Những lưu ý khi chuyển từ cốt cứng sang cốt mềm, đàn hồi

mr_cool

Trung Sỹ
Chào các bác!
Em thấy là xu hướng mọi người sử dụng cốt mềm, đàn hồi ngày càng nhiều. Vậy các bác đã từng quen chơi cốt cứng trước đây (như sardius, mazunov off+, primirac, v. v.) sau chuyển sang cốt mềm, đàn hồi hơn thấy cần lưu ý, thay đổi những gì để nhanh chóng hòa hợp với em nó thì cho em xin tí kinh nghiệm ạ!

Em mới chuyển được ít hôm, có 1 chút cảm nhận thế này (đang định áp dụng), các bác xem tư vấn hộ em cái:
Em cảm giác là với cây cốt cứng và nặng như Sardius thì thường thì người ta cầm hơi lỏng cổ tay hơn (so với các cốt mềm, đàn hồi) để điều cây vợt theo kiểu như quăng, đẩy vào vợt => vợt có xu hướng chuyển động song phẳng nhiều hơn do quán tính lớn hơn (giống như kiểu vào bóng của vợt tennis nhiều hơn).

Với cây vợt đàn hồi (và có thể là hơi nhẹ hơn) thì người ta thường khóa cổ tay nhiều hơn (bằng cách cầm hơi sâu và miết ngón trỏ vào phần mút nhiều hơn) => lúc đó cổ tay và vợt sẽ chuyển động kết hợp với chuyển động của phần tay nhiều hơn=> có vẻ là khả năng "điều" chuyển động của vợt sẽ tốt hơn và có sức bật hơn => đồng nghĩa với việc mình phải "điều" nhiều hơn, mọi phần của cơ thể, chứ không chỉ là cho cái vợt 1 quán tính rồi để cây vợt "tự xử lý" khi vào bóng nhờ khối lượng và khả năng tác động của bản thân cái vợt => nhưng nếu như thế thì người đánh sẽ phải thay đổi nhiều lắm nhỉ??

=>nếu theo cái logic của em ở trên thì: khi cầm vợt cứng thì phần tay cần lỏng mềm hơn, miễn là "ra" được cái lực và tốc độ ở vợt, còn khi cầm vợt đàn hồi thì phần tay cần đàn hồi (hơi cứng) hơn để "điều" chuyển động của cái vợt nhiều hơn?????(và nếu mình chưa quen thì càng bị cái sự "đàn hồi" ấy nó dội lại, khuếch đại hoặc triệt tiêu không theo ý=>vào lưới ).

Em nghĩ thế có đúng ko hả các bác? cầm cốt đàn hồi thì những quả đỡ chặn em toàn vẫn phải có nhịp vào bóng 1 tí mới đỡ được (=>vất vả hơn xưa???), quả nào quên mà cứ đưa vợt theo phản xạ là y như hỏng. Hic! em cứ loay hoay mãi vẫn chưa quen phần này.
 

Duc_NM

Đại Tá
Theo mình thấy thì nếu giật sung lai bạt thì dòng cốt cứng không đàn hồi sẽ cho đường bóng ổn định hơn. Còn đối với cốt đàn hồi thì bóng sẽ vọt hơn và khi bóng đạt độ vọt đó thì đường bóng sẽ khó kiểm soát hơn.
 

traicauvong_bg

Đại Tá
Mình đã đọc đc nhiều bài viết và nghiên cứu, suy nghĩ nên theo mình có hai trường phái chính hiện nay. Một là cốt cứng + măth mềm. Hai là cốt trung bình, đàn hồi+ mút cứng. Kiểu 1 có vê là truyền thống của đa số dân chơi bb ở vn hiện nay với lối đánh đặc trưng là tấn công tàn bạo và thiên về một càng, ít hoàn thiện đc kỹ thuật mới bgio. Kiểu 2 thì phần lớn trên thế giới giờ đang áp dụng , hướng về lối chơi toàn diện , an toàn cao kể cả tấn công và phòng thủ, thích hợp với lối chơi tấn công nhanh gần bàn, thích hợp với cú giật bóng hiện đại là nhanh, sát lưới, bóng khó đoán hơn rất nhiều. ( ý kiến chủ quan chỉ mang tính chất tham khảo cho a e cùng suy ngẫm , chứ ko dám khẳng định đó là chuẩn mực nên a e cùng đong gop nhé)
 

bantaylua

Đại Uý
Mới xem giải thi đấu mình cảm thấy học được nhiều điều. Những vdv giật mạnh lại thường hay thua! Người chiến thắng là kẻ giật khéo léo, nhiều xoáy, an toàn, vòng cung thấp. Nhìn chung xu hướng cốt mỏng đang có ưu thế...
 

thelanqb

Moderator
Các vddv TQ khi gặp những anh mặt nhật đức thifbminhf thấy như sau.
Các quả giật đôi công thì mặt nhật thường bị trả xoáy, đôi khi các vddv nhìn mặt vợ mà cũng không hiểu tại sao. Tuy mặt tàu cứng, nhưng đc kết hợp với các cốt gổ có tính đàn hồi cao nên việc phát lực có thể thua các cốt cứng, nhưng chênh lệch không là bao......
Lối đánh tàn bạo đc các mem vn yêu thích, nhưng chặn đc 1 cái thì cũng xem nhu chết. Còn giật ma sát thì điểm tiếp xúc là mỏng nên chủ yếu dụa vào ma sát của mặt vợt và độ bắn của mặt vợt quyết định nên cốt cứng ay mềm cũng khá như nhau. Chỉ trừ giật lai bạt ra. .........
 

tiachop

Thượng Tá
Chào các bác!
Em thấy là xu hướng mọi người sử dụng cốt mềm, đàn hồi ngày càng nhiều. Vậy các bác đã từng quen chơi cốt cứng trước đây (như sardius, mazunov off+, primirac, v. v.) sau chuyển sang cốt mềm, đàn hồi hơn thấy cần lưu ý, thay đổi những gì để nhanh chóng hòa hợp với em nó thì cho em xin tí kinh nghiệm ạ!

Em mới chuyển được ít hôm, có 1 chút cảm nhận thế này (đang định áp dụng), các bác xem tư vấn hộ em cái:
Em cảm giác là với cây cốt cứng và nặng như Sardius thì thường thì người ta cầm hơi lỏng cổ tay hơn (so với các cốt mềm, đàn hồi) để điều cây vợt theo kiểu như quăng, đẩy vào vợt => vợt có xu hướng chuyển động song phẳng nhiều hơn do quán tính lớn hơn (giống như kiểu vào bóng của vợt tennis nhiều hơn).

Với cây vợt đàn hồi (và có thể là hơi nhẹ hơn) thì người ta thường khóa cổ tay nhiều hơn (bằng cách cầm hơi sâu và miết ngón trỏ vào phần mút nhiều hơn) => lúc đó cổ tay và vợt sẽ chuyển động kết hợp với chuyển động của phần tay nhiều hơn=> có vẻ là khả năng "điều" chuyển động của vợt sẽ tốt hơn và có sức bật hơn => đồng nghĩa với việc mình phải "điều" nhiều hơn, mọi phần của cơ thể, chứ không chỉ là cho cái vợt 1 quán tính rồi để cây vợt "tự xử lý" khi vào bóng nhờ khối lượng và khả năng tác động của bản thân cái vợt => nhưng nếu như thế thì người đánh sẽ phải thay đổi nhiều lắm nhỉ??

=>nếu theo cái logic của em ở trên thì: khi cầm vợt cứng thì phần tay cần lỏng mềm hơn, miễn là "ra" được cái lực và tốc độ ở vợt, còn khi cầm vợt đàn hồi thì phần tay cần đàn hồi (hơi cứng) hơn để "điều" chuyển động của cái vợt nhiều hơn?????(và nếu mình chưa quen thì càng bị cái sự "đàn hồi" ấy nó dội lại, khuếch đại hoặc triệt tiêu không theo ý=>vào lưới ).

Em nghĩ thế có đúng ko hả các bác? cầm cốt đàn hồi thì những quả đỡ chặn em toàn vẫn phải có nhịp vào bóng 1 tí mới đỡ được (=>vất vả hơn xưa???), quả nào quên mà cứ đưa vợt theo phản xạ là y như hỏng. Hic! em cứ loay hoay mãi vẫn chưa quen phần này.
Mình không giúp được nhiều ở thắc mắc của bạn, chỉ xin chia sẻ một ý tương tự phần cuối của bạn.
Mình toàn chơi cốt gỗ và ALC, và có lần đã từng chơi thử Primoac một tuần. Mình thấy rằng khi kê chặn bằng Primoac thì do vợt cứng, chắc tay nên chỉ cần đoán hướng bóng, độ xoáy để chặn bóng với góc vợt phù hợp là được. Còn khi dùng cốt gỗ, ALC thì đúng là ngoài góc vợt còn phải gằn tay, đẩy tới một tý thì quả chặn mới chuẩn được, còn nếu không sẽ bị rúc lưới hoặc bung bóng.
 

mr_cool

Trung Sỹ
Mình không giúp được nhiều ở thắc mắc của bạn, chỉ xin chia sẻ một ý tương tự phần cuối của bạn.
Mình toàn chơi cốt gỗ và ALC, và có lần đã từng chơi thử Primoac một tuần. Mình thấy rằng khi kê chặn bằng Primoac thì do vợt cứng, chắc tay nên chỉ cần đoán hướng bóng, độ xoáy để chặn bóng với góc vợt phù hợp là được. Còn khi dùng cốt gỗ, ALC thì đúng là ngoài góc vợt còn phải gằn tay, đẩy tới một tý thì quả chặn mới chuẩn được, còn nếu không sẽ bị rúc lưới hoặc bung bóng.
Cám ơn bác @tiachop, cảm nhận của em đúng như bác nói. Quả đánh FH, BH có vẻ dễ đánh hơn, tự tin khi vào bóng chứ ko bị nhát tay như khi cầm cốt cứng (tuy rằng quả đánh của em khi cầm cốt mềm, đàn hồi có vẻ chậm hơn so với cốt cứng - bác có thấy thế ko?).
Còn quả đỡ (kê, chặn) em muốn hỏi thêm tí: cái việc cần phải có nhịp vào bóng khi đỡ, chặn có thể coi là "rắc rối" hơn của việc sử dụng cốt mềm đàn hồi nếu so với việc chỉ cần đặt vợt đúng hướng và chỉnh góc vợt khi cầm cốt cứng. Nhưng, xét tổng thể, nếu mình chỉ cần 1 kiểu, một nhịp vào bóng để "ứng xử" với hầu hết các đường bóng khác nhau, cho các kiểu đánh, đỡ thì có thể được coi là "nhất quán" hơn trong khi "ứng xử" so với việc phải dùng các phương thức khác nhau như khi "đánh" và "đỡ" khi cầm cốt cứng ko? bác nào có kinh nghiệm chia sẻ cho em tí với!
 
Last edited:

tiachop

Thượng Tá
Cám ơn bác @tiachop, cảm nhận của em đúng như bác nói. Quả đánh FH, BH có vẻ dễ đánh hơn, tự tin khi vào bóng chứ ko bị nhát tay như khi cầm cốt cứng (tuy rằng quả đánh của em khi cầm cốt mềm, đàn hồi có vẻ chậm hơn so với cốt cứng - bác có thấy thế ko?).
Còn quả đỡ (kê, chặn) em muốn hỏi thêm tí: cái việc cần phải có nhịp vào bóng khi đỡ, chặn có thể coi là "rắc rối" hơn của việc sử dụng cốt mềm đàn hồi nếu so với việc chỉ cần đặt vợt đúng hướng và chỉnh góc vợt khi cầm cốt cứng. Nhưng, xét tổng thể, nếu mình chỉ cần 1 kiểu, một nhịp vào bóng để "ứng xử" với hầu hết các đường bóng khác nhau, cho các kiểu đánh, đỡ thì có thể được coi là "nhất quán" hơn trong khi "ứng xử" so với việc phải dùng các phương thức khác nhau như khi "đánh" và "đỡ" khi cầm cốt cứng ko? bác nào có kinh nghiệm chia sẻ cho em tí với!
Hê hê, cái này thì em cũng chỉ chia sẻ thêm được phần đầu của bác, phần sau thì mời cao thủ khác.
Khi em chơi cốt gỗ thì cú BH của em khá tệ, kỹ thuật kém, cộng thêm do lực đánh của cốt gỗ yếu quá, nên em thường tăng lực quăng tay nhiều nên thành ra động tác giật backhand trật lất, bóng quả ra quả vào. Khi em chơi Primoac thì cốt này trợ lực tốt, nên em giật BH ngắn tay là đã đủ lực, nên động tác chuẩn xác hơn, giật bóng BH chuẩn hơn. Giờ kỹ thuật giật BH tương đối ổn, quay lại cốt gỗ em thấy tuy yếu lực hơn nhưng độ an toàn cao hơn, giật giao bóng tốt hơn, đánh nhiều kỹ thuật BH khác nhau như BH Flick, BH smash... tốt hơn.
Qua đây cũng thấy rằng cùng một loại cốt nhưng khi trình độ kỹ thuật khác nhau thì ta sẽ cảm nhận khác nhau.
 

HaQuocLinh

Thượng Tá
Mình không giúp được nhiều ở thắc mắc của bạn, chỉ xin chia sẻ một ý tương tự phần cuối của bạn.
Mình toàn chơi cốt gỗ và ALC, và có lần đã từng chơi thử Primoac một tuần. Mình thấy rằng khi kê chặn bằng Primoac thì do vợt cứng, chắc tay nên chỉ cần đoán hướng bóng, độ xoáy để chặn bóng với góc vợt phù hợp là được. Còn khi dùng cốt gỗ, ALC thì đúng là ngoài góc vợt còn phải gằn tay, đẩy tới một tý thì quả chặn mới chuẩn được, còn nếu không sẽ bị rúc lưới hoặc bung bóng.
Hiện tại mình đang chơi 2 cốt là Innerforce AL và KTS sieg 2 tốc độ. Mình cũng thấy như bạn đó là khi kê chặn bằng cái cốt có cacbon thì dễ vào hơn, còn cái cốt có AL cần phải gằn tay nếu không muốn bị bung. Một cảm nhận nữa là cái cốt AL đánh cự ly gần dễ hơn chắc lớp AL làm vợt giảm xốc và ổn định hơn. Cái cốt cacbon kia giật xa bàn dĩ nhiên mạnh hơn, tấn công trên bàn kém hơn nhưng đỡ giao bóng mình thấy lại ngon hơn cái AL. Nên cuối cùng mình làm 2 cái vợt cái AL để ôm bàn gắn gai dài OX bên BH gai công bên FH( và chủ yếu để cho vợ em chơi luôn, thi thoảng e mới lấy ra nghịch thôi). Còn cái KTS 2 tốc độ kia bên BH gắn gai dài lót dày 1.5mm, FH gắn mặt... Tàu dù nó có cacbon cứng nhưng có lẽ do lớp limba ngoài cùng nên nó cũng kiểm soát tốt- đảm bảo yếu tố có độ nhún để chơi mặt Tàu( mình thì k rõ nhiều nhưng cũng có thằng em chuyên BB nó bảo cốt mình tuy bên FH có cacbon cứng nhưng do cấu tạo riêng vẫn làm cho bên này gắn mặt Tàu cứng bám dính chơi vẫn hay nếu đã có kỹ thuật tốt thay vì gắn ten 64 như thông dụng).
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top