Điều quan trọng nhất trong quả giao bóng

thanhtqvn123

Binh Nhất
theo e mới nhập môn
thì của giao bóng chiến 50% kết quả trận đấu
nếu mình là cơ trên...có thể dùng quả giao bóng đánh lừa..cự xoáy....ăn điểm trực tiếp cho đỡ mệt
còn khi ngang cơ hoăc dưới cơ...thì vs quả giao bóng chỉ khi đối phương lơ là mới ăn giao bóng trực tiếp đc...
với quả giao bóng tốt...thì sẽ có quả thứ 2 ngon ăn để kết thúc....
vs mỗi quả giaop bóng ta biết đc bóng sẽ đc trả vào tầm nào...chủ động điều bóng theo ý và dồn đối thứ vào thế mất tay mất chân...
ý kiến của e tham gia vs ae cho vui...có gì sai sót ae đóng góp
mong đc học hỏi từ ae trên dd nhiều ạ
 

dung_linh

Đại Tá
Hãy chỉ nghĩ giao bóng để gây khó khăn cho đối phương thôi chứ chỉ đòi ăn giao bóng ngay thì sẽ ko khá được đâu. Quan trọng nhất là những gì mình làm sau quả giao bóng. Tôi khẳng định luôn. Các cao thủ ko bao giờ sợ giao bóng. Đừng có quá quan trọng.Tập luêynj nhiều vào
Mình cùng quan điểm như bạn, tập luyện nhiều vào, quan trọng nhất là khổ luyện thôi.Đỉnh cao vào vật sau cách nhau gang tấc, sai một ly đi một dặm, trong một trận đấu căng thẳng còn phải tính đến chiến thuật, kỹ thuật,VĐV nào ra tay nhanh biến hóa điểm rơi trên bàn tốt,nhanh, mạnh, chính xác, khéo léo nữa, thì sẽ dành phần thắng thôi, đôi khi giao bóng tốt thì chưa đủ.có gì chưa đúng mong các cao thủ chỉ giáo thêm nhé.
 
Last edited:

Trường.văn

Trung Sỹ
đọc bài hay quá mọi người đều có ý hay của mình,, còn e thỳ quả giao bóng của e chỷ có nhiệm vụ là thăm giò đối thủ để bít xem là cao thủ hay thấp thủ giao quả nào thỳ hợp lý đẻ dành ưu thế bàn đạp cho quả dứt điểm...:D
 

stbhn

Thượng Sỹ
Chủ đề này rất hay, ACE bàn luận thoải mái cũng không bao giờ là đủ!

Mình có vài suy nghĩ mong ACE cùng trao đổi thêm:
- Trong Bóng bàn có 2 yếu tố cần phải nắm bắt: Kỹ thuậtChiến thuật.
- VĐV chuyên nghiệp thì 2 yếu tố trên được đào tạo rất chuyên sâu đạt đến độ nhuần nhuyễn.
- VĐV phong trào, nghiệp dư thì đa phần chú trọng vào yếu tố Kỹ thuật nhiều hơn Chiến thuật (Chiến thuật chủ yếu là tự học hỏi, giao lưu...)

Tại sao mình nói như vậy? Có một số câu hỏi đặt ra cần phải trả lời:
1. Nếu 1 VĐV đỉnh cao nghiệp dư (kỹ thuật tốt) gặp 1 VĐV chuyên nghiệp thì ai sẽ là người có nhiều quả đánh hơn?
2. Tại sao trình độ của VĐV nghiệp dư sẽ dừng lại ở mức giới hạn?
3. Tại sao các VĐV chuyên nghiệp thường cố gắng chủ động tấn công trước?
...
Kỹ thuật trong bóng bàn là rất khó nhưng nếu chăm chỉ tập luyện, dám nghĩ và dám đánh thì sẽ nắm bắt được. Trong một set đấu cơ hội chủ động của mình là 50/50. Nếu ai giành được nhiều chủ động hơn thì người đó sẽ có lợi thế ghi điểm.
Vậy làm thế nào để có thể giành được lợi thế khi mà quyền chủ động đang thuộc về đối thủ? Vấn cốt lõi sẽ là Giao bóng và trả giao bóng. Yếu tố Chiến thuật được áp dụng ở đây!

Độ xoáy của quả giao bóng thì mình không bàn đến ở đây vì thực tế là "khó người khó ta". Ta chỉ nên áp dụng khi đối phương yếu với loại xoáy nào để gây áp lực cần thiết.

Điểm quan trọng nhất trong giao bóng và cũng là khó nhất là phải đánh lừa được đối phương. Cùng một động tác (chỉ bàn khi giao bóng đúng luật) mà giao được nhiều kiểu bóng xoáy mới khó.

* Khi giao bóng, mình phải kiểm soát được những quả giao bóng nào sẽ được trả về vị trí nào với lực và độ xoáy thế nào để chuẩn bị quả đánh tiếp theo. Thuật ngữ gọi là tấn công ở quả bóng thứ 3 (3rd ball).
* Khi trả giao bóng thì phải làm sao hạn chế được quả đánh thứ 3 của đối phương, đưa đối phương về thế gò, cắt bóng để ta chủ động đánh quả bóng thứ 4 (4th ball).

Thực hiện được bài chiến thuật này là cả một vấn đề. Trình mình còi nên không thể phân tích kỹ lưỡng được rất mong ACE chỉ giáo!

Thân
 

dung_linh

Đại Tá
"Nguyên văn" stbhn"
Tại sao mình nói như vậy? Có một số câu hỏi đặt ra cần phải trả lời:
1. Nếu 1 VĐV đỉnh cao nghiệp dư (kỹ thuật tốt) gặp 1 VĐV chuyên nghiệp thì ai sẽ là người có nhiều quả đánh hơn?
2. Tại sao trình độ của VĐV nghiệp dư sẽ dừng lại ở mức giới hạn?
3. Tại sao các VĐV chuyên nghiệp thường cố gắng chủ động tấn công trước?
...Như sau:
1. Nếu 1 VĐV đỉnh cao nghiệp dư (kỹ thuật tốt) gặp 1 VĐV chuyên nghiệp thì ai sẽ là người có nhiều quả đánh hơn?Tất nhiên là 1 VĐV chuyên nghiệp sẽ dành chuẩn động hơn.
2. Tại sao trình độ của VĐV nghiệp dư sẽ dừng lại ở mức giới ? Vì thường vđv nghiệp dư ở đỉnh cao còn thiếu một thứ không có mà vđv chuyên có, nó ra còn thiếu, thiếu một tí gì đó.......mà vẫn đi tìm
3. Tại sao các VĐV chuyên nghiệp thường cố gắng chủ động tấn công trước? Trong bóng bàn hiện đại VĐV chuyên nghiệp thường lấy lối đánh tấn công để dành thế chủ động.....Thường VĐV chuyên nghiệp được đào tạo năng khiếu có bài bản ra, đào tạo rất chuyên sâu đạt đến độ nhuần nhuyễn,nên đủ thế để tấn công trước mà vđv nghiệp dư không có, nên nghiệp dư cứ đi tìm mãi...mãi....thiếu cái gì đó.
Trình mình còi nên không thể phân tích kỹ lưỡng được rất mong ACE chỉ giáo!
 
Last edited:

stbhn

Thượng Sỹ
"Nguyên văn" stbhn"
Tại sao mình nói như vậy? Có một số câu hỏi đặt ra cần phải trả lời:
1. Nếu 1 VĐV đỉnh cao nghiệp dư (kỹ thuật tốt) gặp 1 VĐV chuyên nghiệp thì ai sẽ là người có nhiều quả đánh hơn?
2. Tại sao trình độ của VĐV nghiệp dư sẽ dừng lại ở mức giới hạn?
3. Tại sao các VĐV chuyên nghiệp thường cố gắng chủ động tấn công trước?
...Như sau:
1. Nếu 1 VĐV đỉnh cao nghiệp dư (kỹ thuật tốt) gặp 1 VĐV chuyên nghiệp thì ai sẽ là người có nhiều quả đánh hơn?Tất nhiên là 1 VĐV chuyên nghiệp sẽ dành chuẩn động hơn.
2. Tại sao trình độ của VĐV nghiệp dư sẽ dừng lại ở mức giới ? Vì thường vđv nghiệp dư ở đỉnh cao còn thiếu một thứ không có mà vđv chuyên có, nó ra còn thiếu, thiếu một tí gì đó.......mà vẫn đi tìm
3. Tại sao các VĐV chuyên nghiệp thường cố gắng chủ động tấn công trước? Trong bóng bàn hiện đại VĐV chuyên nghiệp thường lấy lối đánh tấn công để dành thế chủ động.....Thường VĐV chuyên nghiệp được đào tạo năng khiếu có bài bản ra, đào tạo rất chuyên sâu đạt đến độ nhuần nhuyễn,nên đủ thế để tấn công trước mà vđv nghiệp dư không có, nên nghiệp dư cứ đi tìm mãi...mãi....thiếu cái gì đó.
Trình mình còi nên không thể phân tích kỹ lưỡng được rất mong ACE chỉ giáo!

Theo mình nghĩ điểm mấu chốt của các câu trả lời là Tư duy chiến thuật.
Các VĐV chuyên nghiệp được đào tạo để vận dụng tư duy chiến thuật cho từng trận đấu, với từng đối thủ để làm sao phát huy sở trường, hạn chế sở đoản. Có những VĐV được đánh giá thấp hơn nhưng với chiến thuật hợp lý vẫn chiến thắng VĐV mạnh hơn.

Ví dụ:
Ở Olympic London 2012 Zhang Jike VĐ đơn nam. Xét về đẳng cấp thì Timo Boll không thể bằng Zhang Jike nhưng với đấu pháp hợp lý Boll đã thắng nhanh Zhang 3-1 ở nội dung đồng đội nam.
Hoặc ở Olympic Bắc Kinh 2008 ở CK đơn nam Malin được đánh giá thấp hơn Wang Hao nhưng đã giành HCV thuyết phục.

Trên đây chỉ là ví dụ về chiến thuật thi đấu đem lại hiệu quả.
Quay lại với chủ đề thì mình thấy điều quan trọng nhất trong chiến thuật giao bóng là giành thế chủ động để ghi điểm. Có như vậy mình mới hưng phấn duy trì được sự tập trung trong từng set đấu, từng trận đấu.
Trong trận đấu nếu cứ tập trung vào giao bóng thật khó để gây khó dễ cho đối phương thì chính mình rất hay bị rơi vào thế bị động, căng cứng vì khi đối phương đỡ được giao bóng thì đầu óc mình mất đi phản xạ đánh trả (vì trong đầu chỉ nghĩ là giao xong rồi đứng nhìn đối thủ "chết").:rolleyes: :rolleyes: :rolleyes:

Có 5 yếu tố để biến hóa được quả giao bóng là:
- Động tác
- Tiếp xúc
- Ma sát
- Điểm rơi
- Tốc độ, lực.

Ai kết hợp được nhuần nhuyễn 5 yếu tố này thì người đó có quả giao bóng cực hay rồi.
 

dung_linh

Đại Tá
" Nguyên văn stbhn":
stbhn đang online Có 5 yếu tố để biến hóa được quả giao bóng là:
- Động tác
- Tiếp xúc
- Ma sát
- Điểm rơi
- Tốc độ, lực.
- khéo léo nữa.

Ai kết hợp được nhuần nhuyễn 6 yếu tố này thì người đó có quả giao bóng cực hay rồi.Nói chung kết hợp được 6 yếu tố này điều đầu tiên phải luyện cổ tay mất khá lâu thời gian...Mới bắt đầu luyện giao bóng.
 
Last edited:

a Tủn

Binh Nhì
Cảnh giới cao nhất của mọi vấn đề là đơn giản hóa - hư không, quả giao bóng cũng vậy. Tôi ko phải cao thủ gì nhưng đúc kết từ những năm tháng nộp nước ở các clb bóng bàn, tôi cho rằng điều quan trong nhất nằm ở chỗ hư hư thật thật của quả giao bóng, chứ ko phải độ xoáy hay biết giao thật nhiều kiểu trên trời dưới nước. Nên bạn ko cần phải đầu tư vào việc giao cho thật nhiều xoáy hay các kiểu giao khó ( giao xoáy ngược, mổ bóng... ) mà chỉ cần tập trung xuyên suốt cuộc đời cầm vợt theo đuổi duy nhất một thứ, đó là tập giao đúng một kiểu làm sao cho thật đơn giản, thật hợp lệ nhưng ra nhiều loại xoáy khác nhau mà mọi người ko thể phân biệt được sự khác nhau của các loại xoáy cũng như tọa độ chuẩn xác từng cm trên mặt bàn đối phương khi giao bóng, như vậy bạn đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật giao bóng. Có thể bạn chơi ở tầm C,D diễn đàn nhưng nếu giao bóng của bạn có thể đột phá lên level như tôi đề cập, bạn có thể tự tin đánh ngang với hạng B trở xuống được rồi. Đó là khi bạn có thể đánh lừa thị giác của đối phương một cách ngọt ngào, nhìn như đúng rồi thế mà thò vợt vào là bóng toàn phi đến trần nhà với lại gầm bàn, như vậy mới là cốt yếu của giao bóng. Bạn nhớ nhé, chỉ cần một kiểu giao thôi, một cách tiếp xúc bóng, một động tác vào bóng, nhưng lại ra 2,3 loại xoáy khác nhau rõ rệt. Và điều quan trọng nhất là cổ tay khéo như nghệ nhân và cái đầu biến hóa, sẽ tạo ra quả giao bóng đơn giản nhất nhưng cũng là khó chịu nhất. Chúc bạn thành công!
( đây là kinh nghiệm đúc kết từ người thầy đầu tiên của tôi, bản thân tôi chưa thể đạt đến quả giao bóng hoàn hảo nhất nhưng cũng xin trích dẫn góp ý cho bạn từ những j học được. Thầy tôi là một "nghệ nhân chơi bóng bàn" người Ấn Độ đã về nước cách đây 7 năm, khi ở VN dạy bóng cho tôi ở Bình Dương đã từng thắng một số vận động viên tên tuổi và sở trường là quả giao bóng lá vàng rơi, nên bạn có thể yên tâm về lời khuyên của tôi ...)
 

lion

Đại Tá
Ngoài 5 yếu tố bác stbhn nêu em thấy còn một yếu tố khác quan trọng nữa là "quỹ đạo"
của đường bóng, có dài, ngắn, thẳng, cong, trái phải hay trung tâm... xuôi hay ngược....

Tuy nhiên, tất cả những điều trên đều được gói gọn trong hai từ "biến hóa". Tùy hoàn
cảnh, đối tượng mà có động tác phát bóng, tiếp xúc bóng, tạo xoáy, phát vào đâu, cho
bóng bay theo quỹ đạo nào, rơi vào điểm nào để đạt được hiệu quả và mục đích của cú
giao bóng.
 

lion

Đại Tá
Cảnh giới cao nhất của mọi vấn đề là đơn giản hóa - hư không, quả giao bóng cũng vậy. Tôi ko phải cao thủ gì nhưng đúc kết từ những năm tháng nộp nước ở các clb bóng bàn, tôi cho rằng điều quan trong nhất nằm ở chỗ hư hư thật thật của quả giao bóng, chứ ko phải độ xoáy hay biết giao thật nhiều kiểu trên trời dưới nước. Nên bạn ko cần phải đầu tư vào việc giao cho thật nhiều xoáy hay các kiểu giao khó ( giao xoáy ngược, mổ bóng... ) mà chỉ cần tập trung xuyên suốt cuộc đời cầm vợt theo đuổi duy nhất một thứ, đó là tập giao đúng một kiểu làm sao cho thật đơn giản, thật hợp lệ nhưng ra nhiều loại xoáy khác nhau mà mọi người ko thể phân biệt được sự khác nhau của các loại xoáy cũng như tọa độ chuẩn xác từng cm trên mặt bàn đối phương khi giao bóng, như vậy bạn đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật giao bóng. Có thể bạn chơi ở tầm C,D diễn đàn nhưng nếu giao bóng của bạn có thể đột phá lên level như tôi đề cập, bạn có thể tự tin đánh ngang với hạng B trở xuống được rồi. Đó là khi bạn có thể đánh lừa thị giác của đối phương một cách ngọt ngào, nhìn như đúng rồi thế mà thò vợt vào là bóng toàn phi đến trần nhà với lại gầm bàn, như vậy mới là cốt yếu của giao bóng. Bạn nhớ nhé, chỉ cần một kiểu giao thôi, một cách tiếp xúc bóng, một động tác vào bóng, nhưng lại ra 2,3 loại xoáy khác nhau rõ rệt. Và điều quan trọng nhất là cổ tay khéo như nghệ nhân và cái đầu biến hóa, sẽ tạo ra quả giao bóng đơn giản nhất nhưng cũng là khó chịu nhất. Chúc bạn thành công!
( đây là kinh nghiệm đúc kết từ người thầy đầu tiên của tôi, bản thân tôi chưa thể đạt đến quả giao bóng hoàn hảo nhất nhưng cũng xin trích dẫn góp ý cho bạn từ những j học được. Thầy tôi là một "nghệ nhân chơi bóng bàn" người Ấn Độ đã về nước cách đây 7 năm, khi ở VN dạy bóng cho tôi ở Bình Dương đã từng thắng một số vận động viên tên tuổi và sở trường là quả giao bóng lá vàng rơi, nên bạn có thể yên tâm về lời khuyên của tôi ...)

Công nhận bác a Tủn nói rất đúng ạ, hình như em thấy giống tâm pháp
"chiêu chiêu vô chiêu, làm sao mà đánh" của Phong Thanh Duơng trong
"Tiếu Ngạo Giang Hồ" ;)

Tuy nhiên, hiếm người làm được điều này, nhìn riết cũng ra bác ạ, chịu
khó tí là quen liền thôi. Đỡ giao bóng chỉ là bước khởi đầu, đánh được trái
sau cho hay, cho đẹp và hiệu quả cũng vô cùng quan trọng mà hầu như
các tay vợt phong trào ít khi làm được đều đều.
 

a Tủn

Binh Nhì
Công nhận bác a Tủn nói rất đúng ạ, hình như em thấy giống tâm pháp
"chiêu chiêu vô chiêu, làm sao mà đánh" của Phong Thanh Duơng trong
"Tiếu Ngạo Giang Hồ" ;)

Tuy nhiên, hiếm người làm được điều này, nhìn riết cũng ra bác ạ, chịu
khó tí là quen liền thôi. Đỡ giao bóng chỉ là bước khởi đầu, đánh được trái
sau cho hay, cho đẹp và hiệu quả cũng vô cùng quan trọng mà hầu như
các tay vợt phong trào ít khi làm được đều đều.
Thông thường đối với các tay vợt phong trào, quả giao bóng chỉ là vô tình tìm ra trong quá trình tập luyện, đánh đấm hay nghịch ngợm bóng...nên cho dù biết được nguyên lý giao quả ấy rồi cũng ko biết cách mài cho bén hay đưa nó lên tầm cao mới, nếu như nguyên lý ấy rơi vào tay người nào hiểu đúng giá trị tầm quan trọng quả giao bóng trong trận mạc thì ...thôi rồi! cũng như người lập ra topic này, tôi đánh giá bạn là người nghiêm túc với từng điểm số trong thi đấu, nên mới hiểu được giá trị quả giao bóng và lập topic. Tôi mách cho bạn một hướng đi, đó là hãy học cách đi giao lưu nhiều clb lân cận và xa hơn nữa, và xin đánh với tất cả những ai mà bạn có dịp gặp mặt trên hành trình, dù trên hay dưới bạn cũng nên đánh hết, ko bỏ sót ai cả, đến một thời điểm nhất định bạn sẽ sáng tạo ra cho mình một lối chơi riêng hẳn và có những quả giao bóng ưng ý. good luck!
 

vanuc

Đại Tá
- Giao bóng thật xoáy?
- Giao bóng thật nhanh vào 2 bên góc bàn?
- Giao bóng thật nặng gần lưới để đối phương không thể tấn công ngay được?
Bạn nghĩ điều nào là quan trọng nhất?
- Bạn giao bóng xoáy mấy mà để đối phương biết trước thì họ cũng có thể đỡ được.
- Bạn giao bóng nhanh đến thế nào nhưng nếu biết trước đối phương cũng có thể dễ dàng chặn đẩy hoặc tấn công ngay sau quả giao bóng.
- Bạn giao bóng gần lưới nhưng nếu đối phương biết trước thì cũng có thể vẩy cổ tay để tấn công ngay.
Điều kị nhất trong quả giao bóng là để đối phương đoán được bạn sẽ giao bóng kiểu gì. Bởi vì như vậy là bạn đã nhường quyền chủ động cho đối phương. Với nhiều người quả giao bóng thế nào đã lộ ra ngay từ tư thế chuẩn bị giao bóng. Như vậy thì dù quả giao bóng của bạn có xoáy, có nhanh, có khó đến thế nào thì cũng chỉ làm khó được đối phương trong một vài quả giao bóng đầu tiên.

Theo mình thì xoáy, nhanh, điểm rơi chỉ là các kĩ thuật giao bóng khi tập luyện. Đây đều là những kĩ thuật cần thiết trong một quả giao bóng. Tuy nhiên khi đánh trận, điều quan trọng nhất của quả giao bóng phải là "biến hóa"
- Biến hóa nghĩa là tùy theo đối thủ, tùy theo tình huống, thời điểm trong trận mà mình lựa chọn các quả giao bóng khác nhau:
+ Nếu đối thủ giật hay và giật xung thì bạn nên hạn chế những quả giao bóng dài ra ngoài bàn
+ Nếu bạn được chấp hoặc khi bạn đang dẫn điểm khá xa, nên chọn những quả giao bóng 5 ăn 5 thua
+ Nếu đối thủ xoay xở chậm nên chọn những quả giao bóng lắc ngang vào chính giữa tay cầm vợt. Đối thủ sẽ mất thời gian để phán đoán và quyết định xem nên xoay vợt sang trái tay hay phải tay
+ Khi đối phương kém trong quả ve trái, giật trái, bạn nên chọn những quả giao bóng chuội thật nhanh sang bên trái. Nhớ chuẩn bị tấn công ngay sau quả trả bóng bạn nhé.
+ Nếu bạn muốn giật ngay sau quả giao bóng nên chọn những quả giao bóng thật gần lưới hoặc chọn những quả giao bóng lỏng để đối thủ không thể trả bóng nặng lại được
- Biên hóa nghĩa là trước khi bóng rời khỏi vợt đối phương không thể đoán được bạn sẽ giao bóng kiểu gì.
+ Cùng một tư thế giao bóng, cao hơn nữa là cùng một động tác giao bóng, bạn có thể tạo ra những quả giao bóng khác nhau. Khi xoáy ngang, khi xoáy xuống, lúc nhanh chuội, lúc nhẹ nhàng gần lưới, khi phải, khi trái, lúc lại vào giữa bàn,...
+ Nếu bạn còn có khả năng đánh lừa đối thủ qua ánh mắt, qua cử chỉ,... nữa thì càng tốt

Các bạn có thể kiểm nghiệm điều này qua video clip quả giao bóng trong các trận đấu của các cao thủ trên thế giới.
Từ khi mình áp dụng những điều này vào trong quả giao bóng mình thường luôn chiếm được thế chủ động, có được những cơ hội dứt điểm ngay sau quả giao bóng. So với lúc trước lên khoảng 2-3 quả.
Đôi điều chia sẻ cùng các bạn. Trình mình còn hạn chế, có gì chưa đúng mong các cao thủ chỉ giáo thêm nhé.

Quả giao bóng nào dù khó đến mấy, vẫn có quả đỡ khắc chế được. Tập giao bóng kỳ công hơn tập đỡ giao bóng.
Xem bọn tàu khi đánh với các đấu thủ lạ có quả giao bóng hay, nó chết giao bóng liên tục. Nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn về nước nó đã tập quả khắc chế ngay được...... cho nên hiếm khi thấy các đối thủ có thể ăn giao bóng ở trình chuyên nghiệp.........
 

dung_linh

Đại Tá
Xin mời các ý kiến của các cao thủ tiếp theo nào
Có 6 yếu tố để biến hóa được quả giao bóng là:

- Điểm rơi cũng cực kỳ quan trọng trên bàn hình như mình nhớ trên bàn có 1000 điểm rơi khác nhau.
Trình mình còi nên không thể phân tích kỹ lưỡng được rất mong ACE chỉ giáo! và các cao thủ chỉ giáo thêm.....?
 
Last edited:

kirara

Moderator
bài viết của a Tủn rất ý nghĩa, nó đúng với mọi trình độ, kể cả chuyên nghiệp, cá nhân mình rất thích cách giao bóng của Ma Lin, Dimitrij Ovtcharov, và Jun Mizutani, nhưng để vươn tới tầm giao bóng 1 động tác mà ra 2,3 loại xoáy rõ rệt thì đối với anh em nghiệp dư mình cũng là cả 1 quãng đường dài...
 

thuongtihar

Thượng Sỹ
Thông thường những người giao bóng hay biến hóa nhiều điểm rơi trên bàn sẽ đỡ giao bóng tốt hơn những người chỉ giao đơn thuần 1 kiểu và những người học bóng bàn thường không được học giao bóng hoặc chỉ được hướng dẫn cơ bản nhất, giao bóng hay là thành quả của một quá trình dài học hỏi, học lỏm và tập luyện của mỗi người, những người dưới cơ đánh kém bạn nói bạn có một quả giao bóng hay và khó chịu nhưng khi bạn đánh với một người trên cơ mình tầm 2 bóng lúc đấy bạn làm cách nào để khẳng định lời nói của những người dưới cơ bạn đã từng nói với bạn như vậy......và bạn phát huy như thế nào....Việc đầu tiên sau nhiều năm giao lưu học hỏi mà mình đúc rút kinh nghiệm có được đó là sự TỰ TIN vào chính quả giao bóng của mình kể cả khi đánh với các đối thủ trên cơ mình về cả kỹ thuật lẫn chiến thuật cũng như kinh nghiệm.

Để có một quả giao bóng hay cần có những yếu tố
- Động tác: Kín, khó phân biệt lên xuống hay chuội
- Tiếp xúc - Ma sát: nhiều xoáy hay ít xoáy
- Điểm rơi: biến hóa
- Tốc độ, lực.: nhanh hay chậm, lắc nhiều hay ít
- Mặt vợt: Cứng hay mềm, Tacky hay không Tacky, Gai công hay Gai thủ hoặc Anti power……Nếu thi đấu mà cho đánh GỖ không thì thêm một lựa chọn nữa là mặt GỖ =))=))=))
Theo quan điểm cá nhân: Người giao bóng hay là người khi vào trận đấu mình không có cơ hội tấn công ngay từ đầu và mình cảm thấy khó chịu khi khống chế những quả giao bóng của họ

Đồng ý với bác A TỦN: Chỉ cần một kiểu giao thôi, một cách tiếp xúc bóng, một động tác vào bóng, nhưng lại ra 2,3 loại xoáy khác nhau rõ rệt. Và điều quan trọng nhất là cổ tay khéo như nghệ nhân và cái đầu biến hóa, sẽ tạo ra quả giao bóng đơn giản nhất nhưng cũng là khó chịu nhất. Chúc bạn thành công!

BiaBiaBiaBiaBiaBiaBiaBiaBia
 

leeduni

Thượng Sỹ
Theo mình để có một quả giao bóng tốt thì
_Trước tiên cần tung bóng tốt, điều này cũng nhiều người không chú ý, hầu hết chỉ tung cho có, không đảm bảo độ cao cần thiết ( đúng luật) hoặc là quá cao khiến bóng bay ra khỏi tầm kiểm soát. Cách tung bóng cũng có nhiều kiểu, theo như mình thấy các VDV thường để bóng giữa lòng bàn tay và các ngón tay, tung bóng theo chiều thẳng, độ cao khoảng 50-60 cm so với mặt bàn.
_ Tiếp theo là động tác tiếp xúc bóng và vị trí tiếp xúc trên mặt vợt. Ví dụ như bạn muốn giao một quả xoáy xuống dài và nặng thì mặt vợt phải tiếp xúc với trái bóng ở gần cực dưới của trái bóng và theo hướng từ trên xuống và từ trước ra sau. Vị trí tiếp xúc bóng thường là góc 1/4 trên bên trái của mặt vợt. Ngược lại nếu bạn muốn giao quả xoáy xuống ngắn bàn thì vị trí tiếp xúc là 1/4 góc trên bên phải mặt vợt....
_ Vị trí tiếp xúc với bóng. Tùy theo ý định giao xoáy lên, xuống , ngang hay kết hợp mà thay đổi vị trí tiếp xúc là một bên, hơi chếch hay xuống dưới...
_ Thời điểm tiếp xúc bóng. Mình thấy các VDV thường đánh bóng vào vị trí bóng thấp nhất có thể ( Ngang bằng so với mặt lưới) như vậy trái bóng sẽ xoáy mạnh hơn
_ Điểm rơi của bóng. Cái này rất quan trọng vì nếu điểm rơi tốt ta sẽ dễ chiếm thế chủ động hơn
Cuối cùng là tập luyện nhiều thôi các bác ^^. " Có công mài sắt có ngày nên kim " mà!
Đó là những gì mình xem và rút ra khi xem các clip. Sẽ có nhiều điều sai, xin mọi người góp ý để cùng nhau tập luyện :)
 

myna

Binh Nhì
Tập một quả giao bóng mà muốn áp dụng cho trận thi đấu thì phải khổ công, trung bình mỗi kiểu giao phải tập khoảng 50.000 lần giao thì tay mới khả năng áp dụng cho trận đấu. Tức là có một rổ bóng 200 quả, mỗi ngày giao 5 rổ thì phải mất khoảng 50 ngày liên tục mới giao thạo các bác à....................
 

Bình luận từ Facebook

Top