Vấn đề này mình đã nói qua trong 1 Topic của bạn archer về " Thảo luận/chia sẻ...". Nay muốn viết rõ hơn để các bạn tham khảo và cho ý kiến.
1) Nguyên nhân:
Khi bôi keo sữa vào cốt vợt không đều, chỗ dày chỗ mỏng, lớp keo mỏng khô trước lớp keo dày khô sau, do mắt thường khó phân biệt (nhiều khi do vội ) cứ thấy keo trong là dán vào và chơi bình thường. Keo sữa là keo gốc nước, lượng nước ở phần keo dày chưa khô không thoát qua bề mặt keo bôi vào mặt vợt được và chỉ còn đường chui vào bề mặt gỗ của cốt vợt, nếu để lâu không bóc ra dán lại sẽ tạo nên vết ố. ( Trên thực tế có những cốt vợt bị ố rất " đẹp ", đó là những vết sậm màu kích thước rộng khoảng 2mm, dài khoảng 5-7mm trải đều khắp bề mặt cốt. đây là do người dán có kỹ thuật bôi keo rất đều, tuy nhiên miếng mút khi quét keo vẫn tạo ra vết như dùng chổi quét, và dán khi chưa khô hẳn sẽ tạo ra vết ố " đẹp" như mình đã nói ở trên).
Một câu hỏi sẽ đặt ra là: vậy thì keo tăng lực, hoặc keo vá săm có gây nên vết ố như trên không ? Câu trả lời là có! Và nó thể hiện ở hai trạng thái sau: ( về bản chất cũng giống hai dạng ố như trên )
+ Thứ nhất, đây là keo gốc dầu, nếu bôi đều lên mặt cốt (dễ bôi đều hơn keo sữa ) và dán khi chưa khô hẳn, lượng dầu dư cũng chui vào cốt, vì dễ bay hơi nên ít hơn lượng nước, nhưng nhiều lần như vậy sẽ làm cho cả bề mặt cốt bị ngả màu sậm khác với mầu của mặt cốt khi mới mua.
+ thứ hai, trong diễn đàn chắc có bạn đã gặp trường hợp: trên bề mặt cốt cũ có vết sờ vào trơn như sừng, dán mặt kiểu gì thì chỗ đó vẫn bị bong. Mình đã gặp 2 cái cốt Sardius như vậy. đó chính là vết ố dầu của keo tăng lực.
2) Phòng tránh:
Cách thứ nhất, được suy ra từ nguyên nhân ( bôi keo đều để khô hãy dán mặt và thi thoảng bóc ra làm vệ sinh cốt rồi dán lại ). chú ý từ "khô" không khéo thành " khổ " đó !!!
Cách thứ hai, dùng một loại keo nào đó ( như Isure chẳng hạn ) bôi lên bề mặt của cốt vợt ( cách này có hậu quả là: thứ nhất, ảnh hưởng đến tính năng của cốt vợt; thứ hai, mặt vợt không dính chắc như khi cốt không bôi keo)