Hì ý em là, nếu mình đang chơi mút từ thời xửa kiểu yasaka mark V gì đó thì bg mua ten chắc phải ngâm cứu nhiều nhiều, còn mình cầm vợt chơi lại bb sau khi Ten nó ra đời, thì ngợi làm gì nữa bác, vì mình theo luôn cái mới, làm gì có tý thói quen nào của mút cũ đâu bác?
Em vẫn bị đây, vẫn đang hiểu là muốn đánh giật thì phải chéo vợt đánh bóng, đánh vào điểm 2 và 4h chứ không phải 3h, vì có thầy bà gì đâu, toàn đọc sách với tự luyện thôi.
Nhưng với bọt khí thì cứ fang thẳng vào 3h là có xoáy rồi ạ, vì tự bản thân khi quả bóng xoáy, ăn sâu vào topsheet và sponge, tạo nên cái xoắn như kiểu vắt quần ào, bóng như cái tay, topsheet và sponge như quần áo bị xoắn lại, khi lực hết, bóng dừng, thì lực xoắn bị nhả lại, từ topsheet và sponge xoắn trả ngược lại để về trạng thái thẳng, khiến quả bóng bị xoáy theo chiều, tạo nên xoáy. Đó là những gì em lờ mờ đoán, còn chính xác hay không thì không biết, nên mới tìm hiểu kỹ.
Chứ đến đời High Tension như Bryce, Sriver vẫn chỉ là tăng độ bám của lớp topsheet, tăng độ nẩy của sponge, khiến cho khi bóng vào, nén được sponge tối đa, không bị phân tán mất lực nén, hay là bảo toàn được nhiều động lượng do bóng tác động lên sponge, không bị phân tán mất mát, nên khi nẩy lại giữ được nhiều năng lượng để truyền lại bóng để bóng đi mạnh gần như lúc lao vào mặt vợt thôi. Xoáy lúc đó vẫn phải dựa vào độ bám cao của topsheet cộng với lực tác động không xuyên tâm của người đánh tạo nên xoáy.
Nguyên lí cũ là TOPSHEET TẠO XOÁY, SPONGE TẠO ĐỘ BẮN/TỐC ĐỘ
Nguyên lí mới là TOPSHEET KÌM BÓNG KHÔNG CHO XOAY TRÒN TRÊN TOPSHEET MÀ HÍT CHẶT BÓNG VÀO TOPSHEET, NÊN BÓNG XOÁY ĐƯỢC BAO NHIÊU VÒNG THÌ TOPSHEET VÀ SPONGE CŨNG XOAY TỪNG ĐÓ VÒNG, KHI BẬT LẠI CŨNG BẮT BÓNG XUAY NGƯỢC LẠI TỪNG ĐÓ VÒNG, TẠO RA XOÁY.
Hình như thế ạ