PhÇn b: Vît gai
Gai vốn xuất hiện trước mút thường - hiện được đại đa số sử dụng(dân bb trong Nam thường gọi là mút láng)- và được gọi là chống xoáy. Với công nghệ lúc đó, nó chỉ là 1 miếng gai với độ dài trung bình, ko ngắn, ko dài. Vì vậy, tính năng lúc đó nó chỉ đơn giản là giữ xoáy của đối phương lại và trả ra bóng ko xoáy. Rắc rối ở chỗ là công nghệ chế tạo ko dừng ở đó, nó phát triển về cả 2 hướng : ngắn hơn+cứng hơn và dài hơn, mềm hơn. Với dân bb quen với gai, họ thường phân ra làm 2 loại : loại ngắn, cứng gọi là gai tấn công, loại dài mềm gọi là phản xoáy, theo tính năng của chúng để dễ đối phó.
1. Gai ph¶n xo¸y (PX):
Có lẽ cũng cần nhắc sơ lược về quá trình phát triển của gai phản xoáy vì qua đó, chúng ta cũng sẽ có thêm kinh nghiệm để đấu với gai PX hiệu quả.
Theo tư liệu, phản xoáy chính thức xuất hiện từ năm 1972 và thành công nhất định do các vdv chưa biết về tính năng của nó nên hàng loạt các hảo thủ mút thường phải thúc thủ. Tuy nhiên, tính năng trả xoáy nhanh chóng bị phát hiện nên trường phái này xoay qua lợi dụng luật chưa quy định về màu sắc nên sử dụng hai mặt cùng màu (thường là màu đen) để khi thi đấu xoay mặt vợt liên tục đánh lừa đối phương. Trong tình hình đó, trường phái chính đạo chỉ còn cách phải phân biệt sự khác nhau bằng cách nghe tiếng của PX khi đánh bóng để phân biệt , nhưng cách này cũng ko được hoàn hảo lắm vì thần dân vương quốc PX hay.....giậm chân khi tiếp bóng, nhất là lúc giao bóng. Nhận ra điều này, ITTF liền ra luật cấm giậm chân khi giao bóng (luật này tồn tại 1 thời gian) nhưng cũng ko ngăn được trường phái này tung hoành vì.....giao bóng xong họ ....giậm liên tục khi cắt bóng cũng rất hiệu quả. Do nhận thấy chưa đủ liều, ITTF tiếp tục ra quy định 2 mặt vợt phải khác màu, tuy nhiên, các cây vợt PX vẫn ung dung sử dụng màu .....gần giống nhau, chẳng hạn màu đen và màu đỏ......thật sậm. Chuyện màu sắc này do vậy thường gây tranh cãi, khiếu kiện trong các giải đấu, nhất là khi một bên là PX, tuy nhiên, sau khi tranh cãi, họ vẫn bước ra sàn đấu và.....chiến thắng trước sự hậm hực của đối phương. Thậm chí trường phái PX lúc đó còn phát triển thêm về độ quái chiêu khi dự định tung ra chiến trường hàng loạt loại PX với tính năng đa dạng hơn như mật độ gai thưa hơn, có màng liên kết giữa các gai, v.v...
Nhận thấy kiểu chơi này có phần nào ko.....fairplay, người tập ít có thể thắng được người tập nhiều, ITTF liền ra tay lập lại trật tự bằng cách quy định hai mặt phải dùng 2 màu : đen và đỏ tươi, quy định số lượng gai tối thiểu trên 1 cm2, không được thi đấu bằng mặt gỗ (mặt gỗ có tính năng phản xoáy rõ rệt nhất) các loại mút muốn tham gia thi đấu phải được đăng ký (và được ITTF xác nhận bằng ký hiệu trên mặt mút mà ngày nay chúng ta thấy). Điều này có 2 hệ quả : một là các mặt vợt (kể cả PX lẫn mút thường) ko đủ tiêu chuẩn như quy định hoặc người sản xuất ko có điều kiện đăng ký với ITTF phải ngưng sản xuất (mút Minh Nghĩa của TPHCM là 1 ví dụ), hai là trước đây việc chế tạo mút cho đội tuyển QG được coi như bí mật nay ko còn là bí mật nữa (trước đó, thành viên đội tuyển QG TQ được trang bị mút riêng biệt, khi mút lão hóa phải nộp lại để nhận mới), dẫn đến các cuộc chơi trên tấm ván ép mang màu sắc.....lành mạnh hơn.
Nhưng bên cạnh những điều kỳ cục trên,tác dụng của phản xoáy khi thi đấu giải đồng đội là rất hiệu quả - ngay cả khi trường phái này chơi sòng phẳng - vì tính đa dạng của đội hình, người chuyên đôi công sẽ khó vượt qua PX vì phải giật bóng xoáy xuống liên tục (có tốc độ và điểm tiếp xúc khác với bóng xoáy lên), ngay cả người vừa đấu xong với PX cũng bị tác động ít nhiều đến phản xạ nên rất khó khăn khi đấu tiếp với mút thường. Vì vậy, trường phái này tiếp tục được nghiên cứu để phát triển về chiến thuật nhằm phục vụ cho việc tranh giành cúp đồng đội, dù ở giải đơn, hiếm khi người cầm vợt PX bước lên bục cao nhất.
Giới BBTG vẫn ko quên chiến thắng vẽ vang giúp đội TQ giành lại ngôi bá chủ làng BB năm 1995 với người hùng Đinh Tùng (Ding Song) - mệnh danh cây vợt phòng thủ hay nhất thế giới lúc bấy giờ. Dù lúc đó TQ đã có thế hệ Khổng Lệnh Huy, Lưu Quốc Lượng nhưng ở giải đồng đội, HLV TQ vẫn tung ra bộ ba đương thời là Mã văn Cách, Vương Thao (đều ko phải là đối thủ của Waldner, huyền thoại BBTG) và Đinh Tùng. Điều này có lẽ do truyền thống của đội tuyển TQ ưu tiên nhiệm vụ giải đồng đội cho các cây vợt có nhiều kinh nghiệm hơn. Thế trận rất rõ là Waldner thắng cả 2 trận nhưng cây vợt số 3 Thụy Điển thua cả Mã và Vương (vì đội TĐ đưa cây vợt số 2 là Persson đánh trận thứ 3 để đảm bảo thắng được 3 trận). Như vậy, trận quyết tử được nằm trong tay Đinh Tùng, và với mặt PX cùng cốt vợt 7 lớp đều nhau, Đinh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao khi đối đầu với Persson, một cây vợt chuyên....đôi công tốc độ cao.
Còn ở giải BBVN, người hâm mộ vẫn còn nhắc đến cây vợt Đinh Trọng Hùng, đội Đường Sắt VN với cây vợt PX một màu. Anh đã đi ko ngừng nghỉ đến tận trận chung kết giải cao nhất quốc gia sau khi tiễn hàng loạt danh thủ đương thời bằng lối chơi với....trẻ em. Các danh thủ đấu với anh dường như mới tập chơi khi giật, bạt ầm ầm rúc lưới và lên nóc nhà vì mặt vợt 1 màu. Thậm chí trong trận chung kết anh còn dẫn trước Tuấn Anh A 15-5 ở ván quyết định nhưng thua ngược. Dư âm của thành công này là phong trào PX phát triển mạnh mẽ tại VN. Tiếp theo là thành công của Tuấn Anh B, Cường (Công An ND), Nguyễn Minh Thơ.
Cho tới nay, trường phái PX đã tiến được thêm 1 bước ngoặc lớn khi các cây vợt PX bắt đầu chơi với cốt vợt mềm trái với với nguyên tắc cốt vợt cứng truyền thống và đã có thành công khi đại biểu của trường phái này - Joo Se Hyuk - lọt đến tận trận chung kết giải TG. Thành công này ko phải là may mắn đơn thuần mà rõ ràng có sự nghiên cứu mang tính đột phá để thực hiện ý tưởng kết hợp tấn công và phòng thủ dẫn đến việc thay đổi cốt, mút và phương thức đào tạo VDV đánh PX.
• Khi phát triển gai về hướng cho mềm hơn, thưa hơn về mật độ gai trên 1cm2, người ta phát hiện nó có đặc tính thú vị là khi tiếp xúc bóng xoáy, do rất yếu và mềm nên gai nó.....nhún theo chiều xoáy và trả lại cùng chiều xoáy đó. Thứ hai, cũng do mềm nên khi tiếp xúc bóng, nó sẽ hấp thu bớt lực của bóng, làm cho bóng nảy thấp hơn bình thường rất nhiều vì xoáy lớn hơn lực, điều này xảy ra tương tự mút chết (lão hóa) được phát triển thành phản xoáy trơn (láng). Hãy tưởng tượng khi chúng ta cắt bóng xoáy xuống (là xoáy xuống đối với đối phương), bóng chạm mặt vợt phản xoáy rồi trả lại cùng chiều xoáy đó về phía chúng ta, khi đó là xoáy lên. Nói cho dông dài, thực tế người gÆp phản xoáy chỉ nhớ là mình đánh xoáy lên sẽ bị trả lại xoáy xuống, và ngược lại, đánh xoáy xuống sẽ bị trả lại xoáy lên. Do đặc tính nêu trên, mặt phản xoáy có những ưu điểm và khuyết điểm sau:
* Ưu điểm :
- đánh bóng biến hóa xoáy (với người chỉ quen đấu với mút thường căn cứ động tác để phán đoán xoáy sẽ bị lừa) và độ nảy thay đổi do xoáy thay đổi khi chặn bóng trong bàn.
- hấp thu làm giảm lực tốt nên khả năng phòng thủ cao.
- đánh được bóng xoáy xuống trong bàn bất kể ngắn đến đâu. Bóng đánh sang đối phương có độ chụi bàn rất cao do xoáy lên lớn hơn lực.
- khi giao bóng, nếu mặt phản xoáy đánh lên sẽ tạo xoáy xuống, ngược lại, khi giao động tác xoáy xuống sẽ là xoáy lên do các gai nhún ngược chiều của tay.
- với bóng cắt xa bàn, trái sau sẽ xoáy xuống nhiều hơn trái trước do đối phương phải tăng xoáy khi giật.
* Nh*îc điểm:
- độ chuẩn xác kém vì gai quá yếu, nếu gặp lực mạnh (bạt)hoặc xoáy mạnh sẽ tự hư do gai bị bẻ quá giới hạn.
- đối phương quen với phản xoáy sẽ ép bên phản xoáy để tấn công vì quá biết xoáy gì khi trả lại.
- vì tính chất nhún theo chiều xoáy, gai sẽ rất kỵ bóng ko xoáy vì khi đó, gai sẽ nhún thẳng ra, ít có độ cầu vòng, bóng khó vô bàn hơn.
Khi phản xoáy mới xuất hiện, căn cứ vào tính chất của nó, các vdv thường áp dụng "cắt rồi đánh" luân phiên. Nghĩa là sau trái mình cắt xuống, do phản xoáy (PX) trả lại xoáy lên nên mình sẽ bạt nhẹ, rồi lại cắt vì PX trả xoáy xuống. Lối đánh này hiện chỉ áp dụng đối với người cầm phản xoáy trình độ thấp, chưa dùng PX tấn công được khi có bóng xoáy xuống. Tuy nhiên, áp dụng lối này đòi hỏi phải vững tâm lý và tự tin vì bóng giằng co nhiều, dễ bị "nhát tay".
Đối với các cây vợt PX ở trình độ cao - có thể chận bóng xoáy lên trong bàn được để buột đối phương phải cắt bóng rồi dùng PX đánh nhẹ ra 2 biên kết hợp dứt điểm bên phải - các vdv thế giới thường giật moi cao toàn bộ để gai khó chuẩn xác, dễ hư buột PX phải lui ra khỏi bàn để cắt khi bóng rơi xuống. Tuy nhiên, khi giật phải lưu ý giật dưới trái bóng thật sâu vì bóng nảy thấp và khựng lại. Cách nữa là khai thác sự mềm yếu của gai, dù đứng xa hay gần bàn, bạn tăng xoáy hoặc lực nhiều thì gai cũng tự hư. Nếu giật trái thứ 3 xung thì PX sẽ rất khó cắt, dù đã lui xa bàn.
Với các vdv có bộ có bộ chân di chuyển tốt thường kết hợp cả 2 cách đánh : dồn cho PX lui xa khỏi bàn bằng giật vòng, rồi cắt nhẹ ngắn cho PX chạy vào trả bóng xoáy lên (ko thể đánh PX trái được vì bóng đã rơi xuống thấp), sau đó mới giật dứt điểm.
Cần lưu ý 1 số điểm là phản xoáy càng độc thì càng kém độ chuẩn, ngược lại, các loại có độ phản xoáy kém hơn thì sử dụng được nhiều kỹ thuật hơn. đặc biệt là các loại bán phản xoáy như friendship563, gai thưa như PX nhưng cứng như gai tấn công nên cũng bạt mạnh và ôm bàn tấn công như gai tấn công. Miếng lót càng mỏng càng độc cho đến ko có lót. Mặt khác, khi đánh bóng PX ngoài việc xác định bóng dựa vào lý thuyết, cần phải nhớ đánh thấp hơn vì bóng nảy rất thấp, nếu quên điểm này thì cũng ko hiệu quả hoặc vẫn bị xoáy của PX dù biết chiều xoáy.
Ngoài ra, do bản chất cũng là gai nên PX cũng bị các khuyết điểm như gai tấn công như kỵ bóng giao chuội, thay đổi xoáy lớn (thình lình cắt xoáy xuống mạnh hoặc thật ít xoáy),
Chỉ là sơ lược để giải quyết tạm cho các bác đối phó kịp thời, thực ra, chiến thuật của PX ngày nay rất đa dạng do kết hợp mút và cốt dẫn đến lối chơi khác nhau. Nếu các bác nào có hứng thú thì lần sau, crazy sẽ mở rộng hơn về chiến thuật - kể cả gai đấu với gai, cách phân biệt PX, các trường phái gai PX hiện nay,.v.v...
2. Gai tÊn c«ng : Có tính năng tạo xoáy như mút thường vì gai rất cứng, nghĩa là cắt cũng khá nặng (xoáy xuống), tốc độ ra bóng nhanh vì phát lực trực tiếp từ gai, ko phải gián tiếp như mút thường (do qua 1 màng mỏng), do đó, động tác của người đánh gai cũng ngắn hơn.
* Ưu điểm :đôi công ôm bàn tốt hơn mút thường, bóng trả lại nhanh và chuội trên bàn do có xoáy khiến đối phương trở tay ko kịp hay rúc lưới do bóng chạm vào mép dưới của vợt. Do vậy, đối phương càng lúng túng có khuynh hướng đưa bóng cao hơn tạo điều kiện bạt bóng dứt điểm.Đặc biệt là gai bạt rất chuẩn những quả xoáy xuống theo nguyên tắc xoáy mạnh bạt mạnh, xoáy nhẹ bạt nhẹ.
* Khuyết điểm : rất ngại khi đối phương lùi ra đỡ bóng nhẹ lại hoặc giật vòng xoáy lên vì gai sẽ mất độ chuẩn xác, phát lực mạnh sẽ tự hỏng. Khi đối phương giao bóng chuội đỡ rất dễ bị rúc lưới do ko kịp thay đổi độ nghiêng mặt vợt. Khi đối phương cắt bóng biến hóa (cực nặng hoặc cực nhẹ) cũng dễ bạt hỏng.
* Chiến thuật đối phó : đừng đứng sát bàn khi bóng vô thế đôi công, khi bóng tới thì vợt phải để thấp hơn bình thường rồi mới đánh nhẹ lên không để cho gai nương lực được. Khi giật mạnh cũng giật dưới bóng sẽ chuẩn và mạnh hơn. Tận dụng quả giao bóng chuội dài để ăn điểm trực tiếp.
* Lưu ý :các bạn nên xem kỹ mặt gai trước khi đấu, nếu gai được xếp theo hình thoi đứng (như friendship 802 và các loại khác của TQ) thì điểm bóng rơi trên mặt bàn (khi đánh đôi công) sẽ gần lưới hơn rất nhiều so với loại kia và mút thường do độ xoáy lên lớn hơn. Nên nó cũng đánh đôi công ôm bàn tốt hơn so với loại kia và mút thường, ngược lại, bóng xoáy xuống thì khó bạt hơn.
• Vì đặc tính của 2 loại gai tấn công (hình thoi đứng và hình thoi nằm) khác nhau nên các loại gai ngang (hình thoi đứng) thường được dùng bên trái, gai xuôi (hình thoi nằm) thường được dùng bên thuận tay (forehand). Người sử dụng thuộc đẳng cấp thế giới gần đây là Johnny Huang (Canda) (ko biết mình nhớ tên có chính xác ko nữa, thông cảm nhé), Lưu Quốc Lượng và Trương Gia Lượng thập niên 80. Với Huang, 2 mặt gai khác nhau đã làm cho anh lọt vô top ten vì cú đẩy đôi công trái mạnh mẽ và cú giật xoáy xuống nhờ đặc tính từng loại và cốt vợt hợp lý (Sadius). Lưu và Trương tuy cùng cầm thìa nhưng Trương sử dụng gai ngang còn Lưu sử dụng gai xuôi. Đều là vô địch thế giới nhưng với 2 loại gai, họ đều là thuốc thử cho Waldner. Mọi người còn nhớ Waldner đã "làm nhục" Trương sau gần 1 thập niên bá chủ làng bb thế giới 2-0 trắng bằng lối chơi giật 2 càng tầm trung bình trong trận mở màn tranh chung kết đồng đội năm 1989. Đến nỗi trưởng đoàn bb TQ phải than : ít nhất là 6 năm nữa BBTQ mới có thể chiếm lại những gì đã đạt được.
Lời ta thán lại là lời tiên tri, năm 1995, lần đầu tiên Lưu xuất hiện đã khiến Waldner phải gác vợt rồi liên tục là khắc tinh của cây vợt số 1 thế giới người Thụy Điển này, mãi cho đến năm 2003 (?) Walner mới thắng lại được 1 trận may mắn khi bị Lưu dẫn trước 20-18 ván thứ 3 cũng trong trận đồng đội thế giới mà tôi đã xem trực tiếp. Trận thắng hú hồn này mới khiến Waldner ghi được vào thành tích thi đấu của mình là ĐÃ TỪNG THẮNG TẤT CẢ CÁC DANH THỦ. Như vậy mới thấy gai lợi hại và đã ghi dấu ấn của mình với bb thế giới như thế nào.
Hiện nay, có 1 danh thủ tên He Zhi Wen,người TQ thi đấu cho T©y Ban Nha đã 47 tuổi, cầm thìa gai và đã hạ Schlager và các danh thủ khác cho thấy gai không như mọi người nghĩ là đã hết thời, cũng cần phải kể thêm Vương Thao, Đặng Á Bình, v.v....
Lối chơi gai khiến người ta khó chịu nhất là ko...chịu cắt, bóng giao qua là vẫy gai buộc đối phương phải vô thế đôi công rồi chiến thắng bằng bạt dứt điểm. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất đối với gai là chọn cốt vợt, vì gai cần cốt vợt thật cứng nhưng mút thường lại cần cốt mềm để giật. Xin đưa ra 1 vài loại cho người cầm gai : Stiga Clipper, Butterfly power 9, v.v..., nói chung là cứng vừa phải và là các lớp đều nhau.
• Nói thêm về gai tÊn c«ng
Từ những đặc điểm cơ bản về 2 loại gai như crazy đã nêu cộng với sự khó khăn khi chọn cốt vợt cho phù hợp của gai, sẽ đặt cho các bác bài toán ko dễ giải khi đối phó, nhưng khó đến đâu cũng có bài giải.
Trước khi đấu, các b¹n phải mượn vợt họ để xem sự kết hợp giữa cốt và mút có hợp lý ko? Như đã nêu, gai cần cốt vợt thật cứng đễ đạt độ chuẩn khác với mút thường cần mềm để có độ bám cho cú giật. Do vậy, với người đánh 1 bên mút phải (mút thường)và gai trái phải chọn vợt có độ cứng vừa phải nhưng dứt khoát ko được mềm, cứng quá thì lại dở bên phải. Cơ bản là họ phải chọn loại cốt có các lớp đều nhau như Stiga Clipper, Dina power hoặc đa số các loại vợt TQ, nếu ko, thi phải là các loại có lớp giữa dày nhưng thuộc nhóm cứng của Butterfly như Sadius, Primo cacbon, Schlager cacbon, Gergely, chậm nhất là Mazunov Off+, tuy nhiên, loại nhóm cứng này thì lại yếu bên phải (lý do sẽ trình bày sau).
Sau khi xem vợt, nếu thấy họ sử dụng cốt vợt mềm thì cứ nhằm bên gai mà đánh, vì đó là chổ yếu, gai sẽ ko chuẩn và có cảm giác bị lún.
Nếu họ sử dụng cốt vợt cứng rồi thì tùy loại gai mà đánh. Cụ thể :
1.Gai ngang (802, 799,..v.v...): do phải đứng gần bàn nên phải đưa bóng ra xa buộc họ phải di chuyển, cụ thể là đưa thẳng qua phải cho họ đánh trước, sau đó đưa lại qua trái khi họ đã ra xa rồi và......đứng nhìn. Quả trái tay xa bàn của gai ngang chỉ làm giật mình....khán giả, hoặc thật..... cao như chuyền 2 của bóng chuyền vậy. Nếu vô thế đôi công thì lui ra 1 chút (đã trình bày ở phần trên rồi), giật nhẹ vòng lên cao, chú ý phải giật dưới bóng 1 chút vì bóng của gai ko nảy cao, khi nào chán rồi thì....giật qua phải dứt điểm, nhớ phải di chuyển sát bóng hơn vì bóng của gai hơi khựng lại.
2. Gai xuôi (Resilon, các loại của stiga, .v..v....) cho phép người cầm gai lui ra bàn 1 chút, nhưng bóng ra gần giống mút thường nên cũng dễ chịu hơn tuy có nhanh hơn.Yếu điểm của nó là ko chịu được bóng có lực mạnh như loại ngang và cắt cũng ít nặng hơn. Với loại này, chúng ta có thể ôm bàn đánh đôi công được và mạnh dạn bạt hoặc giật dứt điểm qua mặt gai.
Như vậy, với người cầm gai thì buộc phải có cú né người giật demi hoặc bạt bên phải dứt điểm điển hình như Vương Thao (giật) hoặc Đặng Á Bình (bạt). Nghĩa là phải đánh được bóng vừa chạm bàn. Mà loại này thì làng bãng bµn ViÖt Nam vẫn chưa có hoặc có cũng.....như không, các b¹n cứ yên tâm nhé.
Chuyªn s©u vÒ gai tÊn c«ng
1: Bản chất và hệ quả cơ bản
Việc xem xét về bản chất của gai (tấn công) nên là vấn đề đầu tiên của người chơi BB trước khi quyết định việc thay đổi từ mút thường sang gai, vì nó cung cấp những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến gai và sự khác biệt với mút thường. Tuy rằng hầu hết người quyết định chuyển sang chơi gai bắt nguồn từ lý do dễ đỡ bóng xoáy, lý do chiếm số còn lại là do khó giật trái hiệu quả từ mút thường..
Về bản chất, mút gai là mặt trên của mút thường lật lại, nhưng nói chính xác hơn là ngược lại, vì mút gai là có trước, sau đó mới được lật lại để thành mút thường hiện nay. Chuyện lật qua lại là một cuộc cách mạng trong BB cho dân mút thường khiến mút gai trở thành thiểu số, nhưng mặt thuận lợi cho người chơi gai cũng chính ở điểm này khi ngày càng có nhiều tay vợt mút thường kỵ gai do ít được cọ xát. Ngoại trừ ở đẳng cấp quốc tế do các đội tuyển mạnh luôn có các VDV chơi gai làm quân xanh và kiến thức về gai kèm theo, các VDV khác thường gặp vất vả khi đụng gai, ngay cả trong trường hợp thường tập chung với người chơi gai vì nếu sửa phản xạ để đối phó với gai sẽ ảnh hưởng đến phản xạ đối phó với mút thường. Vì vậy, trong các khu vực như Tỉnh Thành, nhiều cây vợt chơi gai vẫn dễ dàng “làm mưa làm gió” mà không ngại bị “quen” bóng. Ngoài ra, việc xem xét bản chất gai cũng giúp cho người chơi trong tập luyện, định hướng chiến thuật khi thi đấu nhằm đạt tối đa ưu thế của mặt gai.
Do các gai ngửa lên và tiếp xúc trực tiếp với bóng, nên lực mà bóng nhận được là trực tiếp, thì với mút thường là gián tiếp (do phải nhận lực của gai qua một màng mỏng). Hệ quả của việc nhận lực trực tiếp và gián tiếp này là: động lực bóng của gai sẽ mạnh hơn, do đó bóng sẽ nhanh hơn. Tuy vậy, khi thi đấu với gai, người chơi thường có cảm giác bóng gai “nhẹ” hơn là do tiếng phát ra của gai khi tiếp xúc bóng không lớn như mút thường, lý do mút thường có tiếng lớn hơn là âm thanh phát ra từ lớp không khí dưới màng mỏng (có tác dụng như một mặt trống).
Cơ chế tiếp xúc bóng của 2 loại cũng khác nhau, trong khi với mút thường là bóng lăn, thì với mút gai, bóng sẽ được giữ lại ở một số gai, các gai khi đó sẽ bị nén lại và hơi nghiêng theo chiều xoáy của bóng, sau đó sẽ đàn hồi ra với toàn bộ lực, dẫn đến tình trạng tốc độ bóng trả ra rất mạnh và nhanh nếu so với cùng động tác của mút thường. Cơ chế này đưa ra nhiều vấn đề cho người chơi gai khi phải lựa chọn:
Thứ nhất, theo nguyên tắc dễ người dễ ta, bóng của người chơi gai có tốc độ cao hơn mút thường thì bóng của đối phương trả lại cũng cao theo, người chơi gai do đó phải có phản xạ nhanh hơn người chơi mút thường để duy trì ưu thế tốc độ của mình. Điều này còn giải thích lý do các cây vợt chơi gai hiện nay thường có thể hình thấp, vì họ sẽ có cánh tay đòn ngắn hơn người cao, dễ xoay sở hơn khi chơi ôm bàn (closed table).
Thứ hai, do tính năng “giữ” lại xoáy của bóng và lại bật ra theo chiều vợt của người cầm vợt gai, việc khống chế xoáy thực sự dễ dàng hơn mút thường nên mút gai còn được gọi là chống xoáy. Nhưng với cơ chế này, bóng phát ra sẽ có độ xoáy thấp, bên cạnh mặt thuận lợi là động tác đánh gai rất gọn, ngắn, hơn mút thường vì mút thường đòi hỏi bóng phải lăn trên màng mỏng mới tạo được xoáy và lực.
Từ bản chất mút gai nêu trên, người chơi có thể quyết định chọn mặt gai hay không, bên cạnh lý do đơn giản là khống chế xoáy. Bên cạnh đó, kiến thức này cũng giúp người chơi định hướng được việc tập luyện với động tác tay ngắn khi chận đẩy, bạt. Riêng việc giật bóng bằng mặt gai sẽ được phân tích sâu hơn khi xem xét sự khác nhau giữa hai loại gai ngang và xuôi ở các phần sau.
2. Hai loại gai và chiến thuật thi đấu liên quan.
Về bản chất chung, gai (tấn công) chỉ “giữ” bóng khi tiếp xúc và đàn hồi trở ra chứ không lăn và tạo xoáy như mút thường. Đặc điểm này làm cho mút gai khó chơi được ở cự ly xa vì thiếu độ bám để tạo xoáy lên – yếu tố cần thiết nhất để bóng đi cắm vào bàn từ xa, nhưng ngược lại, lại là yếu tố giúp cho gai trở thành nhà vô địch đối với bóng trong bàn, đặc biệt là ưu thế rõ rệt đối với bóng xoáy xuống. Trong khi mút thường cần động tác dài và phức tạp hơn để thỏa mãn yếu tố kỹ thuật của vùng lăn bóng khi thực hiện xử lý bóng với khoảng không gian hẹp (bóng trong bàn), thì chỉ với một cú lắc hoặc xoay cổ tay, các loại gai lại dễ dàng thay đổi hướng đánh của bóng và buộc đối phương phải lâm vào thế đôi công ôm bàn (hoặc bị đẩy ra khỏi bàn một cách bị động), vốn là chiến thuật sở trường chủ yếu của gai. Vì vậy, không có gì lạ khi người chơi gai lâu ngày sẽ có được kỹ thuật cổ tay lắc léo trong bàn cực kỳ hiệu quả dù lực đánh có bị hạn chế vì không tạo đủ độ xoáy (lên) cần thiết để có thể phát lực tối đa. Yếu tố giữ bóng tạo ưu thế nêu trên là yếu tố chung của mọi loại gai, tuy nhiên chiến lược thi đấu của các loại gai lại rất đa dạng do ảnh hưởng trực tiếp của cấu tạo gai. Do đó, nghiên cứu về tính năng của mỗi loại cũng giúp người chơi định hình được chiến lược, bài tập tương ứng và cả thời gian, tiền bạc để chơi “thử nghiệm”.
Hiện nay trên thị trường mua bán, có rất nhiều loại mút gai với chất liệu, cấu tạo đa dạng và phong phú đến nổi làm “nhức đầu” người chơi, bởi lẽ đương nhiên là người đi mua cần mua loại mút phù hợp với ý thích và thể hình của mình, vì không phải ai cũng có điều kiện về tài chính hoặc ý thích “đánh cho biết”. Bên cạnh đó còn là nỗi băn khoăn về tính năng của loại mút vừa mua rằng mình đã thực sự hiểu hết và áp dụng kỹ thuật tương ứng với nó có đúng hay không. Việc xem xét bản chất từng loại gai trên phải bắt đầu từ vị trí hình học của mút, vì thực tế, chỉ có hai loại gai cơ bản làm nên sự khác biệt giữa chúng: gai ngang và gai xuôi. Các loại lót đa dạng cũng chỉ làm nên sự khác biệt giữa mỗi loại (giảm hay tăng tính năng cơ bản), chứ không làm thay đổi bản chất của hai loại này.
Tên gọi gai ngang và xuôi là do tác giả tự đặt ra từ lâu vì chưa có cách gọi thống nhất, hiện nay có người phân biệt chúng bằng tên gọi gai dọc và gai ngang. Sự thay đổi này, dĩ nhiên, không làm thay đổi bản chất của hai loại gai cơ bản này, nhưng cũng cần biết trong trường hợp trao đổi kỹ thuật hoặc cách gọi của người mua bán.
Ngắn gọn nhất, khi để vợt đứng với phần cán ở dưới, gai xuôi sẽ là một hình thoi nằm - theo vị trí của các gai, gai ngang là hình thoi đứng. Chính sự thay đổi vị trí hình học này làm thay đổi độ “cứng” chung của mặt gai, làm cho gai xuôi có tính chất xoáy như các loại mút thông thường, còn gai ngang lại có tính năng như loại mút phản xoáy nhẹ. Do vậy, chiến lược và chiến thuật của hai loại này cũng khác nhau hoàn toàn từ kỹ thuật, tốc độ đến cự ly đối với bàn.
Với gai xuôi, tác động về xoáy giống như của mút thường do “cứng” hơn nên có thể bật trả ngược xoáy lên, tương đương với trường hợp của mút thường đối với xoáy lên, dù mức độ tạo xoáy của gai là có kém hơn mút thường. Do dễ dàng tạo được xoáy lên hơn gai ngang, gai xuôi cho phép người chơi tận dụng được tốc độ của lực trực tiếp để chơi bóng tốc độ, và có thể xử lý được bóng ở đỉnh cao nhất và hơi rơi xuống, do đó, có thể chơi ở cự ly trung bình hơn gai ngang, vốn chỉ xử lý được ở giai đoạn bóng đang lên mà thôi. Đặc biệt, cũng do tính năng dễ tạo được xoáy lên, gai xuôi dễ dàng dứt điểm khi giải quyết bóng không lực của đối phương, điều mà gai ngang khó xử lý hơn và phải chơi ôm bàn để tận dụng được động lực của bóng vừa nhận được sau khi chạm mặt bàn. Về kỹ thuật động tác, tính năng này còn cho phép gai xuôi thực hiện được động tác mà nhiều người còn tranh cãi, đó là giật, vì thật ra, động tác này vừa mang màu sắc của giật vừa mang màu sắc của đẩy là do đánh theo tính năng tạo xoáy lên của gai. Ngoài ra, gai xuôi còn tận dụng được tính “cứng” hơn của mình để thực hiện dễ dàng cú giật bóng xoáy xuống của đối phương, và đây cũng là sự khác biệt cơ bản giữa hai loại gai này.
Với gai ngang, tuy có những bất lợi hơn do tính “mềm” hơn của mình nhưng trên thực tế, lại hiệu quả về thành tích hơn gai xuôi do tính năng mang hơi hướng mút phản xoáy. Đối với người kỵ gai, việc đối phó với gai xuôi xem ra dễ dàng hơn vì gần giống với mút thường, và thật sự không xử lý được bóng “chuồi chuội” của gai ngang khi hai bên vào thế đôi công. Do đó, gai ngang cũng được coi là nhà vô địch của thế đôi công ôm bàn, khi đối phương phải liên tục nâng bóng lên để chịu cú bạt sau đó, nếu không muốn chận đẩy vào lưới với động tác thông thường. Với bóng không lực vốn rất khó chịu với mình, người chơi gai ngang có thể hạn chế tối đa bất lợi này bằng chiến thuật có lợi: né người để giật bóng không lực. Điều này làm các trận đấu của gai ngang với mút thường ở đẳng cấp quốc tế là cực kỳ phức tạp và lý thú khi hai bên liên tục phải thay đổi chiến thuật để hạn chế (và khai thác) yếu điểm này của gai ngang. Về kỹ thuật động tác, do tính năng ít tạo được xoáy lên, cú bạt bóng xoáy xuống của gai ngang phải tuân theo nguyên tắc lợi dụng độ xoáy xuống của đối phương để tạo độ cắm của bóng khi bạt. Cụ thể là với bóng xoáy xuống càng nhiều, lực bạt càng tăng lên và ngược lại. Và cũng do tính năng khó chịu nhưng khó dứt điểm của mình, người chơi gai ngang cần có FH tốt và thường xuyên né người để tấn công. Điều này càng làm tăng thêm độ “khó chịu” của đối phương khi phải đối phó với 2 mặt trái phải mà tính năng trái ngược nhau.
Phân tích trên cũng nhằm giúp người chơi mút gai hiểu rõ hơn ưu và lợi thế của mình và từ đó xác định lối chơi cùng cách tập luyện tương ứng. Riêng với các động tác cụ thể của người chơi mút gai, tác giả xin phép không đề cập trong khuôn khổ bài viết này, bởi lẽ, để thực hiện thành công kỹ thuật đánh bóng, người chơi BB nói chung phải cần đến lý thuyết về độ nảy của bóng, từ đó mới áp dụng được thành công động tác tay, cho dù là mặt gai có được thuận lợi khi không phải lệ thuộc vào nguyên tắc lăn bóng của mút thường.
3. Cốt, mút và lớp lót của gai
Nếu xét về kỹ chiến thuật, người chơi gai dễ dàng đạt hiệu quả cao trong cả tập luyện và thi đấu nhờ vào đặc tính của gai thì ngược lại, trong việc lựa chọn loại cốt, mút hai bên lại là một bài toán khó giải quyết. Vì không giống như hai trường phái mút thường mà hiện nay là sự phân biệt rõ rệt giữa tension và mút Tàu, trường phái vợt gai lại vô cùng đa dạng vì các loại gai phong phú và sự tính toán của từng người chơi để phù hợp với lối đánh của mình. Do vậy, việc lựa chọn mặt gai, cốt vợt và mút bên FH gần như chiếm hơn phân nửa tỷ lệ thành công của người chọn lối chơi này.
Như đã nêu trong nguyên tắc phối hợp cốt và mút: cốt cứng mút mềm và ngược lại, cùng với cách định nghĩa về mềm, cứng của cốt, mút, thì có thể xác định gai thuộc loại mềm do có độ lún khi tiếp xúc bóng. Còn trong nhóm gai gồm hai loại cơ bản là gai xuôi và gai ngang, gai xuôi sẽ cứng hơn gai ngang, nếu chúng sử dụng loại lót như nhau. Như vậy, độ cứng mềm của gai lại càng phức tạp hơn khi sử dụng lót tension, sẽ làm độ “cứng” của gai giảm đi đáng kể. Do vậy, các loại gai xuôi mới có trường hợp sử dụng loại lót tension, còn gai ngang thì chưa thấy đi kèm loại lót này, có lẽ cũng do tính chất của gai ngang là “bán phản xoáy”, do đó, tính chất của lót tension khi đi kèm với gai ngang sẽ rất khó sử dụng vì sẽ làm tăng thêm lực khi gai ngang tạo bóng xoáy xuống, bóng có khuynh hướng khó vô bàn hơn. Chúng ta hãy đi sâu lần lượt từng vấn đề để có thể nắm rõ từng đặc tính của mỗi loại nhằm lựa chọn loại cốt, mút phù hợp trong điều kiện thị trường hiện nay với đa dạng mẫu mã.
Trong từng nhóm gai thì loại nào có chân gai to hơn, ngắn hơn và mật độ gai dày hơn là cứng hơn. Tuy Liên Đoàn BBTG có ban hành quy định về tỷ lệ của đường kính và chiều dài thân gai cùng mật độ gai trên 1 cm vuông, nhưng người chơi cũng vẫn dễ dàng lựa chọn các loại mút phù hợp quy định trên đều có ký hiệu của ITTF trên bề mặt gai. (Điều cần nói thêm là loại gai phản xoáy do Minh Nghĩa sản xuất trước đây có cấu trúc hình học là vuông thì không hợp lệ do không đủ số lượng gai trên 1 cm vuông - ngoài việc chưa đăng ký với ITTF - do vậy, tính phản xoáy của mút MN hiện nay là cao nhất, nhưng sẽ không được chấp nhận cho thi đấu). Nắm được đặc tính cứng mềm qua cách nhìn chân gai và mật độ này, người mua sẽ dễ dàng chọn cho mình loại mút gai theo yêu cầu cứng hơn hay mềm hơn khi so sánh loại mút mới với mút mình đang sử dụng. Và cũng bằng cách so sánh này, người chơi vợt gai sẽ dễ dàng biết được loại cốt phù hợp với loại mút mới mà không làm ảnh hưởng đến tính năng của gai.
Dễ dàng nhận thấy rằng loại gai sử dụng càng mềm thì cần cốt vợt càng cứng, nghĩa là nhóm gai ngang sẽ phải sử dụng nhóm vợt cứng nhất, còn các loại gai xuôi có đường kính chân gai to có thể sử dụng cốt đàn hồi tương đối ít nhưng tốc độ cũng không cao (như trường hợp của Lưu Quốc Lượng, sử dụng cốt Stiga Cliper với loại gai chân hình thang lớn, có tính năng tương đương với mút láng thường). Nhưng trên thực tế, việc kết hợp với loại mút bên FH mới là điều khó giải quyết nhất, đòi hỏi người chơi ngoài việc nắm rõ đặc tính của gai, còn phải nắm rõ khuynh hướng, sở thích của mình trong lối chơi. Nếu như người chơi có khuynh hướng dùng mặt gai nhiều hơn khi thi đấu (thường gặp nhất ở người chơi gai ngang để sử dụng tính “độc” của loại gai này), việc chọn loại gai phải là ưu tiên theo thứ tự lựa chọn, tiếp theo sẽ là chọn cốt vợt phù hợp với loại gai đó, sau cùng sẽ tìm mút FH có thể “hòa nhập” tốt nhất với cốt ấy. Còn trong trường hợp người chơi sử dụng FH là chủ lực, thứ tự trên có thể là ngược lại. Do đó, việc hình thành combo vợt của người chơi vợt gai là khá phức tạp lẫn …lý thú, và dường như ai cũng cần một thời gian để tìm tòi, thử nghiệm trước khi chọn được cho mình cây vợt gai ưng ý. Nhưng nếu có kiến thức trước, hẳn nhiên công sức và tiền bạc bỏ ra sẽ ngắn hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, độ dày của miếng lót gai cũng là điều cần quan tâm vì nó phát huy được tính chất của gai khi sử dụng. Về nguyên tắc chung, loại gai càng “mềm” về hướng phản xoáy thì càng cần lót mỏng hơn, việc giải thích sẽ dài dòng nên xin phép không phân tích sâu hơn (hình như việc này là của …. các huấn luyện viên). Mức chuẩn thường thấy là loại cứng nhất của gai xuôi là lót thường 2,2mm và giảm dần với loại gai “mềm” hơn. Nghĩa là đối với một loại gai như nhau, lót càng mỏng sẽ càng “độc” và càng khó điều khiển hơn, nhưng dày hơn mức cần thiết sẽ làm mất tác dụng của gai và cũng khó điều khiển.
Phần cuối của combo vợt gai lại là phần đáng quan tâm nhất vì đề cập đến mút FH cho loại cốt cứng. Ở trình độ tương đối khá, việc giành ưu thế trong bóng đôi công của gai lại không dễ dứt điểm bằng mặt gai. Do đó, người chơi vợt gai bao giờ cũng cần mút bên FH thật hiệu quả theo lối đánh của mình nhằm biến ưu thế thành điểm thắng cụ thể. Sai lầm thường thấy ở người chơi mặt gai là khi thấy đối phương lúng túng với bóng của mặt gai thì dùng cổ tay “bắn” mạnh hơn, kết quả là tự làm hư bóng, tình huống này cũng được các cao thủ trị gai áp dụng bằng cách cứ “chịu” bóng nhè nhẹ qua mặt gai để dụ cho đối phương bắn gai. Chiến thuật hiệu quả cho người đánh gai trong trường hợp này là né người dứt điểm bằng FH với mút thường. Mặt khác, do gai không thể lui xa bàn như mút thường nên rất cần những quả giật demi FH gần bàn khi đối phương đổi hướng tấn công.
Do vậy, trong khi mặt gai rất đơn điệu với từng tính năng của mỗi loại, thì người chơi vợt gai phải cần mặt mút FH thật biến hóa, tương phản với mặt gai, để làm đối phương không trở tay kịp khi thay đổi hai bên tấn công. Loại mút có thể đáp ứng được yêu cầu đa dạng đó là loại mút thường, hay còn gọi là trung tính (vì đứng giữa mút Tàu và tension). Vì là trung tính, loại này có thể chơi rất biến hóa, vừa có thể tăng xoáy vừa có thể tăng lực được, tùy theo động tác (dĩ nhiên là mức độ sẽ không bằng hai loại kia). Thực tế cho thấy các VDV sử dụng gai thường sử dụng loại mút thường bên phải để nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng này. Với các loại thông dụng trên thị trường VN hiện nay, dòng mút Sriver là được ưa chuộng nhất với 3 loại: D13-L, EL, và FX, ngoài ra còn các loại của hãng khác mà người chơi cần phân biệt với tension hay dòng tacky, việc lựa chọn giữa chúng là nhằm phù hợp với cốt đã chọn trước cùng với mặt gai – theo nguyên tắc chung cốt càng cứng mút càng mềm.
Tóm lại, việc nghiên cứu (và cả thử nghiệm) nhằm chọn cho mình một combo tốt nhất là tùy thuộc ở mỗi người tùy thuộc vào lối chơi, đẳng cấp khác nhau. Cho nên, các tay vợt gai thường không sử dụng combo nhất định và giống nhau cũng là bình thường, và điều này càng gây thêm khó khăn cho toàn bộ đối phương thuộc trường phái mút thường, bất kể là tension hay mút Tàu.
* Tôi có hỏi 1 huấn luyện viên Hàn Quốc về gai công thì ông ta trả lời là:
1. Đã đánh gai công thì nhất định phải có cú chặn đẩy giỏi.
2. Khi chặn đẩy thì phải ôm bàn và dứt khoát.
3. Dù là đánh gai công nhưng bạn cũng phải tập cắt bóng xa bàn nhất là bên trái bởi vì lỡ bị đối phương đẩy ra xa bàn thì gai chỉ còn cách cắt bóng phòng thủ. Gai không thể giật đôi công bằng mút thường ở vị trí xa bàn vì độ xoáy lên của mút thường mạnh hơn nhiều.
4. Nếu đánh gai công B/H và mút thường bên F/H thì nên tập chuyển mặt vợt lúc gò bóng và ngay cả lúc chận bóng để tạo yếu tố bất ngờ.