Bình luận về những trận đấu kinh điển !

backhand-ghost

Đại Tá
THAY ĐỔI ĐỂ HOÀN THIỆN.

Năm 2003, thời điểm Wang Hao chính thức ghi tên mình vào nhóm các VĐV hàng đầu TG, bóng bàn TQ tuy đã ở trên đỉnh thế giới nhưng đã bắt đầu vật vã trong việc lựa chọn hướng đi mới, sự đấu tranh của sự cách tân và nhóm bảo thủ. Họ tự hào về những lối chơi khác biệt so với phần còn lại, chủ trương thắng bằng những kỹ thuật đặc dị, khai thác và phát triển những lối chơi mang tính chất triệt tiêu lối chơi của đối phương. Bốn chữ nổi tiếng của Cai Zhenhua, HLV trưởng đội nam CNT "nhanh, chuẩn, hiểm, biến" đã thành kim chỉ nam cho BB TQ. Tiêu biểu cho lối tu duy này là Liu guoliang (vợt dọc cổ điển với mặt gai lùn), Deng yaping (vợt ngang với trái gai 563)... Ngất ngây trong men chiến thắng, người TQ chẳng buồn để ý đến điều gì khác đang xảy ra bên ngoài, họ đang ngạo nghễ trên đỉnh cao và mặc kệ người châu Âu loay hoay với việc phát triển lối chơi tấn công 2 càng gần, xa bàn có phần "ngây thơ". Và rồi giải VĐTG năm 2003 đã thay đổi tất cả.
Vần nhớ năm 2003, bản thân người viết đang ở TQ và được chứng kiến nỗi buồn thất bại của người TQ lớn đến nhường nào. Trận CK đơn nam giải VĐTG không có ai mang quốc tịch Trung Quốc. Có cảm giác thất bại tại Paris khiến Cai Zhenhua lúc đó như có thể chết ngay được.
Căng tin của ngôi trường ĐH nơi người viết đang theo học câm lặng, não nề khi Kong Linghui, một "da man guan" gác vợt trước Schlager tại trận BK.
May mắn là người TQ vẫn còn Cai Zhenhua, người đã tạo ra Liu Guoliang, Kong Linghui... Và Cai đã kêu gọi, yêu cầu BB TQ thay đổi toàn diện, và thực sự nền bóng bàn lớn nhất TG này đã chuyển mình, thay đổi.

Khi đang ở trên đỉnh thế giới, liệu ta có lý do gì phải thay đổi? Đơn giản vì trong câu chuyện độc thoại, ta biết được rằng phải vượt qua chính mình, để gần hơn nữa với sự hoàn hảo, thay đổi để hoàn thiện.

Trên thực tế, gần cuối năm 2004 người viết mới nhìn thấy thực sự có nhiều những thay đổi rõ ràng, những chuyển động âm thầm nhưng tích tụ động năng cực lớn của BB TQ, họ thay đổi tư duy của cả một thế hệ VĐV kế cận, thế hệ tương lai.
Những cháu nhỏ năng khiếu chơi vợt dọc một gai lùn 802 hoặc vợt ngang hai mặt 802 hình như đã không còn nữa. (Không biết lúc này Xu Xin, Xu Xin gốc là người ở đây, có còn tập luyện ở đây hay không, cu cậu lúc này cũng 12, 13t rồi. Nếu còn ở lại thì chắc hay được ăn kem, thịt nướng của mình. ^_^ người viết hay nịnh đám trẻ con ở trung tâm đào tạo VĐV năng khiếu bằng cách sau h tập đưa cả lũ xuông căng tin đập phá, vậy nên lúc tập cho mình chúng nó hăng lắm, đặc biệt là mấy cô cậu bé mặt gài dài phòng thủ xa bàn). Trong TT đào tạo của Từ Châu, gần như chỉ còn mỗi đội gai dài phòng thủ ở lại, còn lại tất cả chỉ đánh 02 mút, giật hai càng, tích cực đánh xa bàn, cự ly đánh bóng bắt đầu xa bàn hơn, phạm vi trải rộng. Có một kỹ thuật rất đặc biệt, đấm trái với bóng xoáy xuống, đã bị khai tử (mặc dù kỹ thuật này mới được thử phát triển).
Kỹ thuật thay đổi, dẫn tới chiến thuật thay đổi, tư duy chơi bóng thay đổi. Các cháu nhỏ thực sự khiến tôi ngưỡng mộ về tinh thần và tác phong trong tập luyện. Lối chơi mới bắt buộc các cháu phải tập thể lực nhiều hơn gấp bội, thay vì như trước đây cần di chuyển nhanh, linh hoạt trong phạm vi cận bàn thì bây h trong phạm vi ngắn có thể ít di chuyển hơn do việc phải tập tấn công 2 bên nhưng trong phạm vi trung bình và xa bàn thì footwork hoàn toàn khác. Nhìn lũ nhỏ từ 5, 6t cho tới 10 - 12t tập thể lực mà chết khiếp. Rồi lúc tập với bóng mới thấy kinh hoàng, tấn công 3 điểm liên tục với 1 rổ bóng to, chắc cũng đến hơn 100 quả dường như là quá sức với ngay cả với một thanh niên 22t như mình, vậy mà cô bé 8t nuốt cả rổ ngon ơ.
Ở thời kỳ này, khái niệm "qian san ban" (first three shots) vẫn chưa được hoàn thiện tới mức khủng khiếp như bây giờ nhưng cũng đã khác xưa rất nhiều, đặc biệt ở kỹ thuật đỡ giao bóng. Liang Weifeng (HLV trưởng đội năng khiếu của Từ Châu) có mối quan hệ ngoài bóng bàn khá thân thiết với người viết và BhG vẫn nhớ như in cảnh tượng mà mỗi khi Liang lấy thước kẻ ra để phạt đánh vào tay học sinh mỗi khi có đứa nào chểnh mảng (nhiều lúc có cả phụ huynh vẫn đang đứng bên ngoài xem con luyện tập) và bắt các cô bé, cậu bé mới chỉ 5-11t như hét lên: "không có quả đánh nào có thể thắng ngay được và không có quả bóng nào là không thể cứu được".
Giai đoạn này, Wang Hao gần như là thần tượng của mọi đứa trẻ không phải vì thành tích mà chỉ bởi vẻ đẹp trong lối chơi, sự toàn diện trong kỹ thuật và đặc biệt Wang Hao là biểu tương cho sự đột phá của BB TQ. Trên các tạp chí TT, trên các chương trình TV, thuật ngữ "zhi ban heng da" (nôm na là vợt dọc chơi 2 càng như vợt ngang) xuất hiện liên tục như một khẩu hiệu, một câu thần chú. Tuy rằng trong giai đoạn này TQ đã có những VĐV chơi vợt ngang giật 2 càng tích cực và tương đối hay là Liu Guozheng (cũng là người Từ Châu, Giang Tô), Hao Shuai... nhưng hay nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách chơi này vẫn là Wang Hao, đặc biệt khi anh lại chơi vợt dọc. Sau này, nếu nhớ không nhầm thì người TQ cũng coi Wang Hao là người tiên phong trong việc kiểm soát "qian san ban" ở cấp độ cao nhất với quả flick với động tác tuyệt đẹp và hình như lúc đó thuật ngữ "拧” mới bắt đầu xuất hiện.
Trong giai đoạn 2004 -2009 người TQ vẫn thống trị TG và vẫn luyện tập, vật vã để thay đổi, để hoàn thiện. Kết quả bây giờ là sự thống trị tuyệt đối của một thế hệ tài năng, một binh đoàn siêu nhân như Zhang Jike, Ma Long, Fan Zhendong, Xu Xin...thay thế xứng đáng và có phần vượt trội hơn lớp tiền bối, đàn anh đi trước với một phong cách hoàn toàn mới, say đắm hơn, mạnh mẽ hơn, nhiều màu sắc hơn và hơn tất cả là trong sáng hơn.
Ta thay đổi không phải để ta mãi thống trị, ta không sợ thua bởi đã biết chiến thắng thì cũng biết đón nhận những thất bại. Ta thay đổi để hoàn thiện mình, mãi chỉ là câu chuyện độc thoại mà thôi.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Tại sao người TQ lại đánh H3? Tại sao phải là H3? Tại sao người châu Âu không đánh H3?

Vấn đề mặt H3 thực tế là vô cùng nhạy cảm với người TQ, trên bất kỳ tạp chí nào hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào rất ít khi người TQ nói trực diện về H3. Vấn đề là trên thực tế H3 tạo ra quá nhiều lợi thế cho người TQ. Họ cũng ngại không muốn nói đến H3.

CHỦ ĐỘNG TOÀN DIỆN.

"Chủ động ngay cả khi ở tình thế mà hầu như mình đang ở thế bị động, H3 giúp VĐV có nhiều cơ hội hơn để xoay đổi cục diện của những đường bóng tranh chấp" (HLV đội năng khiếu tp Từ Châu - Liang Weifeng).

Khi đối phương giao bóng dài, lập tức bị trừng phạt bởi một đòn forehand cực mạnh và thừa xoáy. H3 triệt tiêu một cách kỳ diệu bất kỳ dạng xoáy nào của cú phát bóng vì độ bám khủng khiếp. Trong những tình huống phản công khi bị tấn công vào forehand, H3 trả lại một đường bóng tăng xoáy khủng khiếp khiến đối thủ buộc phải xử lý khi mà tốc độ bóng lúc này không còn quá quan trọng nữa đối với những VĐV đẳng cấp TG đã lùi ra vị trí trung bình hoặc xa bàn.
Thử suy nghĩ xem khi ta lĩnh tiên tại vị trí mà đối phương bắt ngắn ra mang (bên tay thuận) bị lỗi, bóng gần lưới và dựng lên khá cao. Tất nhiên phản ứng sẽ là một cú top spin đường chéo đè bóng cực mạnh và như một lẽ đương nhiên, trái banh này hoàn toàn nằm trong tính toán của người TQ, câu trả lời là một quả đối rất nhanh và nhiều xoáy. Ác mộng là đây, "đối giật".
Còn gì khó chịu hơn khi phải xử lý đường bóng trả sang với quá nhiều xoáy như vậy, thực tế là H3 trả lại một đường bóng khó chịu, bắt buộc đối thủ phải xử lý, đồng nghĩa với việc nhịp sẽ chậm đi, trong tích tắc thế chủ động không còn nữa. Đánh trước mà mất chủ động thì khác gì việc tự làm khó mình.
Vậy tại sao Timo Boll không chuyển sang H3 mà vẫn trung thành với Ten bướm. Phải nhìn nhận rằng, đây là một mặt vợt thông minh bậc nhất trong lịch sử phát triển BB. Tenergy tự động xử lý mọi lỗi kỹ thuật của người chơi, như thiếu lực một chút, góc đánh chưa chính xác, tiếp xúc chưa đủ ma sát, hơi thiếu tay, lực phát không đủ khi bóng quá cận thân...Ten xử lý những vấn đề đó một cách hoàn hảo để quả bóng vẫn bay sang bên kia lưới. Dù là người chơi phong trào hay VĐV chuyên nghiệp đều có thể đánh bóng thoải mái trong bất kỳ tình huống nào, với độ an toàn cực cao. Nhưng được cái này thì tất nhiên sẽ thiếu cái khác.
Khi so sánh với H3 thì Ten thiếu hẳn sự biến hóa, các đường bóng xuất phát từ mặt vợt của người Nhật Bản dường như quá đơn điệu và quá "thuần". So với H3 thì Ten thiếu "xoáy" và cả khả năng kiểm soát xoáy, lép vế khi đối đầu trực diện trong mọi quả đánh forehand đòi hỏi ma sát, mà BB hiện tại chỉ nói đến "xoáy" và "xoáy". Kiểm soát được độ xoáy quả đánh của mình, triệt tiêu được xoáy của đối phương, người TQ đã cầm được nhịp, cái này là ưu tiên hàng đầu trong kết cấu chiến thuật của họ và thực tế là người TQ đã đúng.
Nhưng tại sao biết vậy mà phần còn lại của TG không dùng H3 hoặc tạo ra một mặt vượt tương tự?
Vấn đề là kỹ thuật, và thực sự kỹ thuật của người TQ đã tiệm cận với giới hạn cao nhất.
H3 là mặt vợt quá khó để sử dụng, hoặc có thể nói là quá thiếu thông minh, linh hoạt. Lợi thế duy nhất của nó là khả năng triệt xoáy, phá xoáy, thậm chí nó phá cả chiều xoáy của một quả giao bóng xoáy ngang. Nhưng nếu không có một kỹ thuật siêu việt thì mãi mãi việc kiểm soát H3 sẽ không thể giải quyết. Với độ cứng của H3, việc vào sai nhịp, điểm ma sát không chuẩn sẽ cho ra kết quả là một cú đánh rúc lưới hoặc chẳng có tẹo teo nào lực đánh.
Vậy yêu cầu đặt ra là kỹ thuật.
Nhưng nói vậy thì câu hỏi đặt ra là Timo Boll, Ovtcharov...không đủ kỹ thuật sao? Quả thực là vậy. Trong một phóng sự trước thềm giải VĐTG năm 2005 của CCTV 5, mọi người mới biết là Timo Boll chỉ tập luyện thường xuyên có 2-3 tiếng đồng hồ một ngày, chỉ bằng chưa tới 1/3 so với các thành viên của ĐTQG TQ, khoảng thời gian đó chắc chỉ đủ để Wang Liqin, Ma Lin làm nóng.
Thiết nghĩ, không chỉ trong bóng bàn, mà bất kỳ môn thể thao nào, hay cả trong cuộc sống cũng vậy, sự chủ động trong mọi việc bao giờ cũng mang tới nhiều cơ hội thành công hơn.
BhG không chơi H3, gọi đây là "loạn đàm" vậy ^_^
 
Last edited:

Son_ct

Đại Uý
THAY ĐỔI ĐỂ HOÀN THIỆN.

Năm 2003, thời điểm Wang Hao chính thức ghi tên mình vào nhóm các VĐV hàng đầu TG, bóng bàn TQ tuy đã ở trên đỉnh thế giới nhưng đã bắt đầu vật vã trong việc lựa chọn hướng đi mới, sự đấu tranh của sự cách tân và nhóm bảo thủ. Họ tự hào về những lối chơi khác biệt so với phần còn lại, chủ trương thắng bằng những kỹ thuật đặc dị, khai thác và phát triển những lối chơi mang tính chất triệt tiêu lối chơi của đối phương. Bốn chữ nổi tiếng của Cai Zhenhua, HLV trưởng đội nam CNT "nhanh, chuẩn, hiểm, biến" đã thành kim chỉ nam cho BB TQ. Tiêu biểu cho lối tu duy này là Liu guoliang (vợt dọc cổ điển với mặt gai lùn), Deng yaping (vợt ngang với trái gai 563)... Ngất ngây trong men chiến thắng, người TQ chẳng buồn để ý đến điều gì khác đang xảy ra bên ngoài, họ đang ngạo nghễ trên đỉnh cao và mặc kệ người châu Âu loay hoay với việc phát triển lối chơi tấn công 2 càng gần, xa bàn có phần "ngây thơ". Và rồi giải VĐTG năm 2003 đã thay đổi tất cả.
Vần nhớ năm 2003, bản thân người viết đang ở TQ và được chứng kiến nỗi buồn thất bại của người TQ lớn đến nhường nào. Trận CK đơn nam giải VĐTG không có ai mang quốc tịch Trung Quốc. Có cảm giác thất bại tại Paris khiến Cai Zhenhua lúc đó như có thể chết ngay được.
Căng tin của ngôi trường ĐH nơi người viết đang theo học câm lặng, não nề khi Kong Linghui, một "da man guan" gác vợt trước Schlager tại trận BK.
May mắn là người TQ vẫn còn Cai Zhenhua, người đã tạo ra Liu Guoliang, Kong Linghui... Và Cai đã kêu gọi, yêu cầu BB TQ thay đổi toàn diện, và thực sự nền bóng bàn lớn nhất TG này đã chuyển mình, thay đổi.

Khi đang ở trên đỉnh thế giới, liệu ta có lý do gì phải thay đổi? Đơn giản vì trong câu chuyện độc thoại, ta biết được rằng phải vượt qua chính mình, để gần hơn nữa với sự hoàn hảo, thay đổi để hoàn thiện.

Trên thực tế, gần cuối năm 2004 người viết mới nhìn thấy thực sự có nhiều những thay đổi rõ ràng, những chuyển động âm thầm nhưng tích tụ động năng cực lớn của BB TQ, họ thay đổi tư duy của cả một thế hệ VĐV kế cận, thế hệ tương lai.
Những cháu nhỏ năng khiếu chơi vợt dọc một gai lùn 802 hoặc vợt ngang hai mặt 802 hình như đã không còn nữa. (Không biết lúc này Xu Xin, Xu Xin gốc là người ở đây, có còn tập luyện ở đây hay không, cu cậu lúc này cũng 12, 13t rồi. Nếu còn ở lại thì chắc hay được ăn kem, thịt nướng của mình. ^_^ người viết hay nịnh đám trẻ con ở trung tâm đào tạo VĐV năng khiếu bằng cách sau h tập đưa cả lũ xuông căng tin đập phá, vậy nên lúc tập cho mình chúng nó hăng lắm, đặc biệt là mấy cô cậu bé mặt gài dài phòng thủ xa bàn). Trong TT đào tạo của Từ Châu, gần như chỉ còn mỗi đội gai dài phòng thủ ở lại, còn lại tất cả chỉ đánh 02 mút, giật hai càng, tích cực đánh xa bàn, cự ly đánh bóng bắt đầu xa bàn hơn, phạm vi trải rộng. Có một kỹ thuật rất đặc biệt, đấm trái với bóng xoáy xuống, đã bị khai tử (mặc dù kỹ thuật này mới được thử phát triển).
Kỹ thuật thay đổi, dẫn tới chiến thuật thay đổi, tư duy chơi bóng thay đổi. Các cháu nhỏ thực sự khiến tôi ngưỡng mộ về tinh thần và tác phong trong tập luyện. Lối chơi mới bắt buộc các cháu phải tập thể lực nhiều hơn gấp bội, thay vì như trước đây cần di chuyển nhanh, linh hoạt trong phạm vi cận bàn thì bây h trong phạm vi ngắn có thể ít di chuyển hơn do việc phải tập tấn công 2 bên nhưng trong phạm vi trung bình và xa bàn thì footwork hoàn toàn khác. Nhìn lũ nhỏ từ 5, 6t cho tới 10 - 12t tập thể lực mà chết khiếp. Rồi lúc tập với bóng mới thấy kinh hoàng, tấn công 3 điểm liên tục với 1 rổ bóng to, chắc cũng đến hơn 100 quả dường như là quá sức với ngay cả với một thanh niên 22t như mình, vậy mà cô bé 8t nuốt cả rổ ngon ơ.
Ở thời kỳ này, khái niệm "qian san ban" (first three shots) vẫn chưa được hoàn thiện tới mức khủng khiếp như bây giờ nhưng cũng đã khác xưa rất nhiều, đặc biệt ở kỹ thuật đỡ giao bóng. Liang Weifeng (HLV trưởng đội năng khiếu của Từ Châu) có mối quan hệ ngoài bóng bàn khá thân thiết với người viết và BhG vẫn nhớ như in cảnh tượng mà mỗi khi Liang lấy thước kẻ ra để phạt đánh vào tay học sinh mỗi khi có đứa nào chểnh mảng (nhiều lúc có cả phụ huynh vẫn đang đứng bên ngoài xem con luyện tập) và bắt các cô bé, cậu bé mới chỉ 5-11t như hét lên: "không có quả đánh nào có thể thắng ngay được và không có quả bóng nào là không thể cứu được".
Giai đoạn này, Wang Hao gần như là thần tượng của mọi đứa trẻ không phải vì thành tích mà chỉ bởi vẻ đẹp trong lối chơi, sự toàn diện trong kỹ thuật và đặc biệt Wang Hao là biểu tương cho sự đột phá của BB TQ. Trên các tạp chí TT, trên các chương trình TV, thuật ngữ "zhi ban heng da" (nôm na là vợt dọc chơi 2 càng như vợt ngang) xuất hiện liên tục như một khẩu hiệu, một câu thần chú. Tuy rằng trong giai đoạn này TQ đã có những VĐV chơi vợt ngang giật 2 càng tích cực và tương đối hay là Liu Guozheng (cũng là người Từ Châu, Giang Tô), Hao Shuai... nhưng hay nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách chơi này vẫn là Wang Hao, đặc biệt khi anh lại chơi vợt dọc. Sau này, nếu nhớ không nhầm thì người TQ cũng coi Wang Hao là người tiên phong trong việc kiểm soát "qian san ban" ở cấp độ cao nhất với quả flick với động tác tuyệt đẹp và hình như lúc đó thuật ngữ "拧” mới bắt đầu xuất hiện.
Trong giai đoạn 2004 -2009 người TQ vẫn thống trị TG và vẫn luyện tập, vật vã để thay đổi, để hoàn thiện. Kết quả bây giờ là sự thống trị tuyệt đối của một thế hệ tài năng, một binh đoàn siêu nhân như Zhang Jike, Ma Long, Fan Zhendong, Xu Xin...thay thế xứng đáng và có phần vượt trội hơn lớp tiền bối, đàn anh đi trước với một phong cách hoàn toàn mới, say đắm hơn, mạnh mẽ hơn, nhiều màu sắc hơn và hơn tất cả là trong sáng hơn.
Ta thay đổi không phải để ta mãi thống trị, ta không sợ thua bởi đã biết chiến thắng thì cũng biết đón nhận những thất bại. Ta thay đổi để hoàn thiện mình, mãi chỉ là câu chuyện độc thoại mà thôi.
Hix, bao giờ thì BB VN mới có thể thay đổi về tư duy và cách làm, khi mà anh ĐKQ vẫn có thể vô địch ở tuổi băm
 

Schlum

Đại Uý
Tại sao người TQ lại đánh H3? Tại sao phải là H3? Tại sao người châu Âu không đánh H3?

Vấn đề mặt H3 thực tế là vô cùng nhạy cảm với người TQ, trên bất kỳ tạp chí nào hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào rất ít khi người TQ nói trực diện về H3. Vấn đề là trên thực tế H3 tạo ra quá nhiều lợi thế cho người TQ. Họ cũng ngại không muốn nói đến H3.

CHỦ ĐỘNG TOÀN DIỆN.

"Chủ động ngay cả khi ở tình thế mà hầu như mình đang ở thế bị động, H3 giúp VĐV có nhiều cơ hội hơn để xoay đổi cục diện của những đường bóng tranh chấp" (HLV đội năng khiếu tp Từ Châu - Liang Weifeng).

Khi đối phương giao bóng dài, lập tức bị trừng phạt bởi một đòn forehand cực mạnh và thừa xoáy. H3 triệt tiêu một cách kỳ diệu bất kỳ dạng xoáy nào của cú phát bóng vì độ bám khủng khiếp. Trong những tình huống phản công khi bị tấn công vào forehand, H3 trả lại một đường bóng tăng xoáy khủng khiếp khiến đối thủ buộc phải xử lý khi mà tốc độ bóng lúc này không còn quá quan trọng nữa đối với những VĐV đẳng cấp TG đã lùi ra vị trí trung bình hoặc xa bàn.
Thử suy nghĩ xem khi ta lĩnh tiên tại vị trí mà đối phương bắt ngắn ra mang (bên tay thuận) bị lỗi, bóng gần lưới và dựng lên khá cao. Tất nhiên phản ứng sẽ là một cú top spin đường chéo đè bóng cực mạnh và như một lẽ đương nhiên, trái banh này hoàn toàn nằm trong tính toán của người TQ, câu trả lời là một quả đối rất nhanh và nhiều xoáy. Ác mộng là đây, "đối giật".
Còn gì khó chịu hơn khi phải xử lý đường bóng trả sang với quá nhiều xoáy như vậy, thực tế là H3 trả lại một đường bóng khó chịu, bắt buộc đối thủ phải xử lý, đồng nghĩa với việc nhịp sẽ chậm đi, trong tích tắc thế chủ động không còn nữa. Đánh trước mà mất chủ động thì khác gì việc tự làm khó mình.
Vậy tại sao Timo Boll không chuyển sang H3 mà vẫn trung thành với Ten bướm. Phải nhìn nhận rằng, đây là một mặt vợt thông minh bậc nhất trong lịch sử phát triển BB. Tenergy tự động xử lý mọi lỗi kỹ thuật của người chơi, như thiếu lực một chút, góc đánh chưa chính xác, tiếp xúc chưa đủ ma sát, hơi thiếu tay, lực phát không đủ khi bóng quá cận thân...Ten xử lý những vấn đề đó một cách hoàn hảo để quả bóng vẫn bay sang bên kia lưới. Dù là người chơi phong trào hay VĐV chuyên nghiệp đều có thể đánh bóng thoải mái trong bất kỳ tình huống nào, an toàn với độ an toàn cực cao. Nhưng được cái này thì tất nhiên sẽ thiếu cái khác.
Khi so sánh với H3 thì Ten thiếu hẳn sự biến hóa, các đường bóng xuất phát từ mặt vợt của người Nhật Bản dường như quá đơn điệu và quá "thuần". So với H3 thì Ten thiếu "xoáy" so với H3, lép vế khi đối đầu trực diện trong mọi quả đánh forehand đòi hỏi ma sát, mà BB hiện tại chỉ nói đến "xoáy" và "xoáy".
Nhưng tại sao biết vậy mà phần còn lại của TG không dùng H3 hoặc tạo ra một mặt vượt tương tự?
Vấn đề là kỹ thuật, và thực sự kỹ thuật của người TQ đã tiệm cận với giới hạn cao nhất.
H3 là mặt vợt quá khó để sử dụng, hoặc có thể nói là quá thiếu thông minh, linh hoạt. Lợi thế duy nhất của nó là khả năng triệt xoáy, phá xoáy, thậm chí nó phá cả chiều xoáy của một quả giao bóng xoáy ngang. Nhưng nếu không có một kỹ thuật siêu việt thì mãi mãi việc kiểm soát H3 sẽ không thể giải quyết. Với độ cứng của H3, việc vào sai nhịp, điểm ma sát không chuẩn sẽ cho ra kết quả là một cú đánh rúc lưới hoặc chẳng có tẹo teo nào lực đánh.
Vậy yêu cầu đặt ra là kỹ thuật.
Nhưng nói vậy thì câu hỏi đặt ra là Timo Boll, Ovtcharov...không đủ kỹ thuật sao? Quả thực là vậy. Trong một phóng sự trước thềm giải VĐTG năm 2005 của CCTV 5, mọi người mới biết là Timo Boll chỉ tập luyện thường xuyên có 2-3 tiếng đồng hồ một ngày, chỉ bằng chưa tới 1/3 so với các thành viên của ĐTQG TQ, khoảng thời gian đó chắc chỉ đủ để Wang Liqin, Ma Lin làm nóng.
Thiết nghĩ, không chỉ trong bóng bàn, mà bất kỳ môn thể thao nào, hay cả trong cuộc sống cũng vậy, sự chủ động trong mọi việc bao giờ cũng mang tới nhiều cơ hội thành công hơn.
BhG không chơi H3, gọi đây là "loạn đàm" vậy ^_^

OK ...chém thêm tý về H3 ...dân tầu đạo có bị đụng chạm thì cứ chém nhiệt tình.
Rất nhiều dân BB nghiệp dư (cả VN và TG) sùng bái H3 như 1 phao cứu sinh cho sự khuyết kỹ thuật của mình. Tuy nhiên, theo bài viết này thì mọi việc dường như ngược lại ...giống như con gà và quả chứng ... với thời gian (giờ bay) của dân nghiệp dư BB trên bàn bóng quá ít nên không thể hoàn thiện nổi kỹ thuật để phát huy được hết tính năng của H3.
 

bachikho

Đại Tá
dù cũng chơi mặt tàu nhưng tui thấy nhiều bác thần thánh hóa cái mặt tàu 1 cách thật khôi hài, mặt tàu hay vì nó phù hợp lối chơi của tụi tàu, chứ nếu nó ưu việt đến vậy thì chắc chắn cả TG sang mặt tàu hết rồi chứ chả ai chơi ten nữa
 

backhand-ghost

Đại Tá
dù cũng chơi mặt tàu nhưng tui thấy nhiều bác thần thánh hóa cái mặt tàu 1 cách thật khôi hài, mặt tàu hay vì nó phù hợp lối chơi của tụi tàu, chứ nếu nó ưu việt đến vậy thì chắc chắn cả TG sang mặt tàu hết rồi chứ chả ai chơi ten nữa
lẽ ra em ko nên post lại bài này mới phải, gây tranh cãi lắm. Đọc cho vui thôi, các bro đừng để ý quá làm gì. Thống nhất là dừng nói về thằng H3 này được không ợ :D
 

Manhte

Thượng Sỹ
BhG có một số bài đã viết và post trên topic "Vì sao người TQ quá mạnh" của bác NTBB, trong đó có những bài viết BhG rất tâm đắc, vậy nên xin phép mọi người để người viết rà soát lại, chỉnh sửa nội dung rồi post lại ở topic này. Việc này cá nhân người viết muốn tập trung lại luồng tư duy và lưu trữ tập trung các bài viết, hoàn toàn ko phải để câu like, câu view gì cả. Nếu có làm cho mọi người thấy không thoải mái thì xin thông cảm nhé.
Thanks.
Hóng các bài của bác:)
 

nghienbongban

Binh Nhì
Bác @backhand-ghost ơi, bác làm ơn thoải mái và thả lỏng giúp em. Bác cứ nói, cứ viết theo suy nghĩ của bác mà ko phải lăn tăn. E kiểm tra và thấy topic hơn 10.000 lượt xem trong vòng chưa đầy 1 tháng, vậy là bác đã hoàn toàn chinh phục được người đọc rồi còn gì:)
Chờ các bài luận đặc sắc tiếp theo của bác.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Bác @backhand-ghost ơi, bác làm ơn thoải mái và thả lỏng giúp em. Bác cứ nói, cứ viết theo suy nghĩ của bác mà ko phải lăn tăn. E kiểm tra và thấy topic hơn 10.000 lượt xem trong vòng chưa đầy 1 tháng, vậy là bác đã hoàn toàn chinh phục được người đọc rồi còn gì:)
Chờ các bài luận đặc sắc tiếp theo của bác.
Thanks bro đã động viên, nhưng càng được yêu mến thì mình nghĩ càng phải tập trung hơn, tôn trọng người đọc của mình chính là cách mình tôn trọng chính mình.
Cám ơn mọi người, được nói những gì mình chất chứa thực sự dễ chịu quá, nhiều lúc chỉ vẹn vẹn một bài viết không quá 1000 chữ mà BhG như đang bay tới đâu vậy. It's incredible, many thanks.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Thanks bro đã động viên, nhưng càng được yêu mến thì mình nghĩ càng phải tập trung hơn, tôn trọng người đọc của mình chính là cách mình tôn trọng chính mình.
Cám ơn mọi người, được nói những gì mình chất chứa thực sự dễ chịu quá, nhiều lúc chỉ vẹn vẹn một bài viết không quá 1000 chữ mà BhG như đang bay tới đâu vậy. It's incredible, many thanks.

Chuẩn đới bác ơi, mình làm việc mà public cả thiên hạ xem thì phải nghiêm túc thể hiện việc mình tôn trọng người đọc, tôn trọng câu từ tâm huyết của bản thân cũng như tôn trọng chính mình.
 

bachikho

Đại Tá

bác BhG có thể dịch hộ ae cái clip này đc ko, tui có cảm giác nó giải quyết đc cái vụ tranh cãi "xoáy lên ngửa vợt, xoáy xuống úp vợt" lâu nay thì phải?
 

backhand-ghost

Đại Tá

bác BhG có thể dịch hộ ae cái clip này đc ko, tui có cảm giác nó giải quyết đc cái vụ tranh cãi "xoáy lên ngửa vợt, xoáy xuống úp vợt" lâu nay thì phải?
không vấn đề gì, tối nay về BhG sẽ nghiên cứu và trao đổi lại với bro về cái đại ý của nó nhé, nếu có chỗ nào cần chi tiết thì sẽ chi tiết.
 

Timoboll nổi giận

Thượng Tá
Có lẽ a e diễn đàn để bày tỏ sự biết ơn với a BhG thì nên lập hội "những người hâm mộ BhG" để hóng bài viết của a. Đại ka nhể. Hehe. Hum nèo inbox e lý do seo a đánh gỗ Hinoki mà BH vẫn hay nhá?
 

Bình luận từ Facebook

Top