Kinh nghiệm của người mới tập: Từ đánh đều đến vào trận

leqd

Đại Uý
Em tập đánh đều được 6 tháng rồi, bắt đầu chuyển sang tập đánh trận. Thấy bao nhiêu là vấn đề. Tự quan sát, học hỏi thầy và anh em, sách vở, em rút ra được một số kinh nghiệm sau để chia sẻ với anh em cùng mới tập. Mong các bác kinh nghiệm hơn chỉ giáo. Vào tập trận mới thấy mình sai nhiều quá.

Đánh đều là bài tập cơ bản bắt buộc đối với người mới tập đánh bóng bàn muốn học bóng bàn một cách bài bản. Việc lặp đi lặp lại một động tác đánh bóng duy nhất cho phép người tập dễ học kỹ thuật mới, đồng thời tạo cảm giác bóng cùng với tốc độ và sức mạnh đánh bóng. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần biến động tác kỹ thuật vốn là một chuyển động đặc thù thành một chuyển động tự nhiên theo bản năng, đánh bóng một các tự động, không cần nhìn, không cần chỉnh. Chỉ khi đã đạt đến mức này thì người tập mới được giải phóng khỏi phải quan tâm đến kỹ thuật, có thể tự do đầu óc quan tâm đến đối thủ, độ xoáy, kỹ thuật, chiến thuật …
Tiêu chí thông thường của mức đánh đều cơ bản là số 100 đối với đẩy và gò bóng, số 20 đối với giật.
Thực tế phũ phàng đối với người mới tập là dùng có thể đánh rất nhanh và mạnh khi đánh đều, nhưng vào trận thì không dùng được đến 20%. Bóng lúc nào cũng được trả lại “sai chỗ”, hoặc có đúng chỗ thì mình đánh cũng bị vội, hoặc quá chậm.
Bài viết này tập trung vào một số thói quen xấu của người mới tập khi tập đánh đều. Kinh nghiệm rút trên lỗi của bản thân và quan sát một số đồng môn cùng "nỗi khổ"

1. Phát triển Cảm giác bóng hay là nhanh hơn, mạnh hơn
Người mới tập luôn thích đánh nhanh hơn, đánh mạnh hơn khi tập đều. Đó là một cảm giác dễ chịu khi thấy mình đánh càng tiến bộ, nhanh hơn, mạnh hơn. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là cảm giác bóng. Cần phải cảm nhận quả bóng chạm vào mặt vợt và bị đánh trả lại trong từng cú đánh. Thả lỏng và cảm nhận tiếp xúc bóng là điều quan trọng nhất để tiến bộ trong bóng bàn.
Ngòai ra cảm giác khi quả bóng bay đúng theo ý đồ và sự điều khiển của tay mình mới là cảm giác tuyệt vời nhất. Tăng dần tốc độ và sức mạnh nhưng không ngừng kiểm sóat sự điều khiển. Một cú đánh nhanh và mạnh nhưng không điều khiển được thì nguy hiểm đối với chính người đánh hơn là đối với đối thủ. Cái này cũng như lái xe, nhanh và mạnh để làm gì nếu ta không điều khiển được nó.
2. Trở về Tư thế sẵn sàng
Một cú đánh có 3 phần: vung vợt ra sau, đánh tới, trở về tư thế sẵn sàng. Người tập đều có thói quen rút bớt kỹ thuật, chủ yếu phần trở về tư thế sẵn sàng. Ví dụ nếu tập đẩy hay giật thì đơn giản chỉ vung ra sau, đánh tới+thả lỏng, rồi vung luôn ra sau chờ cú đánh tiếp. Hoặc khi đánh tái tay, đánh xong rồi để sẵn tay bên trái để đánh quả tiếp theo cho tiện. Ngay cả các các bài tập đánh 2 điểm, 3 điểm hoặc đánh đổi tay trái + phải thì người mới tập cũng có thói quen đánh quả đầu xong rồi là chuyển sang luôn vị trí chuẩn bị cho đánh quả sau.
Đây là một thói quen rất khó sửa, nhất là khi tập quá đều, dẫn đến hậu quả là khi vào trận không thể kết hợp được các cú đánh với nhau.
Trở về tư thế sẵn sàng là điều rất quan trọng vì các lý do sau:
- Giảm số kỹ thuật cần tập luyện: ví dụ với quả giật. Nếu không trở về tư thế sẵn sàng thì ta phải tập các tổ hợp kỹ thuật sau: cắt + giật, chặn + giật, đẩy + giật, giật moi + giật xung, chặn trái tay + giật thuận tay. Quá nhiều kỹ thuật để tập luyện. Động tác trở về tư thế ban đầu cho phép ta đánh mọi kỹ thuật từ một tư thế xuất phát. Như vậy kết hợp hai hoặc nhiều kỹ thuật với nhau không còn là vấn đề nữa.
- Thả lỏng: Về tư thế sẵn sàng đồng thời là để thả lỏng cơ thể, giúp phản xạ nhanh hơn, đánh dẻo hơn, đỡ mệt hơn.
3. Di chuyển
Người tập đánh đều có 2 thói quen xấu đối với di chuyển
- Một là không chịu di chuyển. Do quá tập trung vào kỹ thuật tay và muốn đánh nhanh nên người mới tập thường với tay ra đánh. Thói quen này thường được “giúp đỡ” vì bóng hay được trả về đúng chỗ, và đánh với ít thì thường dễ vào hơn là vừa chuyển động vừa đánh. Người tập phải thật chịu khó tập kết hợp di động với cú đánh. Người lúc nào nhịp trên hai mũi bàn chân, bóng đến lệch nhiều thì di chuyển nhiều, lệch ít thì di chuyển ít, cái chính là chú ý phối hợp làm sau chân luôn tự động di chuyển theo chiều bóng đến.
- Hai là di chuyển máy móc khi tập đánh nhiều điểm. Điều này tương tự như đã nêu ở phần trở về tư thế sẵn sàng. Người mới tập khi đánh nhiều điểm có xu hướng đánh xong là di chuyển luôn đến điểm xắp đến, hoặc đứng tại chỗ chờ bóng. Thực tế là không bao giờ chỉ di chuyển một bước, mà phải di chuyển theo kiểu con thoi (shuttle step) bao gồm 1 tới và 1 lùi. Khi đánh di chuyển đến vị trí cần thiết, đánh xong là di chuyển ngược lại ngay vị trí sẵn sàng. Sau đó mới làm bước tiếp theo.
4. Quan sát đối thủ và bóng
Người mới tập đánh bóng đều có thói quen nhìn kỹ bóng. Nhìn kỹ bóng đến là điều cần thiết để đánh trúng bóng và đúng góc tiếp xúc cần thiết. Tuy nhiên sau khi đánh bóng xong, lại tiếp tục theo dõi bóng đi sang bàn đối phương. Điều này một phần là do người mới tập chưa tự tin với kỹ thuật của mình, nên phải thường xuyên theo dõi kết quả bóng đi ra để chỉnh sửa kỹ thuật. Một phần nữa là khi đánh được quả bóng tốt, người mới tập có thói quen đứng “chiêm ngưỡng” thành quả của mình. Cảm giác đẹp nhưng ngắn ngủi. Vào trận, đối phương phản công lại là đứng trời trồng, hoặc phản xạ không kịp, không xử lý được bóng xóay.
Một khi đã nắm cơ bản kỹ thuật, người tập đánh đều phải tập quan sát đối thủ và bóng. Đánh bóng xong phải tập rời mắt khỏi bóng, quan sát vợt của đối thủ. Khi bóng rời vợt đối thủ thì lại theo dõi bóng.
Chuyển động mắt phổ biến là sau khi đánh bóng ngước nhanh lên nhìn ra xa, chỉnh nhanh tiêu cự nhìn vào vợt đối thủ, rồi kéo đều tiêu cự theo bóng về lại gần trước điểm đánh.
 
Last edited:

Radical

Moderator
Bài viết rất hay và bổ ích.

Theo mình tập đều chỉ là hình thành động tác, cảm giác bóng. Khi vào trận kỹ thuật đánh bóng nó sẽ khác rất nhiều, vậy nên khi người tập đã có động tác và độ dẻo rồi thì nên tập bài giao bóng tấn công, giao bóng đưa vào thế đôi công trái phải để hình thành phản xạ, tiếp theo là kỹ thuật phòng thủ: cắt bóng, đỡ giao bóng, chặn giật...... thì người chơi bóng mới nhanh biết chơi và không bị nản.
 
Last edited:

thuythumattrang

Binh Nhì
Bài viết của bạn mình đọc thấy rất bổ ích và đúng với hầu hết những người mới tập chơi trong đó có mình. Rất mong các cao thủ nào có ý kiến đóng góp thêm thì đưa lên để mọi người cùng học hỏi. Thanks!
 

minhpro

Thượng Sỹ
nhân tiện có các cao thủ đàm đạo ở đây luôn . Trước hết e nói đến 1 vấn đề đó là đôi công cơ bản trước nhé . Động tác đôi công ai cũng dạy là phải gập cẳng tay lên đến trán . Sự thật là điều này có cần thiết không ? Vì e thấy nó không có tác dụng j mấy . Vì mình chỉ cần cổ tay phát lực sức mạnh cũng tương đương rùi . Vậy thời gian mình đưa tay lên có phải là động tác thừa hay không . Nhờ các pro chỉ giáo dùm.
E xin trích dẫn 1 đoạn video nho nhỏ của lixaodong Huấn luận viên trung quốc từng 3 lần vô địch thế giới. Video dung lượng khá lớn nên không úp lên đc nhiều . Dưới đây là 1 số trích đoạn

 
Last edited by a moderator:

chinhdq

Binh Nhì
Cảm ơn bạn Leqd, bài viết rất bổ ích. Mình cũng là người mới tập chơi nên thấy những điều bạn đưa ra hoàn toàn chính xác.
 

leqd

Đại Uý
nhân tiện có các cao thủ đàm đạo ở đây luôn . Trước hết e nói đến 1 vấn đề đó là đôi công cơ bản trước nhé . Động tác đôi công ai cũng dạy là phải gập cẳng tay lên đến trán . Sự thật là điều này có cần thiết không ? Vì e thấy nó không có tác dụng j mấy . Vì mình chỉ cần cổ tay phát lực sức mạnh cũng tương đương rùi . Vậy thời gian mình đưa tay lên có phải là động tác thừa hay không . Nhờ các pro chỉ giáo dùm.

Gửi MinhPro: Mình thấy đây cũng là một vấn đề tâm lý của người mới tập đó là nghi ngờ. Nghi nghờ là một điều tốt, có nghi ngờ, có trải nghiệm bằng chính bản thân thì mới đến chân lý một cách thuyết phục. Tuy nhiên khi học cơ bản tập đánh đều theo mình thì cứ nên làm y như thầy dạy, học đã, sau này mới hiểu. Thực tế là sau này khi gặp đúng tình huống với ngộ ra rằng vì sao kỹ thuật phải thế. Cha ông ta có câu: "Người mua nhầm, chứ người bán chẳng bao giờ nhầm". Vấn đề là người mới tập chưa đến trình độ hiểu đúng kỹ thuật dùng ở tình huống nào, hoặc để tránh các vấn đề nào nảy sinh sau này, nên hay ngộ nhận.
Quay lại với vấn đề bạn nêu, với kinh nghiệm ít ỏi của mình, mình xin phép chia sẻ như sau. Khi mới tập mình cũng hay dùng cẳng tay và cổ tay, đánh được nhiều quả hay và hiểm, nhưng không mạnh và không đều. Thầy mình bắt mình lăng tay bằng vợt sắt, vợt nặng quá nên cổ tay hết ngoáy ngó, nhưng phải đến hơn một tháng sau mới tạm gọi là bớt. Kết quả là mình đánh đều hơn.
Động tác vung tay đến trán và gập lại thực chất là việc thả lỏng cánh tay sau khi đánh (follow up). Vì đánh bằng cả cánh tay ở tốc độ cao, nên quán tính của cả cánh tay tương đối, do đó tuy thả lỏng rồi vẫn văng hơi xa lên đến tận trán. Cẳng tay co lại 90 độ là vì mình thả lỏng cả cánh tay, cẳng tay ở ngoài có tốc độ cao hơn nên tự nhiên lao như vậy, chẳng phải cố ý. Như vậy nếu bạn chỉ dùng cổ tay để đánh banh thì việc vung cẳng tay lên đúng là thừa.
Về việc nên dùng cẳng tay+ cổ tay để đánh banh, hay dùng cả cánh tay thì chắc nằm ngoài khả năng của mình. Mình chỉ muốn nêu một ví dụ cụ thể:
Hiện tại tại thầy mình đang cố sửa cho một bạn trẻ đã tập với thầy đến 3 năm. Bạn này đánh rất hay, rất đẹp, có nhiều quả bẻ góc rất sát thủ, tuy nhiên hiệu suất không cao khi thi đấu do hay tự đánh nhiều quả ngon ra ngoài, dẫn đến tâm lý không ổn định. Vấn đề là bạn này chuyên dùng cẳng tay và cổ tay. Thầy nói cú đánh bằng cẳng tay+cổ tay không đều và không mạnh. Nhìn bạn này đánh mình mới hiểu vì sao phải tập cánh tay trước, sau đó mới cẳng tay, rồi cổ tay... kiểu như xây nhà từ thấp đến cao.
 

minhpro

Thượng Sỹ
hj . Mình thấy vẫn còn 1 số thắc mắc trong lời tư vấn của bạn . Mình muốn hiểu thêm 1 chút để có thể rõ hơn . Trong các động tác đánh của bạn , bạn thường phát lực từ đâu : xuất phát từ lườn , từ cánh tay , từ cẳng tay , từ ngón tay . Và 1 điều bạn nói là dùng cẳng tay và cổ tay không mạnh và không đều điều này mình nghĩ cần phải suy xét thêm.
Để chứng minh cho quan điểm của mình lực xuất phát từ cổ tay và khi đôi công gần bàn có thể khẳng định không cần phải lăng cánh tay lên trán và lực vẫn mạnh và đều . Động tác ngắn gọn hơn tại sao lại không sử dụng . Mình xin chia sẻ 1 số video để khẳng định quan điểm này . Hẹn bạn đến tối này vì dung lượng file cũng kha khá nên up lên mediafire cũng khá lâu .
Hy vọng chúng ta sẽ có nhiều đóng góp hữu ích hơn cho diễn đàn
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Cổ tay là một bước phát triển cao độ, phải nói đó là bước cuối cùng trong kỹ thuật tấn công thuận tay. nhưng mà nếu kỹ thuật căn bản ko tốt và hlv ko rành về kỹ thuật này thì bạn sẽ có thể hối hận về quyết định đánh cổ tay của mình.
cổ tay trong bóng bàn ko phải giống như các môn khác mà phải đi theo đường cung của trái bóng, ngay cả lúc tập căn bản, hlv phải dạy cho học trò các gập cẳng tay cũng phải theo đường cung trái bóng (còn cách gập như thế nào thì tùy mỗi người hiểu, mình ko tiện nói ở đây). khi đường tay đã đi đúng thì lúc bạn vô banh ( cả cẳng tay + cổ tay, kết hợp cộng hưởng) lực sẽ đi như ý muốn, độ xoáy sẽ cao hơn. sử dụng cổ tay sẽ giật được những banh hơi lú ra khỏi bàn, nhất là khi bạn đánh được cổ tay thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi đánh trái bóng.
 

leqd

Đại Uý
To MinhPro:
Bạn hiểu nhầm ý mình rồi. Mình hoàn toàn không có ý định và cũng không đủ trình độ để tư vấn về kỹ thuật. Cái mình muốn chia sẻ ở đây là vấn đề tâm lý nghi ngờ của người mới tập. Cũng như bao người vừa tập, vừa lên internet, mình đã có nhiều lần nghi ngờ kỹ thuật thầy dạy... thử, sửa, vòng quanh mãi, rồi lại về chỗ ban đầu. Té ra là thầy dạy đúng. Cái ví dụ kỹ thuật trên là ví dụ về chuyện nghi ngờ.
Do đó mình rút ra kinh nghiệm là cứ mù quáng làm theo kỹ thuật bài bản như thầy dạy, học đã, sẽ đến ngày mình ngộ ra là vì sao nó thế. Như vậy tập trung và tiết kiệm thời gian hơn.
 
Last edited:

dungkinh

Thượng Sỹ
tieuthantien (còn cách gập như thế nào thì tùy mỗi người hiểu said:
nói đi bác có gì mà không tiện - giúp được cho mọi người là niềm hạnh phúc đó bác . cảm ơn
 

vanuc

Đại Tá
Em tập đánh đều được 6 tháng rồi, bắt đầu chuyển sang tập đánh trận. Thấy bao nhiêu là vấn đề. Tự quan sát, học hỏi thầy và anh em, sách vở, em rút ra được một số kinh nghiệm sau để chia sẻ với anh em cùng mới tập. Mong các bác kinh nghiệm hơn chỉ giáo. Vào tập trận mới thấy mình sai nhiều quá.

Đánh đều là bài tập cơ bản bắt buộc đối với người mới tập đánh bóng bàn muốn học bóng bàn một cách bài bản. Việc lặp đi lặp lại một động tác đánh bóng duy nhất cho phép người tập dễ học kỹ thuật mới, đồng thời tạo cảm giác bóng cùng với tốc độ và sức mạnh đánh bóng. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần biến động tác kỹ thuật vốn là một chuyển động đặc thù thành một chuyển động tự nhiên theo bản năng, đánh bóng một các tự động, không cần nhìn, không cần chỉnh. Chỉ khi đã đạt đến mức này thì người tập mới được giải phóng khỏi phải quan tâm đến kỹ thuật, có thể tự do đầu óc quan tâm đến đối thủ, độ xoáy, kỹ thuật, chiến thuật …
Tiêu chí thông thường của mức đánh đều cơ bản là số 100 đối với đẩy và gò bóng, số 20 đối với giật.
Thực tế phũ phàng đối với người mới tập là dùng có thể đánh rất nhanh và mạnh khi đánh đều, nhưng vào trận thì không dùng được đến 20%. Bóng lúc nào cũng được trả lại “sai chỗ”, hoặc có đúng chỗ thì mình đánh cũng bị vội, hoặc quá chậm.
Bài viết này tập trung vào một số thói quen xấu của người mới tập khi tập đánh đều. Kinh nghiệm rút trên lỗi của bản thân và quan sát một số đồng môn cùng "nỗi khổ"

1. Phát triển Cảm giác bóng hay là nhanh hơn, mạnh hơn
Người mới tập luôn thích đánh nhanh hơn, đánh mạnh hơn khi tập đều. Đó là một cảm giác dễ chịu khi thấy mình đánh càng tiến bộ, nhanh hơn, mạnh hơn. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là cảm giác bóng. Cần phải cảm nhận quả bóng chạm vào mặt vợt và bị đánh trả lại trong từng cú đánh. Thả lỏng và cảm nhận tiếp xúc bóng là điều quan trọng nhất để tiến bộ trong bóng bàn.
Ngòai ra cảm giác khi quả bóng bay đúng theo ý đồ và sự điều khiển của tay mình mới là cảm giác tuyệt vời nhất. Tăng dần tốc độ và sức mạnh nhưng không ngừng kiểm sóat sự điều khiển. Một cú đánh nhanh và mạnh nhưng không điều khiển được thì nguy hiểm đối với chính người đánh hơn là đối với đối thủ. Cái này cũng như lái xe, nhanh và mạnh để làm gì nếu ta không điều khiển được nó.
2. Trở về Tư thế sẵn sàng
Một cú đánh có 3 phần: vung vợt ra sau, đánh tới, trở về tư thế sẵn sàng. Người tập đều có thói quen rút bớt kỹ thuật, chủ yếu phần trở về tư thế sẵn sàng. Ví dụ nếu tập đẩy hay giật thì đơn giản chỉ vung ra sau, đánh tới+thả lỏng, rồi vung luôn ra sau chờ cú đánh tiếp. Hoặc khi đánh tái tay, đánh xong rồi để sẵn tay bên trái để đánh quả tiếp theo cho tiện. Ngay cả các các bài tập đánh 2 điểm, 3 điểm hoặc đánh đổi tay trái + phải thì người mới tập cũng có thói quen đánh quả đầu xong rồi là chuyển sang luôn vị trí chuẩn bị cho đánh quả sau.
Đây là một thói quen rất khó sửa, nhất là khi tập quá đều, dẫn đến hậu quả là khi vào trận không thể kết hợp được các cú đánh với nhau.
Trở về tư thế sẵn sàng là điều rất quan trọng vì các lý do sau:
- Giảm số kỹ thuật cần tập luyện: ví dụ với quả giật. Nếu không trở về tư thế sẵn sàng thì ta phải tập các tổ hợp kỹ thuật sau: cắt + giật, chặn + giật, đẩy + giật, giật moi + giật xung, chặn trái tay + giật thuận tay. Quá nhiều kỹ thuật để tập luyện. Động tác trở về tư thế ban đầu cho phép ta đánh mọi kỹ thuật từ một tư thế xuất phát. Như vậy kết hợp hai hoặc nhiều kỹ thuật với nhau không còn là vấn đề nữa.
- Thả lỏng: Về tư thế sẵn sàng đồng thời là để thả lỏng cơ thể, giúp phản xạ nhanh hơn, đánh dẻo hơn, đỡ mệt hơn.
3. Di chuyển
Người tập đánh đều có 2 thói quen xấu đối với di chuyển
- Một là không chịu di chuyển. Do quá tập trung vào kỹ thuật tay và muốn đánh nhanh nên người mới tập thường với tay ra đánh. Thói quen này thường được “giúp đỡ” vì bóng hay được trả về đúng chỗ, và đánh với ít thì thường dễ vào hơn là vừa chuyển động vừa đánh. Người tập phải thật chịu khó tập kết hợp di động với cú đánh. Người lúc nào nhịp trên hai mũi bàn chân, bóng đến lệch nhiều thì di chuyển nhiều, lệch ít thì di chuyển ít, cái chính là chú ý phối hợp làm sau chân luôn tự động di chuyển theo chiều bóng đến.
- Hai là di chuyển máy móc khi tập đánh nhiều điểm. Điều này tương tự như đã nêu ở phần trở về tư thế sẵn sàng. Người mới tập khi đánh nhiều điểm có xu hướng đánh xong là di chuyển luôn đến điểm xắp đến, hoặc đứng tại chỗ chờ bóng. Thực tế là không bao giờ chỉ di chuyển một bước, mà phải di chuyển theo kiểu con thoi (shuttle step) bao gồm 1 tới và 1 lùi. Khi đánh di chuyển đến vị trí cần thiết, đánh xong là di chuyển ngược lại ngay vị trí sẵn sàng. Sau đó mới làm bước tiếp theo.
4. Quan sát đối thủ và bóng
Người mới tập đánh bóng đều có thói quen nhìn kỹ bóng. Nhìn kỹ bóng đến là điều cần thiết để đánh trúng bóng và đúng góc tiếp xúc cần thiết. Tuy nhiên sau khi đánh bóng xong, lại tiếp tục theo dõi bóng đi sang bàn đối phương. Điều này một phần là do người mới tập chưa tự tin với kỹ thuật của mình, nên phải thường xuyên theo dõi kết quả bóng đi ra để chỉnh sửa kỹ thuật. Một phần nữa là khi đánh được quả bóng tốt, người mới tập có thói quen đứng “chiêm ngưỡng” thành quả của mình. Cảm giác đẹp nhưng ngắn ngủi. Vào trận, đối phương phản công lại là đứng trời trồng, hoặc phản xạ không kịp, không xử lý được bóng xóay.
Một khi đã nắm cơ bản kỹ thuật, người tập đánh đều phải tập quan sát đối thủ và bóng. Đánh bóng xong phải tập rời mắt khỏi bóng, quan sát vợt của đối thủ. Khi bóng rời vợt đối thủ thì lại theo dõi bóng.
Chuyển động mắt phổ biến là sau khi đánh bóng ngước nhanh lên nhìn ra xa, chỉnh nhanh tiêu cự nhìn vào vợt đối thủ, rồi kéo đều tiêu cự theo bóng về lại gần trước điểm đánh.

Chắc là do thầy chưa dạy bài tập chiến thuật, giao bóng tấn công, đỡ giao bóng kết hợp tấn công; cho nên vào trận còn bỡ ngỡ, hoặc là chưa đến giai đoạn thầy cho là đã thành thục cơ bản để chuyển qua học chiến thuật.................
 

sardius1010

Binh Nhì
Em tập đánh đều được 6 tháng rồi, bắt đầu chuyển sang tập đánh trận. Thấy bao nhiêu là vấn đề. Tự quan sát, học hỏi thầy và anh em, sách vở, em rút ra được một số kinh nghiệm sau để chia sẻ với anh em cùng mới tập. Mong các bác kinh nghiệm hơn chỉ giáo. Vào tập trận mới thấy mình sai nhiều quá.

Đánh đều là bài tập cơ bản bắt buộc đối với người mới tập đánh bóng bàn muốn học bóng bàn một cách bài bản. Việc lặp đi lặp lại một động tác đánh bóng duy nhất cho phép người tập dễ học kỹ thuật mới, đồng thời tạo cảm giác bóng cùng với tốc độ và sức mạnh đánh bóng. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần biến động tác kỹ thuật vốn là một chuyển động đặc thù thành một chuyển động tự nhiên theo bản năng, đánh bóng một các tự động, không cần nhìn, không cần chỉnh. Chỉ khi đã đạt đến mức này thì người tập mới được giải phóng khỏi phải quan tâm đến kỹ thuật, có thể tự do đầu óc quan tâm đến đối thủ, độ xoáy, kỹ thuật, chiến thuật …
Tiêu chí thông thường của mức đánh đều cơ bản là số 100 đối với đẩy và gò bóng, số 20 đối với giật.
Thực tế phũ phàng đối với người mới tập là dùng có thể đánh rất nhanh và mạnh khi đánh đều, nhưng vào trận thì không dùng được đến 20%. Bóng lúc nào cũng được trả lại “sai chỗ”, hoặc có đúng chỗ thì mình đánh cũng bị vội, hoặc quá chậm.
Bài viết này tập trung vào một số thói quen xấu của người mới tập khi tập đánh đều. Kinh nghiệm rút trên lỗi của bản thân và quan sát một số đồng môn cùng "nỗi khổ"

1. Phát triển Cảm giác bóng hay là nhanh hơn, mạnh hơn
Người mới tập luôn thích đánh nhanh hơn, đánh mạnh hơn khi tập đều. Đó là một cảm giác dễ chịu khi thấy mình đánh càng tiến bộ, nhanh hơn, mạnh hơn. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là cảm giác bóng. Cần phải cảm nhận quả bóng chạm vào mặt vợt và bị đánh trả lại trong từng cú đánh. Thả lỏng và cảm nhận tiếp xúc bóng là điều quan trọng nhất để tiến bộ trong bóng bàn.
Ngòai ra cảm giác khi quả bóng bay đúng theo ý đồ và sự điều khiển của tay mình mới là cảm giác tuyệt vời nhất. Tăng dần tốc độ và sức mạnh nhưng không ngừng kiểm sóat sự điều khiển. Một cú đánh nhanh và mạnh nhưng không điều khiển được thì nguy hiểm đối với chính người đánh hơn là đối với đối thủ. Cái này cũng như lái xe, nhanh và mạnh để làm gì nếu ta không điều khiển được nó.
2. Trở về Tư thế sẵn sàng
Một cú đánh có 3 phần: vung vợt ra sau, đánh tới, trở về tư thế sẵn sàng. Người tập đều có thói quen rút bớt kỹ thuật, chủ yếu phần trở về tư thế sẵn sàng. Ví dụ nếu tập đẩy hay giật thì đơn giản chỉ vung ra sau, đánh tới+thả lỏng, rồi vung luôn ra sau chờ cú đánh tiếp. Hoặc khi đánh tái tay, đánh xong rồi để sẵn tay bên trái để đánh quả tiếp theo cho tiện. Ngay cả các các bài tập đánh 2 điểm, 3 điểm hoặc đánh đổi tay trái + phải thì người mới tập cũng có thói quen đánh quả đầu xong rồi là chuyển sang luôn vị trí chuẩn bị cho đánh quả sau.
Đây là một thói quen rất khó sửa, nhất là khi tập quá đều, dẫn đến hậu quả là khi vào trận không thể kết hợp được các cú đánh với nhau.
Trở về tư thế sẵn sàng là điều rất quan trọng vì các lý do sau:
- Giảm số kỹ thuật cần tập luyện: ví dụ với quả giật. Nếu không trở về tư thế sẵn sàng thì ta phải tập các tổ hợp kỹ thuật sau: cắt + giật, chặn + giật, đẩy + giật, giật moi + giật xung, chặn trái tay + giật thuận tay. Quá nhiều kỹ thuật để tập luyện. Động tác trở về tư thế ban đầu cho phép ta đánh mọi kỹ thuật từ một tư thế xuất phát. Như vậy kết hợp hai hoặc nhiều kỹ thuật với nhau không còn là vấn đề nữa.
- Thả lỏng: Về tư thế sẵn sàng đồng thời là để thả lỏng cơ thể, giúp phản xạ nhanh hơn, đánh dẻo hơn, đỡ mệt hơn.
3. Di chuyển
Người tập đánh đều có 2 thói quen xấu đối với di chuyển
- Một là không chịu di chuyển. Do quá tập trung vào kỹ thuật tay và muốn đánh nhanh nên người mới tập thường với tay ra đánh. Thói quen này thường được “giúp đỡ” vì bóng hay được trả về đúng chỗ, và đánh với ít thì thường dễ vào hơn là vừa chuyển động vừa đánh. Người tập phải thật chịu khó tập kết hợp di động với cú đánh. Người lúc nào nhịp trên hai mũi bàn chân, bóng đến lệch nhiều thì di chuyển nhiều, lệch ít thì di chuyển ít, cái chính là chú ý phối hợp làm sau chân luôn tự động di chuyển theo chiều bóng đến.
- Hai là di chuyển máy móc khi tập đánh nhiều điểm. Điều này tương tự như đã nêu ở phần trở về tư thế sẵn sàng. Người mới tập khi đánh nhiều điểm có xu hướng đánh xong là di chuyển luôn đến điểm xắp đến, hoặc đứng tại chỗ chờ bóng. Thực tế là không bao giờ chỉ di chuyển một bước, mà phải di chuyển theo kiểu con thoi (shuttle step) bao gồm 1 tới và 1 lùi. Khi đánh di chuyển đến vị trí cần thiết, đánh xong là di chuyển ngược lại ngay vị trí sẵn sàng. Sau đó mới làm bước tiếp theo.
4. Quan sát đối thủ và bóng
Người mới tập đánh bóng đều có thói quen nhìn kỹ bóng. Nhìn kỹ bóng đến là điều cần thiết để đánh trúng bóng và đúng góc tiếp xúc cần thiết. Tuy nhiên sau khi đánh bóng xong, lại tiếp tục theo dõi bóng đi sang bàn đối phương. Điều này một phần là do người mới tập chưa tự tin với kỹ thuật của mình, nên phải thường xuyên theo dõi kết quả bóng đi ra để chỉnh sửa kỹ thuật. Một phần nữa là khi đánh được quả bóng tốt, người mới tập có thói quen đứng “chiêm ngưỡng” thành quả của mình. Cảm giác đẹp nhưng ngắn ngủi. Vào trận, đối phương phản công lại là đứng trời trồng, hoặc phản xạ không kịp, không xử lý được bóng xóay.
Một khi đã nắm cơ bản kỹ thuật, người tập đánh đều phải tập quan sát đối thủ và bóng. Đánh bóng xong phải tập rời mắt khỏi bóng, quan sát vợt của đối thủ. Khi bóng rời vợt đối thủ thì lại theo dõi bóng.
Chuyển động mắt phổ biến là sau khi đánh bóng ngước nhanh lên nhìn ra xa, chỉnh nhanh tiêu cự nhìn vào vợt đối thủ, rồi kéo đều tiêu cự theo bóng về lại gần trước điểm đánh.

Bài viết hay, thể hiện sự tâm huyết, đam mê của chủ thớt. Rất đáng để a e học hỏi, hi. Thanks nhìu. Đúng là từ tập luyện đến thi đấu nó là 1 khoảng cách khá xa.
 

hoatadien

Binh Nhì
hj . Mình thấy vẫn còn 1 số thắc mắc trong lời tư vấn của bạn . Mình muốn hiểu thêm 1 chút để có thể rõ hơn . Trong các động tác đánh của bạn , bạn thường phát lực từ đâu : xuất phát từ lườn , từ cánh tay , từ cẳng tay , từ ngón tay . Và 1 điều bạn nói là dùng cẳng tay và cổ tay không mạnh và không đều điều này mình nghĩ cần phải suy xét thêm.
Để chứng minh cho quan điểm của mình lực xuất phát từ cổ tay và khi đôi công gần bàn có thể khẳng định không cần phải lăng cánh tay lên trán và lực vẫn mạnh và đều . Động tác ngắn gọn hơn tại sao lại không sử dụng . Mình xin chia sẻ 1 số video để khẳng định quan điểm này . Hẹn bạn đến tối này vì dung lượng file cũng kha khá nên up lên mediafire cũng khá lâu .
Hy vọng chúng ta sẽ có nhiều đóng góp hữu ích hơn cho diễn đàn

theo mình thì thế này. khi bạn tập đôi công. cẳng tay sẽ gập hết và đưa lên trán. đó là 1 cách mà bạn luyện cơ để có thể giật mạnh sau này. thứ 2 là khi bạn dùng cổ tay. lực bóng sẽ mạnh hơn rất nhiều nếu bạn chỉ gập tay đơn thuần, cái này không tốt cho việc tăng cảm giác bóng. Hơn nữa khi tập mà bạn vung tay lên đến trán thì khi ra trận, do thời gian gấp rút nhiều khi bạn chỉ vung đến mắt thôi. như vậy là lực đã giảm đi nhiều rồi, vậy khi tập mà bạn còn chưa đến trán thì lực sẽ hụt đi nhiều nữa.
 

Dũng Cửu

Đại Tá
nhân tiện có các cao thủ đàm đạo ở đây luôn . Trước hết e nói đến 1 vấn đề đó là đôi công cơ bản trước nhé . Động tác đôi công ai cũng dạy là phải gập cẳng tay lên đến trán . Sự thật là điều này có cần thiết không ? Vì e thấy nó không có tác dụng j mấy . Vì mình chỉ cần cổ tay phát lực sức mạnh cũng tương đương rùi . Vậy thời gian mình đưa tay lên có phải là động tác thừa hay không . Nhờ các pro chỉ giáo dùm.
E xin trích dẫn 1 đoạn video nho nhỏ của lixaodong Huấn luận viên trung quốc từng 3 lần vô địch thế giới. Video dung lượng khá lớn nên không úp lên đc nhiều . Dưới đây là 1 số trích đoạn .[video=youtube;SSJ6S8sjzWg]http://www.youtube.com/watch?v=SSJ6S8sjzWg&feature=player_detailpage#t=2s[/video]

đôi công là 1 động tác cơ bản rất dễ để các bạn tập vì đôi công không tạo xoáy và lực chỉ là bóng đều lực và 1 chiều xoáy lên
hai chân bạn phải trùng rộng hơn vai hướng người về phía trước cánh tay mở rộng vừa phải gấp cánh tay đánh thẳng vào bóng ép về phía trước(động tác gấp cánh tay càng ngắn gọn càng tốt) kết hợp chuyển chân và lườn đều đặn theo lực bóng để cho động tác được uyển chuyển các bạn lưu ý là khi đôi công với bạn tập là 2 lực phải đều nhau rồi dần dần tăng tốc độ bóng nhanh dần lên
-Đối với nam thì đông tác đôi công không được quá dài nếu đôi công động tác bạn gấp cánh tay lên trán rất dễ tạo xoáy và lai động tác giật làm cho người tập với bạn khó chịu vì lúc này bạn tập của bạn đáng chặn bóng cho bạn rồi,động tác đôi công lên trán thường để dạy các bạn vdv nữ(vdv nữ có lối đánh đôi công,nhưng không phải vdv nữ nào cũng đưa tay lên trán)
 

Bình luận từ Facebook

Top