Dũng Cửu SHOP
Đại Tá
1. Tổng quan
Việc đặt lên bàn cân so sánh trình độ bóng bàn giữa nước ta với Trung Quốc đúng là một phép so sánh vô cùng khập khiễng. Sự chênh lệch ở đây là một con số tương đối lớn mà ngay cả khi nhắc tới thôi chúng ta cũng không muốn hình dung. Tuy nhiên, cũng trong khu vực Châu A, một quốc gia mà chúng ta phải nhắc tới, phải đem ra so sánh với trình độ bóng bàn của đất nước họ đó chính là Hàn Quốc. Tại sao vậy? Với tỷ lệ dân số gần 58 triệu người so với tỷ lệ dân số nước ta là 100 triệu người thì đây là sự hơn kém khá rõ ràng. Dân số của ta thì hơn họ nhưng trình độ bóng bàn thì có lẽ chúng ta phải “nép vế” họ. Sự “nép vế” ở đây thể hiện không chỉ ở phong trào các giải đấu, trường phái đánh mà còn thể hiện rõ hơn cả về mặt huấn luyện.
Người đầu tiên đại diện cho gương mặt vận động viên bóng bàn tiêu biểu của Hàn Quốc mà chúng ta phải nhắc tới đó chính là Ry Sung Min – vận động viên vô địch Olympic, người đã đánh bại vận động viên Vương Hạo của Trung Quốc. Với lối đánh chơi thủ công biến hóa khôn lường kết hợp với cách chơi vợt dọc của mình mà vận động viên này đã có thể đánh bại rất nhiều các vận động viên khác nổi tiếng của Trung Quốc như: Wadner , Wang Hao trận chung kết …giật phải mạnh, gai trái giống với lối đánh của các vận động viên Việt Nam; Joo Sea Hyuk với 1 lần nhì thế giới rất nhiều lần đứng 3 thế giới có lối đánh đẹp như Đinh Quang Linh , Lê Huy là Oh Sang Oun. Còn đối với các vận động viên Việt Nam với lối đánh quen thuộc giật mạnh như vũ bão, tiêu biểu đó là Trần Tuấn Quỳnh, Đoàn Kiến Quốc, Vũ Mạnh Cường, ngay cả VĐV 2 càng đều như Đinh Quang Linh cũng rất mạnh về lực trọng hẳn về trường phái tấn công nhưng thiếu hẳn khả năng phòng thủ, tính chiến thuật, sự khoa học trong lối chơi. Nếu nhìn kỹ thì chúng ta thiếu hẳn nhiều phong cách chơi vợt dọc, vợt gai phòng thủ, vợt gai tấn công thiếu hẳn lối đánh phòng thủ, thông minh khoa học của người Nhật mặc dù với thể trạng không hẳn tốt hơn người Việt Nam nhưng KENTA, MI JUTANIJUN, KOKINA WA thể chất nhỏ con nhưng vô cùng nhanh nhẹn khắc chế người Châu Âu bằng khả năng phòng thủ ôm bàn như KENTA tấn công đờ mi vô cùng sắc sảo, thông minh với khả năng phòng thủ cực khoa học, độ chiến thuật cao cộng phong cách tấn công 2 càng không mạnh như chúng ta nhưng điểm rơi, độ chính xác khả năng tư duy chiến thuật hơn vdv chúng ta nhiều bậc. Với MIJUTANIJUN – vận động viên 17 tuổi của Nhật Bản đã từng giành chức vô địch Nhật được xếp vào dạng thần đồng của bóng bàn khi vô địch ở tuổi trẻ nhất lịch sử nước này sang Việt Nam cũng với lối đánh giơ phòng thủ như vậy! Điều này càng khẳng định trình độ đào tạo các vận động viên bóng bàn của chúng ta kém hơn rất nhiều so với Hàn Quốc.
Phải chăng chúng ta cần đến sự thay đổi lớn trong việc huấn luyện giống như một bài viết mà Dũng Cửu đã đọc của anh Trần Vĩnh Phát ANDRO. Việc huấn luyện ở đây không phải là huấn luyện vận động viên nữa mà đó chính là các huấn luyện viên bóng bàn. Việc đưa các HLV của chúng ta đi đào tạo, nghiên cứu thực tiễn nhiều nền bóng bàn thế giới như Trung, Nhật, Hàn cả về kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu cả về các phương pháp vận hành, công nghệ ở đây là mút vợt, cốt vợt để có thể áp dụng lên các chương trình đào tạo đưa ra nhiều vận động viên với nhiều lối đánh, phong cách đánh tiêu biểu ?
Đành rằng chúng ta về tổng thể đổi tại cơ chế, nhưng thực tế những HLV Việt Nam cảm giác như tạo ra cả một tập thế các VĐV chỉ biết chơi bóng theo phóng cách “giật và giật”, “càng mạnh càng tốt” mà thiếu đi hẳn những phong cách chơi, kĩ thuật hiệu quả. Vậy công nghệ ứng dụng vào lối đánh ở đây là gì: Cốt hay mặt vợt? Nếu là người Trung Quốc đó là mặt phải H3 cốt thuần gỗ mỏng rung? Còn của VĐV Nhật Bản đó là lối chơi phòng thủ tốt nhờ chơi mặt vợt có độ dày dưới 2, 1 mm (độ dày 1,7 mm đến 1,9 mm) cốt mỏng rung để giảm tốc độ trận đấu và xoáy để có thể đối phó với người Châu Âu thiên về thể lực; của VĐV Trung Quốc thì lại thiên về xoáy. Nếu như ở Kenta là 2 mặt theo sự tìm hiểu của D9: Tenergy 05 độ dày 1,7 mm cốt timoboll ALC nếu combo này cho người Việt Nam liệu có giật được không? Nếu lối đánh như KENTA mà cầm SADIUS kết hợp mút vợt độ dày 2,1mm max về lực với thể trạng nhỏ con vậy liệu ở Việt Nam anh có phòng thủ ôm bàn chủ động trái phải áp đặt lối đánh như anh thể hiện được không? Phải chăng thực tế huấn luyện viên chúng ta không có sự đối chiếu so sánh, tìm hiểu công nghệ đưa ra những giả thiết, chưa có các giáo trình tìm hiểu 1 cách tổng thể khoa học chuyên sâu giữa ứng dụng công nghệ hiện đại ở đây là cốt vợt, mặt vợt để áp dụng cho những phong cách đánh cụ thể hợp với thể thể trạng, phong cách chơi, lối đánh. Một ví dụ rất đơn giản và dễ hiểu như là nếu như JOO SEA HUYK mà dùng SADIUS kết hợp 2 mút 2,1mm thì em chỉ xin nói 1 câu là anh ta không thể làm nổi kỹ thuật cắt bóng xoáy, đẹp hay tinh tế sắc sảo để làm nên lối đánh đạt tầm thế giới như anh ta đang thể hiện được mà anh ta phải chơi cốt thuần gỗ , bản to với sự hỗ trợ của mặt gai dài bên trái để hỗ trợ cho kỹ thuật đánh , phong cách chơi của anh ta rõ ràng ở đây chúng ta thấy rõ công nghệ hỗ trợ cho những kỹ thuật , phong cách đánh đây là điều mà huấn luyện viên chúng ta gần như không tìm hiểu chuyên sâu , mà mình có điều kiện gặp gỡ ,trao đổi rất nhiều HLV Việt Nam các tỉnh thành trong tư duy họ chỉ có 1 điều kỹ thuật mới là quan trọng chứ cốt , mặt vợt không ảnh hưởng nhiều nên cũng chẳng có sự nghiên cứu một cách thực tiễn , chi tiết , khoa học mà rõ ràng các VDV Việt Nam chúng ta nếu sang Trung Quốc 2 bên đổi vợt cho nhau, ông Trung giật bay ra ngoài do vợt chúng ta dầy ,cứng , nảy , tốc độ cao do 2 lớp carbon trợ lực , êm quá còn Việt Nam cầm vợt của VĐV Trung Quốc giật rúc lưới do rung quá , xịt quá ,mặt vợt xoáy quá lên bóng lưu lâu không bắn ra ngay , như vậy ở đây rõ ràng sự cảm nhận về xoáy , lực cảm giác chơi 2 vdv chúng ta khác hẳn họ do cấu tạo cốt vợt kết hợp mặt vợt cấu trúc khắc hẳn nhau nên đương nhiên chúng ta khác họ về kỹ thuật , cảm nhận, giáo án và phương pháp huấn luyện , tư duy , chiến thuật để định hình phong cách chơi chúng ta cũng sẽ khác họ , mặc dầu nhìn qua thì thấy hao hao giống nhau, nên theo cảm tính của mình HLV họ thấy chúng ta chơi vũ khí vậy cũng khó mà biết nền tảng chúng ta ra sao , để mà huấn luyện, thành ra sang Trung Quốc chúng ta toàn tự tập, chủ yếu do sang đó cơ sở vật chât , ăn uống ,chế độ, sư tập chung cao độ , , đấu trận cọ sát chứ có mấy khi tập cùng họ , chúng ta sử dụng cốt vợt mặt vợt Nhật, nhưng nếu để VĐV KENTA Nhật Bản đổi vợt với chúng ta thì cũng giống như đổi vợt với TQ vậy chú Kenta sẽ giật bắn ra ngoài còn vđv Việt Nam thì khổ hơn giật chắc phải 1 lúc mới điều chỉnh vào được bàn .
2. Sự cần thiết phải có HLV đủ tầm để đào tạo được VĐV đa dạng lối đánh
Huấn luyện viên không thể đào tạo được ra nhiều trường phái đánh về tổng thể đây sẽ là điều rất bất lợi. Nguyên nhân để lý giải cho vấn đề này xuất phát từ rất nhiều lý do: hạn chế về ngân sách nhà nước, liên đoàn bóng bàn không đủ chi phí để đưa các VĐV thi đấu cọ sát tại các giải đấu quốc tế… Với các giải đấu trong nước thì các VĐV không có đủ điều kiện để có thể nâng cao được các kỹ năng cả về lối đánh, chiến lược đánh… Do vậy, nếu để VĐV của ta đi thi đấu ngoài đấu trường quốc tế rất có thể họ sẽ bị “ngợp” trong các giải đấu, trước các đối thủ của các quốc gia trên thế giới. Sự hạn chế như vậy, sự cần thiết phải có một đội ngũ các HLV có đủ khả năng để đào tạo VĐV đa dạng về lối đánh là biện pháp hiệu quả và không chỉ mang tính tình thế trước mắt mà đây còn là chiến lược lâu dài, chắc chắn.
Nhiều VĐV với nhiều trường phái thì phải do HLV đào tạo nên đỉnh cao sẽ tạo ra môi trường thi đấu quốc nội có chất lượng cao hơn, đa dạng hơn, cơ hội cọ sát cho VĐV hiệu quả hơn, sẽ giảm đi rất nhiều chi phí do nền kinh tế đất nước chung ta chỉ là nước đang phát triển đương nhiên ngân sách eo hẹp nhưng nếu cách làm vĩ mô chúng ta tốt. Tuy rằng chúng ta vẫn chưa thể tạo ra nhiều VĐV ngang tầm với Trung Quốc nhưng cũng có thể có cơ hội với top 20 thế giới. với các VĐV có nhiều trường phái đánh, đa dạng về phong cách thì phải đặt dấu hỏi lại trình độ huấn luyện viên Việt Nam, liệu có đủ tầm để nhận ra được VDV nào phát huy được để chơi phòng thủ, chơi gai thủ, gai tấn công, vợt dọc? HLV phải nghiên cứu phong cách chơi, lối đánh ở các cường quốc bóng bàn, nghiên cứu rất đầy đủ, trải nghiệm thực tế bằng học hỏi bằng đi sang thực tế. Quay lại VĐV nhập quốc tịch SING đứng số 7 thể giới vô địch SEAGAME 27 trường phái chơi gai tấn công bên phải kết hợp trái mút chẳng hạn, tại sao về tổng thể trong đào tạo chuyên nghiệp chúng ta không đưa ra được những câu hỏi như:
Chúng ta chỉ một dơ tấn công trong khi Trung Quốc, Hàn , Nhật sáng tạo ra rất nhiều trường phái đều đạt tầm thế giới như: vợt dọc 2 càng Vương Hạo, Vợt thìa gai tấn công: Lưu Quốc Lượng và rất nhiều các vđv vợt dọc cả nam lẫn nữ đều đẳng cấp thế giới, gai phòng thủ đến gai công bên trái. Đến bây giờ là VĐV chơi vợt ngang giật trái gai công phải điều mà để đào tạo nên được anh này đạt tầm thế giới khác hẳn với những vđv khác chơi mặt H3 đương nhiên cần phải có HLV chịu khó nghiên cứu, đầu tư học hỏi, sáng tạo để vđv đó chơi được một phong cách khác hẳn đạt đến tầm thế giới chứ không hẳn người Trung Quốc chỉ phụ thuộc vào mỗi mặt mút láng và cuồng phong bên phải để vô địch và xưng bá với thế giới! Anh vô địch SEAGAME này nếu xét về trình độ chênh chúng ta đến 4 - 5 bóng 1 khoảng cách xa vời vợi với 1 phong cách, lối đánh khác hẳn so với các vđv thế giới trong cả thập niên trở lại đây!
Như vậy ở đây HLV chúng ta thiếu hẳn yếu tố rất quan trọng trong đào tạo VĐV chuyên nghiệp để đạt tầm thế giới, đó chính là tính ''sáng tạo '' trong đào tạo để tạo ra cái mới , cái dị biệt, cái khác với các lứa đàn anh, muốn có tính sáng tạo thì chúng ta phải có hẳn 1 viện hoặc chí ít 1 ban nghiên cứu chuyên sâu 1 cách độc lập, nhưng điều này chúng ta chưa làm, cũng khó làm nên các trung tâm huấn luyện bóng bàn, các tỉnh thành trên cả nước hì hục đào tạo theo sự nhận thức riêng, cách huấn luyện theo lối mòn không có sự phá cách không có sự nghiên cứu xu thế bóng bàn các cường quốc trong khu vực, nên trong tư duy VĐV chúng ta trình độ cũng chỉ đạt đến tầm khu vực Đông Nam Á mà thực tế thì những VĐV được nhập quốc tịch Trung Quốc như Gao Ning , JIAN ZHAN vẫn dưới tầm các VĐV đến từ Nhật Bản như KENTA, MJ JUTANIJUN, Hàn Quốc là: JOO SEA HUYK .. Đức là : TIMOBOLL các trận đấu lớn vẫn ngang ngửa nhau về trình độ hoặc dưới 1 chút nhưng vẫn chênh lệch các vđv chúng ta như diễn đàn bongban.org.vn xếp 1 khoảng cách mà ngay cả các VĐV cũng như HLV Việt Nam thừa nhận bằng tỷ số hạng A chấp hạng D với 4 đến 5 bóng chứ chưa nói đến các vđv Trung Quốc như: MA LONG , ZHANG ZIKE, WANG HAO , XU XIN với khoảng cách này khó có thể nói đến được sự thần kỳ như anh VŨ MẠNH CƯỜNG đã làm được khi vô địch SEAGAME lần thứ 2 trong đời nhưng VDV thời đó đẳng cấp không cao bằng người SING bây giờ!
3. Liệu có phải chúng ta đang đào tạo bóng bàn chuyên nghiệp theo lối dập khuôn, tự phát?
Các lứa VĐV Việt Nam gần như trong tư duy, sự nhận thức của họ theo mẫu hình tượng các VĐV đàn anh đi trước của mình ví dụ: giật mạnh như anh Vũ Mạnh Cường hoặc hơn mới sát thủ mới có thể vô địch quốc gia chứng tỏ điều đó các giáo án, bài tập luyện các chương trình huấn luyện đưa phải chăng đã lỗi thời từ cách đây hơn 1 thập kỷ. Nhìn vào các VĐV chủ lực trong 1 quốc gia như Việt Nam ví dụ anh Vũ Mạnh Cường với tay trái những pha giật thuận tay mạnh nhất Việt Nam, Đông Nam Á là do anh làm chủ 1 trường phái, 1 lối chơi, 1 pha giật thuận tay mà chỉ anh mới làm được và thống trị cùng Lê Huy, Đoàn Kiến Quốc , Trần Tuấn Quỳnh .. trong cả 1 thập kỷ, mình nói ý này không chỉ ở Việt Nam mà ở tại tất cả các quốc gia do đây là môn thể thao đối kháng khi các vđv làm chủ 1 trường phái, 1 lối chơi anh ta sẽ chiếm hữu đến cả thập kỷ tại quốc gia đó nhìn vào Trung Quốc : Lưu Quốc Lượng, Khổng Lệnh Huy , đến thời Wang Li Quin, Ma Linh, Wang Hao, rồi trong 6 năm trở lại đây đến Zhang Zike , Ma Long , Xu Xin, nhìn sang Nhật cũng vậy MI JUTANIJUN, KEN TA, Hàn Quốc: Joo Sea Huyk, R, Đức: Timo Boll ...
Như vậy rõ ràng có thể thấy mỗi VĐV ở đây khi vô địch quốc gia , có được 1 vị trí chính thức trong đội tuyển quốc gia, nhất là những vị trí chủ lực, tiên phong họ sẽ khống chế từ 5 năm đến 10 năm và dùng chính lối đánh sở trường, một phong cách riêng của họ để khắc chế chính bóng bàn quốc nội, đến các giải TOUR và sau đến là các giải WTTC, OLIMPIC . Nhìn ở Việt Nam cũng vậy từ thời Trần Tuấn Anh khống chế bóng bàn Việt Nam đến thời anh Vũ Mạnh Cường, Lê Huy, Đoàn Kiến Quố , Nam Hải đến Trần Tuấn Quỳnh, sau đến Đinh Quang Linh.. đều khống chế giải vô địch quốc gia, cũng như 1 vị trí chính thức trong đội tuyển bóng bàn Viêt Nam trong cả thập kỷ bằng 1 trường phái mà chỉ có họ mới phát huy được hết trong những giải đấu lớn , trong những thời khắc khó khăn họ đều vượt qua những vđv khác, VĐV trẻ mới nổi để lên ngôi vô địch .
Vậy để vượt được qua họ chúng ta không thể tạo ra những vđv có lối chơi, phong cách chơi như họ mà phải tạo những vđv thế hệ sau khác biệt hẳn về lối đánh, kỹ thuật, 1 kiểu chơi khác để vđv này sáng tạo làm chủ được lối đánh để mà khắc chế vượt qua được họ có được chỗ đứng. Như vậy một huấn luyện viên giỏi tạo được nhiều vđv đa phong cách chơi, đa trường phái sẽ tạo cho môi trường đấu quốc nội tính hiệu quả trong giải đấu cao hơn rất nhiều.
Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao người Trung chọn Lưu Quốc Lượng chơi vợt dọc, gai tấn công thuận tay là HLV trưởng đội tuyển Trung Quốc lại chọn ra được những cầu thủ kỳ tài, đưa ra những sản phẩm thế hệ sau với phong cách khác hẳn đến đối lập với phong cách chơi của ông ta, cũng là vợt dọc nhưng WANG HAO chơi 2 mút vợt dọc C.PEN với lối hoa mĩ, đẹp mắt còn hơn cả các tay vợt ngang mà chính nhiều tay vợt ngang cũng không thể có quả trái tay đẹp như Wang Hao, ông ta chọn ra Zhang Zike với tính sáng tạo với những pha cổ tay tấn công ngay trên bàn với quả trái tay công, thủ toàn diện làm nên 1 huyền thoại bóng bàn thế giới , 1 Malong với quả thuận tay uy lực ác hơn cả Wang Li Quin thế hệ cũ đủ để những nhân tài người Châu âu không thể theo kịp và đưa ra được phương án khắc chế hiệu quả !
Nói ý trên để thấy huấn luyện viên chúng ta không có sự đột phá , sáng tạo trong quá trình đào tạo, chọn lựa để phát triển những vđv 12 đến 13, 14 đến 15 tuổi phá cách tự tin để vượt qua lối đánh của thế hệ trước mà đi theo lối mòn của đàn anh nên làm chậm hẳn đi sự phát triển tổng thể của nền bóng bàn Việt Nam đương đại khó có thể bắt kịp xu thế của thế giới. Huấn luyện viên chúng ta từ nhận thức đến cách làm không hay làm ra điều ngược lại mà hay làm theo điều có sẵn mình có thể đưa ra một giả thiết như trên. Thời anh Vũ Mạnh Cường đỉnh cao của quả giật phải khống chế bóng bàn Việt Nam với 9 chức vô địch cách nhau 12 năm nếu có huấn luyện viên họ nhìn thấy khó có VĐV nào đủ tố chất để làm nên điều giật thuận tay mạnh hơn anh, mà tạo ra 1 thế hệ vđv khác hẳn anh ví dụ như vđv KenTa của Nhật chẳng hạn phòng thủ tấn công thông minh, khoa học mình chưa nói đến thắng hẳn nhưng ngang ngửa anh Vũ Mạnh Cường, hay 1 lối chơi gai khác tựa như Joo Sea Huck với trường phái là 1 trong những sản phẩm khác biệt do người Hàn đào tạo hay như 1 VĐV Zian Zhan chơi gai công phải, trái mút bằng lối phòng thủ bền vững bạt phải với 3 phong cách đánh này, mình chưa nói ngang ngửa hay hơn nhưng ít nhất nếu tạo được 3 trường phái như giả thiết trên ít nhất môi trường quốc nội chúng ta chuyên môn cao hơn, hiệu quả hơn nhưng ít nhất cũng có nhiều cái thú vị để xem hơn, đông khán giả hơn, thấy được bóng bàn không hẳn là 1 sức mạnh từ pha giật mà có sự toan tính từ sự đối lập cả công nghệ khác nhau gai v/s mút, trường phái khác nhau: thủ v/s công
Gỉa thiết trên mình nêu ở trên đã được người Nhật, Hàn thành công khi những Mj Jutani Jun với lối phòng thủ phản công từ năm 17 tuổi chúng ta đã không giật hết và đánh thất thủ ngay tại một giải TOUR ở Việt Nam, Kenta thì phòng thủ tấn công đạt top ten thế giới với 1 lần huy chương đồng olimpic, Joo Sea Huck thì là hẳn của sự phòng thủ chủ động tấn công thành tích của anh có lẽ là lối thủ nếu không có người Trung thì có lẽ anh đã có vinh dự 1 lần vô dịch thế giới vì anh luôn có mặt trong top 10 thế giới, 2 lần 3 thế giới, 1 lần nhì thế giới .
Vậy rõ ràng nếu như giả thiết trên, họ đã đương nhiên thành công rồi vì như trình độ đạt đến tầm Kenta, Joo Sea Huck, MJ thì trên đội tuyển Việt Nam hiện nay: Tiến Đạt, Tú Mẩu, Đoàn Bá Tuấn Anh, Đinh Quang Linh, Trần Tuấn Quỳnh, ĐK Quốc bằng 1 sec tennis khoảng cách từ 3 đến 4 bóng /1 sec 11 , quá khó cho 1 cuộc lật đổ vĩ đại như thời anh Vũ Mạnh Cường chỉ ăn VĐV Sing gốc Trung mới đạt top 50 thế giới còn mấy anh phòng thủ này là Top đầu của thế giới với đẳng cấp mang tầm quốc tế chứ không phải ao làng SEAGAME .
Vậy giả thiết trên đã chứng minh phần nào bóng bàn Việt Nam, chúng ta không đủ tầm tạo ra những lối chơi khác biệt các lứa vđv đội tuyển quốc gia chúng ta bây giờ nhìn lối đánh hao hao tương đồng thế hệ cũ không có vđv nào đối lập phong cách như chơi gai thủ, gai tấn công, phòng thủ chủ động tấn công mà chỉ toàn tấn công toàn diện một cách cơ bắp nhưng thiếu hẳn độ tinh tế, khoa học .
Rõ ràng ở đây sự định hướng, sự nghiên cứu, sự sáng tạo theo xu thế bóng bàn thế giới, tầm nhìn của huấn luyện viên đến các trung tâm đào tạo chúng ta hạn chế và chúng ta nên nhìn vào yếu tố chuyên môn để thay đổi, để nghiên cứu 1 cách khoa học, bài bản tạo thế hệ sau sự đột phá hơn mới có thể nhìn nhận được những nhân tài từ thiếu niên biết đâu đó anh ta tấn công không hay bằng đàn anh, nhưng nếu chuyển sang gai thủ, gai tấn công, lối phòng thủ anh ta sẽ vượt trội ??? đây là một sự chứng minh hùng hồn trong tư duy người Nhật, Hàn ngay cả 1 vđv hàng quân xanh khác biệt như ZIAN ZHAN vợt ngang chơi gai tấn công cũng đạt đến tầm thế giới , đẳng cấp anh này luôn top 10 đến 20 , chúng ta nhìn vào sự thật để thấy rằng trung tâm huấn luyện tỉnh thành nào, huấn luyện viên nào hiểu sâu sắc phương pháp, giáo án đàn tạo, để nhìn nhân tài nào có thể định hình phát triển theo phong cách trên, để tạo ra được thế hệ vđv không tương đồng nhau về lối đánh, như giả thiết mình đưa ra trên!
4 ) vđv phải tập đầy đủ kỹ thuật với nhiều trường phái ngay từ nhi đồng !
Qủa thật đây là điều người Trung Quốc ,Nhật , Hàn thật sự khác chúng ta về chương trình đào tạo, cũng như lựa chọn vđv . Nếu như ở Việt Nam chúng ta lựa chọn vđv đúng kỹ thuật giật phải , giật trái ,đối giật đẹp gọn , nhanh mạnh có kỹ năng thi đấu hiệu quả để tuyển chọn vào vdv chuyên nghiệp thì 3 nước Trung Nhật Hàn họ lại khác hẳn chúng ta đây là điều mà mình có điều kiện đi vào Trung Quốc , tìm hiểu qua 1 số anh em bạn bè ở Trung ,Hàn ,Nhật qua quá trình quan sát có thể nói như sau với người TQ họ đào tạo vđv ngay từ nhỏ biết đôi công là điều đương nhiên , giật thuận tay , trái tay đây đương nhiên là lối đánh tấn công như ở Việt Nam nhưng họ huấn luyện thêm vdv nhí phải biết cắt bóng giật cả phải tay lẫn trái tay , tập luyện chơi gai tấn công phải tay , trái tay phải tốt như chơi mút đây thật là điều bất ngờ Dũng Cửu cũng có quá trình thi đấu giải năng khiếu trẻ quốc gia , giải hội khỏe phù đồng cũng rất nhiều time ở Hải Dương tìm hiểu về mô hình đào tạo chọn lựa ở các tỉnh có nền tảng như Quân Đội , Hà Nội cũng như nhìn nhiều lứa vdv nhi đồng trong quá trình tuyển chọn tập huấn thì đúng chúng ta thật sự chưa tìm hiểu chuyên sâu và đặt câu hỏi tại sao người Trung ,Nhật , Hàn lại huấn luyện vdv họ từ lứa nhi đồng phải tập đầy đủ kỹ thuật và phải chơi ít nhất 2 trường phái khác nhau như vậy ?
Đây là 1 điều mà lúc lứa tuổi trẻ 16 đến 17, Dũng Cửu có nhìn thấy vđv Nguyễn Qúy Tài sn 1984 kiện tướng đơn nam, 2 năm đứng giải ba quốc gia , tập huấn bên Trung Quốc mỗi năm 2 tháng /1 năm khoảng xấp xỉ 10 năm liên tục anh đi sang Trung tập huấn , 1 năm bên Pháp anh chơi vợt dọc cầm cốt vợt ngang chơi được cả 2 càng , chơi vợt dọc ngang ngửa với 1 số vdv chuyên nghiệp cùng lứa tuổi thời điểm này mình vô địch phong trào Hải Dương ăn vdv số 3,4 chuyên nghiệp nên đương nhiên mình đi thi đấu giải quốc gia và anh Qúy Tài chơi vợt dọc ngang ngửa với mình thời điểm đó làm mình thật sự bất ngờ và cực kỳ hâm mộ do kỹ thuật thời điểm đó chơi vợt ngang giật trái tay cũng chỉ có 1 số vdv tập được trong khi anh chơi vợt dọc trình độ ngang các vđv chuyên nghiệp và có thể giật trái vợt dọc như bình thường , đây là điều cho đến tận bây giờ khi nghiên cứu kỹ 1 cách logic thì mới thấy được tầm nhìn vĩ mô của các HLV của các cường quốc bóng bàn thế giới đương nhiên vđv nhí nào cũng muốn đẹp , tấn công , nhưng họ khác người Việt Nam chúng ta trong vấn đề chuyên môn nhìn vđv cơ bản và năng khiếu đối với các HLV của họ họ đào tạo đồng đều bài bản nhiều phong cách đánh , lối đánh mà như chúng ta gọi dơ đánh ngay từ nhỏ với họ biết tấn công , chơi mặt mút vẫn chưa đủ , phải biết chơi mặt mút hoặc gai thủ cắt giật tốt như tấn công mút , biết chơi gai tấn công bên phải giật , bạt có nền tảng tốt như chơi mút nói đến đây có lẽ nhiều HLV ngay tại Việt Nam có thể với những ai đã từng qua Trung Quốc hoặc tìm hiểu chuyên sâu có thể để ý và sẽ nghiên cứu sâu hơn.
Vậy trong yếu tố chuyên môn , chương trình đào tạo theo ý kiến chủ quan của mình người Trung Quốc trong tư duy các vđv nhí nhi đồng là lứa rất dễ phát triển đồng đều kỹ thuật cũng như tiếp thu được nhiều bài tập cơ bản giật bóng, cắt bóng, chơi gai , vợt dọc , với cơ địa tuổi nhi đồng khỏe tập với cường độ cao không biết mệt mỏi nên sự tiếp thu kỹ thuật tốt hơn rất nhiều vì đến lứa 12 đến 13 khi vdv bắt đầu có ý thức , hiểu họ sẽ lựa chọn chuyên sâu theo một trường phái với sự định hướng của HLV đây là điều rất quan trọng tại sao người Trung Quốc lại có nhiều phong cách , đào tạo thực sự đa dạng đến vậy ? , tiêu biểu với Lưu Quốc Lượng hiện anh là HLV trưởng đội tuyển Trung Quốc nhưng lại chơi vợt dọc gai tấn công phải với 2 đến 3 lần vô địch thế giới , lei gia wei luôn trong top 10 đơn nữ thế giới người Sing Gốc Trung với mấy lần đứng thứ 3 thế giới , 4 lần vô địch SeaGame + rất nhiều lần vô địch giải TOUR , và giờ là Zhan Zian nếu chúng ta lướt qua để ý , Châu Âu , Uc và 1 số nước ngay cả vdv nữ cũng rất nhiều trường phải đều top 50 thế giới với muôn vàn sắc thái cho trường phái gai thủ , vợt dọc , vợt ngang , mút , gai tấn công đều trong đội tuyển quốc gia !
Điều gì làm nên nền tảng cho quá nhiều lối đánh , phong cách đánh , ứng dụng vợt dọc , gai thủ , gai tấn công đạt đến quá nhiều VĐV đạt đẳng cấp thế giới cao đến như vậy ? Họ tách VĐV như thế nào ? để HLV chuyển hướng VĐV để họ có thể chơi vợt ngang gai tấn công , mút , vợt dọc chơi mút , vợt dọc chơi gai ,vợt dọc trường phái hiện đại Cpen ( Wang Hao) , gai thủ ?
.............Còn tiếp ..............
( bài viết thể hiện quan điểm riêng còn tiếp em đang nghiên cứu thêm và có chỉnh sửa anh em vui lòng ủng hộ thảo luận để em tiếp thu ý kiến cho hoàn chỉnh
, không trích dẫn để em hoàn thiện dần ! thanks anh em ^_^ )
Việc đặt lên bàn cân so sánh trình độ bóng bàn giữa nước ta với Trung Quốc đúng là một phép so sánh vô cùng khập khiễng. Sự chênh lệch ở đây là một con số tương đối lớn mà ngay cả khi nhắc tới thôi chúng ta cũng không muốn hình dung. Tuy nhiên, cũng trong khu vực Châu A, một quốc gia mà chúng ta phải nhắc tới, phải đem ra so sánh với trình độ bóng bàn của đất nước họ đó chính là Hàn Quốc. Tại sao vậy? Với tỷ lệ dân số gần 58 triệu người so với tỷ lệ dân số nước ta là 100 triệu người thì đây là sự hơn kém khá rõ ràng. Dân số của ta thì hơn họ nhưng trình độ bóng bàn thì có lẽ chúng ta phải “nép vế” họ. Sự “nép vế” ở đây thể hiện không chỉ ở phong trào các giải đấu, trường phái đánh mà còn thể hiện rõ hơn cả về mặt huấn luyện.
Người đầu tiên đại diện cho gương mặt vận động viên bóng bàn tiêu biểu của Hàn Quốc mà chúng ta phải nhắc tới đó chính là Ry Sung Min – vận động viên vô địch Olympic, người đã đánh bại vận động viên Vương Hạo của Trung Quốc. Với lối đánh chơi thủ công biến hóa khôn lường kết hợp với cách chơi vợt dọc của mình mà vận động viên này đã có thể đánh bại rất nhiều các vận động viên khác nổi tiếng của Trung Quốc như: Wadner , Wang Hao trận chung kết …giật phải mạnh, gai trái giống với lối đánh của các vận động viên Việt Nam; Joo Sea Hyuk với 1 lần nhì thế giới rất nhiều lần đứng 3 thế giới có lối đánh đẹp như Đinh Quang Linh , Lê Huy là Oh Sang Oun. Còn đối với các vận động viên Việt Nam với lối đánh quen thuộc giật mạnh như vũ bão, tiêu biểu đó là Trần Tuấn Quỳnh, Đoàn Kiến Quốc, Vũ Mạnh Cường, ngay cả VĐV 2 càng đều như Đinh Quang Linh cũng rất mạnh về lực trọng hẳn về trường phái tấn công nhưng thiếu hẳn khả năng phòng thủ, tính chiến thuật, sự khoa học trong lối chơi. Nếu nhìn kỹ thì chúng ta thiếu hẳn nhiều phong cách chơi vợt dọc, vợt gai phòng thủ, vợt gai tấn công thiếu hẳn lối đánh phòng thủ, thông minh khoa học của người Nhật mặc dù với thể trạng không hẳn tốt hơn người Việt Nam nhưng KENTA, MI JUTANIJUN, KOKINA WA thể chất nhỏ con nhưng vô cùng nhanh nhẹn khắc chế người Châu Âu bằng khả năng phòng thủ ôm bàn như KENTA tấn công đờ mi vô cùng sắc sảo, thông minh với khả năng phòng thủ cực khoa học, độ chiến thuật cao cộng phong cách tấn công 2 càng không mạnh như chúng ta nhưng điểm rơi, độ chính xác khả năng tư duy chiến thuật hơn vdv chúng ta nhiều bậc. Với MIJUTANIJUN – vận động viên 17 tuổi của Nhật Bản đã từng giành chức vô địch Nhật được xếp vào dạng thần đồng của bóng bàn khi vô địch ở tuổi trẻ nhất lịch sử nước này sang Việt Nam cũng với lối đánh giơ phòng thủ như vậy! Điều này càng khẳng định trình độ đào tạo các vận động viên bóng bàn của chúng ta kém hơn rất nhiều so với Hàn Quốc.
Phải chăng chúng ta cần đến sự thay đổi lớn trong việc huấn luyện giống như một bài viết mà Dũng Cửu đã đọc của anh Trần Vĩnh Phát ANDRO. Việc huấn luyện ở đây không phải là huấn luyện vận động viên nữa mà đó chính là các huấn luyện viên bóng bàn. Việc đưa các HLV của chúng ta đi đào tạo, nghiên cứu thực tiễn nhiều nền bóng bàn thế giới như Trung, Nhật, Hàn cả về kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu cả về các phương pháp vận hành, công nghệ ở đây là mút vợt, cốt vợt để có thể áp dụng lên các chương trình đào tạo đưa ra nhiều vận động viên với nhiều lối đánh, phong cách đánh tiêu biểu ?
Đành rằng chúng ta về tổng thể đổi tại cơ chế, nhưng thực tế những HLV Việt Nam cảm giác như tạo ra cả một tập thế các VĐV chỉ biết chơi bóng theo phóng cách “giật và giật”, “càng mạnh càng tốt” mà thiếu đi hẳn những phong cách chơi, kĩ thuật hiệu quả. Vậy công nghệ ứng dụng vào lối đánh ở đây là gì: Cốt hay mặt vợt? Nếu là người Trung Quốc đó là mặt phải H3 cốt thuần gỗ mỏng rung? Còn của VĐV Nhật Bản đó là lối chơi phòng thủ tốt nhờ chơi mặt vợt có độ dày dưới 2, 1 mm (độ dày 1,7 mm đến 1,9 mm) cốt mỏng rung để giảm tốc độ trận đấu và xoáy để có thể đối phó với người Châu Âu thiên về thể lực; của VĐV Trung Quốc thì lại thiên về xoáy. Nếu như ở Kenta là 2 mặt theo sự tìm hiểu của D9: Tenergy 05 độ dày 1,7 mm cốt timoboll ALC nếu combo này cho người Việt Nam liệu có giật được không? Nếu lối đánh như KENTA mà cầm SADIUS kết hợp mút vợt độ dày 2,1mm max về lực với thể trạng nhỏ con vậy liệu ở Việt Nam anh có phòng thủ ôm bàn chủ động trái phải áp đặt lối đánh như anh thể hiện được không? Phải chăng thực tế huấn luyện viên chúng ta không có sự đối chiếu so sánh, tìm hiểu công nghệ đưa ra những giả thiết, chưa có các giáo trình tìm hiểu 1 cách tổng thể khoa học chuyên sâu giữa ứng dụng công nghệ hiện đại ở đây là cốt vợt, mặt vợt để áp dụng cho những phong cách đánh cụ thể hợp với thể thể trạng, phong cách chơi, lối đánh. Một ví dụ rất đơn giản và dễ hiểu như là nếu như JOO SEA HUYK mà dùng SADIUS kết hợp 2 mút 2,1mm thì em chỉ xin nói 1 câu là anh ta không thể làm nổi kỹ thuật cắt bóng xoáy, đẹp hay tinh tế sắc sảo để làm nên lối đánh đạt tầm thế giới như anh ta đang thể hiện được mà anh ta phải chơi cốt thuần gỗ , bản to với sự hỗ trợ của mặt gai dài bên trái để hỗ trợ cho kỹ thuật đánh , phong cách chơi của anh ta rõ ràng ở đây chúng ta thấy rõ công nghệ hỗ trợ cho những kỹ thuật , phong cách đánh đây là điều mà huấn luyện viên chúng ta gần như không tìm hiểu chuyên sâu , mà mình có điều kiện gặp gỡ ,trao đổi rất nhiều HLV Việt Nam các tỉnh thành trong tư duy họ chỉ có 1 điều kỹ thuật mới là quan trọng chứ cốt , mặt vợt không ảnh hưởng nhiều nên cũng chẳng có sự nghiên cứu một cách thực tiễn , chi tiết , khoa học mà rõ ràng các VDV Việt Nam chúng ta nếu sang Trung Quốc 2 bên đổi vợt cho nhau, ông Trung giật bay ra ngoài do vợt chúng ta dầy ,cứng , nảy , tốc độ cao do 2 lớp carbon trợ lực , êm quá còn Việt Nam cầm vợt của VĐV Trung Quốc giật rúc lưới do rung quá , xịt quá ,mặt vợt xoáy quá lên bóng lưu lâu không bắn ra ngay , như vậy ở đây rõ ràng sự cảm nhận về xoáy , lực cảm giác chơi 2 vdv chúng ta khác hẳn họ do cấu tạo cốt vợt kết hợp mặt vợt cấu trúc khắc hẳn nhau nên đương nhiên chúng ta khác họ về kỹ thuật , cảm nhận, giáo án và phương pháp huấn luyện , tư duy , chiến thuật để định hình phong cách chơi chúng ta cũng sẽ khác họ , mặc dầu nhìn qua thì thấy hao hao giống nhau, nên theo cảm tính của mình HLV họ thấy chúng ta chơi vũ khí vậy cũng khó mà biết nền tảng chúng ta ra sao , để mà huấn luyện, thành ra sang Trung Quốc chúng ta toàn tự tập, chủ yếu do sang đó cơ sở vật chât , ăn uống ,chế độ, sư tập chung cao độ , , đấu trận cọ sát chứ có mấy khi tập cùng họ , chúng ta sử dụng cốt vợt mặt vợt Nhật, nhưng nếu để VĐV KENTA Nhật Bản đổi vợt với chúng ta thì cũng giống như đổi vợt với TQ vậy chú Kenta sẽ giật bắn ra ngoài còn vđv Việt Nam thì khổ hơn giật chắc phải 1 lúc mới điều chỉnh vào được bàn .
2. Sự cần thiết phải có HLV đủ tầm để đào tạo được VĐV đa dạng lối đánh
Huấn luyện viên không thể đào tạo được ra nhiều trường phái đánh về tổng thể đây sẽ là điều rất bất lợi. Nguyên nhân để lý giải cho vấn đề này xuất phát từ rất nhiều lý do: hạn chế về ngân sách nhà nước, liên đoàn bóng bàn không đủ chi phí để đưa các VĐV thi đấu cọ sát tại các giải đấu quốc tế… Với các giải đấu trong nước thì các VĐV không có đủ điều kiện để có thể nâng cao được các kỹ năng cả về lối đánh, chiến lược đánh… Do vậy, nếu để VĐV của ta đi thi đấu ngoài đấu trường quốc tế rất có thể họ sẽ bị “ngợp” trong các giải đấu, trước các đối thủ của các quốc gia trên thế giới. Sự hạn chế như vậy, sự cần thiết phải có một đội ngũ các HLV có đủ khả năng để đào tạo VĐV đa dạng về lối đánh là biện pháp hiệu quả và không chỉ mang tính tình thế trước mắt mà đây còn là chiến lược lâu dài, chắc chắn.
Nhiều VĐV với nhiều trường phái thì phải do HLV đào tạo nên đỉnh cao sẽ tạo ra môi trường thi đấu quốc nội có chất lượng cao hơn, đa dạng hơn, cơ hội cọ sát cho VĐV hiệu quả hơn, sẽ giảm đi rất nhiều chi phí do nền kinh tế đất nước chung ta chỉ là nước đang phát triển đương nhiên ngân sách eo hẹp nhưng nếu cách làm vĩ mô chúng ta tốt. Tuy rằng chúng ta vẫn chưa thể tạo ra nhiều VĐV ngang tầm với Trung Quốc nhưng cũng có thể có cơ hội với top 20 thế giới. với các VĐV có nhiều trường phái đánh, đa dạng về phong cách thì phải đặt dấu hỏi lại trình độ huấn luyện viên Việt Nam, liệu có đủ tầm để nhận ra được VDV nào phát huy được để chơi phòng thủ, chơi gai thủ, gai tấn công, vợt dọc? HLV phải nghiên cứu phong cách chơi, lối đánh ở các cường quốc bóng bàn, nghiên cứu rất đầy đủ, trải nghiệm thực tế bằng học hỏi bằng đi sang thực tế. Quay lại VĐV nhập quốc tịch SING đứng số 7 thể giới vô địch SEAGAME 27 trường phái chơi gai tấn công bên phải kết hợp trái mút chẳng hạn, tại sao về tổng thể trong đào tạo chuyên nghiệp chúng ta không đưa ra được những câu hỏi như:
Chúng ta chỉ một dơ tấn công trong khi Trung Quốc, Hàn , Nhật sáng tạo ra rất nhiều trường phái đều đạt tầm thế giới như: vợt dọc 2 càng Vương Hạo, Vợt thìa gai tấn công: Lưu Quốc Lượng và rất nhiều các vđv vợt dọc cả nam lẫn nữ đều đẳng cấp thế giới, gai phòng thủ đến gai công bên trái. Đến bây giờ là VĐV chơi vợt ngang giật trái gai công phải điều mà để đào tạo nên được anh này đạt tầm thế giới khác hẳn với những vđv khác chơi mặt H3 đương nhiên cần phải có HLV chịu khó nghiên cứu, đầu tư học hỏi, sáng tạo để vđv đó chơi được một phong cách khác hẳn đạt đến tầm thế giới chứ không hẳn người Trung Quốc chỉ phụ thuộc vào mỗi mặt mút láng và cuồng phong bên phải để vô địch và xưng bá với thế giới! Anh vô địch SEAGAME này nếu xét về trình độ chênh chúng ta đến 4 - 5 bóng 1 khoảng cách xa vời vợi với 1 phong cách, lối đánh khác hẳn so với các vđv thế giới trong cả thập niên trở lại đây!
Như vậy ở đây HLV chúng ta thiếu hẳn yếu tố rất quan trọng trong đào tạo VĐV chuyên nghiệp để đạt tầm thế giới, đó chính là tính ''sáng tạo '' trong đào tạo để tạo ra cái mới , cái dị biệt, cái khác với các lứa đàn anh, muốn có tính sáng tạo thì chúng ta phải có hẳn 1 viện hoặc chí ít 1 ban nghiên cứu chuyên sâu 1 cách độc lập, nhưng điều này chúng ta chưa làm, cũng khó làm nên các trung tâm huấn luyện bóng bàn, các tỉnh thành trên cả nước hì hục đào tạo theo sự nhận thức riêng, cách huấn luyện theo lối mòn không có sự phá cách không có sự nghiên cứu xu thế bóng bàn các cường quốc trong khu vực, nên trong tư duy VĐV chúng ta trình độ cũng chỉ đạt đến tầm khu vực Đông Nam Á mà thực tế thì những VĐV được nhập quốc tịch Trung Quốc như Gao Ning , JIAN ZHAN vẫn dưới tầm các VĐV đến từ Nhật Bản như KENTA, MJ JUTANIJUN, Hàn Quốc là: JOO SEA HUYK .. Đức là : TIMOBOLL các trận đấu lớn vẫn ngang ngửa nhau về trình độ hoặc dưới 1 chút nhưng vẫn chênh lệch các vđv chúng ta như diễn đàn bongban.org.vn xếp 1 khoảng cách mà ngay cả các VĐV cũng như HLV Việt Nam thừa nhận bằng tỷ số hạng A chấp hạng D với 4 đến 5 bóng chứ chưa nói đến các vđv Trung Quốc như: MA LONG , ZHANG ZIKE, WANG HAO , XU XIN với khoảng cách này khó có thể nói đến được sự thần kỳ như anh VŨ MẠNH CƯỜNG đã làm được khi vô địch SEAGAME lần thứ 2 trong đời nhưng VDV thời đó đẳng cấp không cao bằng người SING bây giờ!
3. Liệu có phải chúng ta đang đào tạo bóng bàn chuyên nghiệp theo lối dập khuôn, tự phát?
Các lứa VĐV Việt Nam gần như trong tư duy, sự nhận thức của họ theo mẫu hình tượng các VĐV đàn anh đi trước của mình ví dụ: giật mạnh như anh Vũ Mạnh Cường hoặc hơn mới sát thủ mới có thể vô địch quốc gia chứng tỏ điều đó các giáo án, bài tập luyện các chương trình huấn luyện đưa phải chăng đã lỗi thời từ cách đây hơn 1 thập kỷ. Nhìn vào các VĐV chủ lực trong 1 quốc gia như Việt Nam ví dụ anh Vũ Mạnh Cường với tay trái những pha giật thuận tay mạnh nhất Việt Nam, Đông Nam Á là do anh làm chủ 1 trường phái, 1 lối chơi, 1 pha giật thuận tay mà chỉ anh mới làm được và thống trị cùng Lê Huy, Đoàn Kiến Quốc , Trần Tuấn Quỳnh .. trong cả 1 thập kỷ, mình nói ý này không chỉ ở Việt Nam mà ở tại tất cả các quốc gia do đây là môn thể thao đối kháng khi các vđv làm chủ 1 trường phái, 1 lối chơi anh ta sẽ chiếm hữu đến cả thập kỷ tại quốc gia đó nhìn vào Trung Quốc : Lưu Quốc Lượng, Khổng Lệnh Huy , đến thời Wang Li Quin, Ma Linh, Wang Hao, rồi trong 6 năm trở lại đây đến Zhang Zike , Ma Long , Xu Xin, nhìn sang Nhật cũng vậy MI JUTANIJUN, KEN TA, Hàn Quốc: Joo Sea Huyk, R, Đức: Timo Boll ...
Như vậy rõ ràng có thể thấy mỗi VĐV ở đây khi vô địch quốc gia , có được 1 vị trí chính thức trong đội tuyển quốc gia, nhất là những vị trí chủ lực, tiên phong họ sẽ khống chế từ 5 năm đến 10 năm và dùng chính lối đánh sở trường, một phong cách riêng của họ để khắc chế chính bóng bàn quốc nội, đến các giải TOUR và sau đến là các giải WTTC, OLIMPIC . Nhìn ở Việt Nam cũng vậy từ thời Trần Tuấn Anh khống chế bóng bàn Việt Nam đến thời anh Vũ Mạnh Cường, Lê Huy, Đoàn Kiến Quố , Nam Hải đến Trần Tuấn Quỳnh, sau đến Đinh Quang Linh.. đều khống chế giải vô địch quốc gia, cũng như 1 vị trí chính thức trong đội tuyển bóng bàn Viêt Nam trong cả thập kỷ bằng 1 trường phái mà chỉ có họ mới phát huy được hết trong những giải đấu lớn , trong những thời khắc khó khăn họ đều vượt qua những vđv khác, VĐV trẻ mới nổi để lên ngôi vô địch .
Vậy để vượt được qua họ chúng ta không thể tạo ra những vđv có lối chơi, phong cách chơi như họ mà phải tạo những vđv thế hệ sau khác biệt hẳn về lối đánh, kỹ thuật, 1 kiểu chơi khác để vđv này sáng tạo làm chủ được lối đánh để mà khắc chế vượt qua được họ có được chỗ đứng. Như vậy một huấn luyện viên giỏi tạo được nhiều vđv đa phong cách chơi, đa trường phái sẽ tạo cho môi trường đấu quốc nội tính hiệu quả trong giải đấu cao hơn rất nhiều.
Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao người Trung chọn Lưu Quốc Lượng chơi vợt dọc, gai tấn công thuận tay là HLV trưởng đội tuyển Trung Quốc lại chọn ra được những cầu thủ kỳ tài, đưa ra những sản phẩm thế hệ sau với phong cách khác hẳn đến đối lập với phong cách chơi của ông ta, cũng là vợt dọc nhưng WANG HAO chơi 2 mút vợt dọc C.PEN với lối hoa mĩ, đẹp mắt còn hơn cả các tay vợt ngang mà chính nhiều tay vợt ngang cũng không thể có quả trái tay đẹp như Wang Hao, ông ta chọn ra Zhang Zike với tính sáng tạo với những pha cổ tay tấn công ngay trên bàn với quả trái tay công, thủ toàn diện làm nên 1 huyền thoại bóng bàn thế giới , 1 Malong với quả thuận tay uy lực ác hơn cả Wang Li Quin thế hệ cũ đủ để những nhân tài người Châu âu không thể theo kịp và đưa ra được phương án khắc chế hiệu quả !
Nói ý trên để thấy huấn luyện viên chúng ta không có sự đột phá , sáng tạo trong quá trình đào tạo, chọn lựa để phát triển những vđv 12 đến 13, 14 đến 15 tuổi phá cách tự tin để vượt qua lối đánh của thế hệ trước mà đi theo lối mòn của đàn anh nên làm chậm hẳn đi sự phát triển tổng thể của nền bóng bàn Việt Nam đương đại khó có thể bắt kịp xu thế của thế giới. Huấn luyện viên chúng ta từ nhận thức đến cách làm không hay làm ra điều ngược lại mà hay làm theo điều có sẵn mình có thể đưa ra một giả thiết như trên. Thời anh Vũ Mạnh Cường đỉnh cao của quả giật phải khống chế bóng bàn Việt Nam với 9 chức vô địch cách nhau 12 năm nếu có huấn luyện viên họ nhìn thấy khó có VĐV nào đủ tố chất để làm nên điều giật thuận tay mạnh hơn anh, mà tạo ra 1 thế hệ vđv khác hẳn anh ví dụ như vđv KenTa của Nhật chẳng hạn phòng thủ tấn công thông minh, khoa học mình chưa nói đến thắng hẳn nhưng ngang ngửa anh Vũ Mạnh Cường, hay 1 lối chơi gai khác tựa như Joo Sea Huck với trường phái là 1 trong những sản phẩm khác biệt do người Hàn đào tạo hay như 1 VĐV Zian Zhan chơi gai công phải, trái mút bằng lối phòng thủ bền vững bạt phải với 3 phong cách đánh này, mình chưa nói ngang ngửa hay hơn nhưng ít nhất nếu tạo được 3 trường phái như giả thiết trên ít nhất môi trường quốc nội chúng ta chuyên môn cao hơn, hiệu quả hơn nhưng ít nhất cũng có nhiều cái thú vị để xem hơn, đông khán giả hơn, thấy được bóng bàn không hẳn là 1 sức mạnh từ pha giật mà có sự toan tính từ sự đối lập cả công nghệ khác nhau gai v/s mút, trường phái khác nhau: thủ v/s công
Gỉa thiết trên mình nêu ở trên đã được người Nhật, Hàn thành công khi những Mj Jutani Jun với lối phòng thủ phản công từ năm 17 tuổi chúng ta đã không giật hết và đánh thất thủ ngay tại một giải TOUR ở Việt Nam, Kenta thì phòng thủ tấn công đạt top ten thế giới với 1 lần huy chương đồng olimpic, Joo Sea Huck thì là hẳn của sự phòng thủ chủ động tấn công thành tích của anh có lẽ là lối thủ nếu không có người Trung thì có lẽ anh đã có vinh dự 1 lần vô dịch thế giới vì anh luôn có mặt trong top 10 thế giới, 2 lần 3 thế giới, 1 lần nhì thế giới .
Vậy rõ ràng nếu như giả thiết trên, họ đã đương nhiên thành công rồi vì như trình độ đạt đến tầm Kenta, Joo Sea Huck, MJ thì trên đội tuyển Việt Nam hiện nay: Tiến Đạt, Tú Mẩu, Đoàn Bá Tuấn Anh, Đinh Quang Linh, Trần Tuấn Quỳnh, ĐK Quốc bằng 1 sec tennis khoảng cách từ 3 đến 4 bóng /1 sec 11 , quá khó cho 1 cuộc lật đổ vĩ đại như thời anh Vũ Mạnh Cường chỉ ăn VĐV Sing gốc Trung mới đạt top 50 thế giới còn mấy anh phòng thủ này là Top đầu của thế giới với đẳng cấp mang tầm quốc tế chứ không phải ao làng SEAGAME .
Vậy giả thiết trên đã chứng minh phần nào bóng bàn Việt Nam, chúng ta không đủ tầm tạo ra những lối chơi khác biệt các lứa vđv đội tuyển quốc gia chúng ta bây giờ nhìn lối đánh hao hao tương đồng thế hệ cũ không có vđv nào đối lập phong cách như chơi gai thủ, gai tấn công, phòng thủ chủ động tấn công mà chỉ toàn tấn công toàn diện một cách cơ bắp nhưng thiếu hẳn độ tinh tế, khoa học .
Rõ ràng ở đây sự định hướng, sự nghiên cứu, sự sáng tạo theo xu thế bóng bàn thế giới, tầm nhìn của huấn luyện viên đến các trung tâm đào tạo chúng ta hạn chế và chúng ta nên nhìn vào yếu tố chuyên môn để thay đổi, để nghiên cứu 1 cách khoa học, bài bản tạo thế hệ sau sự đột phá hơn mới có thể nhìn nhận được những nhân tài từ thiếu niên biết đâu đó anh ta tấn công không hay bằng đàn anh, nhưng nếu chuyển sang gai thủ, gai tấn công, lối phòng thủ anh ta sẽ vượt trội ??? đây là một sự chứng minh hùng hồn trong tư duy người Nhật, Hàn ngay cả 1 vđv hàng quân xanh khác biệt như ZIAN ZHAN vợt ngang chơi gai tấn công cũng đạt đến tầm thế giới , đẳng cấp anh này luôn top 10 đến 20 , chúng ta nhìn vào sự thật để thấy rằng trung tâm huấn luyện tỉnh thành nào, huấn luyện viên nào hiểu sâu sắc phương pháp, giáo án đàn tạo, để nhìn nhân tài nào có thể định hình phát triển theo phong cách trên, để tạo ra được thế hệ vđv không tương đồng nhau về lối đánh, như giả thiết mình đưa ra trên!
4 ) vđv phải tập đầy đủ kỹ thuật với nhiều trường phái ngay từ nhi đồng !
Qủa thật đây là điều người Trung Quốc ,Nhật , Hàn thật sự khác chúng ta về chương trình đào tạo, cũng như lựa chọn vđv . Nếu như ở Việt Nam chúng ta lựa chọn vđv đúng kỹ thuật giật phải , giật trái ,đối giật đẹp gọn , nhanh mạnh có kỹ năng thi đấu hiệu quả để tuyển chọn vào vdv chuyên nghiệp thì 3 nước Trung Nhật Hàn họ lại khác hẳn chúng ta đây là điều mà mình có điều kiện đi vào Trung Quốc , tìm hiểu qua 1 số anh em bạn bè ở Trung ,Hàn ,Nhật qua quá trình quan sát có thể nói như sau với người TQ họ đào tạo vđv ngay từ nhỏ biết đôi công là điều đương nhiên , giật thuận tay , trái tay đây đương nhiên là lối đánh tấn công như ở Việt Nam nhưng họ huấn luyện thêm vdv nhí phải biết cắt bóng giật cả phải tay lẫn trái tay , tập luyện chơi gai tấn công phải tay , trái tay phải tốt như chơi mút đây thật là điều bất ngờ Dũng Cửu cũng có quá trình thi đấu giải năng khiếu trẻ quốc gia , giải hội khỏe phù đồng cũng rất nhiều time ở Hải Dương tìm hiểu về mô hình đào tạo chọn lựa ở các tỉnh có nền tảng như Quân Đội , Hà Nội cũng như nhìn nhiều lứa vdv nhi đồng trong quá trình tuyển chọn tập huấn thì đúng chúng ta thật sự chưa tìm hiểu chuyên sâu và đặt câu hỏi tại sao người Trung ,Nhật , Hàn lại huấn luyện vdv họ từ lứa nhi đồng phải tập đầy đủ kỹ thuật và phải chơi ít nhất 2 trường phái khác nhau như vậy ?
Đây là 1 điều mà lúc lứa tuổi trẻ 16 đến 17, Dũng Cửu có nhìn thấy vđv Nguyễn Qúy Tài sn 1984 kiện tướng đơn nam, 2 năm đứng giải ba quốc gia , tập huấn bên Trung Quốc mỗi năm 2 tháng /1 năm khoảng xấp xỉ 10 năm liên tục anh đi sang Trung tập huấn , 1 năm bên Pháp anh chơi vợt dọc cầm cốt vợt ngang chơi được cả 2 càng , chơi vợt dọc ngang ngửa với 1 số vdv chuyên nghiệp cùng lứa tuổi thời điểm này mình vô địch phong trào Hải Dương ăn vdv số 3,4 chuyên nghiệp nên đương nhiên mình đi thi đấu giải quốc gia và anh Qúy Tài chơi vợt dọc ngang ngửa với mình thời điểm đó làm mình thật sự bất ngờ và cực kỳ hâm mộ do kỹ thuật thời điểm đó chơi vợt ngang giật trái tay cũng chỉ có 1 số vdv tập được trong khi anh chơi vợt dọc trình độ ngang các vđv chuyên nghiệp và có thể giật trái vợt dọc như bình thường , đây là điều cho đến tận bây giờ khi nghiên cứu kỹ 1 cách logic thì mới thấy được tầm nhìn vĩ mô của các HLV của các cường quốc bóng bàn thế giới đương nhiên vđv nhí nào cũng muốn đẹp , tấn công , nhưng họ khác người Việt Nam chúng ta trong vấn đề chuyên môn nhìn vđv cơ bản và năng khiếu đối với các HLV của họ họ đào tạo đồng đều bài bản nhiều phong cách đánh , lối đánh mà như chúng ta gọi dơ đánh ngay từ nhỏ với họ biết tấn công , chơi mặt mút vẫn chưa đủ , phải biết chơi mặt mút hoặc gai thủ cắt giật tốt như tấn công mút , biết chơi gai tấn công bên phải giật , bạt có nền tảng tốt như chơi mút nói đến đây có lẽ nhiều HLV ngay tại Việt Nam có thể với những ai đã từng qua Trung Quốc hoặc tìm hiểu chuyên sâu có thể để ý và sẽ nghiên cứu sâu hơn.
Vậy trong yếu tố chuyên môn , chương trình đào tạo theo ý kiến chủ quan của mình người Trung Quốc trong tư duy các vđv nhí nhi đồng là lứa rất dễ phát triển đồng đều kỹ thuật cũng như tiếp thu được nhiều bài tập cơ bản giật bóng, cắt bóng, chơi gai , vợt dọc , với cơ địa tuổi nhi đồng khỏe tập với cường độ cao không biết mệt mỏi nên sự tiếp thu kỹ thuật tốt hơn rất nhiều vì đến lứa 12 đến 13 khi vdv bắt đầu có ý thức , hiểu họ sẽ lựa chọn chuyên sâu theo một trường phái với sự định hướng của HLV đây là điều rất quan trọng tại sao người Trung Quốc lại có nhiều phong cách , đào tạo thực sự đa dạng đến vậy ? , tiêu biểu với Lưu Quốc Lượng hiện anh là HLV trưởng đội tuyển Trung Quốc nhưng lại chơi vợt dọc gai tấn công phải với 2 đến 3 lần vô địch thế giới , lei gia wei luôn trong top 10 đơn nữ thế giới người Sing Gốc Trung với mấy lần đứng thứ 3 thế giới , 4 lần vô địch SeaGame + rất nhiều lần vô địch giải TOUR , và giờ là Zhan Zian nếu chúng ta lướt qua để ý , Châu Âu , Uc và 1 số nước ngay cả vdv nữ cũng rất nhiều trường phải đều top 50 thế giới với muôn vàn sắc thái cho trường phái gai thủ , vợt dọc , vợt ngang , mút , gai tấn công đều trong đội tuyển quốc gia !
Điều gì làm nên nền tảng cho quá nhiều lối đánh , phong cách đánh , ứng dụng vợt dọc , gai thủ , gai tấn công đạt đến quá nhiều VĐV đạt đẳng cấp thế giới cao đến như vậy ? Họ tách VĐV như thế nào ? để HLV chuyển hướng VĐV để họ có thể chơi vợt ngang gai tấn công , mút , vợt dọc chơi mút , vợt dọc chơi gai ,vợt dọc trường phái hiện đại Cpen ( Wang Hao) , gai thủ ?
.............Còn tiếp ..............
( bài viết thể hiện quan điểm riêng còn tiếp em đang nghiên cứu thêm và có chỉnh sửa anh em vui lòng ủng hộ thảo luận để em tiếp thu ý kiến cho hoàn chỉnh
Last edited: