Bình luận về những trận đấu kinh điển !

nghienbongban

Binh Nhì
Thanks bạn backhand-ghost, lười không đăng ký member, nhưng xem nhiều bài của bạn thấy hay quá nên đăng ký để nói lời cảm ơn. Ngưỡng mộ bạn về ngoại ngữ, kiến thức về chuyên môn bóng bàn, đặc biệt là cách mà bạn truyền đạt niềm cảm hứng cho mọi người.
Tuyệt vời bạn ạ. Trên facebook cũng có một nhóm về BB, bạn có tham gia ko, cho mình nick facebook nhé.
 

nghienbongban

Binh Nhì
SAU XU XIN, CÓ CÒN AI CHƠI VỢT DỌC.

Sinh năm 1990, tại thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Xu Xin là một trong những tay vợt thế hệ 9x xuất sắc nhất của một QG có nền BB mạnh nhất thế giới. Với thành phố nhỏ Từ Châu (khoảng gần 3 triệu dân), Xu Xin được coi là một trong những cư dân ưu tú nhất thành phố rất có truyền thống về BB này. Là nhà VĐTG (môn BB) thứ tư của Từ Châu, Xu Xin là một niềm tự hào của tất cả người dân ở đây.
Xu Xin thuộc lứa đầu tiên của thế hệ 9x nhưng Xu Xin vẫn mang nhiều đặc điểm của một VĐV chơi vợt dọc cổ điển (chơi một mặt vợt). Cũng như một số bậc tiền bối, đàn anh trong quá khứ như Liu Guoliang, Ma Lin...Xu Xin sở hữu một bộ chân tuyệt vời, tốc độ di chuyển cực nhanh kết hợp với một thân trên vô cùng mềm mại. Về kỹ thuật tấn công, Xu Xin cũng tương đối toàn diện với đầy đủ các kỹ thuật tiên tiến, một forehand uy lực và backhand top spin hiện đại, tạo nên một lối chơi tích cực và hiện đại. Thành tích cá nhân ở cấp độ TG duy nhất hiện nay của Xu Xin là một lần đăng tại Cup TG năm 2013, nhưng với tuổi đời còn trẻ, có lẽ thành tích của anh sẽ không chỉ dừng lại ở đây.
Qua bài viết này, người viết muốn chia sẻ một góc nhìn thực tế để làm rõ hơn vị trí và giá trị thực sự của anh trong làng BB TQ nhưng cũng mong những cảm nhận của cá nhân người viết không làm những ai đang mến mộ anh thấy phiền giận.
Là một VĐV chơi vợt dọc, Xu Xin bắt buộc phải luyện tập để có đươc một bộ chân thật nhanh cùng sự di chuyển hợp lý, bởi ai cũng biết rằng chơi vợt dọc thì không thể thiếu được yếu tố quan trọng bậc nhất này. Như đã nói, vào cuối thập niên 90 có Liu Guoliang, gần đây nhất có Ma Lin đều là những người có bộ chân và tốc độ di chuyển nhanh khủng khiếp, đặc biệt là khả năng di chuyển linh hoạt trong phạm vi gần bàn.Nói như vậy nhưng một điều có thể dễ dàng nhận thấy rằng "nhanh" ở đây mang nặng yếu tố bắt buộc chứ đó không phải là lợi thế của các VĐV chơi vợt dọc ngoài một trường hợp ngoại lệ và duy nhất là Wang Hao.
Tại sao nói là "bắt buộc", bởi một lẽ rất đơn giản dù là Liu Guoliang, Ma Lin hay Xu Xin những VĐV chơi vợt dọc hầu như chỉ tập trung sử dụng forehand để tấn công, hoặc có thể nói là chỉ chơi một mặt vợt và đánh phải là chính. Lý do cũng rất đơn giản, bởi bản chất backhand top spin không phù hợp với vợt dọc, ngoài WH ra từ 2003, thời điểm WH bắt đầu ok, đến nay chưa xuất hiện thêm một ai chơi vợt dọc sở hữu quả backhand top spin "tích cực". Tất nhiên, khi backhand không phải là thế mạnh và thậm chí là yếu huyệt của mình thì không còn lụa chọn nào khác là dùng quả phải để thắng điểm.
Trước khi nói đến kỹ thuật backhand top spin của Xu Xin, người viết xin được nói tới Xu Xin's forehand trước vì mặc nhiên nó được công nhận là kỹ thuật tấn công uy lực nhất của anh. Rất nhiều người đam mê BB và hâm mộ Xu Xin nghĩ rằng Xu Xin có quả phải rất hay, và nguyên nhân là anh chơi vợt dọc. Điều đó quá đúng, Xu Xin đánh phải không phải hay mà là quá hay. Mạnh mẽ, điểm rơi rất ác, chuẩn xác là những gì có thể miêu tả về kỹ thuật forehand của anh. Nhưng bài viết này lại nhìn vào một thiểu số rất nhỏ, bàn đến một câu chuyện về đẳng cấp thật sự, đẳng cấp tối cao của BB hiện nay để ta chợt nhận ra, Xu Xin không thuộc "mâm" này và kể cả quả phải của anh cũng chẳng chen nổi vào câu chuyện của 3,4 người xuất sắc nhất. Cùng nhau nhìn lại trươc đây và cả hiện nay tại TQ hay trong đẳng cấp thế giới thì chúng ta thấy có ai yếu forehand đâu, cũng chẳng có mấy ai được khen ngợi quá nhiều về quả phải hay cả, đẳng cấp thế giới thì đương nhiên đánh phải phải hay rồi. Vậy sao khi nói về Xu Xin người ta cứ nói về "quả phải" của anh nhiều thế, hay là ngoài quả phải ra Xu Xin chẳng còn gì nằm trong top xuất sắc cả.
Nhưng ác một nỗi, thực ra để mang đi so sánh thì Xu Xin đánh phải so với những người khác cũng có gì là quá hay đâu. Người viết vẫn nhớ, Wang Liqin ngày trước có forehand hay đến nỗi cho đến tận năm 2012 khi anh sắp về hưu rồi vẫn khiến Liu Guoliang phải thốt lên (gào lên mới đúng) rằng "quả phải của Vương Lệ Cần là độc bộ thiên hạ" (nguyên văn 独步天下) và thực sự là vậy. Wang Liqin đánh phải gần như là không có lỗi, gần bàn, xa bàn, góc trống, góc né, giật xung, giật tăng xoáy, đối giật đều không có lỗi và đặc biệt là quả đánh của Wang đều có lực đánh kinh nhân. Ngay cả khi anh đã lớn tuổi, các thanh niên như ZJK, ML có mấy khi dám trực diện đối phải với anh hay là phải ép trái toàn diện mới mong có được chiến thắng nhọc nhằn trước một đàn anh lừng lẫy, một huyền thoại về forehand. Hoặc đến bây giờ quả phải của Xu Xin cũng đâu có dám so sánh với Ma Long's forehand. ML đánh phai vẫn đang là vô đối. Phòng thủ hay, deo dai, lỳ lợm và tinh tế nhất TG hiện nay là ZJK còn chịu không nổi. Đối giật với Ma Long ư? Càng không có ai dám nhận mình đứng ngang hàng với "hung thủ" này.
Thậm chí, có thể khi Xu Xin cũng không sánh được với ZJK về kỹ thuật forehand. Xu Xin chân nhanh như vậy, đánh phải mạnh như thế mà gặp ZJK thì có cảm giác nhiều lúc ZJK ko thèm đánh, đứng chặn một lúc như đang giễu cợt đối thủ, chặn chán chê rồi bất ngờ đờ mi lại để dứt điểm cho đẹp mắt. Zhang Jike không để quả phải của Xu Xin trong tầm mắt.
Quan trọng nhất là 3 cái tên vừa rồi đều có số forehand unforced erros ít hơn nhiều so với Xu Xin, và...họ đều chơi vợt ngang.
Đó là quả phải của Xu Xin, còn quả trái thì sao?
Có lẽ đến bây giờ, sau hơn một thập kỷ phát triển kỹ thuật này cho vợt dọc người Trung Quốc đã nhận ra rằng, thực sự backhand top spin không phù hợp với vợt dọc. Ngoài Wang Hao, từ năm 2003 cho đến nay chưa xuất hiện thêm một ai chơi vợt dọc có thể sở hữu quả backhand top spin thuộc level cao nhất của TG. Wang Hao thực sự là thiên tài và có lẽ là duy nhất. Biết đến bao giờ Xu Xin mới có một quả trái "tích cực"?
"Tích cực" ở đây nghĩa là anh phải dám mơ mộng rằng có ngày mình sẽ đánh trái như Wang Hao vậy. Chơi vợt dọc nhưng không cần phải né trái đánh phải quá nhiều. Wang Hao đĩnh đạc dùng backhand một cách chủ động giật trai tăng xoáy rồi chuyển thân đánh phải để dứt điểm, hoặc có thể mạnh dạn trái khi có cơ hội để "kết", thậm chí Wang Hao rất tự tin và dám đánh hơn cả Ma Long một người chơi vợt ngang, sẵn sàng giật trái tăng lực liên tục 4,5 quả trái tại vị trí trung bình hoặc xa bàn kể cả trong những tình huống "trái đối phải". Nếu để ý một chút ta có thể thấy là trong một trận điểm backhand winner của WH (thời đỉnh cao) ko thua kém bất kỳ ai chơi vợt ngang nào ở cùng đẳng cấp. Dù đánh vợt dọc nhưng anh chơi đàng hoàng và "bề thế", không bao giờ "né" mà đĩnh đạc đứng giữa bàn "tua" trái "tua" phải với phong cách mềm mại, hoa mỹ nhưng đầy sức mạnh. Và đến giờ quả trái đó vẫn được coi là một trong những quả trái hay nhất trong lịch sử BB. Chơi vợt dọc mà chơi kiểu như thế không biết có khó không (cái này ko dám nói duy ý chí)? Tại sao hơn một thập kỷ rồi mà TQ chưa đào thêm được ai? Quả trái của Xu Xin so với người đánh vợt dọc còn không xong thì còn nói gì đến chuyện so sánh với Zhang Jike, Ovtcharov, Kreanga....
Theo đánh giá của người viết thì Xu Xin là người chơi trái "bị động". Quả trái của anh không gọi là giật trái mà đúng ra phải gọi là "về trái" mới đúng. Trong tình huống tấn công mà bị đối thủ chặn bóng vào góc né, nhưng không quay về kịp để đánh forehand thì "đành" phải đánh trái chứ biết làm thế nào, cũng may là Xu Xin "về trái" cũng tàm tạm. Còn lại thì anh không quen và cũng không dám dùng quả trái để "kết" một đường bóng, hoặc chủ động tăng lực tăng xoáy khi bị cài vào góc né. Năm 2014 rồi, khi nhìn Xu Xin vẫn kỳ cạch né trái moi phai (style những năm 90) hoặc moi trái yếu ớt rồi lập tức chuyển thân chờ đánh phải ngay mà oải quá. Liu Guoliang đã từng nói "điểm mạnh nhất của vợt dọc là khả năng xử lý khéo léo và biến hóa của cổ tay trong và gần bàn. Cách cầm vợt này mang đến nhiều cách xử lý nhanh và biến hóa rất bất ngờ". Lẽ ra Xu Xin cũng phải giống Liu Guoliang, giống Ma Lin là giành được ưu thế trong những đường banh gần bàn, phát huy khả năng cận chiến mới đúng, nhưng hơi khó hiểu là chỉ đến lần chạm vợt thứ 3, thứ 4 là đã thấy anh đứng tít ở ngoài xa đánh vào rồi. Sao Xu Xin dễ dàng bị đẩy ra xa bàn đến vậy. Khi gặp đối thủ dưới đẳng thì ko nói làm gì, ai chẳng thích "tô vẽ" nhưng khi gặp đội cùng đai đẳng thì nhìn Xu Xin "bơi" như cá mà thấy tội. Nhưng mà đời nó cũng dã man, ông nào gặp Xu Xin cũng ép trái thằng bé. Cũng đúng thôi, trái hay và biến hoá với đầy đủ các kỹ thuật backhand như Ma Lin còn bị ép trái cơ mà. Ai bảo anh chơi vợt dọc?
Vừa rồi nghe qua thì mọi người có thể nghĩ là BhG ko khoái Xu Xin nên bới móc nhưng thực sự là không phải vậy, nhìn ông em chạy và đánh như khoan bê tông thế mà không thích sao được? Vấn đề là 2 chữ "vợt dọc" thôi. Một nguyên tắc bất thành văn là Đội tuyển TQ không thể không có người chơi vợt dọc, lối chơi truyền thống của TQ bắt buộc phải được lưu truyền (ko biết đến khi nào vì rất may mắn là đến bây giờ Xu Xin vẫn đang "giã" những chú không mang quốc tịch TQ "nát bét"). Và hơn nữa là "chú" nào có ý kiến thì phải lưu ý nhé, "đại mãn quan" đầu tiên của TQ (nhưng là second của TG) là Lưu Quốc Lượng, một người chơi vợt dọc và là đương kim HLV trưởng của CNT.
Chơi vợt dọc mà yêu cầu trái hay thì khó quá, phong trào tập "直板横打” (zhi ban heng da, vợt dọc chơi như vợt ngang, chủ yếu là cải tiến và phát triển quả trái khi dùng mặt vợt đằng sau để giật bóng) đã được khởi xướng hơn 10 năm rồi, và vẫn chỉ có mỗi Wang Hao là duy nhất mà thôi, người ta vẫn gọi anh là thiên tài. Xu Xin ơi, mặc dù thành phố quê hương của cậu là nơi tớ theo học 5 năm đấy, mà cũng có thể lúc cậu còn 10, 11t mình đã gặp nhau rồi cũng nên, cả đội năng khiếu Từ Châu đứa nào chẳng đòi tớ mua thit xiên, kem ốc. Nhưng nhìn nhận thực tế nhé, cũng là hay thật nhưng để cho nó "có" thôi.
Sau Xu Xin không biết có còn ai chơi vợt dọc?
Bài này hay quá.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Thanks bạn backhand-ghost, lười không đăng ký member, nhưng xem nhiều bài của bạn thấy hay quá nên đăng ký để nói lời cảm ơn. Ngưỡng mộ bạn về ngoại ngữ, kiến thức về chuyên môn bóng bàn, đặc biệt là cách mà bạn truyền đạt niềm cảm hứng cho mọi người.
Tuyệt vời bạn ạ. Trên facebook cũng có một nhóm về BB, bạn có tham gia ko, cho mình nick facebook nhé.
Bro quá lời rồi, mình ko chơi facebook.
Cám ơn mọi người đã ủng hộ.
Thân.
 

backhand-ghost

Đại Tá

KỲ 3: CHUNG KẾT GIẢI VĐTG 2007 MA LIN vs WANG LI QIN
Giới thiệu: Trận CK này là lần thứ 2 liên tiếp Ma Lin và Wang Liqin gặp nhau trong một trận CK của giải VĐTG. Trước đó năm 2005, khi giải đấu được tổ chức tại Trung Quốc, Wang Liqin đã đăng quang thuyết phục khi vượt qua Ma Lin trong trận CK với tỷ số 4 - 2 cách biệt. Nếu tiếp tục giành chiến thắng tại giải đấu lần này, Wang Liqin sẽ xác lập 02 kỷ lục, người đầu tiên bảo vệ được vương miện sau khi giải VĐTG tách riêng 2 nội dung đồng đội nam và đơn nam, thành kỷ lục gia của giải đấu khi 3 lần lên ngôi vô địch (2 lần trước là năm 2001 và 2005). Đối với Ma Lin mặc dù đã là kỷ lục gia của Cup TG với 04 lần đăng quang (năm 2000, 2002, 2003 và 2006) nhưng vẫn chưa một lần được nến hương vị chiến thắng ở giải đấu mà giá trị chỉ đứng sau HCV đơn nam Olympic này, đối thủ lần này lại là người cũ nên có thể hiểu khát khao và quyết tâm của Ma Lin lớn đến mức độ nào.
BLV: Trận này không phải Yang Ying mà là một nam BLV
02 Khách mời BL: HLV trưởng đội nam CNT Liu Guoliang và Wang Tao.

Kết thúc trận tỷ số là Wang Liqin 4 - Ma Lin 3, người chiến thắng giơ cao nắm tay phấn khích, người thua cuộc lặng lẽ, đượm buồn. Ván thứ 5 khi Ma Lin đang dẫn 3-1 (tỷ số ván) và 7-1 (tỷ số điểm) chắc không ai tưởng tượng đến cảnh tượng này. Bản thân người viết cũng thẫn thờ đôi chút, dù đây không biết là lần thứ bao nhiêu mình xem lại trận đấu này. Chơt nhớ lại đêm hôm đó, một mình xem trận CK được truyền trực tiếp trên CCTV, một đêm đầu hè tại Từ Châu. Nhìn Ma Lin thất thần, gượng cười trên bục nhận giải mà mình quặn hết cả ruột gan dù mình hâm mộ Wang Liqin đâu có ít hơn. Nhắn cho thằng bẹn người TQ, "Ma Lin thua, tao nợ một cây thuốc nhé" rồi cố nằm xuống đánh lừa giấc ngủ. Tiếc cho Ma Lin quá, chiếc cup này anh xứng đáng được nâng một lần.
Thôi, không kể lể nữa, vào việc chính nào.
Đến lúc này cũng phải nói thật là bản thân người viết cũng không ngờ là viết bình trận đấu này khó thế này. Loay hoay trước cái máy tính mãi mà chẳng biết viết cái gì, nói về điều gì của trận đấu này. Khó quá, bởi trận này nó hay theo một cách khác so với những trận đấu đỉnh cao hiện nay. Về chuyên môn thì có thể nói là không có gì đột xuất cả, không xem trận đấu thì người ta cũng có thể tưởng tượng ra hai người họ sẽ chơi như thế nào, kỹ thuật ngày đó cũng chưa bằng được ML, ZJK, FZD bây giờ. Hơn nữa, cặp đấu này có thâm niên "va chạm" rồi, có còn gì mà không biết về nhau nưã đâu nên việc phân tích kỹ thuật cũng thừa thãi.
Nhưng nói vậy thôi, cái mà người viết mong muốn qua bài này là chụp lại cái khoảnh khắc khi họ đối diện nhau lúc đó, trên đỉnh thế giới. Họ đối diện nhau trong một trận đại chiến mà chẳng cần phải suy nghĩ cũng biết đối phương đang nghĩ gì và ngược lai mình cũng biết chắc là mình có làm gì đối phương cũng đứng chờ sẵn rồi. Và cuối cùng là suốt cả trận đấu, hầu như cả 2 không có mấy sự điều chỉnh, họ chơi theo đúng bản năng của mình vậy. Rồi khi trận đấu thời khắc quyết định, khi mà Liu Guoliang thậm chí còn rời khỏi khoang bình luận để xuống dưới gần bàn thi đấu để tận hưởng không khí thì mới là lúc trận đấu trở nên quá đẹp và bi tráng. Wang Tao - cựu VĐTG - vào khoang bình luận thay cho LGL bắt đầu ngay (lúc này tỷ số 3-1 nghiêng về Ma Lin), trận này 2 người họ chỉ là đấu nội công, đấu tâm lý thôi, chứ họ có gì để mà đấu nữa, quá quen nhau rồi. Đây, đúng chỗ này, người viết bắt đầu "vẽ" lại trận này theo góc nhìn khác.
(còn nữa)
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
backhand-ghost em thích suy nghĩ của anh và cách nhìn nhận bóng bàn cũng như cuộc sống của anh

It khi comment nhưng thấy bác viết hay quá :D
Thanks bạn, mình nhìn nhận cs qua cách nhìn của người đam mê BB và ngược lại thôi mà, vậy nó gần gũi và "thấm" hơn bạn ạ.
Bro @fan_ars nè, BhG chưa viết đâu, ai lại like trước, thế nhỡ không hay thì lại unlike tớ ah ^_^ Trận này nó dài quá, bản chinese hơn 1 tiếng, xem lại rồi ghi lại vài ý hay mới dám phát triển để chém thêm, cũng mất thời gian quá. Nhưng cuối tuần rồi, BhG phải phát sóng cho đúng lịch, ngày thường có time đâu, đêm nay lại lọ mọ rồi.
Dạo dạo trước một chút, sáng mai các bro dậy đọc bài nhé. Lát nữa xem clip rồi viết bài, 2 người này em thích nhất trong số những người mình yêu thích, sẽ cố gắng viết cho ngon lành, bằng labtop chứ không dùng ifone như mọi lần nữa, he2
 
Last edited:

duclm80

Trung Uý
SAU XU XIN, CÓ CÒN AI CHƠI VỢT DỌC.

Sinh năm 1990, tại thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Xu Xin là một trong những tay vợt thế hệ 9x xuất sắc nhất của một QG có nền BB mạnh nhất thế giới. Với thành phố nhỏ Từ Châu (khoảng gần 3 triệu dân), Xu Xin được coi là một trong những cư dân ưu tú nhất thành phố rất có truyền thống về BB này. Là nhà VĐTG (môn BB) thứ tư của Từ Châu, Xu Xin là một niềm tự hào của tất cả người dân ở đây.
Xu Xin thuộc lứa đầu tiên của thế hệ 9x nhưng Xu Xin vẫn mang nhiều đặc điểm của một VĐV chơi vợt dọc cổ điển (chơi một mặt vợt). Cũng như một số bậc tiền bối, đàn anh trong quá khứ như Liu Guoliang, Ma Lin...Xu Xin sở hữu một bộ chân tuyệt vời, tốc độ di chuyển cực nhanh kết hợp với một thân trên vô cùng mềm mại. Về kỹ thuật tấn công, Xu Xin cũng tương đối toàn diện với đầy đủ các kỹ thuật tiên tiến, một forehand uy lực và backhand top spin hiện đại, tạo nên một lối chơi tích cực và hiện đại. Thành tích cá nhân ở cấp độ TG duy nhất hiện nay của Xu Xin là một lần đăng tại Cup TG năm 2013, nhưng với tuổi đời còn trẻ, có lẽ thành tích của anh sẽ không chỉ dừng lại ở đây.
Qua bài viết này, người viết muốn chia sẻ một góc nhìn thực tế để làm rõ hơn vị trí và giá trị thực sự của anh trong làng BB TQ nhưng cũng mong những cảm nhận của cá nhân người viết không làm những ai đang mến mộ anh thấy phiền giận.
Là một VĐV chơi vợt dọc, Xu Xin bắt buộc phải luyện tập để có đươc một bộ chân thật nhanh cùng sự di chuyển hợp lý, bởi ai cũng biết rằng chơi vợt dọc thì không thể thiếu được yếu tố quan trọng bậc nhất này. Như đã nói, vào cuối thập niên 90 có Liu Guoliang, gần đây nhất có Ma Lin đều là những người có bộ chân và tốc độ di chuyển nhanh khủng khiếp, đặc biệt là khả năng di chuyển linh hoạt trong phạm vi gần bàn.Nói như vậy nhưng một điều có thể dễ dàng nhận thấy rằng "nhanh" ở đây mang nặng yếu tố bắt buộc chứ đó không phải là lợi thế của các VĐV chơi vợt dọc ngoài một trường hợp ngoại lệ và duy nhất là Wang Hao.
Tại sao nói là "bắt buộc", bởi một lẽ rất đơn giản dù là Liu Guoliang, Ma Lin hay Xu Xin những VĐV chơi vợt dọc hầu như chỉ tập trung sử dụng forehand để tấn công, hoặc có thể nói là chỉ chơi một mặt vợt và đánh phải là chính. Lý do cũng rất đơn giản, bởi bản chất backhand top spin không phù hợp với vợt dọc, ngoài WH ra từ 2003, thời điểm WH bắt đầu ok, đến nay chưa xuất hiện thêm một ai chơi vợt dọc sở hữu quả backhand top spin "tích cực". Tất nhiên, khi backhand không phải là thế mạnh và thậm chí là yếu huyệt của mình thì không còn lụa chọn nào khác là dùng quả phải để thắng điểm.
Trước khi nói đến kỹ thuật backhand top spin của Xu Xin, người viết xin được nói tới Xu Xin's forehand trước vì mặc nhiên nó được công nhận là kỹ thuật tấn công uy lực nhất của anh. Rất nhiều người đam mê BB và hâm mộ Xu Xin nghĩ rằng Xu Xin có quả phải rất hay, và nguyên nhân là anh chơi vợt dọc. Điều đó quá đúng, Xu Xin đánh phải không phải hay mà là quá hay. Mạnh mẽ, điểm rơi rất ác, chuẩn xác là những gì có thể miêu tả về kỹ thuật forehand của anh. Nhưng bài viết này lại nhìn vào một thiểu số rất nhỏ, bàn đến một câu chuyện về đẳng cấp thật sự, đẳng cấp tối cao của BB hiện nay để ta chợt nhận ra, Xu Xin không thuộc "mâm" này và kể cả quả phải của anh cũng chẳng chen nổi vào câu chuyện của 3,4 người xuất sắc nhất. Cùng nhau nhìn lại trươc đây và cả hiện nay tại TQ hay trong đẳng cấp thế giới thì chúng ta thấy có ai yếu forehand đâu, cũng chẳng có mấy ai được khen ngợi quá nhiều về quả phải hay cả, đẳng cấp thế giới thì đương nhiên đánh phải phải hay rồi. Vậy sao khi nói về Xu Xin người ta cứ nói về "quả phải" của anh nhiều thế, hay là ngoài quả phải ra Xu Xin chẳng còn gì nằm trong top xuất sắc cả.
Nhưng ác một nỗi, thực ra để mang đi so sánh thì Xu Xin đánh phải so với những người khác cũng có gì là quá hay đâu. Người viết vẫn nhớ, Wang Liqin ngày trước có forehand hay đến nỗi cho đến tận năm 2012 khi anh sắp về hưu rồi vẫn khiến Liu Guoliang phải thốt lên (gào lên mới đúng) rằng "quả phải của Vương Lệ Cần là độc bộ thiên hạ" (nguyên văn 独步天下) và thực sự là vậy. Wang Liqin đánh phải gần như là không có lỗi, gần bàn, xa bàn, góc trống, góc né, giật xung, giật tăng xoáy, đối giật đều không có lỗi và đặc biệt là quả đánh của Wang đều có lực đánh kinh nhân. Ngay cả khi anh đã lớn tuổi, các thanh niên như ZJK, ML có mấy khi dám trực diện đối phải với anh hay là phải ép trái toàn diện mới mong có được chiến thắng nhọc nhằn trước một đàn anh lừng lẫy, một huyền thoại về forehand. Hoặc đến bây giờ quả phải của Xu Xin cũng đâu có dám so sánh với Ma Long's forehand. ML đánh phai vẫn đang là vô đối. Phòng thủ hay, deo dai, lỳ lợm và tinh tế nhất TG hiện nay là ZJK còn chịu không nổi. Đối giật với Ma Long ư? Càng không có ai dám nhận mình đứng ngang hàng với "hung thủ" này.
Thậm chí, có thể khi Xu Xin cũng không sánh được với ZJK về kỹ thuật forehand. Xu Xin chân nhanh như vậy, đánh phải mạnh như thế mà gặp ZJK thì có cảm giác nhiều lúc ZJK ko thèm đánh, đứng chặn một lúc như đang giễu cợt đối thủ, chặn chán chê rồi bất ngờ đờ mi lại để dứt điểm cho đẹp mắt. Zhang Jike không để quả phải của Xu Xin trong tầm mắt.
Quan trọng nhất là 3 cái tên vừa rồi đều có số forehand unforced erros ít hơn nhiều so với Xu Xin, và...họ đều chơi vợt ngang.
Đó là quả phải của Xu Xin, còn quả trái thì sao?
Có lẽ đến bây giờ, sau hơn một thập kỷ phát triển kỹ thuật này cho vợt dọc người Trung Quốc đã nhận ra rằng, thực sự backhand top spin không phù hợp với vợt dọc. Ngoài Wang Hao, từ năm 2003 cho đến nay chưa xuất hiện thêm một ai chơi vợt dọc có thể sở hữu quả backhand top spin thuộc level cao nhất của TG. Wang Hao thực sự là thiên tài và có lẽ là duy nhất. Biết đến bao giờ Xu Xin mới có một quả trái "tích cực"?
"Tích cực" ở đây nghĩa là anh phải dám mơ mộng rằng có ngày mình sẽ đánh trái như Wang Hao vậy. Chơi vợt dọc nhưng không cần phải né trái đánh phải quá nhiều. Wang Hao đĩnh đạc dùng backhand một cách chủ động giật trai tăng xoáy rồi chuyển thân đánh phải để dứt điểm, hoặc có thể mạnh dạn trái khi có cơ hội để "kết", thậm chí Wang Hao rất tự tin và dám đánh hơn cả Ma Long một người chơi vợt ngang, sẵn sàng giật trái tăng lực liên tục 4,5 quả trái tại vị trí trung bình hoặc xa bàn kể cả trong những tình huống "trái đối phải". Nếu để ý một chút ta có thể thấy là trong một trận điểm backhand winner của WH (thời đỉnh cao) ko thua kém bất kỳ ai chơi vợt ngang nào ở cùng đẳng cấp. Dù đánh vợt dọc nhưng anh chơi đàng hoàng và "bề thế", không bao giờ "né" mà đĩnh đạc đứng giữa bàn "tua" trái "tua" phải với phong cách mềm mại, hoa mỹ nhưng đầy sức mạnh. Và đến giờ quả trái đó vẫn được coi là một trong những quả trái hay nhất trong lịch sử BB. Chơi vợt dọc mà chơi kiểu như thế không biết có khó không (cái này ko dám nói duy ý chí)? Tại sao hơn một thập kỷ rồi mà TQ chưa đào thêm được ai? Quả trái của Xu Xin so với người đánh vợt dọc còn không xong thì còn nói gì đến chuyện so sánh với Zhang Jike, Ovtcharov, Kreanga....
Theo đánh giá của người viết thì Xu Xin là người chơi trái "bị động". Quả trái của anh không gọi là giật trái mà đúng ra phải gọi là "về trái" mới đúng. Trong tình huống tấn công mà bị đối thủ chặn bóng vào góc né, nhưng không quay về kịp để đánh forehand thì "đành" phải đánh trái chứ biết làm thế nào, cũng may là Xu Xin "về trái" cũng tàm tạm. Còn lại thì anh không quen và cũng không dám dùng quả trái để "kết" một đường bóng, hoặc chủ động tăng lực tăng xoáy khi bị cài vào góc né. Năm 2014 rồi, khi nhìn Xu Xin vẫn kỳ cạch né trái moi phai (style những năm 90) hoặc moi trái yếu ớt rồi lập tức chuyển thân chờ đánh phải ngay mà oải quá. Liu Guoliang đã từng nói "điểm mạnh nhất của vợt dọc là khả năng xử lý khéo léo và biến hóa của cổ tay trong và gần bàn. Cách cầm vợt này mang đến nhiều cách xử lý nhanh và biến hóa rất bất ngờ". Lẽ ra Xu Xin cũng phải giống Liu Guoliang, giống Ma Lin là giành được ưu thế trong những đường banh gần bàn, phát huy khả năng cận chiến mới đúng, nhưng hơi khó hiểu là chỉ đến lần chạm vợt thứ 3, thứ 4 là đã thấy anh đứng tít ở ngoài xa đánh vào rồi. Sao Xu Xin dễ dàng bị đẩy ra xa bàn đến vậy. Khi gặp đối thủ dưới đẳng thì ko nói làm gì, ai chẳng thích "tô vẽ" nhưng khi gặp đội cùng đai đẳng thì nhìn Xu Xin "bơi" như cá mà thấy tội. Nhưng mà đời nó cũng dã man, ông nào gặp Xu Xin cũng ép trái thằng bé. Cũng đúng thôi, trái hay và biến hoá với đầy đủ các kỹ thuật backhand như Ma Lin còn bị ép trái cơ mà. Ai bảo anh chơi vợt dọc?
Sau Xu Xin không biết có còn ai chơi vợt dọc?

Công nhận bài viết này phản ánh đầy đủ về Xu Xin. Nhưng theo tôi có 1 điểm mà khi so sánh quả phải của Xu Xin với Wang liquin, ML, JK mà không thấy đề cập đến ở đây. Đó là Xu Xin đánh tay trái. Vì là tay trái nên cú ForeHand của Xu xin đường bóng khác với 3 VDV trên.
Nếu nói về độ chuẩn, độ nhanh, độ mạnh, độ đa dạng thì có thể ko bằng nhưng khi Xu có bóng đánh phải thì..... hiệu quả ko thua tí nào đâu.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Đồng ý với bro, mọi sự so sánh đều khập khiễng mà. Chỉ hơi khác một chút là trong bài này người viết đặt Xu Xin vào một hệ quy chiếu hơi khác, bởi quả phải đó vẫn khiến những ai không mang quốc tịch TQ "nát bét" chứ hả. BhG mong muốn khác, nhìn thấy vị trí và giá trị thực sự của XX. Vấn đề của XX là vậy, "mâm" trên giờ khuyết mất Wang Hao rồi.
 

backhand-ghost

Đại Tá

KỲ 3: CHUNG KẾT GIẢI VĐTG 2007 MA LIN vs WANG LI QIN
(Phần tiếp theo)
Trước khi bắt đầu trận đấu, LGL có nhắc đến một vấn đề hơi ngoài lề một chút, ngày đó điều này cũng ít người quá chú ý, nhưng giờ nó đã trở thành một chủ đề đươc nhắc đến rất nhiều, một mối quan tâm lớn của bất kỳ ai đang chơi bóng bàn.
"Đúng rồi, lúc này cả 2 VĐV đang sử dụng mặt Cuồng phong 3 để đánh quả thuận tay, và cho đến nay có thể nói là khoảng 80, 90% VĐV của ta đã sử dụng mặt vợt này. Tuy nhiên sử dụng mặt vợt này có một chút liên quan đến keo dán đang sử dụng. Với mục tiêu để chuẩn bị cho cả Olympic 2008, chúng tôi vẫn đang rất chủ động trong việc sử dụng keo dán (có thể đến lúc đó sẽ không được dùng loại keo dán này). Điểm mạnh của mặt vợt này là độ xoáy, kiểm soát xoáy và từ đó ta kiểm soát nhịp của trận đấu (比赛节奏 - nhịp, kết cấu của trận đấu - đây là vấn đề luôn được nhắc đến như một ưu tiên hàng đầu của người TQ).
"Nói về trận đấu này thì quá rõ rồi, 2 người (số 1 và số 2 TG lúc đó) quá hiểu nhau, tính cách và đường bóng, chẳng có gì để phải thăm dò nữa. Ma Lin bây giờ đang bắt nhịp nhanh hơn Wang Liqin, dễ hiểu thôi, Ma Lin là VĐV có sự phản ứng não bộ nhanh nhất mà tôi biết. Còn Wang Liqin có sự chắc chắn, vững vàng và một lối chơi công thủ toàn diện nhất hiện nay. Ma Lin trông vào sự biến hoá, phát triển nhiều các biến số của đường bóng, Wang Liqin cũng biết mình buộc phải đơn giản hoá đến mức tối đa các quả đánh để kéo Ma Lin về một cuộc đấu thực lực, tránh không miên man vào một thế trận phức tạp, một mê trận của Ma Lin".
Ma Lin nhập cuộc tốt hơn, 2 ván đầu không có gì nhiều để nói, diễn ra có phần tẻ nhạt, Ma Lin với lợi thế vợt dọc, xử lý "first three shots" tuyệt vời, nhanh chóng cướp tiên toàn bộ các pha bóng và dễ dàng dẫn 2 - 0. Wang Liqin, như Wang Tao miêu tả, trong 2 ván đầu gần như bị đối phương làm cho "đơ" người, mê muội. Anh thụ động và bất lực trong việc cố gắng "hoá giải, đơn giản hoá" các đường bóng tranh chấp, mất hết chủ động và để Ma Lin thoái mái "搏杀” (có thể hiểu là cướp tiên và đánh hiểm ác, theo kiểu "phát một", đánh hiểm ác ngay; tìm một từ tương đương khó quá nên chỉ mô tả như vậy).
Nhưng Wang Liqin với đẳng cấp của mình không dễ chấp nhận cục diện như vậy. Chủ động đơn giản, không tranh chấp trong bàn, chọc dài, và đánh bằng thực lực, bình tĩnh phòng thủ đường bóng đầu tiên, ép trái và kéo dần điểm rơi ra mang, Ma Lin né hết góc rồi mới chọn bóng đánh căng vào góc trống. Nói đơn giản vậy, nhưng thực sự phải có khả năng phòng ngự tuyệt vời mới làm như vậy được bởi đơn giản là đòn thế của Ma Lin cực ác hiểm, nặng và nhiều xoáy. Wang biết rằng mình phải cố chịu đựng những đường bóng liều mạng trước để chờ đối thủ biến chuyển và dao động tâm lý, khi mà đối phương "mềm tay" (có phần "ke" và do dự) thì đó mới là thế trận của anh. Wang dễ dàng gỡ lại một ván, 1 - 2. Có cảm giác kết cấu trận đấu có chút gì đó (tuy chưa thật rõ ràng) thay đổi.
 

DambeoHD

Thượng Tá
chẳng bao giờ xem hết trận- nay đọc bài của a xem lại sec5 Malin dẫn 7-1 rồi 9-7 để WangLQ bật lại 11-9, có lẽ trong mơ Malin cũng ko nghĩ đến điều đó- WLQ- quá lạnh lùng lên từng điểm=> đẳng cấp của nhà vô địch- ko còn gì để nói!
 

backhand-ghost

Đại Tá
chẳng bao giờ xem hết trận- nay đọc bài của a xem lại sec5 Malin dẫn 7-1 rồi 9-7 để WangLQ bật lại 11-9, có lẽ trong mơ Malin cũng ko nghĩ đến điều đó- WLQ- quá lạnh lùng lên từng điểm=> đẳng cấp của nhà vô địch- ko còn gì để nói!
Hai người ngang nhau, cùng ở đẳng cấp trên đỉnh mà em. Thắng thua vì vậy nó cũng mong manh. Trận này anh xem trực tiếp, xem xong mà buồn rũ ra, nếu cứ như năm 2005 thì khác. Thua nhanh, không tiếc, đằng này...mặc dù mình cũng hâm mộ ca Wang Liqin ko kém gì. Nhưng Ma Lin cũng xứng đáng mà, chắc là ko có duyên với giải này. Số phận.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Wang Liqin - Vua sát 1 càng và 2 càng Châu Âu, chuyên gia cứu Team và ngôi sao thi đấu đồng đội.
Ma Lin - Sát thủ 1 càng nhưng ôi thôi, gặp 2 càng là như cua gặp ếch, thời đó anh gặp Timo Boll còn thua huống chi Wang Liqin, chuyện thắng thua của anh thậm chí vẫn tùy vào phong độ cho đến thời điểm anh gác vợt cơ mà, 3 lần ở chung kết WTTC, cả 3 lần đều thất thần đến rơi nước mắt, nếu lần thứ nhất chỉ là tiếc nuối tuổi trẻ thì lần cuối cùng dường như anh biết thứ anh 3 lần gần chạm tới đã mãi ở xa rồi.
Wang Liqin và Ma Lin, đôi bạn thân với nhau ở tuyển TQ, cái bắt tay đầu trận luôn thể hiện rõ điều đó nhưng số phận nghiệt ngã đã sắp xếp cho họ buộc phải chiến đấu với nhau vì chính bản thân và người này có thứ mà người kia thèm muốn. Wang Liqin có 3 chức VĐ WTTC còn Ma Lin thì vô địch Olympic, nhưng có vẻ Ma Lin may mắn hơn với danh hiệu Olympic và cũng chính năm đó phong độ xuất thần của Ma Lin đã đả bại được Wang Liqin.
Họ Lưu từng nói:" Nếu không có OL thì các danh hiệu khác đều vô nghĩa" - Liệu như thế có quá phũ phàng với Wang tiên sinh không.
1 năm sau OL 2008, Ma Lin lại thua trước Wang Liqin ở bán kết WTTC, lại dừng bước trước ngưỡng của thiên đàng, và sau đó ở chung kết, Wang Liqin lại ra đi trước 1 Wang Hao toàn năng, con mãnh hổ của bóng bàn thế giới. Nhiều khi tôi nghĩ rằng: "Nếu Ma Lin vào được chung kết thì chắc mọi chuyện sẽ khác" nhưng đời mà, ai biết trước được điều gì.
Nhìn Ma Long bây giờ, tôi cũng thấp thoáng thấy được hình bóng của Wang Liqin, cũng là ngôi sao đánh đồng đội, cũng là người chuyên cứu team nhưng đường sự nghiệp của riêng anh sao cũng thật lận đận. Nhìn Ma Long thấy cả sự tiếc nuối cho Ma Lin khi 3 lần tại WTTC bị cùng 1 người đánh bại. Nhìn Ma Long lại thấy xót xa khi anh chẳng may mắn như Ma Lin khi OL 2012 không được đánh đơn mà phải nhường suất cho Wang Hao dù thắng hết Trial for Olympic. Cái hào quang của một ngôi sao bây giờ có thể làm người ta quên đi anh chưa có WTTC hay Olympic nhưng rồi một ngày đẹp trời, Fan Zhendong hoặc Xu Xin đặt 1 trận thắng và liên tục thắng Ma Long và liên tục thắng những trận về sau, liệu rằng Ma Long còn được nhớ đến hay sẽ đi vào con đường của lãng tử Chen Qi, đánh đẹp nhưng chả ai còn nhớ.
Nhưng khoan hãy để hôm khác nói về Ma Long, giờ là lúc ta nghĩ về Wang Liqin và Ma Lin, phải chăng họ là 1 người thì tốt quá! :)
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Hai người ngang nhau, cùng ở đẳng cấp trên đỉnh mà em. Thắng thua vì vậy nó cũng mong manh. Trận này anh xem trực tiếp, xem xong mà buồn rũ ra, nếu cứ như năm 2005 thì khác. Thua nhanh, không tiếc, đằng này...mặc dù mình cũng hâm mộ ca Wang Liqin ko kém gì. Nhưng Ma Lin cũng xứng đáng mà, chắc là ko có duyên với giải này. Số phận.

2 tay vợt này đều là ở thời kỳ "quá độ" chuyển giao của bóng bàn nên xem đã mắt nhất, em thì nghĩ cặp này là cặp xuất sắc nhất từ 2000 đến giờ.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Wang Liqin - Vua sát 1 càng và 2 càng Châu Âu, chuyên gia cứu Team và ngôi sao thi đấu đồng đội.
Ma Lin - Sát thủ 1 càng nhưng ôi thôi, gặp 2 càng là như cua gặp ếch, thời đó anh gặp Timo Boll còn thua huống chi Wang Liqin, chuyện thắng thua của anh thậm chí vẫn tùy vào phong độ cho đến thời điểm anh gác vợt cơ mà, 3 lần ở chung kết WTTC, cả 3 lần đều thất thần đến rơi nước mắt, nếu lần thứ nhất chỉ là tiếc nuối tuổi trẻ thì lần cuối cùng dường như anh biết thứ anh 3 lần gần chạm tới đã mãi ở xa rồi.
Wang Liqin và Ma Lin, đôi bạn thân với nhau ở tuyển TQ, cái bắt tay đầu trận luôn thể hiện rõ điều đó nhưng số phận nghiệt ngã đã sắp xếp cho họ buộc phải chiến đấu với nhau vì chính bản thân và người này có thứ mà người kia thèm muốn. Wang Liqin có 3 chức VĐ WTTC còn Ma Lin thì vô địch Olympic, nhưng có vẻ Ma Lin may mắn hơn với danh hiệu Olympic và cũng chính năm đó phong độ xuất thần của Ma Lin đã đả bại được Wang Liqin.
Họ Lưu từng nói:" Nếu không có OL thì các danh hiệu khác đều vô nghĩa" - Liệu như thế có quá phũ phàng với Wang tiên sinh không.
1 năm sau OL 2008, Ma Lin lại thua trước Wang Liqin ở bán kết WTTC, lại dừng bước trước ngưỡng của thiên đàng, và sau đó ở chung kết, Wang Liqin lại ra đi trước 1 Wang Hao toàn năng, con mãnh hổ của bóng bàn thế giới. Nhiều khi tôi nghĩ rằng: "Nếu Ma Lin vào được chung kết thì chắc mọi chuyện sẽ khác" nhưng đời mà, ai biết trước được điều gì.
Nhìn Ma Long bây giờ, tôi cũng thấp thoáng thấy được hình bóng của Wang Liqin, cũng là ngôi sao đánh đồng đội, cũng là người chuyên cứu team nhưng đường sự nghiệp của riêng anh sao cũng thật lận đận. Nhìn Ma Long thấy cả sự tiếc nuối cho Ma Lin khi 3 lần tại WTTC bị cùng 1 người đánh bại. Nhìn Ma Long lại thấy xót xa khi anh chẳng may mắn như Ma Lin khi OL 2012 không được đánh đơn mà phải nhường suất cho Wang Hao dù thắng hết Trial for Olympic. Cái hào quang của một ngôi sao bây giờ có thể làm người ta quên đi anh chưa có WTTC hay Olympic nhưng rồi một ngày đẹp trời, Fan Zhendong hoặc Xu Xin đặt 1 trận thắng và liên tục thắng Ma Long và liên tục thắng những trận về sau, liệu rằng Ma Long còn được nhớ đến hay sẽ đi vào con đường của lãng tử Chen Qi, đánh đẹp nhưng chả ai còn nhớ.
Nhưng khoan hãy để hôm khác nói về Ma Long, giờ là lúc ta nghĩ về Wang Liqin và Ma Lin, phải chăng họ là 1 người thì tốt quá! :)
Thanks bro, cái này gọi là "đồng cảm" vậy. không cần nói gì nữa, mỗi người cứ tự suy nghĩ, miên man một chút cũng được. Hoài niệm mà, nó cứ day dứt, dở dang vậy đấy, nhưng mà đẹp. :)
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Thanks bro, cái này gọi là "đồng cảm" vậy. không cần nói gì nữa, mỗi người cứ tự suy nghĩ, miên man một chút cũng được. Hoài niệm mà, nó cứ day dứt, dở dang vậy đấy, nhưng mà đẹp. :)

Nói thực cái đam mê của em nó đến hơi muộn, tận 2011 mới chơi bóng bàn nên cực kỳ tiếc thời gian làm nên những huyền thoại như Ma Lin, Wang Hao, Wang Liqin, hay ngay cả Timo Boll, W. Schlager, Samsonov,......
Muốn tìm hiểu thì chỉ có Youtube thôi, và tất nhiên đọc nhiều 1 chút là ok, nhưng dù chưa xem cặp này đánh trực tiếp bao giờ thế mà cảm xúc nó cứ tiếc nuối mãi :D
 

backhand-ghost

Đại Tá
Nói thực cái đam mê của em nó đến hơi muộn, tận 2011 mới chơi bóng bàn nên cực kỳ tiếc thời gian làm nên những huyền thoại như Ma Lin, Wang Hao, Wang Liqin, hay ngay cả Timo Boll, W. Schlager, Samsonov,......
Muốn tìm hiểu thì chỉ có Youtube thôi, và tất nhiên đọc nhiều 1 chút là ok, nhưng dù chưa xem cặp này đánh trực tiếp bao giờ thế mà cảm xúc nó cứ tiếc nuối mãi :D
mình may mắn hơn, hồi bên kia đi xem được mấy lần. "ảo" lắm, Chen Qi, Hao Shuai, Wang Liqin xem người ta chơi mà tưởng có bão ^_^
 

vietabb

Binh Nhì
Viết bài về em xong anh cũng nghĩ đến một số vấn đề của mình. Ra CLB từ 16h, điều chỉnh thử xem, rất ngạc nhiên là có hiệu quả. Một ngày chơi bóng thăng hoa, như "ma nhập" vậy, 2 càng điên cuồng, chơi như phát dồ lên vậy. Sướng thật.
---
Tôi rất thích đọc các bài phân tích của Bgh về các trận đấu kinh điển và các cao thủ võ lâm BB thế giới, thật hiếm có những bài phân tích chuyên môn chất lượng đáng để đọc như các bài viết của bạn. Mong bạn tập trung vào chủ đề chính, đừng lan man -để mọi người cùng thưởng thức các bài viết hay của Bạn nhé! Thân!
 

backhand-ghost

Đại Tá
---
Tôi rất thích đọc các bài phân tích của Bgh về các trận đấu kinh điển và các cao thủ võ lâm BB thế giới, thật hiếm có những bài phân tích chuyên môn chất lượng đáng để đọc như các bài viết của bạn. Mong bạn tập trung vào chủ đề chính, đừng lan man -để mọi người cùng thưởng thức các bài viết hay của Bạn nhé! Thân!
Ok, sorry.
 

linh729

Thượng Tá
Nào, nói về Đảm béo nhé.
A thấy có clip của em bên topic video giải báo Hà Nội nên a vào xem 2 ván để nhớ lại em. Nói thật phân tích VĐV đỉnh cao nó dễ, chứ phân tích người chơi phong trào khó thật, vì hệ quy chiếu nó không rõ ràng và có những chuẩn mực nhất định ( @DambeoHD đồng ý ko?). Vậy a sẽ dùng vài người cùng trình độ với em để làm cái thước ngắm về trình độ của em.
Đánh giá chung trước về Đảm béo:
- Bắt đầu chơi có tiến bộ và hay từ khoảng cuối 2012 đầu 2013.
- Chơi ở hạng B diễn đàn, đánh giá chính xác có thể là C+, B-.
- Lối chơi tích cực, công thủ tương đối cân bằng.
1) phân tích về kỹ thuật. (Phải cầu thị nhé, ko được tự ái kiểu 9x, a để ý là nhiều khi em cũng tự tin hơi quá đấy ^_^ )
Nói thật với em là anh xem có 2 ván của e trong giải vừa rồi và thấy em giờ vẫn vậy nên dừng lại không xem nữa, vì anh cũng không quan tâm tới kết quả thi đấu, lý do cũng bởi đối thủ của em không có gì đặc biệt và hơi thiếu chút tư duy chiến thuật, có thể do cậu ấy hơi căng cứng mặc dù kỹ thuật cơ bản của Tân rất tốt. Anh cũng biết là giải Báo HN em thua Đạt "thần" 0-3 và anh nghĩ kết quả đó phản ánh rất chính xác thực lực của em hiện nay. Chính xác bây h thì em đang ở top cuối của hạng B. A thích lối chơi của Đạt hơn, hiện đại đa dạng và
nhiều biến.
- Em vẫn duy trì lối chơi như bao năm trước, thiên về bóng đôi công, nhiều xoáy lên. Em vẫn ngại bóng xoáy xuống nặng, phần thân trên vẫn rất cứng, trọng tâm vẫn hơi cao một chút nhưng em bù lại đươc bằng sự thả lỏng của cánh tay, nên em "lăng" được cánh tay, lực đánh tốt. Nhưng điều này không làm em giải quyết được một vấn đề, quả đánh của em có lực đánh điểm rơi tốt nhưng thiếu xoáy. Anh có cảm giác do thiếu xoáy nên quả bóng của em nó không "kỹ" như bóng của Đạt thần, không khó chịu và nhiều biến. Anh để ý điều này khi nhìn em giao bóng, em vẫn vậy sau 2 năm anh ko xem em chơi bóng, em chủ động giao dài, nhiều xoáy ngang và xoáy lên, để đánh đôi công và hạn chế bóng nặng.
- Góc trống vẫn là điểm mạnh của em (như bất kỳ ai chơi tay trái), tốc độ "lao trống" của em ổn và em đánh vẫn ổn định. Có điều là điêm rơi của em vẫn hơi lộ và thiếu biến hoá. 95% là em đánh đường thẳng khi "lao trống". May là Tân nó hơi thiếu quan sát và chặn phải không tốt nên ko ép đưọc em phải "về trái". Mà quả trái của em cung chưa có gí mới, em chặn được, đấm được, moi được nhưng không dùng làm vũ khí sát thương được. Chỗ này thì em kém cả Hưng khỉ đột. Và quan trọng nhất, càng trái của em cũng giống bên phải, thiếu xoáy. Nếu em không xác định sẽ chơi hai càng như xu thế hiện nay thì em nghiên cứu Thắng đen nhé, e có bao giờ thấy Thắng đen "đấm" hỏng một quả trái nào không, bỏ qua quả giật trái đi.
- Em đỡ giao bóng không hay, không nhiều biến. Tân giao bóng cực dài (ko giao được ngắn) nhưng em xử lý vậy ko hay, mặc dù có thể em đánh vậy vẫn thắng Tân. 100% khi Tân giao vào tay thuận của em dù ngắn hay dài em đều thò vợt ra cắt bóng, hoặc nửa hất nửa "quẹt", có cảm giác em sợ xoáy xuống vậy. Mà đúng là thân trên của em như vậy thì đánh bóng "gò công" sao hay được.
- em thuộc hệ 9x mà em không có quả flick hoặc em ko dám dùng, cái này nó sắp thành một quả đánh cơ bản rồi em.
- Kỹ thuật của em sau bao thời gian vẫn chưa có cú, quả gì mới. So với Đạt thần thì kỹ thuật của em thô sơ, đơn điệu hơn nhiều. Bóng của Đạt hiểm hóc, quả nào cũng nhiều xoáy và rất "cắm", mà Đạt lại chơi hai càng tốt nên em ko tận dụng được lợi thế kèo trái cũng là đúng. Anh xem e chơi có hai ván mà đã thấy oải rồi.
- Bóng của em không "kỹ" khiến a có cảm giác em để thua điểm dễ dàng lắm, em hời hợt và thiếu độ "căng" cần thiết khi thi đấu, vậy làm sao mà thăng hoa được.
- em tiến bộ chậm, em nhìn Sơn "nấm" và Thao tay trái nhé. Thao giờ ở top B rồi mà có lúc Thao nó cùng hạng với em ở C đấy, Sơn "nấm" thì khỏi nói, bây h nó đánh C vô đối và gần như đánh ko có lỗi, ko bị "xót", Việt HY gặp nó còn suýt lăn quay, e B thật nhưng va với nó thì anh ko dám đoán kết quả. E thấy không, thiên hạ nó tiến từng ngày, còn em thì cứ dậm chân tại chỗ, loanh quanh mãi ở hội 9x và CLB Duy Hưng. Em phải thật khiêm tốn và cầu thị một chút, chịu khó tập với các anh ở trên đi, Minh TB, Tuấn ND, Thắng đen đó. Không được huyễn hoặc bản thân mình nhé. Làng BB vẫn chưa biết đên Đảm béo đâu và em sẽ mãi mãi chỉ đánh thứ yếu, dự bị khi đanh ORG nếu ko tiến bộ. Hoặc giả quay lại lại C mất, mà C bây giờ với em cũng phức tạp lắm lắm em ạ.
Xem 2 ván nên anh chỉ dám sơ bộ vậy phân tích vậy, nếu em thấy còn thiếu thì anh sẽ quan sát thêm em ở ngoài, em sẽ ko biết đâu ^_^
A nói thẳng và thật, em cứ suy nghĩ thật kỹ trước khi phản ứng nhé. A phân tích kỹ thuật thì bướng như Tuấn NĐ cũng ko giận được anh đâu.


Bài này bác phân tích cũng kỹ lưỡng và cầu kỳ nhưng cá nhân mình thấy cách dẫn dắt như trên có phần chung chung, thiên nhiều về chê, chỉ trích hơn là chỉ ra được 1 hướng đi, 1 sự cải thiện kỹ thuật mang tính cụ thể giúp Đảm tiến bộ hơn.

Tôi đánh tầm trình D non nhưng do xem nhiều clip quay chậm của các VDV nên khi tua chậm trận Tân chí linh - Đảm béo thì có một vài nhận xét theo cảm nhận cá nhân riêng cho Đảm thế này :
== Về quả giao bóng : nên luyện thêm 1 vài quả ít lực (chuội, xoáy xuống, ngang xuống). Cậu có xu hướng giao ngang lên hơi nhiều, khi đối thủ trả bóng, còn dư xoáy ngang, bóng sẽ hơi lắc hoặc dừng, xác suất giật hỏng thường gia tăng.
== Về cú giật FH : duỗi thẳng cánh tay ra phía sau sẽ khiến cậu gặp nhiều bất lợi khi giật moi, giật bẻ góc, chạy giật góc trống và đối giật (tỷ lệ sai nhịp vào bóng tăng lên do lấy đà quá dài và quá sớm). Xoay lườn quá nhiều khiến cậu khó khăn trong việc thực hiện 1 cú giật điều chỉnh giảm lực ép trước (có không ít hơn 4 quả giật rúc lưới trong trận gặp Tân do thiếu xoáy lên, thừa lực hướng trước). Điều đặc biệt cần lưu ý là cách vặn cánh tay khi đưa vợt xuống khiến nhóm cơ vai dễ bị căng cứng, lâu phục hồi đồng thời cổ tay dễ bị đơ, quả giật sẽ vẫn tốt ở những séc đầu và bị giảm dần hiệu suất ở những séc cuối cùng. Cậu có hay cảm thấy vai bị cứng hơn, cổ tay kém linh hoạt trong những séc 4, sec 5?

== Quả chặn BH : chú ý luyện nhiều hơn. (có thể học động tác theo kiểu Kenta hoặc ZJK đều được)
== Bộ chân di chuyển : là nguyên nhân chính khiến cậu giật hỏng khá nhiều quả chạy giật góc trống, né giật bẻ góc, né giật chữ I và hồi bộ, chuyển bộ từ quả giật FH sang quả giật BH hoặc quả chặn đẩy BH.

Cậu có cái hay là giật điểm rơi, có triển vọng đánh đều 2 càng, tâm lý thi đấu tốt. Phong cách thi đấu nhìn hơi giống Fan Zhendong. Không biết FH của cậu là gì nhưng phải nói là động tác dài như vậy thì chơi mặt cứng, thiên về xoáy sẽ hay hơn là mặt mềm nảy.
 

backhand-ghost

Đại Tá
BhG có một số bài đã viết và post trên topic "Vì sao người TQ quá mạnh" của bác NTBB, trong đó có những bài viết BhG rất tâm đắc, vậy nên xin phép mọi người để người viết rà soát lại, chỉnh sửa nội dung rồi post lại ở topic này. Việc này cá nhân người viết muốn tập trung lại luồng tư duy và lưu trữ tập trung các bài viết, hoàn toàn ko phải để câu like, câu view gì cả. Nếu có làm cho mọi người thấy không thoải mái thì xin thông cảm nhé.
Thanks.
 

Bình luận từ Facebook

Top