Bình luận về những trận đấu kinh điển !

Son_ct

Đại Uý
VÀI ĐIỀU LƯỢM LẶT VỀ BB TQ.

Trận CK Cup thế giới năm 2012 thực ra không có gì quá đăc biệt ở góc độ chuyên môn nhưng người viết bài vẫn chú ý bởi đây trận đấu để ML giành được một danh hiệu cá nhân đầu tiên và duy nhất tới nay ở cấp độ TG. Diễn biến không có gì phải bàn, ML đánh TMB đỡ không nổi, TMB thì không có cơ hội đánh trước và có tranh đánh được thì đánh cũng không hết rồi lại bị phản công lại chết toi. Điểm sáng duy nhất, cũng là sở trường của TMB là 4,5 điểm winner bằng backhand gần bàn. Còn lại không có gì để bàn cả.
Lý do để BhG phải xem lại một lần nữa là chỉ để ghi lại ra đây mấy điều lượm lặt được qua phần BL của một thằng cha HLV đội tuyển (nghe chẳng rõ tên gì, chán..). Thấy người ta nói cũng hay, cũng đúng nên phải nói lại để ae ta cùng chém cho nó vui. Xin được dịch tương đối là "nguyên văn".
"Ở đẳng cấp cao thì thực ra nhiều khi thắng thua phụ thuộc vào lối chơi, ai có lối chơi tiên tiến hơn thì cơ hội thắng cuộc sẽ lớn hơn. Cụ thể trong trận này, rõ ràng là lối chơi của ML là tiên tiến hơn TMB mặc dù như đã nói qua rằng hiện nay TMB vẫn là tay vợt có trình độ kỹ thuật tiệm cận nhất vơi trình độ của chúng ta (TQ). Lối chơi của ML tiên tiến hơn ở chỗ anh chuyển đổi công - thủ nhanh hơn TMB và special là sự chuyển hoán đó diễn ra ngay cả tại cự ly gần bàn trong khi người Châu Âu chỉ có thể làm đc việc này ở cự ly trung bình và xa bàn. Nói rộng thêm một chút, từ lúc được sinh ra đến nay thì BB TG được chia ra làm 3 giai đoạn. Giai đoạn khởi thuỷ đến những cuối những năm 70 là time của mặt gai công. Thời kỳ này người ta chú trọng đến tốc độ di chuyển, sự nhanh mạnh của quả đánh và tất nhiên là sự biến hoá. Giai đoạn những đầu những năm 80 đến những năm gần cuối thập kỷ 90 là thời kỳ của "xoáy", lúc này đấu pháp, chiến thuật biến hoá hơn, phức tạp hơn trước rất nhiều. Những năm 90, khi Cai Zhenhua bắt đầu nắm đội tuyển QG là lúc "xoáy lên" chi phối hoàn toàn BB TG. Từ lúc đó tới nay, lối chơi của VĐV bị chi phối rất nhiều bởi khả năng chuyển hoán công - thủ. Bởi lúc này đường bóng qua lại rất nhiều, trong tích tắc cục diện của một đường bóng tranh chấp sẽ thay đổi, nếu khả năng chuyển hoán kém, không linh hoạt thì sẽ không chiếm được ưu thế, thủ tốt nhưng không xoay chuyển để phản công lại thì vẫn sẽ thua, công được mà khi bị phản công lại mà phòng ngự không hợp lý cũng chết. Điều này có thể lý giải được vì sao mà ML đánh ZJK lại được nhiều hơn là thua. Lý do là dù vẫn biết kỹ thuật của ZJK gần như là hoàn hảo trong cả công lẫn thủ, đặc biệt là khả năng phòng thủ và "độ xoáy, kiểm soát xoáy" thì chắc chắn là nhất TG nhưng đánh ML thì sự chuyển hoán của ZJK kém hơn nhiều nên thường bị yếu thế hơn đôi chút. Người ngoài đánh với ZJK thì thấy khó chịu hơn ML nhiều"
Trên đây là một phần BL của vị HLV trong trận đấu, ghi lại để mọi người xem và cùng suy ngẫm cho vui. Dạo này bận quá nên không có cả thời gian và cảm hứng để viết được một bài cho nó tử tế, đành chơi kiểu du kích thế này vậy. Các bro đừng chê.
Đợi mãi bài này anh @backhand-ghost:D Xem những trận ML - ZJK từ 2012 trở về trước thì đúng là ML chiếm ưu thế hơn như lời BLV nói. Tuy nhiên, xem 2 trận năm 2014, 1 ở vòng tuyển chọn đội tuyển dự WTTC 2014, 1 ở giải CSL 2014, em thấy ZJK quá tự tin khi đối mặt ML, mặc dù cách biệt trong mỗi set chỉ là tối thiểu. Lúc nào rảnh anh làm 2 trận này nhé để xem BLV họ nói gì :D Thks a trước :D
 

aunhh

Đại Tá
KỲ 2: CHUNG KẾT ĐƠN NAM WTTC 2013 WANG HAO - ZHANG JI KE (part cuối).
....
Trong trận đấu kéo dài 6 ván này, người viết thấy ván đấu 4 và ván thứ 5 là hay nhất, với những tình huống và diễn biến thực sự khó quên. Hai ván đấu này phô diễn những kỹ thuật tinh tế nhất, phức tạp nhất của BB hiện đại. Đặc biệt, nếu tập trung và đánh giá chi tiết thì người xem có thể hiểu được vì sao 2 VĐV này lại được coi là 2 trong số những người có backhand hay nhất TG, 2 trong số những người đã nâng cấp backhand tiệm cận với giới hạn của sự hiệu quả, khéo léo, chính xác, sức mạnh qua hàng loạt những pha đôi công trái đờ mi đến 10 lần chạm vợt cùng độ khó khủng khiếp của 2 huyền thoại backhand.
Ván thứ 4, sau khi WH đã rút ngắn tỷ số 1-2 thực sự là một ván đấu ở level cao nhất của BB hiện tại. Hai VĐV tranh đua về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, sự thích ứng... Xem kỹ ván đấu này và cả trận đấu thì dễ hiểu tại sao LGL nói "Ma Long vẫn chưa thể vươn tới đẳng cấp này".
Sau khi thua 2 ván đầu, WH quả thật đã thể hiện mình là "bạc già". Biết mình vẫn "bí" giao bóng của đối phương, anh gần như bỏ hết quả bắt ngắn để quay sang backhand flick hoặc chọc dài.WH phải thay đổi cách đánh khi phải chấp nhận rằng
đánh đôi công với rally trên 7,8 lần chạm vợt thì không có "cửa". WH đánh theo kiểu "phát một" để mỗi khi có cơ hội đánh forehand anh "nghiến răng" dùng toàn lực để mong có thể dứt điểm ngay hòng tránh những loạt rally biết chắc sẽ thua.
Trước một WH đánh như "chán đời" vậy ZJK cũng bối rối mất gần 2 ván. Thua ván thứ 3 rồi ván thứ 4 bị dẫn trước 2-7 anh mới kịp có những điều chỉnh. ZJK bình tĩnh trong những loạt rally đấu trái và xử lý khó hơn để WH không có cơ hội mà cảm tử
trong những pha forehand "liều lĩnh" mà HLV đội tuyển QG LGL nói là thậm chí WH phát lực đánh bạt mạng và gấp gáp đến nỗi nhiều lúc còn không kịp đánh cho hết
một động tác hoàn chỉnh. Sự hấp dẫn của trận đấu này lên tới đỉnh điểm trong những tình huống cuối ván thứ 4, sau khi ZJK bình tĩnh gỡ từng game point và giành chiến thắng ván đấu vô cùng quan trọng này. ZJK cho thấy sự lỳ lợm sau khi đã trải qua nhiều trận đại chiến, còn Wang Hao như đã hồi sinh với phong độ mà như LGL nói là "không thua kém gì thời điểm Olympic 2012". Tiếc rằng WH đã không tận dụng được cơ hội này để đưa trận đấu sang chiều hướng khác, ZJK cứu được một loạt game point và giành game với tỷ số 14-12 trong sự phấn khích tột độ. Đánh mất cơ hội san bằng tỷ số này, mặc dù đã ăn đươc ván 5 với phong độ và những quả đánh không thể hay và đẹp hơn nhưng WH dường như đã cạn kiệt khí lực. Anh nhanh chóng thua nhanh ván thứ 6 và chịu thua chung cuộc 2-4. Một lần nữa lại bại trận trước đối thủ quen thuộc, một huyền thoại của BB TG.
Điểm sáng duy nhất của WH trong ván đấu của cuối cùng này có thể xem là hình mẫu kinh điển cho mọi tay vợt BB. Điểm số 4-4 là tình huống khiến bất kỳ ai kể cả những người như LGL và YY cũng phải thấy kinh ngạc và phấn khích. Đó là khi ZJK giật trái cực xung đường chéo thì ngay lập tức WH đáp trả bằng một quả backhand top spin mà theo cảm nhận của người viết là gần như đã "điểm huyệt" ZJK vậy, làm ZJK gần như cứng đờ cả người. Một pha bóng tuy diễn ra cực nhanh sau 3,4 lần chạm vợt đã minh chứng cho việc mãi mãi sau này anh sẽ luôn được tôn vinh là một trong những tay vợt sở hữu quả trái hay nhất của BB TG. YY nói " những người yêu bóng bàn (nghiệp dư) chắc ít khi thấy và không bao giờ đánh được như vậy". LGL bình luận "đường bóng như vậy thì đừng nói đến nghiệp dư, ML cũng chưa chắc đã đánh được quả banh đó" (đề nghị cả nhà xem lại pha đánh bóng đỉnh của đỉnh cao này).
Sau trận CK này, có cảm giác WH đã
đã đi đến đoạn cuối của con đương đầy vinh quang trong sự nghiệp của mình. Vẫn còn đó bao điều tiếc nuối, cùng nỗi day dứt cho 3 trận CK Olympic...nhưng cũng đã đến thời khắc rồi. WTTC 2015 không biết anh có còn chơi nữa không, Olympic 2016 thì có lẽ sẽ vắng bóng anh, một tay vợt với phong cách chơi hoàn mỹ, tinh tế nhưng cũng đầy sức mạnh, sự uy dũng. Sau này khi nhắc đến anh, người ta sẽ dùng hai chữ "huyền thoại".
Hết.
(Có cảm giác bài BL kỳ này của BhG hơi thiên về cảm nhận khi thưởng thức BB đỉnh cao và có nhiều chỗ thể hiện cảm xúc cá nhân hơi quá nên mọi người có thể chưa đồng tình lắm. Tuy vậy, vẫn đành phải mạn phép hoàn thành bài BL kỳ này theo đúng style mà người viết đã định)
Đọc xong mấy bài bình luận của BHG, mình thật sự phấn khích và cảm phục bạn. Cảm ơn bài viết rất hay và chất lượng của BHG. Nếu bạn không am hiểu về bóng bàn, ngoại ngữ, thì rất nhiều người từ amatuer đến pro cũng không thể" đọc" được những bình luận, diễn biến của những trận đỉnh cao như thế này.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Đợi mãi bài này anh @backhand-ghost:D Xem những trận ML - ZJK từ 2012 trở về trước thì đúng là ML chiếm ưu thế hơn như lời BLV nói. Tuy nhiên, xem 2 trận năm 2014, 1 ở vòng tuyển chọn đội tuyển dự WTTC 2014, 1 ở giải CSL 2014, em thấy ZJK quá tự tin khi đối mặt ML, mặc dù cách biệt trong mỗi set chỉ là tối thiểu. Lúc nào rảnh anh làm 2 trận này nhé để xem BLV họ nói gì :D Thks a trước :D
Riêng về trận đối đầu giữa ML - ZJL và phân tích về cặp đấu này bro cho mình nợ đi. 2 ông em này hiện đang là 2 người tiêu biểu cho đỉnh cao của BB TG. Không nghiên cứu và sưu tầm đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, HLV TQ thì không dám loạn đàm, duy ý chí.
Khi nào cảm hứng quay lại, có nhiều thời gian, BhG sẽ viết "siêu phẩm đương đại" này hê hê.
Thân.
 

backhand-ghost

Đại Tá
Đọc xong mấy bài bình luận của BHG, mình thật sự phấn khích và cảm phục bạn. Cảm ơn bài viết rất hay và chất lượng của BHG. Nếu bạn không am hiểu về bóng bàn, ngoại ngữ, thì rất nhiều người từ amatuer đến pro cũng không thể" đọc" được những bình luận, diễn biến của những trận đỉnh cao như thế này.
Hôm nào ae gặp và giao lưu tại Quy Nhơn đi. Mình đang làm dự án trong đó nên thường xuyên đi Bình Định (từ An Nhơn - Quy Nhơn).
Thân.
 

atnguyen23

Trung Uý
Zhang Jike với Ma Long thì cứ như Ronaldo với Messi bây giờ thôi :D
Em thì thấy cái cách Zhang Jike nhắm điểm rơi phong độ quả là rất đáng nể, cứ Grand Slam là ăn giải đều như chanh vắt.
Bác so sánh thật là chuẩn ,đúng là những cặp trời sinh mà ,tuy nhiên nói đến bóng đá thì những trận đấu bây giờ có vẻ như ko có nhiều ngẫu hứng và cảm xúc như thời trước ,liệu bóng bàn có vậy không nhỉ?
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Bác so sánh thật là chuẩn ,đúng là những cặp trời sinh mà ,tuy nhiên nói đến bóng đá thì những trận đấu bây giờ có vẻ như ko có nhiều ngẫu hứng và cảm xúc như thời trước ,liệu bóng bàn có vậy không nhỉ?

Giờ đây bóng đá hiện đại sẽ không bao giờ cảm xúc như trước đâu, các đội quá nhiều toan tính cho 1 trận thắng, các sơ đồ bây giờ 1 tiền đạo là quá đủ cho 1 trận đấu và chủ yếu là chơi pressing chứ không tấn công dồn dập, sẽ không có 1 Hà Lan tổng lực hay một thế lực mà "Bật như Man" nữa đâu ạ.
Bóng bàn thì chắc sẽ đỡ hơn bóng đá nhiều nhưng nếu để ý thì sẽ thấy Zhang Jike sẽ không tấn công nhiều trong 1 trận đấu mà chủ yếu là chặn đẩy, dồn ép trái và đờ mi, Ma Long của hôm nay đã đánh gần bàn hơn thời điểm 2 năm trước rất nhiều rồi. Khả năng các pha đối giật trong 1 trận đấu giữa 2 tay này ngày 1 ít đi khi mà giờ cả 2 đều phát triển lối chơi bằng tư duy chứ không dùng đến tốc độ và kỹ thuật nhiều.
Nói chung là giờ muốn cảm xúc nhiều thì bóng bàn sẽ vẫn đem lại nhưng có lẽ rất lâu nữa bóng bàn thế giới mới sản sinh ra những cặp đôi như MA LIN-WANG LIQIN hay ZHANG JIKE - MA LONG như bây giờ.
Cặp đôi em cho là có thể đem lại những trận kinh điển cho thế giới bây giờ em nghĩ là MIZUTANI JUN - DJIMITRI OTVCHAROV , hiện giờ cặp này đánh với nhau xem cực kỳ đã mắt và cảm xúc :D
 
Last edited:

backhand-ghost

Đại Tá
Không phải BhG thể hiện hay khoe khoang gì đâu, trăn trở là mình phải viết ra những gì khác đi, nhìn thấy những vấn đề mà ít ai để ý, vậy mới thích, vậy mọi người mới khoái và ủng hộ mình đến vậy chứ hả.
Nhưng tất nhiên làm được như vậy thì khó quá, cũng cần cả những cảm xúc đột xuất thì mới có ý tương hay và mới lạ.
Ấp ủ một bài bình không "kinh điển" về một thứ "kinh điển".
^_^
 

backhand-ghost

Đại Tá
Đợi mãi bài này anh @backhand-ghost:D Xem những trận ML - ZJK từ 2012 trở về trước thì đúng là ML chiếm ưu thế hơn như lời BLV nói. Tuy nhiên, xem 2 trận năm 2014, 1 ở vòng tuyển chọn đội tuyển dự WTTC 2014, 1 ở giải CSL 2014, em thấy ZJK quá tự tin khi đối mặt ML, mặc dù cách biệt trong mỗi set chỉ là tối thiểu. Lúc nào rảnh anh làm 2 trận này nhé để xem BLV họ nói gì :D Thks a trước :D
Quên chưa nói với bro "trợ lý" @Son_ct Chịu khó một thời gian đi, để xem cup TG năm nay 2 ông em có gặp nhau không, hoặc để tới cuối năm mình đi xem World Tour Final ở Bangkok về rồi viết cho nó chỉn chu (chỉ sợ 2 ông em không có cơ hội để "va" thì mình về nhà dùng tài liệu là mấy trận quốc nội để viết vậy).
Món "mầm đá" yêu cầu phải ninh cho nhừ bro ơi.
 

xenu

Trung Uý
Giờ đây bóng đá hiện đại sẽ không bao giờ cảm xúc như trước đâu, các đội quá nhiều toan tính cho 1 trận thắng, các sơ đồ bây giờ 1 tiền đạo là quá đủ cho 1 trận đấu và chủ yếu là chơi pressing chứ không tấn công dồn dập, sẽ không có 1 Hà Lan tổng lực hay một thế lực mà "Bật như Man" nữa đâu ạ.
Bóng bàn thì chắc sẽ đỡ hơn bóng đá nhiều nhưng nếu để ý thì sẽ thấy Zhang Jike sẽ không tấn công nhiều trong 1 trận đấu mà chủ yếu là chặn đẩy, dồn ép trái và đờ mi, Ma Long của hôm nay đã đánh gần bàn hơn thời điểm 2 năm trước rất nhiều rồi. Khả năng các pha đối giật trong 1 trận đấu giữa 2 tay này ngày 1 ít đi khi mà giờ cả 2 đều phát triển lối chơi bằng tư duy chứ không dùng đến tốc độ và kỹ thuật nhiều.
Nói chung là giờ muốn cảm xúc nhiều thì bóng bàn sẽ vẫn đem lại nhưng có lẽ rất lâu nữa bóng bàn thế giới mới sản sinh ra những cặp đôi như MA LIN-WANG LIQIN hay ZHANG JIKE - MA LONG như bây giờ.
Cặp đôi em cho là có thể đem lại những trận kinh điển cho thế giới bây giờ em nghĩ là MIZUTANI JUN - DJIMITRI OTVCHAROV , hiện giờ cặp này đánh với nhau xem cực kỳ đã mắt và cảm xúc :D
Tiện nói bóng đá, cụm từ "bật như Man" có phải bác nhắc đến MU k? Từ ngày e đá bóng + xem đá bóng có thấy MU nổi so vs các đội bóng khác về khả năng ban bật đâu :D.

Về bóng bàn hiện h, vs e thì trận nào có Xu Xin là trận đó có biểu diễn kỹ thuật nhiều :D, xem đã. Trận nào có Jun thì trận đó xem đc nhiều pha phòng thủ xa bàn rất hay, chỉ tiếc là Jun thực lực kém hơn đội tàu, nên thua là nhiều, xem nhiều lúc bị ức chế :D
 

aunhh

Đại Tá
Hôm nào ae gặp và giao lưu tại Quy Nhơn đi. Mình đang làm dự án trong đó nên thường xuyên đi Bình Định (từ An Nhơn - Quy Nhơn).
Thân.
Hehe. Nếu vậy được thì tốt quá. Mình có quen một số anh em quýnh năng khiếu cũng có và chơi phong trào cũng có. Bảo đảm giao lưu sẽ ghiền. Nếu tập trung ở Quy Nhơn thì ok hơn í. Ở An Nhơn người chơi thường xuyên ít và cơ sở vật chất không tốt lắm. Hehe. Điện thoại của mình 0935 68 58 68
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Tiện nói bóng đá, cụm từ "bật như Man" có phải bác nhắc đến MU k? Từ ngày e đá bóng + xem đá bóng có thấy MU nổi so vs các đội bóng khác về khả năng ban bật đâu :D.

Về bóng bàn hiện h, vs e thì trận nào có Xu Xin là trận đó có biểu diễn kỹ thuật nhiều :D, xem đã. Trận nào có Jun thì trận đó xem đc nhiều pha phòng thủ xa bàn rất hay, chỉ tiếc là Jun thực lực kém hơn đội tàu, nên thua là nhiều, xem nhiều lúc bị ức chế :D
Cụm từ "Bật như Man" này biết đến từ rất lâu rồi bác ạ, thời điểm còn đủ hảo thủ thì những tình huống ban bật của MU đều đem lại rất nhiều bàn thắng :D
Còn Xu Xin thì phong độ phập phù quá là cái thứ nhất thứ 2 lại sinh vào thời của Ma Long và Zhang Jike nên đành chịu.
 

Son_ct

Đại Uý
Cụm từ "Bật như Man" này biết đến từ rất lâu rồi bác ạ, thời điểm còn đủ hảo thủ thì những tình huống ban bật của MU đều đem lại rất nhiều bàn thắng :D
Còn Xu Xin thì phong độ phập phù quá là cái thứ nhất thứ 2 lại sinh vào thời của Ma Long và Zhang Jike nên đành chịu.
Xu Xin chịu khó đứng gần bàn hơn chút, đánh trái nhiều hơn thì có lẽ sẽ sáng cửa hơn trước ML và ZJK.

Em cũng bon chen tí bóng đá: "Bật như Man" gắn với MU thời 98-99, có nhiều tình huống MU chỉ chơi 1 chạm với sự tham gia của nhiều cầu thủ, bóng luân chuyển liên tục và có xu hướng tiến về phía trước, khác với kiểu chơi bóng ma của Barca
 

backhand-ghost

Đại Tá
Hehe. Nếu vậy được thì tốt quá. Mình có quen một số anh em quýnh năng khiếu cũng có và chơi phong trào cũng có. Bảo đảm giao lưu sẽ ghiền. Nếu tập trung ở Quy Nhơn thì ok hơn í. Ở An Nhơn người chơi thường xuyên ít và cơ sở vật chất không tốt lắm. Hehe. Điện thoại của mình 0935 68 58 68
Ok bro, khi nào vào mình sẽ liên lạc trước nha.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Xu Xin chịu khó đứng gần bàn hơn chút, đánh trái nhiều hơn thì có lẽ sẽ sáng cửa hơn trước ML và ZJK.

Em cũng bon chen tí bóng đá: "Bật như Man" gắn với MU thời 98-99, có nhiều tình huống MU chỉ chơi 1 chạm với sự tham gia của nhiều cầu thủ, bóng luân chuyển liên tục và có xu hướng tiến về phía trước, khác với kiểu chơi bóng ma của Barca
Quá chuẩn :D
 

backhand-ghost

Đại Tá
Đợi mãi bài này anh @backhand-ghost:D Xem những trận ML - ZJK từ 2012 trở về trước thì đúng là ML chiếm ưu thế hơn như lời BLV nói. Tuy nhiên, xem 2 trận năm 2014, 1 ở vòng tuyển chọn đội tuyển dự WTTC 2014, 1 ở giải CSL 2014, em thấy ZJK quá tự tin khi đối mặt ML, mặc dù cách biệt trong mỗi set chỉ là tối thiểu. Lúc nào rảnh anh làm 2 trận này nhé để xem BLV họ nói gì :D Thks a trước :D
Nợ bài này thì lâu lâu mới trả được. Áy náy kinh vậy nên đề nghị bù trước cho bro trận CK WTTC 2007 Wang Liqin - Ma Lin được không? Thú thật đây là 2 người mà BhG yêu thích nhất, 2 vẻ đẹp trái ngược của BB, một tinh xảo và duyên dáng, một giản dị và dũng mãnh. Trận đấu năm đó, thực sự có lẽ BhG mãi không thể quên từng đường bóng.
 

Son_ct

Đại Uý
Nợ bài này thì lâu lâu mới trả được. Áy náy kinh vậy nên đề nghị bù trước cho bro trận CK WTTC 2007 Wang Liqin - Ma Lin được không? Thú thật đây là 2 người mà BhG yêu thích nhất, 2 vẻ đẹp trái ngược của BB, một tinh xảo và duyên dáng, một giản dị và dũng mãnh. Trận đấu năm đó, thực sự có lẽ BhG mãi không thể quên từng đường bóng.
Đợt giải WTTC 2014 xem trực tiếp trên Thể thao TV chỉ muốn tắt tiếng bình luận cho đỡ bực mình. Có lời dịch của anh xem lại các trận kinh điển thấy đã hơn nhiều :D
 

backhand-ghost

Đại Tá
Hehe. Nếu vậy được thì tốt quá. Mình có quen một số anh em quýnh năng khiếu cũng có và chơi phong trào cũng có. Bảo đảm giao lưu sẽ ghiền. Nếu tập trung ở Quy Nhơn thì ok hơn í. Ở An Nhơn người chơi thường xuyên ít và cơ sở vật chất không tốt lắm. Hehe. Điện thoại của mình 0935 68 58 68
Hẹn bro có ngày gặp ở Quy Nhơn, BhG cũng chơi 2 mặt Ten 05 fx. Mới chuyển chơi thử Sardius (lần đầu tiên), trước thì chơi Innerforce ZLC (combo gần tương tự như của bro).
Thân.
 

backhand-ghost

Đại Tá
SAU XU XIN, CÓ CÒN AI CHƠI VỢT DỌC.

Sinh năm 1990, tại thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô, Xu Xin là một trong những tay vợt thế hệ 9x xuất sắc nhất của một QG có nền BB mạnh nhất thế giới. Với thành phố nhỏ Từ Châu (khoảng gần 3 triệu dân), Xu Xin được coi là một trong những cư dân ưu tú nhất thành phố rất có truyền thống về BB này. Là nhà VĐTG (môn BB) thứ tư của Từ Châu, Xu Xin là một niềm tự hào của tất cả người dân ở đây.
Xu Xin thuộc lứa đầu tiên của thế hệ 9x nhưng Xu Xin vẫn mang nhiều đặc điểm của một VĐV chơi vợt dọc cổ điển (chơi một mặt vợt). Cũng như một số bậc tiền bối, đàn anh trong quá khứ như Liu Guoliang, Ma Lin...Xu Xin sở hữu một bộ chân tuyệt vời, tốc độ di chuyển cực nhanh kết hợp với một thân trên vô cùng mềm mại. Về kỹ thuật tấn công, Xu Xin cũng tương đối toàn diện với đầy đủ các kỹ thuật tiên tiến, một forehand uy lực và backhand top spin hiện đại, tạo nên một lối chơi tích cực và hiện đại. Thành tích cá nhân ở cấp độ TG duy nhất hiện nay của Xu Xin là một lần đăng tại Cup TG năm 2013, nhưng với tuổi đời còn trẻ, có lẽ thành tích của anh sẽ không chỉ dừng lại ở đây.
Qua bài viết này, người viết muốn chia sẻ một góc nhìn thực tế để làm rõ hơn vị trí và giá trị thực sự của anh trong làng BB TQ nhưng cũng mong những cảm nhận của cá nhân người viết không làm những ai đang mến mộ anh thấy phiền giận.
Là một VĐV chơi vợt dọc, Xu Xin bắt buộc phải luyện tập để có đươc một bộ chân thật nhanh cùng sự di chuyển hợp lý, bởi ai cũng biết rằng chơi vợt dọc thì không thể thiếu được yếu tố quan trọng bậc nhất này. Như đã nói, vào cuối thập niên 90 có Liu Guoliang, gần đây nhất có Ma Lin đều là những người có bộ chân và tốc độ di chuyển nhanh khủng khiếp, đặc biệt là khả năng di chuyển linh hoạt trong phạm vi gần bàn.Nói như vậy nhưng một điều có thể dễ dàng nhận thấy rằng "nhanh" ở đây mang nặng yếu tố bắt buộc chứ đó không phải là lợi thế của các VĐV chơi vợt dọc ngoài một trường hợp ngoại lệ và duy nhất là Wang Hao.
Tại sao nói là "bắt buộc", bởi một lẽ rất đơn giản dù là Liu Guoliang, Ma Lin hay Xu Xin những VĐV chơi vợt dọc hầu như chỉ tập trung sử dụng forehand để tấn công, hoặc có thể nói là chỉ chơi một mặt vợt và đánh phải là chính. Lý do cũng rất đơn giản, bởi bản chất backhand top spin không phù hợp với vợt dọc, ngoài WH ra từ 2003, thời điểm WH bắt đầu ok, đến nay chưa xuất hiện thêm một ai chơi vợt dọc sở hữu quả backhand top spin "tích cực". Tất nhiên, khi backhand không phải là thế mạnh và thậm chí là yếu huyệt của mình thì không còn lụa chọn nào khác là dùng quả phải để thắng điểm.
Trước khi nói đến kỹ thuật backhand top spin của Xu Xin, người viết xin được nói tới Xu Xin's forehand trước vì mặc nhiên nó được công nhận là kỹ thuật tấn công uy lực nhất của anh. Rất nhiều người đam mê BB và hâm mộ Xu Xin nghĩ rằng Xu Xin có quả phải rất hay, và nguyên nhân là anh chơi vợt dọc. Điều đó quá đúng, Xu Xin đánh phải không phải hay mà là quá hay. Mạnh mẽ, điểm rơi rất ác, chuẩn xác là những gì có thể miêu tả về kỹ thuật forehand của anh. Nhưng bài viết này lại nhìn vào một thiểu số rất nhỏ, bàn đến một câu chuyện về đẳng cấp thật sự, đẳng cấp tối cao của BB hiện nay để ta chợt nhận ra, Xu Xin không thuộc "mâm" này và kể cả quả phải của anh cũng chẳng chen nổi vào câu chuyện của 3,4 người xuất sắc nhất. Cùng nhau nhìn lại trươc đây và cả hiện nay tại TQ hay trong đẳng cấp thế giới thì chúng ta thấy có ai yếu forehand đâu, cũng chẳng có mấy ai được khen ngợi quá nhiều về quả phải hay cả, đẳng cấp thế giới thì đương nhiên đánh phải phải hay rồi. Vậy sao khi nói về Xu Xin người ta cứ nói về "quả phải" của anh nhiều thế, hay là ngoài quả phải ra Xu Xin chẳng còn gì nằm trong top xuất sắc cả.
Nhưng ác một nỗi, thực ra để mang đi so sánh thì Xu Xin đánh phải so với những người khác cũng có gì là quá hay đâu. Người viết vẫn nhớ, Wang Liqin ngày trước có forehand hay đến nỗi cho đến tận năm 2012 khi anh sắp về hưu rồi vẫn khiến Liu Guoliang phải thốt lên (gào lên mới đúng) rằng "quả phải của Vương Lệ Cần là độc bộ thiên hạ" (nguyên văn 独步天下) và thực sự là vậy. Wang Liqin đánh phải gần như là không có lỗi, gần bàn, xa bàn, góc trống, góc né, giật xung, giật tăng xoáy, đối giật đều không có lỗi và đặc biệt là quả đánh của Wang đều có lực đánh kinh nhân. Ngay cả khi anh đã lớn tuổi, các thanh niên như ZJK, ML có mấy khi dám trực diện đối phải với anh hay là phải ép trái toàn diện mới mong có được chiến thắng nhọc nhằn trước một đàn anh lừng lẫy, một huyền thoại về forehand. Hoặc đến bây giờ quả phải của Xu Xin cũng đâu có dám so sánh với Ma Long's forehand. ML đánh phai vẫn đang là vô đối. Phòng thủ hay, deo dai, lỳ lợm và tinh tế nhất TG hiện nay là ZJK còn chịu không nổi. Đối giật với Ma Long ư? Càng không có ai dám nhận mình đứng ngang hàng với "hung thủ" này.
Thậm chí, có thể khi Xu Xin cũng không sánh được với ZJK về kỹ thuật forehand. Xu Xin chân nhanh như vậy, đánh phải mạnh như thế mà gặp ZJK thì có cảm giác nhiều lúc ZJK ko thèm đánh, đứng chặn một lúc như đang giễu cợt đối thủ, chặn chán chê rồi bất ngờ đờ mi lại để dứt điểm cho đẹp mắt. Zhang Jike không để quả phải của Xu Xin trong tầm mắt.
Quan trọng nhất là 3 cái tên vừa rồi đều có số forehand unforced erros ít hơn nhiều so với Xu Xin, và...họ đều chơi vợt ngang.
Đó là quả phải của Xu Xin, còn quả trái thì sao?
Có lẽ đến bây giờ, sau hơn một thập kỷ phát triển kỹ thuật này cho vợt dọc người Trung Quốc đã nhận ra rằng, thực sự backhand top spin không phù hợp với vợt dọc. Ngoài Wang Hao, từ năm 2003 cho đến nay chưa xuất hiện thêm một ai chơi vợt dọc có thể sở hữu quả backhand top spin thuộc level cao nhất của TG. Wang Hao thực sự là thiên tài và có lẽ là duy nhất. Biết đến bao giờ Xu Xin mới có một quả trái "tích cực"?
"Tích cực" ở đây nghĩa là anh phải dám mơ mộng rằng có ngày mình sẽ đánh trái như Wang Hao vậy. Chơi vợt dọc nhưng không cần phải né trái đánh phải quá nhiều. Wang Hao đĩnh đạc dùng backhand một cách chủ động giật trai tăng xoáy rồi chuyển thân đánh phải để dứt điểm, hoặc có thể mạnh dạn trái khi có cơ hội để "kết", thậm chí Wang Hao rất tự tin và dám đánh hơn cả Ma Long một người chơi vợt ngang, sẵn sàng giật trái tăng lực liên tục 4,5 quả trái tại vị trí trung bình hoặc xa bàn kể cả trong những tình huống "trái đối phải". Nếu để ý một chút ta có thể thấy là trong một trận điểm backhand winner của WH (thời đỉnh cao) ko thua kém bất kỳ ai chơi vợt ngang nào ở cùng đẳng cấp. Dù đánh vợt dọc nhưng anh chơi đàng hoàng và "bề thế", không bao giờ "né" mà đĩnh đạc đứng giữa bàn "tua" trái "tua" phải với phong cách mềm mại, hoa mỹ nhưng đầy sức mạnh. Và đến giờ quả trái đó vẫn được coi là một trong những quả trái hay nhất trong lịch sử BB. Chơi vợt dọc mà chơi kiểu như thế không biết có khó không (cái này ko dám nói duy ý chí)? Tại sao hơn một thập kỷ rồi mà TQ chưa đào thêm được ai? Quả trái của Xu Xin so với người đánh vợt dọc còn không xong thì còn nói gì đến chuyện so sánh với Zhang Jike, Ovtcharov, Kreanga....
Theo đánh giá của người viết thì Xu Xin là người chơi trái "bị động". Quả trái của anh không gọi là giật trái mà đúng ra phải gọi là "về trái" mới đúng. Trong tình huống tấn công mà bị đối thủ chặn bóng vào góc né, nhưng không quay về kịp để đánh forehand thì "đành" phải đánh trái chứ biết làm thế nào, cũng may là Xu Xin "về trái" cũng tàm tạm. Còn lại thì anh không quen và cũng không dám dùng quả trái để "kết" một đường bóng, hoặc chủ động tăng lực tăng xoáy khi bị cài vào góc né. Năm 2014 rồi, khi nhìn Xu Xin vẫn kỳ cạch né trái moi phai (style những năm 90) hoặc moi trái yếu ớt rồi lập tức chuyển thân chờ đánh phải ngay mà oải quá. Liu Guoliang đã từng nói "điểm mạnh nhất của vợt dọc là khả năng xử lý khéo léo và biến hóa của cổ tay trong và gần bàn. Cách cầm vợt này mang đến nhiều cách xử lý nhanh và biến hóa rất bất ngờ". Lẽ ra Xu Xin cũng phải giống Liu Guoliang, giống Ma Lin là giành được ưu thế trong những đường banh gần bàn, phát huy khả năng cận chiến mới đúng, nhưng hơi khó hiểu là chỉ đến lần chạm vợt thứ 3, thứ 4 là đã thấy anh đứng tít ở ngoài xa đánh vào rồi. Sao Xu Xin dễ dàng bị đẩy ra xa bàn đến vậy. Khi gặp đối thủ dưới đẳng thì ko nói làm gì, ai chẳng thích "tô vẽ" nhưng khi gặp đội cùng đai đẳng thì nhìn Xu Xin "bơi" như cá mà thấy tội. Nhưng mà đời nó cũng dã man, ông nào gặp Xu Xin cũng ép trái thằng bé. Cũng đúng thôi, trái hay và biến hoá với đầy đủ các kỹ thuật backhand như Ma Lin còn bị ép trái cơ mà. Ai bảo anh chơi vợt dọc?
Vừa rồi nghe qua thì mọi người có thể nghĩ là BhG ko khoái Xu Xin nên bới móc nhưng thực sự là không phải vậy, nhìn ông em chạy và đánh như khoan bê tông thế mà không thích sao được? Vấn đề là 2 chữ "vợt dọc" thôi. Một nguyên tắc bất thành văn là Đội tuyển TQ không thể không có người chơi vợt dọc, lối chơi truyền thống của TQ bắt buộc phải được lưu truyền (ko biết đến khi nào vì rất may mắn là đến bây giờ Xu Xin vẫn đang "giã" những chú không mang quốc tịch TQ "nát bét"). Và hơn nữa là "chú" nào có ý kiến thì phải lưu ý nhé, "đại mãn quan" đầu tiên của TQ (nhưng là second của TG) là Lưu Quốc Lượng, một người chơi vợt dọc và là đương kim HLV trưởng của CNT.
Chơi vợt dọc mà yêu cầu trái hay thì khó quá, phong trào tập "直板横打” (zhi ban heng da, vợt dọc chơi như vợt ngang, chủ yếu là cải tiến và phát triển quả trái khi dùng mặt vợt đằng sau để giật bóng) đã được khởi xướng hơn 10 năm rồi, và vẫn chỉ có mỗi Wang Hao là duy nhất mà thôi, người ta vẫn gọi anh là thiên tài. Xu Xin ơi, mặc dù thành phố quê hương của cậu là nơi tớ theo học 5 năm đấy, mà cũng có thể lúc cậu còn 10, 11t mình đã gặp nhau rồi cũng nên, cả đội năng khiếu Từ Châu đứa nào chẳng đòi tớ mua thit xiên, kem ốc. Nhưng nhìn nhận thực tế nhé, cũng là hay thật nhưng để cho nó "có" thôi.
Sau Xu Xin không biết có còn ai chơi vợt dọc?
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top