Tìm hiểu về cấu tạo cốt vợt

Thắng

Trung Uý
Các pro có thể giải thích cho e về sự khác biệt giữa các cốt vợt không ạ.
EM có xem qua cấu tạo cốt vợt của mấy dòng ButterFly
ví dụ như:
Butterfly Gergely 21 = hinoki - carbon - balsa - carbon - hinoki
Butterfly Sardius = hinoki - carbon - balsa - carbon - hinoki

cấu tạo thì không có gì khác nhau. nhưng sao cảm giác và tốc độ đánh của 2 cốt này khác nhau.
Mong các Pro giải đáp giúp e ạ
 

dungatvt

Thượng Tá
Các pro có thể giải thích cho e về sự khác biệt giữa các cốt vợt không ạ.
EM có xem qua cấu tạo cốt vợt của mấy dòng ButterFly
ví dụ như:
Butterfly Gergely 21 = hinoki - carbon - balsa - carbon - hinoki
Butterfly Sardius = hinoki - carbon - balsa - carbon - hinoki

cấu tạo thì không có gì khác nhau. nhưng sao cảm giác và tốc độ đánh của 2 cốt này khác nhau.
Mong các Pro giải đáp giúp e ạ
Độ dày khác nhau, trọng lượng khác nhau.
 

xukaka

Đại Tá
Nhiều yếu tố lắm bạn như độ dày và trọng lượng. Và quan trọng hơn nữa là lớp Carbon nằm sát lớp ngoài cùng hay nằm gưĩa các lớp hay nằm sâu trung tâm bản vợt. Các yếu tố này làm cho vợt có tốc độ và cảm giác khác nhau.
 

Thắng

Trung Uý
Nhiều yếu tố lắm bạn như độ dày và trọng lượng. Và quan trọng hơn nữa là lớp Carbon nằm sát lớp ngoài cùng hay nằm gưĩa các lớp hay nằm sâu trung tâm bản vợt. Các yếu tố này làm cho vợt có tốc độ và cảm giác khác nhau.
đồng tình với pro là độ dày. hi. nhưng cấu tạo và bố trí các lớp thì giống nhau ạ. em đã ghi 2 thằng cốt đấy ở trên rồi mà. :)
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Các pro có thể giải thích cho e về sự khác biệt giữa các cốt vợt không ạ.
EM có xem qua cấu tạo cốt vợt của mấy dòng ButterFly
ví dụ như:
Butterfly Gergely 21 = hinoki - carbon - balsa - carbon - hinoki
Butterfly Sardius = hinoki - carbon - balsa - carbon - hinoki

cấu tạo thì không có gì khác nhau. nhưng sao cảm giác và tốc độ đánh của 2 cốt này khác nhau.
Mong các Pro giải đáp giúp e ạ
Cái này cũng giống VIS và ZJK ALC thôi bác ạ, cấu trúc giống hệt nhau nhưng chất cốt lại khác nhau rất nhiều
 

lion

Đại Tá
Công nhận em phục các bác chịu khó tìm tòi, chẳng như em abc chỉ thấy cốt nào,
mút nào hợp là cứ thế dùng thôi, chả mất công tìm hiểu nhiều cho mệt ;)
 

dungatvt

Thượng Tá
đồng tình với pro là độ dày. hi. nhưng cấu tạo và bố trí các lớp thì giống nhau ạ. em đã ghi 2 thằng cốt đấy ở trên rồi mà. :)
Cùng một loại gỗ nhưng nhà sản xuất có cách xử lý khác nhau nên đánh cũng sẽ khác nhau. Cùng lớp carbon nhưng mật độ đan xen các sợi carbon khác nhau nên cho cảm giác khác nhau.
 

anzippo

Đại Tá
Các Bác quá chuẩn bái phục , xin hỏi các Bác dụ này :
Cùng 1 loại gỗ ( cùng tuổi )
Cùng 1 loại cacbon ( giống 100%)
Kích thước bằng nhau
Dày bằng nhau
Cân nặng bằng nhau
Cấu tạo cán giống nhau , tại sao 2 cây vợt đó có cảm giác khác nhau ?
Tốc độ khác nhau ?
Phần thưởng là 1 bữa chém gió tại bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng , cám ơn
 

dungatvt

Thượng Tá
Các Bác quá chuẩn bái phục , xin hỏi các Bác dụ này :
Cùng 1 loại gỗ ( cùng tuổi )
Cùng 1 loại cacbon ( giống 100%)
Kích thước bằng nhau
Dày bằng nhau
Cân nặng bằng nhau
Cấu tạo cán giống nhau , tại sao 2 cây vợt đó có cảm giác khác nhau ?
Tốc độ khác nhau ?
Phần thưởng là 1 bữa chém gió tại bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng , cám ơn
Theo mình hiểu nhà sản xuất vợt không phải cưa gỗ ra rồi dán thành vợt, mà gỗ sẽ qua xử lý, tẩm một số hóa chất, phụ gia, ... để tạo ra sự khác biệt. Điều này làm cho 2 cây vợt giống nhau từ kích thước, loại gỗ, cán, trọng lượng, ... nhưng chỉ cần khác nhau ở công đoạn xử lý gỗ (cái này nhà sản xuất không công bố) thì đánh sẽ khác nhau.
Ngoài ra chỉ cần nhà sản xuất sử dụng loại keo khác để dán các lớp gỗ lại cũng sẽ khác nhau rồi.
 

anzippo

Đại Tá
Theo mình hiểu nhà sản xuất vợt không phải cưa gỗ ra rồi dán thành vợt, mà gỗ sẽ qua xử lý, tẩm một số hóa chất, phụ gia, ... để tạo ra sự khác biệt. Điều này làm cho 2 cây vợt giống nhau từ kích thước, loại gỗ, cán, trọng lượng, ... nhưng chỉ cần khác nhau ở công đoạn xử lý gỗ (cái này nhà sản xuất không công bố) thì đánh sẽ khác nhau.
Ngoài ra chỉ cần nhà sản xuất sử dụng loại keo khác để dán các lớp gỗ lại cũng sẽ khác nhau rồi.
moij thứ đều giống nhau kể cả keo , nói chung là giống hệt
 

Daoky09

Đại Tá
Các Bác quá chuẩn bái phục , xin hỏi các Bác dụ này :
Cùng 1 loại gỗ ( cùng tuổi )
Cùng 1 loại cacbon ( giống 100%)
Kích thước bằng nhau
Dày bằng nhau
Cân nặng bằng nhau
Cấu tạo cán giống nhau , tại sao 2 cây vợt đó có cảm giác khác nhau ?
Tốc độ khác nhau ?
Phần thưởng là 1 bữa chém gió tại bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng , cám ơn
Tuy chưa bao giờ có thể làm được một cái cốt đểu, song Anh xin làm thí sinh của chú An đây.
1) Câu hỏi thứ nhất: " tại sao 2 cây vợt đó có cảm giác khác nhau ? ". Đó là do độ dày mỏng của lớp gỗ lõi. ( chẳng hạn 3,5mm và 4mm ).
2) Câu hỏi thứ hai: " Tốc độ khác nhau ? ". Đó là do lớp carbon đặt sát bề mặt cốt hoặc đặt sâu hơn về phía lớp gỗ lõi.
Xin giám khảo chấm điểm.
 

anzippo

Đại Tá
Tuy chưa bao giờ có thể làm được một cái cốt đểu, song Anh xin làm thí sinh của chú An đây.
1) Câu hỏi thứ nhất: " tại sao 2 cây vợt đó có cảm giác khác nhau ? ". Đó là do độ dày mỏng của lớp gỗ lõi. ( chẳng hạn 3,5mm và 4mm ).
2) Câu hỏi thứ hai: " Tốc độ khác nhau ? ". Đó là do lớp carbon đặt sát bề mặt cốt hoặc đặt sâu hơn về phía lớp gỗ lõi.
Xin giám khảo chấm điểm.
Cám ơn Bác , như em đã nói ở trên là mọi thứ đều giống hệt , chưa đúng
 

archer

Đại Tá
Các Bác quá chuẩn bái phục , xin hỏi các Bác dụ này :
Cùng 1 loại gỗ ( cùng tuổi )
Cùng 1 loại cacbon ( giống 100%)
Kích thước bằng nhau
Dày bằng nhau
Cân nặng bằng nhau
Cấu tạo cán giống nhau , tại sao 2 cây vợt đó có cảm giác khác nhau ?
Tốc độ khác nhau ?
Phần thưởng là 1 bữa chém gió tại bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng , cám ơn
Hẳn là anh An lấy ví dụ từ chính thực tiễn chế tạo vợt của anh. Cá nhân em cho là 2 cây đó cảm giác và tốc độ khác nhau mới là chuyện thường, giống nhau mới phải ngạc nhiên, lý do thì liệt kê đoán mò chắc ra đc cả đống nhưng cơ bản em nghĩ do vật liệu làm cốt chiếm phần quá lớn là gỗ, một thứ vật liệu tự nhiên vốn đã chứa quá nhiều tham số, biến thể và phản ứng của nó với lực tác dụng và với các vật liệu khác chứa rất nhiều biến thiên, sai số, do đó chưa nói tới 2 cây khác loại, cùng cấu tạo, mà 2 cây cùng 1 loại đã cho nhiều cảm giác khác nhau rồi.
Để giảm thiểu điều này, người ta hoàn toàn có thể nhân tạo hóa tất cả các vật liệu làm cốt, ví dụ làm cốt hoàn toàn bằng composite thì 99% là cảm giác như nhau do sự đồng nhất, ổn định và tính kiểm soát được hoàn toàn của vật liệu cũng như quá trình sản xuất, vậy tại sao ITTF vẫn quy định thành phần của vợt phần lớn là gỗ? Em nghĩ chính là do con người ta yêu cái đẹp, cái tự nhiên và cái đa dạng, phức tạp và bất ngờ, cái không giới hạn, do đó sự khác nhau là đáng trân trọng và đón chờ. :D
 

Daoky09

Đại Tá
Cám ơn Bác , như em đã nói ở trên là mọi thứ đều giống hệt , chưa đúng
Chú dòm lại câu hỏi lúc đầu. và anh đã trả lời theo đúng câu hỏi của chú còn gì? Chú chơi vậy là ăn gian rồi ! không chơi với chú nữa.hihihi ( Chú mà ra đề thi cho HS thi TNPT thì trượt hết )
 
Last edited:

anzippo

Đại Tá
Hẳn là anh An lấy ví dụ từ chính thực tiễn chế tạo vợt của anh. Cá nhân em cho là 2 cây đó cảm giác và tốc độ khác nhau mới là chuyện thường, giống nhau mới phải ngạc nhiên, lý do thì liệt kê đoán mò chắc ra đc cả đống nhưng cơ bản em nghĩ do vật liệu làm cốt chiếm phần quá lớn là gỗ, một thứ vật liệu tự nhiên vốn đã chứa quá nhiều tham số, biến thể và phản ứng của nó với lực tác dụng và với các vật liệu khác chứa rất nhiều biến thiên, sai số, do đó chưa nói tới 2 cây khác loại, cùng cấu tạo, mà 2 cây cùng 1 loại đã cho nhiều cảm giác khác nhau rồi.
Để giảm thiểu điều này, người ta hoàn toàn có thể nhân tạo hóa tất cả các vật liệu làm cốt, ví dụ làm cốt hoàn toàn bằng composite thì 99% là cảm giác như nhau do sự đồng nhất, ổn định và tính kiểm soát được hoàn toàn của vật liệu cũng như quá trình sản xuất, vậy tại sao ITTF vẫn quy định thành phần của vợt phần lớn là gỗ? Em nghĩ chính là do con người ta yêu cái đẹp, cái tự nhiên và cái đa dạng, phức tạp và bất ngờ, cái không giới hạn, do đó sự khác nhau là đáng trân trọng và đón chờ. :D
Cám ơn em , vì anh làm cốt cho nên anh có chút ít kinh nghiệm , cũng gỗ và keo cacbon đó và chỉ cần à quên cái này anh đang đố mà , nếu ae k trả lời được thì anh sẽ giải thích cho ae sau
 

anzippo

Đại Tá
Chú dòm lại câu hỏi lúc đầu. và anh đã trả lời theo đúng câu hỏi của chú còn gì? Chú chơi vậy là ăn gian rồi ! không chơi với chú nữa.hihihi ( Chú mà ra đề thi cho HS thi TNPT thì trượt hết )
Ý của em là mọi cái đều giống nhau nhưng khi đánh sẽ cho cảm giác và tốc độ khác nhau ( khác nhau nhiều lắm Bác Dũng Ạ )
 

Bình luận từ Facebook

Top