loiphong
Đại Tá
b. Lựa loại vợt theo cấu tạo
Thế nhưng tại sao cứ phải chơi Clipper và Vis (hoặc NA và TBS), khi mà giá của chúng ngày càng khủng và hiếm hàng? Thiếu gì cốt vợt tương tự, tại sao không chơi vợt 5 lớp, vừa nhẹ vừa có lực, lại rẽ hơn. Chúng ta chơi vợt theo cấu trúc và chất lượng, hay là chơi theo thời trang và nhãn hiệu? Em có thể liệt kê ra một list dài tên các cốt vợt đánh mút Tàu rất ngon, nhưng rồi chả lẽ phải update mỗi tháng khi mà đủ loại vợt mới cứ ra thêm mãi. Ở phần trên em có nói về chất lượng vợt dựa theo trọng lượng, nhưng cấu trúc mới thực sự quan trọng hơn. Có 3 loại cấu trúc vợt căn bản có thể chơi mút Tàu: vợt 5 lớp, 7 lớp và 5+2 lớp chống sốc.
Vợt 7 lớp thường là cho cảm giác mềm (do các lớp cùng loại gỗ và có độ dầy giống nhau) nên có thể làm dầy để có lực hơn trong khi vẫn có cảm giác bóng và tạo xoáy tốt, thường là tận dụng tính chất dai dễ tạo xoáy của Limba làm lớp ngoài cùng. Trong cấu trúc 7 lớp classic có 2 loại: 4 lớp dọc hoặc 3 lớp dọc. Loại 4 lớp xếp dọc tiêu biểu là Clipper Wood, tức là lớp 1-7 và 3-5 xếp dọc theo chiều cán. Loại 3 lớp xếp dọc có lớp 1-7 và 4 là theo chiều dọc, 4 lớp còn lại có xớ theo phương ngang (giống cây Donic Persson PowerPlay). Cây 4 lớp dọc dễ đánh hơn, cây 3 lớp dọc đánh cho bóng rất thấp và mất lực, có khuynh hướng giống Vis hơn. Trong hai loại cấu trúc phụ này, các bác cứ lựa dầy 6.2-6.5mm, nặng tầm 95gr là ổn, gỗ ngoài limba là dễ chơi nhất.
Vợt 5 lớp classic là sự phối hợp giữa một lớp lõi dầy (Kiri hoặc Ayous) kết hợp lớp đệm (Sprouce hoặc Limba) và lớp ngoài (Limba hoặc Koto). Thường dầy tổng cộng là 5.7-6mm, nặng tầm 88-92gr là ổn, nặng hơn rất khó kiếm còn nhẹ hơn thì đánh rất dở. Sự biến thiên thường là lớp gỗ đệm dầy hoặc mỏng, nếu dầy thì cho cảm giác mềm dễ kiểm soát, nếu mỏng thì dễ phát lực. Đệm Sprouce có cảm giác “bén” và uy lực hơn đệm Limba dễ tạo xoáy và mềm. Lõi Kiri cứng hơn lõi Ayous, nhưng nếu Kiri non thì cảm giác rỗng còn Ayous non thì cảm giác mềm yếu. Lớp ngoài quan trọng nhất, vì nếu xét một hệ bị tác động uốn cong thì lớp ngoài cùng sẽ chịu lực kéo nén lớn nhất. Theo kinh nghiệm của em thì Limba dễ tạo xoáy, Limba già mới có đủ lực, nếu non thì yếu lắm phải dùng vài lớp seal mới đánh được mút Tàu. Koto cho cảm giác bén, nhắm đâu thẳng đó, koto già quá thì khó tạo xoáy. Những loại hardwood khác như Ebenholz, Rosewood, Maple, Walnut, Mahogany cũng sẽ có tính chất khác nhau, cá nhân em thích Walnut và Maple hơn vì lực xoáy vẹn toàn.
Tuy 5 lớp nhưng vài hãng còn phun lên mặt vợt những lớp seal khác nhau, vd như Stiga có CR, NCT, Diamond touch,…tác dụng của các lớp seal này là bí mật thành công của hãng Stiga giai đoạn đưa cho TQ gia công. Nhờ lớp này mà các vợt gỗ non vẫn có được độ vang và cảm giác đủ lực khi đánh bóng (các lớp áo ngoài của vợt Stiga rất dầy và cứng, trở thành cấu tạo chịu lực chứ không còn chỉ là bảo vệ mặt vợt). Nếu chọn được vợt đẹp nhưng lớp ngoài yếu quá, có thể dùng các loại sơn vanish dùng dễ coat gỗ, quét 2 lớp lên là nó cứng mặt ngay, ngoài ra có thể dùng sơn móng tay hoặc…keo dán sắt cũng được. Lưu ý, một lớp seal sẽ làm vợt nặng thêm 1gr. Ai chơi mút Tàu mà thích keo tăng lực hoặc booster thì phải cẩn thận lớp seal, nó có thể làm mút không bám chắc vợt. Cách giải quyết là đánh nhám mịn phía trong, đánh nhám thô phần rìa vợt vào 10mm để đừng bị mút tróc phần rìa cạnh. Seal vợt cũng là cách làm tăng trọng lượng những cây vợt nhẹ, cách này hay hơn là dùng vật nặng dán vào rìa, vì dù không hỗ trợ độ búng vọt, lớp seal ngoài cũng làm lớp gỗ ngoài trở nên cứng hơn. Có người nói rằng vợt của Ma Lin (YEO) được nó seal thêm tới 7 lớp nữa, còn mấy ông coach Tàu thời Ma Wenge cũng seal vợt dầy cộm. Trên mytt vừa có hình thằng Ớt-cà-rớt chơi cây vợt được seal mấy lớp đen thui theo công nghệ bí mật nào đó, có thằng bảo Timo Boll cũng chơi trò ấy. Theo em thì đó là cách biến đổi để tăng thêm những thứ bị giới hạn, dù vợt tụi ấy đã khủng lắm rồi. Với giới con nhà nghèo thì cách seal cứng mặt vợt sẽ giải quyết những cốt vợt có cái lõi cực già nhưng mặt ngoài còn hơi non, hoặc muốn chơi cốt gỗ mõng có cảm giác như vợt hi-end. Các lớp seal này có thể dễ dàng bị đánh nhám hoặc tẩy ra bằng aceton, lưu ý coi chừng mất luôn mấy cái chữ trên vợt (nếu muốn biến cây NA thành vợt đặc biệt của Ma Long – không hình). Thằng đệ tử em chơi cốt 5 lớp mỏng 5.5mm có thêm 2 lớp seal mỗi bên, trọng lượng vợt lên tới 97gr, khi đánh giải bị nghi ngờ xài keo tăng lực vì tiếng đánh nghe to chát như chơi vợt carbon, không giống vợt thuần gỗ 5 lớp.
Vợt 5 lớp mà có thêm 2 lớp sợi composite nữa thì sẽ thành cấu trúc đặc biệt, giống như Vis chỉ là cây Kobel Speed có thêm hai lớp arylate-carbon, M.Maze từ Kobel Petr upgrade lên. Những loại sợi composite hợp với mút Tàu có thể kể ra là ALC, Kevlar-carbon, ZLC,… tác dụng giãm shock khi lực mạnh và hỗ trợ khi lực yếu. Những cốt này đang là thời thượng của dân “sành điệu mút Tàu” nhưng có thể xoay xở được một em 5+2 ngon từ các hãng Tàu như 729, Yinhe hay Dawei. Ngoài ra còn có loại vợt thuần gỗ cấu tạo giống 5 lớp cơ bản, nhưng có thêm 2 lớp đệm nữa, thường là thêm vào 2 lớp sprouce như cây Maplewood VII, Yinhe N-4, DHS 656, PG7,...tác dụng cũng giống loại composite nhưng có tính chất mềm nhún hơn (cũng dầy hơn). Những loại vợt này rất nhanh, mới tập chơi mút Tàu không nên dùng tới. Em sẽ quay lại trong phần kỹ chiến thuật về cách áp dụng những loại vợt này trong tập luyện.
c. Lựa vợt đừng bị ghép nối nhiều quá
Đây là tiêu chuẩn “bất khả thi” vì những cốt vợt về tới thị trường VN đã được lựa kỹ nhiều lần rồi, những hàng “tuyển” này buộc phải có lý do để có mặt tại VN. Vì thế các bác đành phải chấp nhận một quy luật nghiệt ngã là “phải đánh đổi” để có một cây vợt chơi được. Nếu xét kỹ nhiều cây vợt, các bác sẽ thấy những lỗi thông thường như: cán bo không tròn, nứt cán, gắn hiệu không khít, má vợt không đều, gỗ trên mặt có tì vết,..nhưng thường là sẽ thấy mặt vợt có những đường ghép gỗ chạy dọc, có khi một mặt hai ba đường nối. Bác nào đã xem dây chuyền sản xuất verneer của Châu Âu và làm vợt của BTY sẽ thấy một miếng verneer khá to so với mặt vợt. Nếu nói vợt làm theo kiểu “mass production” thì chắc chắn tỉ lệ cốt trên tấm gỗ nguyên vẫn rất cao, đó là chưa nói tới tụi BTY luôn check chất lượng mỗi công đoạn và để riêng ra những sản phẩm lỗi. Khi xét một cây vợt, ta sẽ thấy đồng thời mặt trên mặt dưới ghép, mà ngay cả cái lõi giữa cũng bị ghép, có khi 3-4 lần trên một lõi. Bằng cách kiểm soát chất lượng trong từng khâu, BTY làm tối thiểu những cốt vợt bị lỗi (đồng thời cũng tăng số lỗi trên cốt “bị đánh sẹo” lên tối đa). Nhưng không có nghĩa số còn lại là “trong trắng”, những cốt ít lỗi nhất và chất lượng cao nhất sẽ được cất lại, đó là tính chất yêu nước của dân người ta, chỉ những cốt hạng hai mới được xuất khẩu (còn dân ta cái gì chất lượng thấp mới để lại trong nước xài, cái gì ngon ngon là bán tuốt!). Tùy vào thị trường mà số điểm lỗi nhiều hay ít, số vợt “chơi tốt” cũng sẽ hơn kém khác nhau (đương nhiên mắc rẽ cũng khác nhau). Bất cứ hãng vợt hay nhãn hiệu nào cũng vậy, chẳng ai lại tự hủy danh dự uy tín bằng cách để những cốt vợt xấu trà trộn vào thị trường hạng nhất nhì của họ. Vậy thì những cốt vợt quá nhiều lỗi ấy sẽ bị quăng thùng rác hay sao? Thế thì uổng quá, chúng sẽ được bán rẽ về những thị trường nghèo có trình độ bóng bàn cũng èo uột như VN ta.
Muốn có cốt vợt ít lỗi, chỉ có cách là các bác tự ra những nước lớn, vào cửa hàng uy tín của họ mà lựa; hoặc là đặt làm vợt từ OSP (giá đương nhiên là rất cao, nhưng còn hơn chơi vợt khủng giá cũng cao mà chất lượng VN). Cách hay hơn nữa là chúng ta tự làm. Rừng VN đâu có thiếu, verneer bán đầy trên mạng, máy móc cũng đâu cần chi nhiều, em mơ ước có bác nào đi tiên phong làm vợt Made in VN. Xin đừng chế ra những cốt cứng khủng dầy khùng như loại Sadius, tại sao không làm những loại vợt đơn giãn 5-7 lớp, chỉ cần chất lượng cao là có người mua ngay. Đâu cần phải đăng quẳng cáo hay nhờ người khác tuyên truyền câu “nãy như Sadius, lại ÍT RUNG”. Bóng bàn VN đi vào ngõ cụt vì hai chữ KHÔNG RUNG, vợt không nhún không đàn hồi thì đánh kỹ thuật kiểu gì đây? Em nhớ hồi đó đi lựa vợt chơi cũng bị mấy ông thầy dặn là nên mua cốt này cốt nọ vì các loại ấy không bị rung, cứ như cái tính chất rung ấy như là một con Ngáo ộp gì to lắm. Mà cũng phải, chơi rơ vợt cứng mút nãy kiểu Sadius+Bryce thì kỵ nhất là cốt bị yếu, đánh sẽ thiếu lực. Cái cảm giác vỗ thẳng vào bóng mà vợt bị hơi cong lại, gọi là bị rung, mà cốt rung thì đánh “không đầm tay”, nghe giống như là thiếu tin tưởng vậy. Chúng ta đã tạo nên một thị trường với thị hiếu sai lầm, kéo theo sản xuất cung ứng cũng theo hướng ấy, triệt tiêu những hướng phát triển khác. Bây giờ nếu có nhiều người biết chơi mút Tàu hơn, biết xài vợt mỏng nhúng, thì tự nhiên các nhà làm vợt ấy cũng phải xoay qua làm những cốt mỏng, có cầu thì có cung mà.
Chính vì khó lựa vợt “trong trắng không có sẹo” nên em đưa cái yêu cầu trọng lượng và độ già lên trước cái đòi hỏi vợt ít ghép. Nếu vì lý do nào đó mà các bác phải đánh đổi các lỗi, thì nên hy sinh chọn những cây có lỗi ở cán, mắc gỗ ở rìa, tem hơi gồ lên,…để đổi lấy cái lớp giữa đừng bị nối (hoặc lằn ghép cân bằng hai bên), lớp ngoài bị ghép ở gần rìa chứ đừng xẻo ngay giữa thì tội quá. Ở vợt 7 lớp thì ít bị ảnh hưởng chất lượng do ghép gỗ, vì trong 5 lớp cấu trúc không có lớp nào là chủ đạo, nếu có ghép nối cũng là khấu trừ qua lại thôi, chỉ lo phần cái mặt trên. Vợt 5 lớp có cái lõi là quan trọng, nếu ghép túa xua thì ảnh hưởng tới chất lượng rất nặng. Nếu đánh đổi giữa ghép ngoài mặt và ghép ở lõi thì em chọn cái lõi nguyên si (cốt có một miếng lõi không ghép, đánh cảm giác mềm nhún hơn lõi ghép, cảm giác này rõ có thể phân biệt dễ dàng nếu chơi mút cứng). Còn vợt có mặt ngoài có ghép chút mình seal nó vài lớp sẽ đồng chất cứng ngắc là yên tâm.
Thế nhưng tại sao cứ phải chơi Clipper và Vis (hoặc NA và TBS), khi mà giá của chúng ngày càng khủng và hiếm hàng? Thiếu gì cốt vợt tương tự, tại sao không chơi vợt 5 lớp, vừa nhẹ vừa có lực, lại rẽ hơn. Chúng ta chơi vợt theo cấu trúc và chất lượng, hay là chơi theo thời trang và nhãn hiệu? Em có thể liệt kê ra một list dài tên các cốt vợt đánh mút Tàu rất ngon, nhưng rồi chả lẽ phải update mỗi tháng khi mà đủ loại vợt mới cứ ra thêm mãi. Ở phần trên em có nói về chất lượng vợt dựa theo trọng lượng, nhưng cấu trúc mới thực sự quan trọng hơn. Có 3 loại cấu trúc vợt căn bản có thể chơi mút Tàu: vợt 5 lớp, 7 lớp và 5+2 lớp chống sốc.
Vợt 7 lớp thường là cho cảm giác mềm (do các lớp cùng loại gỗ và có độ dầy giống nhau) nên có thể làm dầy để có lực hơn trong khi vẫn có cảm giác bóng và tạo xoáy tốt, thường là tận dụng tính chất dai dễ tạo xoáy của Limba làm lớp ngoài cùng. Trong cấu trúc 7 lớp classic có 2 loại: 4 lớp dọc hoặc 3 lớp dọc. Loại 4 lớp xếp dọc tiêu biểu là Clipper Wood, tức là lớp 1-7 và 3-5 xếp dọc theo chiều cán. Loại 3 lớp xếp dọc có lớp 1-7 và 4 là theo chiều dọc, 4 lớp còn lại có xớ theo phương ngang (giống cây Donic Persson PowerPlay). Cây 4 lớp dọc dễ đánh hơn, cây 3 lớp dọc đánh cho bóng rất thấp và mất lực, có khuynh hướng giống Vis hơn. Trong hai loại cấu trúc phụ này, các bác cứ lựa dầy 6.2-6.5mm, nặng tầm 95gr là ổn, gỗ ngoài limba là dễ chơi nhất.
Vợt 5 lớp classic là sự phối hợp giữa một lớp lõi dầy (Kiri hoặc Ayous) kết hợp lớp đệm (Sprouce hoặc Limba) và lớp ngoài (Limba hoặc Koto). Thường dầy tổng cộng là 5.7-6mm, nặng tầm 88-92gr là ổn, nặng hơn rất khó kiếm còn nhẹ hơn thì đánh rất dở. Sự biến thiên thường là lớp gỗ đệm dầy hoặc mỏng, nếu dầy thì cho cảm giác mềm dễ kiểm soát, nếu mỏng thì dễ phát lực. Đệm Sprouce có cảm giác “bén” và uy lực hơn đệm Limba dễ tạo xoáy và mềm. Lõi Kiri cứng hơn lõi Ayous, nhưng nếu Kiri non thì cảm giác rỗng còn Ayous non thì cảm giác mềm yếu. Lớp ngoài quan trọng nhất, vì nếu xét một hệ bị tác động uốn cong thì lớp ngoài cùng sẽ chịu lực kéo nén lớn nhất. Theo kinh nghiệm của em thì Limba dễ tạo xoáy, Limba già mới có đủ lực, nếu non thì yếu lắm phải dùng vài lớp seal mới đánh được mút Tàu. Koto cho cảm giác bén, nhắm đâu thẳng đó, koto già quá thì khó tạo xoáy. Những loại hardwood khác như Ebenholz, Rosewood, Maple, Walnut, Mahogany cũng sẽ có tính chất khác nhau, cá nhân em thích Walnut và Maple hơn vì lực xoáy vẹn toàn.
Tuy 5 lớp nhưng vài hãng còn phun lên mặt vợt những lớp seal khác nhau, vd như Stiga có CR, NCT, Diamond touch,…tác dụng của các lớp seal này là bí mật thành công của hãng Stiga giai đoạn đưa cho TQ gia công. Nhờ lớp này mà các vợt gỗ non vẫn có được độ vang và cảm giác đủ lực khi đánh bóng (các lớp áo ngoài của vợt Stiga rất dầy và cứng, trở thành cấu tạo chịu lực chứ không còn chỉ là bảo vệ mặt vợt). Nếu chọn được vợt đẹp nhưng lớp ngoài yếu quá, có thể dùng các loại sơn vanish dùng dễ coat gỗ, quét 2 lớp lên là nó cứng mặt ngay, ngoài ra có thể dùng sơn móng tay hoặc…keo dán sắt cũng được. Lưu ý, một lớp seal sẽ làm vợt nặng thêm 1gr. Ai chơi mút Tàu mà thích keo tăng lực hoặc booster thì phải cẩn thận lớp seal, nó có thể làm mút không bám chắc vợt. Cách giải quyết là đánh nhám mịn phía trong, đánh nhám thô phần rìa vợt vào 10mm để đừng bị mút tróc phần rìa cạnh. Seal vợt cũng là cách làm tăng trọng lượng những cây vợt nhẹ, cách này hay hơn là dùng vật nặng dán vào rìa, vì dù không hỗ trợ độ búng vọt, lớp seal ngoài cũng làm lớp gỗ ngoài trở nên cứng hơn. Có người nói rằng vợt của Ma Lin (YEO) được nó seal thêm tới 7 lớp nữa, còn mấy ông coach Tàu thời Ma Wenge cũng seal vợt dầy cộm. Trên mytt vừa có hình thằng Ớt-cà-rớt chơi cây vợt được seal mấy lớp đen thui theo công nghệ bí mật nào đó, có thằng bảo Timo Boll cũng chơi trò ấy. Theo em thì đó là cách biến đổi để tăng thêm những thứ bị giới hạn, dù vợt tụi ấy đã khủng lắm rồi. Với giới con nhà nghèo thì cách seal cứng mặt vợt sẽ giải quyết những cốt vợt có cái lõi cực già nhưng mặt ngoài còn hơi non, hoặc muốn chơi cốt gỗ mõng có cảm giác như vợt hi-end. Các lớp seal này có thể dễ dàng bị đánh nhám hoặc tẩy ra bằng aceton, lưu ý coi chừng mất luôn mấy cái chữ trên vợt (nếu muốn biến cây NA thành vợt đặc biệt của Ma Long – không hình). Thằng đệ tử em chơi cốt 5 lớp mỏng 5.5mm có thêm 2 lớp seal mỗi bên, trọng lượng vợt lên tới 97gr, khi đánh giải bị nghi ngờ xài keo tăng lực vì tiếng đánh nghe to chát như chơi vợt carbon, không giống vợt thuần gỗ 5 lớp.
Vợt 5 lớp mà có thêm 2 lớp sợi composite nữa thì sẽ thành cấu trúc đặc biệt, giống như Vis chỉ là cây Kobel Speed có thêm hai lớp arylate-carbon, M.Maze từ Kobel Petr upgrade lên. Những loại sợi composite hợp với mút Tàu có thể kể ra là ALC, Kevlar-carbon, ZLC,… tác dụng giãm shock khi lực mạnh và hỗ trợ khi lực yếu. Những cốt này đang là thời thượng của dân “sành điệu mút Tàu” nhưng có thể xoay xở được một em 5+2 ngon từ các hãng Tàu như 729, Yinhe hay Dawei. Ngoài ra còn có loại vợt thuần gỗ cấu tạo giống 5 lớp cơ bản, nhưng có thêm 2 lớp đệm nữa, thường là thêm vào 2 lớp sprouce như cây Maplewood VII, Yinhe N-4, DHS 656, PG7,...tác dụng cũng giống loại composite nhưng có tính chất mềm nhún hơn (cũng dầy hơn). Những loại vợt này rất nhanh, mới tập chơi mút Tàu không nên dùng tới. Em sẽ quay lại trong phần kỹ chiến thuật về cách áp dụng những loại vợt này trong tập luyện.
c. Lựa vợt đừng bị ghép nối nhiều quá
Đây là tiêu chuẩn “bất khả thi” vì những cốt vợt về tới thị trường VN đã được lựa kỹ nhiều lần rồi, những hàng “tuyển” này buộc phải có lý do để có mặt tại VN. Vì thế các bác đành phải chấp nhận một quy luật nghiệt ngã là “phải đánh đổi” để có một cây vợt chơi được. Nếu xét kỹ nhiều cây vợt, các bác sẽ thấy những lỗi thông thường như: cán bo không tròn, nứt cán, gắn hiệu không khít, má vợt không đều, gỗ trên mặt có tì vết,..nhưng thường là sẽ thấy mặt vợt có những đường ghép gỗ chạy dọc, có khi một mặt hai ba đường nối. Bác nào đã xem dây chuyền sản xuất verneer của Châu Âu và làm vợt của BTY sẽ thấy một miếng verneer khá to so với mặt vợt. Nếu nói vợt làm theo kiểu “mass production” thì chắc chắn tỉ lệ cốt trên tấm gỗ nguyên vẫn rất cao, đó là chưa nói tới tụi BTY luôn check chất lượng mỗi công đoạn và để riêng ra những sản phẩm lỗi. Khi xét một cây vợt, ta sẽ thấy đồng thời mặt trên mặt dưới ghép, mà ngay cả cái lõi giữa cũng bị ghép, có khi 3-4 lần trên một lõi. Bằng cách kiểm soát chất lượng trong từng khâu, BTY làm tối thiểu những cốt vợt bị lỗi (đồng thời cũng tăng số lỗi trên cốt “bị đánh sẹo” lên tối đa). Nhưng không có nghĩa số còn lại là “trong trắng”, những cốt ít lỗi nhất và chất lượng cao nhất sẽ được cất lại, đó là tính chất yêu nước của dân người ta, chỉ những cốt hạng hai mới được xuất khẩu (còn dân ta cái gì chất lượng thấp mới để lại trong nước xài, cái gì ngon ngon là bán tuốt!). Tùy vào thị trường mà số điểm lỗi nhiều hay ít, số vợt “chơi tốt” cũng sẽ hơn kém khác nhau (đương nhiên mắc rẽ cũng khác nhau). Bất cứ hãng vợt hay nhãn hiệu nào cũng vậy, chẳng ai lại tự hủy danh dự uy tín bằng cách để những cốt vợt xấu trà trộn vào thị trường hạng nhất nhì của họ. Vậy thì những cốt vợt quá nhiều lỗi ấy sẽ bị quăng thùng rác hay sao? Thế thì uổng quá, chúng sẽ được bán rẽ về những thị trường nghèo có trình độ bóng bàn cũng èo uột như VN ta.
Muốn có cốt vợt ít lỗi, chỉ có cách là các bác tự ra những nước lớn, vào cửa hàng uy tín của họ mà lựa; hoặc là đặt làm vợt từ OSP (giá đương nhiên là rất cao, nhưng còn hơn chơi vợt khủng giá cũng cao mà chất lượng VN). Cách hay hơn nữa là chúng ta tự làm. Rừng VN đâu có thiếu, verneer bán đầy trên mạng, máy móc cũng đâu cần chi nhiều, em mơ ước có bác nào đi tiên phong làm vợt Made in VN. Xin đừng chế ra những cốt cứng khủng dầy khùng như loại Sadius, tại sao không làm những loại vợt đơn giãn 5-7 lớp, chỉ cần chất lượng cao là có người mua ngay. Đâu cần phải đăng quẳng cáo hay nhờ người khác tuyên truyền câu “nãy như Sadius, lại ÍT RUNG”. Bóng bàn VN đi vào ngõ cụt vì hai chữ KHÔNG RUNG, vợt không nhún không đàn hồi thì đánh kỹ thuật kiểu gì đây? Em nhớ hồi đó đi lựa vợt chơi cũng bị mấy ông thầy dặn là nên mua cốt này cốt nọ vì các loại ấy không bị rung, cứ như cái tính chất rung ấy như là một con Ngáo ộp gì to lắm. Mà cũng phải, chơi rơ vợt cứng mút nãy kiểu Sadius+Bryce thì kỵ nhất là cốt bị yếu, đánh sẽ thiếu lực. Cái cảm giác vỗ thẳng vào bóng mà vợt bị hơi cong lại, gọi là bị rung, mà cốt rung thì đánh “không đầm tay”, nghe giống như là thiếu tin tưởng vậy. Chúng ta đã tạo nên một thị trường với thị hiếu sai lầm, kéo theo sản xuất cung ứng cũng theo hướng ấy, triệt tiêu những hướng phát triển khác. Bây giờ nếu có nhiều người biết chơi mút Tàu hơn, biết xài vợt mỏng nhúng, thì tự nhiên các nhà làm vợt ấy cũng phải xoay qua làm những cốt mỏng, có cầu thì có cung mà.
Chính vì khó lựa vợt “trong trắng không có sẹo” nên em đưa cái yêu cầu trọng lượng và độ già lên trước cái đòi hỏi vợt ít ghép. Nếu vì lý do nào đó mà các bác phải đánh đổi các lỗi, thì nên hy sinh chọn những cây có lỗi ở cán, mắc gỗ ở rìa, tem hơi gồ lên,…để đổi lấy cái lớp giữa đừng bị nối (hoặc lằn ghép cân bằng hai bên), lớp ngoài bị ghép ở gần rìa chứ đừng xẻo ngay giữa thì tội quá. Ở vợt 7 lớp thì ít bị ảnh hưởng chất lượng do ghép gỗ, vì trong 5 lớp cấu trúc không có lớp nào là chủ đạo, nếu có ghép nối cũng là khấu trừ qua lại thôi, chỉ lo phần cái mặt trên. Vợt 5 lớp có cái lõi là quan trọng, nếu ghép túa xua thì ảnh hưởng tới chất lượng rất nặng. Nếu đánh đổi giữa ghép ngoài mặt và ghép ở lõi thì em chọn cái lõi nguyên si (cốt có một miếng lõi không ghép, đánh cảm giác mềm nhún hơn lõi ghép, cảm giác này rõ có thể phân biệt dễ dàng nếu chơi mút cứng). Còn vợt có mặt ngoài có ghép chút mình seal nó vài lớp sẽ đồng chất cứng ngắc là yên tâm.