bị mất xoáy hoàn toàn. Trường hợp này điển hình như các cú bóng mạnh, quả bóng gần như không nhú lên trên lưới, nhưng do bóng quá mạnh, hoặc quá xóay, nên bóng bật lên, theo xoáy lăn qua lưới sang bàn

2. bóng bị tăng/giảm xoáy nhưng không đổi chiều xoáy. Đây thông thường là các trường hợp bóng chỉ khẽ chạm nhẹ vào lưới

3. bóng bị giảm xoáy, nhưng đổi chiều xoáy. Đây thông thường là các trường hợp bóng bị đập vào lưới nhiều, gần như nửa bóng.

Chi tiết thì gần như không thể phân rã để giải thích được, do va chạm mềm em nói ở trên
Bác Cá có quả avatart ác quá. :D. Em muốn nói đến quả xoáy khi giật bóng. Nếu quả xoáy đó khi ko chạm lưới bóng sang bàn thì có thể kê chặn lại dễ dàng vì tốc độ chạm vợt không giảm và xoáy giảm hơn nhưng trường hợp quả giật đó chạm lưới thì tốc độ bóng chậm hẳn lại và chính tốc độ giảm như thế nên khi đưa vợt chạm bóng không đủ lực để đè xoáy ngược lại và trong trường hợp này quả bóng vẫn rất xoáy mà tốc độ chậm vậy nên khi tiếp xúc với vợt đã bắn ra khỏi bàn. Em muốn hỏi về trường hợp xoáy này là tnao thôi mà mấy ông bác kia ko hiểu thù hằn gì mà gạch đá gớm ghê. Vãi. :eek:
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Bác Cá có quả avatart ác quá. :D. Em muốn nói đến quả xoáy khi giật bóng. Nếu quả xoáy đó khi ko chạm lưới bóng sang bàn thì có thể kê chặn lại dễ dàng vì tốc độ chạm vợt không giảm và xoáy giảm hơn nhưng trường hợp quả giật đó chạm lưới thì tốc độ bóng chậm hẳn lại và chính tốc độ giảm như thế nên khi đưa vợt chạm bóng không đủ lực để đè xoáy ngược lại và trong trường hợp này quả bóng vẫn rất xoáy mà tốc độ chậm vậy nên khi tiếp xúc với vợt đã bắn ra khỏi bàn. Em muốn hỏi về trường hợp xoáy này là tnao thôi mà mấy ông bác kia ko hiểu thù hằn gì mà gạch đá gớm ghê. Vãi. :eek:
Hê hê, diễn đàn là xã hội thu nhỏ, em ở tình trạng của bác không chỉ 1 lần đâu. Đặc biệt là các nick mới, có thể anh em chưa hiểu gì về mình cả, nên có ý kiến hơi mất quan điểm về nhau.

Chỉ có một lần duy nhất với 1 comment trên này, em phải bộc lộ thái độ rõ ràng, đơn giản bằng cách cho vào blacklist, vì vậy, tất cả các comment của bác đó, em không phải xem đến, nên cũng chả biết họ nói gì về mình sau đó, AQ cũng có cái hay của nó.

Với bóng xoáy lên chạm lưới, bác cũng cần để ý rõ, nếu chạm ít thì thường trở thành bóng lỏng lên, em đỡ cú này hên xui, vì bóng nó lỏng toẹt, ra ngoài bàn thì dễ đỡ, chứ nó ở trong bàn thì gần như là chết

Với bóng xoáy lên chạm lưới nhiều, đa phần là lỏng xuống, em cứ bạt như thể lỏng thôi, không quan tâm đến xoáy nữa, vì bóng rất cao, nên xoáy giời mà bạt thì đối vẫn ăn đòn như thường, tất nhiên là chân phải đổi nhanh, vì các cú chạm lưới, ta chết chủ yếu là do chân đổi bộ không kịp
 

Nam_HaiDuong

Đại Tá
Hê hê, diễn đàn là xã hội thu nhỏ, em ở tình trạng của bác không chỉ 1 lần đâu. Đặc biệt là các nick mới, có thể anh em chưa hiểu gì về mình cả, nên có ý kiến hơi mất quan điểm về nhau.

Chỉ có một lần duy nhất với 1 comment trên này, em phải bộc lộ thái độ rõ ràng, đơn giản bằng cách cho vào blacklist, vì vậy, tất cả các comment của bác đó, em không phải xem đến, nên cũng chả biết họ nói gì về mình sau đó, AQ cũng có cái hay của nó.

Với bóng xoáy lên chạm lưới, bác cũng cần để ý rõ, nếu chạm ít thì thường trở thành bóng lỏng lên, em đỡ cú này hên xui, vì bóng nó lỏng toẹt, ra ngoài bàn thì dễ đỡ, chứ nó ở trong bàn thì gần như là chết

Với bóng xoáy lên chạm lưới nhiều, đa phần là lỏng xuống, em cứ bạt như thể lỏng thôi, không quan tâm đến xoáy nữa, vì bóng rất cao, nên xoáy giời mà bạt thì đối vẫn ăn đòn như thường, tất nhiên là chân phải đổi nhanh, vì các cú chạm lưới, ta chết chủ yếu là do chân đổi bộ không kịp
Nếu xoáy chạm lưới nó nhẩy lên cao trong bàn thì thật nhanh có thể bạt ép đầu bóng xuống và nếu nó rơi ra khỏi bàn thì em vẫn chém đít bóng thật mạnh hên thì nó rơi sang bàn đối phương nhưng nó bổng tếu lên, quả này mà sang được bàn bên kia họ đánh dễ đánh hỏng vì bạt chậm tí là vào lưới. Còn những quả bóng bon lưới rơi chìm ngắn trong bàn thì bó tay
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
.............nếu nó rơi ra khỏi bàn thì em vẫn chém đít bóng thật mạnh ........
Em vẫn lốp cú này, nhưng lốp xoáy ngang BH là chính, em lốp thường không cao, chỉ đủ cho bóng vừa qua lưới thôi, sang bên kia bóng nó ngẹo ngọ, ít nhất là không bị đối thủ ăn luôn cú trả, sau đó thì tùy tình hình
 

cbb

Trung Sỹ
Theo vật lí(em khá yếu về khoản này), nếu ta ném hay dùng vợt đánh qủa bóng lên cao, tốc độ sẽ tăng dần, sau đó giảm dần rồi đứng yên. Tiếp theo sẽ rơi với gia tốc trọng trường và vận tốc tăng dần====>. Caí này có giống trường hợp qủa bóng bàn ko nhỉ?

Giả sử nghĩ theo hướng xoáy tăng khi xuống thấp: phải có năng lượng cho sự tăng này. Nhìn sang 2 trường hợp khá liên quan: vật rơi thẳng đứng ngày càng nhanh (chuyển động tịnh tiến) hay bánh xe lăn xuống mặt phẳng nghiêng ngày càng nhanh (chuyển động xoay quanh trục của bánh xe lẫn chuyển động tịnh tiến của cả bánh xe) thì "tác giả" của phần năng lượng tăng thêm đều là gia tốc trọng trường như bác nói. Quay trở lại quả bóng: gia tốc trọng trường tác động chi tiết lên xoáy của bóng như thế nào nhỉ? (Ma sát thì chỉ có tác dụng làm giảm rõ ràng như mọi người nói rồi, giờ chỉ còn hy vọng mỗi anh trọng lực này hix hix)
 

loiphong

Đại Tá
Giả sử nghĩ theo hướng xoáy tăng khi xuống thấp: phải có năng lượng cho sự tăng này. Nhìn sang 2 trường hợp khá liên quan: vật rơi thẳng đứng ngày càng nhanh (chuyển động tịnh tiến) hay bánh xe lăn xuống mặt phẳng nghiêng ngày càng nhanh (chuyển động xoay quanh trục của bánh xe lẫn chuyển động tịnh tiến của cả bánh xe) thì "tác giả" của phần năng lượng tăng thêm đều là gia tốc trọng trường như bác nói. Quay trở lại quả bóng: gia tốc trọng trường tác động chi tiết lên xoáy của bóng như thế nào nhỉ? (Ma sát thì chỉ có tác dụng làm giảm rõ ràng như mọi người nói rồi, giờ chỉ còn hy vọng mỗi anh trọng lực này hix hix)
Hic,
Ngồi mở cái món vật lí về chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay ra.....toàn phương trình, đạo hàm, rồi tích phân.......:confused::confused::confused:
Mấy cái món này .....éo nuốt nổi......:(! Chịu!:D:D:D
 

loiphong

Đại Tá
Trong trường hợp cú giật chạm lưới rơi xuống bàn thì ko có cách nào để hãm xoáy và chỉ còn cách để bóng bay lung tung thôi. Độ trễ ở quả này rất chậm mà xoáy tăng lên nhiều. Cách bác giải thích đi ạ.
Nếu là quả giật, bóng đang xoáy tới chạm mép dưới của bóng. Khi đó tốc độ bóng bị hãm đột ngột, bóng leo qua lưới:
  1. Vì bóng chỉ xoay quanh một trục( cầm cái trục đó xoay lung tung thì ra nhiều loại xoáy) khi chạm lưới==> quả bóng bị lưới tác động ko theo qui tắc nào==> xoáy bị đổi chiều ko phán đoán dc xoáy.
  2. Bóng hết lực, ko biét chiều xoáy==> nếu hãm thì rất hên xui. Nếu có du tay đủ chan thì cứ ép đầu bóng miet tới tạo lực cho bóng qua va xoáy cho bóng cắm xuống bàn.
Tuy nhiên em cũng thắc mắc, sau khi chạm lưới bóng tăng thêm xoáy hay giảm bớt xoáy????? Cái này chắc cũng có nhiều trường hợp.....:confused::confused::confused:
 

tieuho_8x

Đại Tá
Hi anh em,
Từ trước và cho đến bây giờ, mình vẫn cứ nghĩ bóng rơi xuống thấp sẽ ít xoáy hơn. Tuy nhiên có nghe một số cao thủ nói độ xoáy của bóng khi di chuyển ở không trung thì gần như không đổi nhưng do độ tịnh tiến của bóng thay đổi nên càng rơi sâu, bóng sẽ càng xoáy.
....??????
Mạn phép mơ topic mời các cao thủ @Trạng .... CÁ , @linh729 , @aunhh ....... và những anh em hiểu về vấn đề này cùng giải đáp giúp.
Họ QUÁ CAO THỦ bác ạ :D :D :D
 

loiphong

Đại Tá
Bác cho cái tên hay nickname đi ^^
http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/157/page-40
"....cũng cần nói rộng hơn về xoáy mà nhiều người hiểu nhầm, độ xoáy của bóng khi di chuyển ở không trung thì gần như không đổi nhưng do độ tịnh tiến của bóng thay đổi nên càng rơi sâu, bóng sẽ càng xoáy. Điều mà một phát biểu cho rằng Xu Xin chờ bóng rơi xuống thấp để hết xoáy nên dễ dàng giật lại là một chuyện hài hước mà trình D cứng cũng đủ hiểu.''
:D:D:D!
Bác ấy có nói D cứng cũng đủ hiểu....... Em thì F, ko hiểu dc nên thắc mắc chút.... Cơ mà thấy ai cũng nghĩ như mình!:cool:
 

tieuho_8x

Đại Tá
http://www.bongbansaigon.com/forum/index.php?threads/157/page-40
"....cũng cần nói rộng hơn về xoáy mà nhiều người hiểu nhầm, độ xoáy của bóng khi di chuyển ở không trung thì gần như không đổi nhưng do độ tịnh tiến của bóng thay đổi nên càng rơi sâu, bóng sẽ càng xoáy. Điều mà một phát biểu cho rằng Xu Xin chờ bóng rơi xuống thấp để hết xoáy nên dễ dàng giật lại là một chuyện hài hước mà trình D cứng cũng đủ hiểu.''
:D:D:D!
Bác ấy có nói D cứng cũng đủ hiểu....... Em thì F, ko hiểu dc nên thắc mắc chút.... Cơ mà thấy ai cũng nghĩ như mình!:cool:
Kiểu này là VDV kiêm giáo sư rồi.
Mai e xuống E oánh vì e thiếu cái giáo sư kia =)))
 

Bình luận từ Facebook

Top