Tẩy chay giao bóng sai luật

long thủ

Đại Tá
Vậy hãy học cách chấp nhận thực tế đi pạn , thua người ta là kém hơn rồi, bạn cố mà phấn đấu chứ lên dd nói này nói kia làm gi cho mệt. Nhiều người k biết đôi công chén khooi ông chuyên nghiệp dởm, người ta có cái hay riêng của người ta pạn ạ, đừng chê người không biêt đôi công bạn nhé, mình nghĩ trình của bạn chắc cũng chẳng đến đâu cả mà đi chê người khác. Buồn cười

Đánh ở ngoài thì không biết, nhưng đã vào giải đấu quy củ thì phải tuân theo luật lệ của nó. Luật là giao bóng tung và không che, vậy mà nhiều ông giả vờ không biết, cứ cố tình giao xấu để hòng ăn điểm. Tôi thấy xấu hổ cho chính người đó.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Đấy người ta tuy bị mất một hai quả trong một sec nhung vẫn thắng, bạn hãy phấn đấu như người ta đi, toàn chém tào lao

Mình không có chém tào lao, dẫn chứng đàng hoàng ra đấy hẳn hoi, trong cái thời bóng bàn hiện đại và đối với tay vợt tượng đài như Zhang, 1 trận đỡ hỏng 1 quả giao bóng đã là nhiều rồi, đây là 4 set, mỗi set 2-3 quả. Thì rõ ràng trình giao bóng của chú kia là quá hay rồi và đó là cái để phản bác lại cái luận điểm "không đỡ được giao bóng là kém hơn người ta" của bạn. So sánh rõ ràng sát thực tế sờ sờ trước mắt mà bạn bảo tào lao là làm sao. Ở đây đang có phong trào và muốn đẩy lùi cái thứ "tệ nạn" này mà bạn cứ dè bỉu bàn lùi là sao.

Bạn nói lên diễn đàn kêu không được tích sự gì, vậy giải thích cái giải diễn đàn của toàn quốc (Hà Nội premier, HCM premier, Bắc Ninh,..........) hay những hệ thống giải lớn mang tầm quốc gia (Hà Nội Open, giải các CLB mạnh,....) 100% là được thông báo và phổ biến ngay trên cái diễn đàn này, mặc dù thơi gian để mọi người biết và tham gia không phải là ngắn (7 năm). Mấy cái giải đó là phong trào đưa người dân đến với TDTT đó, vậy tại sao phong trào xóa bỏ cái SAI, cái DỞ, phổ cập cái đúng bạn lại bảo là vô ích.

Chả mong nó hết hoàn toàn được nhưng chắc tầm 3-5 năm nữa, thế hệ mới chơi bóng bàn mong là sẽ được những tiền bối đi trước chỉ dạy những điều đúng và làm theo luật trừ khi ITTF phổ cập lại luật được giao che tay, đục chọi thì lúc đó muốn nói sao cũng được, còn bây giờ, nếu phản đối thì làm ơn im lặng.
 
  • Like
Reactions: cbb

baichay

Trung Sỹ
Giao bóng như thế này mới ghê nè
Hai anh này thi nhau đục chọi chứ có gì đâu mà ghê gớm. Các bạn xem xong có thấy môn bóng bàn có gì hay ho đâu, không cần học đánh bóng bàn, chỉ cần luyện đục chọi là xong. Làm sao mà thấy được cái hay cái đẹp, tính nghệ thuật của môn bóng bàn.
 

lion

Đại Tá
Giao bóng như thế này mới ghê nè

Không nhớ rõ lắm, nhưng hình như ngày trước em đã được xem có bác giao bóng
giống bác mặc áo vàng rồi.

Nhìn thì hơi ghê, nhưng thực ra chỉ có 2 kiểu (chính) là xuống và lên, nhưng tại cái
bạn áo xanh quả nào cũng đỡ theo một kiểu là đẩy bóng nên hễ bóng xuống là bị
rúc lưới, còn bóng lên (hơi có tí ngang) là bung ra ngoài (thường là về bên trái bàn)

Một đặc điểm dễ thấy là bóng của bác áo vàng thường là bóng dài, cho nên biện
pháp an toàn nhất là lùi lại cắt bóng sang, càng siết càng tốt, nếu ngon hơn thì có
thể giật bóng vào đúng góc trái của bác áo vàng.

Trở lại quan điểm của một số bác, dù rất muốn bóng bàn phong trào giao bóng cơ
bản theo luật nhưng vốn dĩ mình chơi tự phát không biết luật, không áp dụng luật là
phổ biến nên ngay lập tức đòi áp dụng luật là rất khó khăn, thậm chí không thể áp
dụng được. Ngay như chuyên nghiệp mà nhìn nhiều trận còn gai mắt, trọng tài chả
(dám hoặc có khả năng) bắt gaio bóng sai của VĐV.

Quan điểm của em là, hãy học giao bóng đúng luật, giao đẹp, hiệu quả, nhiều kiểu,
có mục đích và hoàn thiện các cú đánh, bên cạnh đó nhìn và học, giao lưu với các
bác có kiểu giao bóng lạ (kể cả đúng hay không đúng luật) để học hỏi và cảm nhận
là hay hơn cả.
 

lion

Đại Tá
Đúng là "ăn vã" thật...
Còn đây là đặc sản quê em, Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, mời các bác thưởng lãm....
Nhìn bác mặc áo da, quần trắng giao bóng em lại nhớ đến một bác hay chơi
bóng ở Yên Hòa, nhưng có thể nói bác áo da quần trắng còn phải gọi bác em
đang nhắc đến bằng cụ luôn (Em nói vậy chắc nhiều bác biết tên).

Làm sao mà cùng một kiểu lại có chuội, lên, xuống mới đau, lối cầm vợt thì dị
giống như bác Huy Dao Rỉ, nhưng công nhận là tấn công, phòng thủ tuyệt vời
luôn, em rất thích. Hễ gặp là phải xin một trận (+3, 4), dù nhiều séc bị 4 quả
service chết liền nhưng cảm giác chinh phục cũng lớn theo.
 

lion

Đại Tá
Đánh ở ngoài thì không biết, nhưng đã vào giải đấu quy củ thì phải tuân theo luật lệ của nó. Luật là giao bóng tung và không che, vậy mà nhiều ông giả vờ không biết, cứ cố tình giao xấu để hòng ăn điểm. Tôi thấy xấu hổ cho chính người đó.
Còn nhớ hồi đánh giải FPT Open lần 1, trận CK đôi mình có cặp với một anh
giao bóng không tung bóng (có thể gọi là đục chọi), bị mấy bạn SV FPT khiếu
nại nhưng do ngay từ đầu mình đã giao hẹn là không care giao bóng nên đã
may mắn thịt đôi bạn trẻ.

Hồi đó đồng chí Long Thủ còn trẻ măng, tóc buộc dài như con gái chứ không
cắt ngắn như bi giờ ;)
 

lion

Đại Tá
Mình thấy VĐV Việt Nam, dù là chuyên nghiệp, đánh bóng những quả bon bàn bon lưới vẫn cứ xô xê và chẳng tỏ thái độ gì nhỉ? Mình xem nhiều bóng bàn thế giới thấy các VĐV lịch sự lắm. Kể cả những VĐV máu me ăn thua như Chen Wexing, Michael Maze, Bastian Steger....Họ thường nói "Sorry" hoặc đơn giản là giơ 1 ngón tay trỏ lên hàm ý xin lỗi. Cũng chẳng có gì to tát hay quan trọng cả, nhưng quan sát nhiều thì thấy hành động đó rất đẹp...

Vầng, thực ra quả đó ăn được với các VĐV chuyên nghiệp thì tự họ cảm thấy
may mắn, một phần bởi họ có sĩ diện nghề nghiệp cao nên giơ tay (vợt) tỏ ý
xin lỗi cũng là hợp tình, hợp lý. Hơn nữa khi họ thi đấu quốc tế thì có nhiều báo
đài theo dõi với hàng tá máy ảnh, máy quay...thế giới sẽ nói gì nếu họ ăn may
mà còn hò hét ? Cái đó tuy nhỏ nhưng càng chuyên về trình độ thì càng phải
chuyên về tác phong, tư cách khi thi đấu.
 

NTBB

Super Moderators
Từ điển Bóng Bàn ̣dịch từ "Table Tennis Dictionary" trong Tabletennisdb.com

II.1 "Cho"
"Cho!" is a common Chinese phrase that some players yell out after winning an intense point. Etiquette Tip: Cho's should be used sparingly. Constantly cho'ing, cho'ing at the top of your lungs, and cho'ing after winning a point by an edge ball, net ball, or opponent's unforced error is widely considered rude or inappropriate.


II.1 “Sô” (Tiếng hô)



“Sô” là một từ Trung Hoa phổ biến mà một số đấu thủ la lên sau khi thắng một điểm cực kỳ gay cấn. Lời khuyên về xã giao: “Sô” cần phải hạn chế sử dụng. Việc sử dụng “sô” một cách thường xuyên, sử dụng “sô” với giọng nói to nhất của bạn, và việc sử dụng “sô” sau khi thắng một điểm bằng đường bóng chạm cạnh bàn (bon – ND), bóng bật lưới, hoặc lỗi xử ép đối phương thì đều được coi là mất lịch sự hoặc không thích hợp.

 

NTBB

Super Moderators
Luật giao bóng đâu có gì là "khó thực hiện". Học các quả giao bóng che tay, "chọi" bóng vào vợt, "đục" vợt vào bóng, không tung bóng... mới khó. Vậy những kiểu giao bóng sai luật (khó thế) còn học được, "quen" được, thậm chí ..."nhuần nhuyễn" là đàng khác, thì sao lại không học được cú giao đúng luật rất đơn giản là bóng để trong lòng bàn tay mở phẳng, đặt sau mép bàn và trên mặt bàn, tung bóng cao hơn 16cm, thẳng đứng (hoặc gần thẳng đứng), đánh vợt vào bóng khi bóng rơi xuống, tay ko cầm vợt chả phải khuỳnh khuỳnh che che. "Không quen" (?!), tập thì sẽ quen. Quan trọng là có muốn tập không thôi.
 

lion

Đại Tá
Từ điển Bóng Bàn ̣dịch từ "Table Tennis Dictionary" trong Tabletennisdb.com

II.1 "Cho"
"Cho!" is a common Chinese phrase that some players yell out after winning an intense point. Etiquette Tip: Cho's should be used sparingly. Constantly cho'ing, cho'ing at the top of your lungs, and cho'ing after winning a point by an edge ball, net ball, or opponent's unforced error is widely considered rude or inappropriate.


II.1 “Sô” (Tiếng hô)



“Sô” là một từ Trung Hoa phổ biến mà một số đấu thủ la lên sau khi thắng một điểm cực kỳ gay cấn. Lời khuyên về xã giao: “Sô” cần phải hạn chế sử dụng. Việc sử dụng “sô” một cách thường xuyên, sử dụng “sô” với giọng nói to nhất của bạn, và việc sử dụng “sô” sau khi thắng một điểm bằng đường bóng chạm cạnh bàn (bon – ND), bóng bật lưới, hoặc lỗi xử ép đối phương thì đều được coi là mất lịch sự hoặc không thích hợp.

Còn nhớ trận Ovtcharov thắnng Zhang JiKe tại WTTTC 2014 (Japan), nửa séc đầu cu
cậu ăn quả nào toàn hô to với cái giọng the thé Sô với Cho làm cho thằng cu Zhang và
thầy trò họ Lưu ngồi ngoài ngứa mũi. Sau đó chắc cu cậu nhận ra như thế là "Chửi cha
không bằng pha tiếng." nên đã hô bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
 

ngtrantoan

Đại Tá
Hai anh này thi nhau đục chọi chứ có gì đâu mà ghê gớm. Các bạn xem xong có thấy môn bóng bàn có gì hay ho đâu, không cần học đánh bóng bàn, chỉ cần luyện đục chọi là xong. Làm sao mà thấy được cái hay cái đẹp, tính nghệ thuật của môn bóng bàn.
Rất tiếc k có ai vô địch các giải phong trào hoặc các giải clb mà bằng giao bóng đục chọi nhé haha
Còn gặp ng giao bóng k đúng luật thì cứ đánh thoải mái,thắng thua k q trọng chỉ có những ai máu hơn thua mới tức tối thế thôi. Mỗi người có cách chơi của mỗi người
 

vinh_antigai

Trung Uý
Xem xong mấy clips cũng mở mang thêm hiểu biết về giao bóng phủi. Để thực hiện được những *tuyệt chiêu * này cũng phải kỳ công tập luyện lắm lắm. Thay vì lên án sao chúng ta không sưu tầm các video tương tự để cùng nghiên cứu cách đối phó nhỉ. Có một bác nói câu rất chuẩn "bắt được bài thì hết vẹo". Một khi không ghi được điểm họ sẽ tự bỏ quả giao bóng này thôi. Cãi nhau làm gì cho mệt.
 

ngtrantoan

Đại Tá
Đánh ở ngoài thì không biết, nhưng đã vào giải đấu quy củ thì phải tuân theo luật lệ của nó. Luật là giao bóng tung và không che, vậy mà nhiều ông giả vờ không biết, cứ cố tình giao xấu để hòng ăn điểm. Tôi thấy xấu hổ cho chính người đó.
Mình biết ng ta giao bóng sai luật thì nhắc trọng tài,trọng tài lơ thì 1 là mình lơ luôn,2 là xin bỏ cuộc vì ng ta k tuân thủ luật lệ nên k đánh nữa. Tự ng ta biết xấu hổ haha
 

Bình luận từ Facebook

Top